Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích quan điểm về vai trò của nhà nước của các trường phái kinh tế đề cao vai trò của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.83 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm về vai trò
của nhà nước của các trường phái kinh tế đề cao
vai trò của nhà nước.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Dịu
Lớp
: K22KTDNC
Mã sinh viên

: 22A4020366

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2021

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1.


Các trường phái kinh tế đề cao vai trò của nhà nước.

1.2.

Bối cảnh lịch sử của các trường phái kinh tế đề cao vai trị của nhà nước.

PHẦN II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG.
2.1

Quan điểm về vai trò của nhà nước của chủ nghĩa trọng thương.

2.2

Quan điểm về vai trò của nhà nước của trường phái Keynes.

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ.
3.1.

Đánh giá.

3.2.

Liên hệ thực tiễn.

2

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đã và đang trải qua các hình thái khác nhau. Ở mỗi giai đoạn
phát triển của lồi người đều có những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế
xã hội nhất định. Việc giải thích các hiện tượng xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết
đối với đời sống kinh tế xã hội lồi người. Lúc đầu, việc giải thích các hiện tượng kinh tế
xã hội bằng những hình thức tư tưởng kinh tế lẻ tẻ rời rạc , về sau mới trở thành những
trường phái với những quan điểm kinh tế có tính hệ thống của những giai cấp khác nhau.
Cho đến ngày nay, nhiều trường phái kinh tế học đã xuất hiện với những đại biểu đưa ra
những quan điểm khác nhau để lý giải các hiện tượng kinh tế xã hội. Nhưng nhìn chung
những lý giải này đều xoay quanh vai trò của nhà nước và thị trường trong nền kinh tế.
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những học thuyết kinh tế trong lịch sử để hiểu rõ thêm
về vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường trong từng giai đoạn lịch sử cũng như về
nền kinh tế hỗn hợp. Và thực tiễn ở Việt Nam đang vận dụng lí thuyết kinh tế nào.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh lịch sử của trường phái trọng thương và trường phái Keynes.
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của chủ nghĩa tư sản, ra đời
trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển đến khoảng giữa thế kỷ XVII
và sau đó bị suy đồi. Có thể nói nó ra đời trong bối cảnh hết sức thuận lợi khi mà phương
thức sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra
đời. Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, tức là thời kỳ tước đoạt
bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ngồi phạm vi các nước Châu Âu, bằng
cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thơng qua con đường
ngoại thương. Kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tâng
3

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

lớp thương nhân tăng cường thế lực. Do đó, trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trị
rất to lớn. Nó địi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động
thương nghiệp. Gia cấp tư sản lúc này mời ra đời, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế
tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai
cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.
Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như: Crixtop
Colombo tìm ra Châu Mỹ, Vancodo Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương,... đã mở ra
khả năng làm giàu nhanh chóng cho nước phương Tây. Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa
trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư
tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy
tâm của nhà thờ...
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như
ở nước Anh có nhiều biến động lớn. Chủ nghĩa tư bản phát triển một cách nhanh chóng,
lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mơ trình độ với tính xã hội hóa càng cao.
Với sự phát triển mạnh mẽ đó của chủ nghĩa tư bản thì địi hỏi phải có sự can thiệp của
nhà nước vào nền kinh tế. Các mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt. Khủng hoảng
kinh tế, thất nghiệp lạm phát xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này đã
chứng tỏ “học thuyết tự điều chỉnh” của trường phái cổ điển mới,, lý thuyết bàn tay vơ
hình của A.Smith, và cân bằng tổng qt của Walras đã khơng cịn phù hợp với tình hình
mới nữa. Trước hàng loạt các vẫn đề của kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đứng trước
nguy cơ bị sụp đổ. Điều này được đặt ra nhu cầu thực tiễn là phải có một học thuyết kinh
tế mới ra đời để bảo vệ chủ nghĩa tư bản đang gặp rất nhiều khó khăn, giúp chủ nghĩa tư
bản thốt khỏi khủng hoảng. Cuối cùng là sự thành công của lý thuyết Mark và nền kinh
tế kế hoạch hóa trong thực tiễn ở Liên Xô vừa bắt buộc vừa tạo tiền đề cho các nhà tư sản
nghĩ tới sự can thiệp nhiều hơn của nhà nước vào nền kinh tế. Tất cả những hồn cảnh đó
đã dần đến sự ra đời lý thuyết của trường phái Keynes.
4


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

PHẦN II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
2.1. Quan điểm về vai trò của nhà nước của chủ nghĩa trọng thương và trường
phái Keynes.
2.1.1. Quan điểm về vai trò của nhà nước của chủ nghĩa trọng thương.
Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của tiền vàng, họ coi tiền là thước
đo của sự giàu có. Để có nhiều tiền họ dựa vào ngoại thương và đảm bảo nguyên
tắc xuất siêu. Để có xuất siêu thì nhà nước của chủ nghĩa này phải sử dụng các
công cụ can thiệp như: thực hành chế độ thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát xuất và
nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hóa trong nước, bảo hộ sự phát
triển của các xí nghiệp cơng trường thủ cơng. Sử dụng cơng cụ luật pháp để ngăn
cấm dòng tiền vàng chảy ra nước ngồi, quy định khi tàu bn ra nước ngồi bn
bán thì khơng được phép mang hàng hóa trở về trong nước, chỉ được mang tiền về.
Đưa ra những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp
hoạt động, “nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn
tăng của cải phải ngoại thương dẫn của cải qua nội thương” (Montchretien). C.Mac
viết: “Cái sự kiện là ... sự phát triển của chủ nghĩa tư bản được đẩy
nhanh … khơng phải là cịn được gọi là tự nhiên, mà bằng những biện pháp
cưỡng chế, quả thật là đặc trưng với tính tự tư tự lợi của tư nhân và của chủ
xưởng thời bấy giờ và thật là phù hợp với thời kỳ phát triển TBCN mà họ (tức
chủ nghĩa trọng thương) đại biểu.
2.1.2. Quan điểm về vai trò của nhà nước của trường phái Keynes.
Theo trường phái Keynes, nhà nước đã đưa ra 4 chính sách để cải thiện và
khắc phục các khuyết tật vốn có của nền kinh tế là khủng hoảng, lạm phát và thất
nghiệp. Các chính sách đó là: chính sách đầu tư; chính sách tài chính tín dụng, tiền
tệ và thuế khóa; chính sách tạo việc làm và khuyến khích tiêu dùng cá nhân.


5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào chính sách đầu tư. Theo Keynes, để thoát khỏi
khủng hoảng và giải quyết việc làm thì trước hết nhà nước phải có một chương
trình đầu tư lớn với hai nội dung chính: Thứ nhất là, nhà nước phải trực tiếp đầu tư
vào các chương trình cơng cộng bằng ngân sách nhà nước để thu hút việc làm. Thứ
hai là, nhà nước phải thông qua các chính sách và cơng cụ để khuyến khích tư
nhân đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà
nước, trợ cấp của nhà nước về tài chính tín dụng.... Mục đích của các chương trình
đầu tư lớn này của nhà nước là nhằm sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất
nghiệp. Số người được tuyển vào làm việc mới khi nhận được thu nhập sẽ lại tham
gia vào thị trường tiêu dùng hàng hóa. Do đó cầu hàng hóa tăng làm cho giá cả
hàng hóa tăng dẫn đến hiệu quả của tư bản đầu tư cũng tăng theo. Điều này sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm
hơn giải quyết được vấn đề thất nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế và đẩy lùi
khủng hoảng kinh tế.
Theo Keynes, vai trị của hệ thống tiền tệ tín dụng, thuế là hết sức quan
trọng. Đây là những công cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế rất có hiệu quả. Theo ông,
để đạt được mục tiêu sử dụng hệ thống tài chính tín dụng tiền tệ nhằm kích thích
doanh nhân đầu tư thì phải tăng thêm tiền mặt vào lưu thơng, thực hiện “lạm phát
có điều tiết” một mặt tăng khối lượng tiền trong lưu thông để giảm lãi suất cho vay
khuyến khích doanh nhân đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác lạm phát khi khối
lượng tiền tệ trong lưu thơng tăng và có lạm phát giá cả hàng hóa sẽ tăng lên do đó
lợi nhuận của nhà tư bản sẽ tăng nếu chi phí chưa thay đổi. Ơng chủ trương in

thêm tiền giấy để cấp phát cho nhà nước hoạt động và bù đắp thiếu hụt của ngân
sách nhà nước, đây là nguồn bổ sung ngân sách cho những hoạt động đầu tư của
nhà nước.
Về phần việc làm, đối với Keynes, cân bằng tiết kiệm và đầu tư không phải
là vấn đề đơn giản với nền kinh tế mà được quyết định bằng nhiều yếu tố phức tạp
6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ngồi lãi suất ra, và khơng có đảm bảo rằng hai yếu tố nhất thiết bằng nhau ở mức
hoạt động kinh tế tạo ra việc làm vừa đủ. Keynes lập luận, thất nghiệp chỉ có thể
giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụng tổng cầu. Công nhân sẵn sàng chấp nhận
việc tăng giá gây ra từ tăng cầu, dựa vào mức lương danh nghĩa ổn định. Tăng như
thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩa, qua đó kích thích việc làm: việc làm không
tăng, bằng cách giảm tiền lương thực tế, nhưng tiền lương thực tế giảm vì việc làm
tăng do tăng tổng cầu. Keynes không xem cơ cấu kinh tế của bộ phận tư nhân như
một dự phòng đảm bảo an toàn chống lại nạn thất nghiệp kéo dài. Sự cân bằng có
thể tồn tại ở việc làm đủ có ít hơn. Sự tồn tại của tiền lương và giá cả thay đổi đi
xuống sẽ khơng đảm bảo có đủ việc làm. Vì những hạn chế khác, nghĩa là những
nhu cầu hình thức đầu cơ tiền mặt và hàm đầu tư, chính sách tiền tệ khơng hữu ích
theo dự án. Keynes lập luận trên cơ sở lý thuyết của ông cho rằng chính phủ nên
dùng quyền hạn để đánh thuế và chi tiêu để ảnh hưởng chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu
của chính phủ là khoản đầu tư cơng cộng bơm thêm vào dòng chảy thu nhập. Chi
tiêu của chính phủ có thể được lấy từ đánh thuế (làm giảm tiêu dùng, nhưng ít hơn
số thuế đánh), bằng việc bán trái phiếu cho quỹ dự trữ liên bang, hay bằng những
biện pháp khác. Ảnh hưởng sinh ra từ việc làm và thu nhập của tất cả những biện
pháp thay thế này phải đánh giá, và sau đó phải có hành động đạt đến sự ổn định

kinh tế. Keynes không nghĩ khoản tiền đầu tư bơm vào đơn giản hay”kích thích
kinh tế” là đủ. Điều cần phải có là chương trình quy mơ rộng và cos kế hoạch trong
danh sách tài chínhnhiệm ý cũng tăng cường những yếu tố ổn định có sẵn(như
đánh thuế lũy tiến). Tóm lại chính phủ phải sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ
việc làm.
Về việc khuyến khích tiêu dùng cá nhân, Keynes khơng bất đồng về việc
người ta nắm tiền vì mục đích giao dịch hay nhu cầu giao dịch liên quan đến thu
nhập. Thế nhưng ông lập luận rằng cá nhân nắm tiền ít nhất vì lý do quan trọng
khác- đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Nói cách khác, Keynes lập luận, họ nắm
7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tiền để đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Ông cho rằng lãi suất sẽ giảm(giá trái
phiếu quá cao) đến mức làm cho mọi người tin rằng trái phiếu là đầu tư khơng phù
hợp. Tóm lại, tất cả đều muốn nắm giữ nhiều tài sản bằng tiền mặt hơn, xã hội coi
việc nắm giữ trái phiếu là khơng an tồn và nắm giữ số dư tiền mặt thay vì mục
đích đầu cơ. Keynes cho rằng, dù lãi suất được quyết định bằng sự kết hợp các yếu
tố thực và tiền tệ trong hệ thống kinh tế, sự tồn tại của nhu cầu đầu cơ tiền có nghĩa
là cơ cấu qua đó tiền có ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm trong hệ thống kinh tế
khơng giản đơn và có thể dự đoán như các nhà kinh tế học cổ điển thường nghĩ.
Một trong những tác động của tiền tệ và chi tiêu, thu nhập, việc làm là thông qua
ảnh hưởng của nó đối với lãi suất. Lãi suất thấp khiến tiêu dùng hiện tại hấp dẫn
hơn so với chi tiêu dùng kỳ hạn, nghĩa là tiết kiệm. Điển hình, chính sách tiền tệ
làm giảm lãi suất và bằng cách này làm tăng chi tiêu.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ
3.1. Đánh giá

Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường
được nêu lên dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận
mang đậm tính chất kinh nghiệm. So sánh với những nguyên lý trong chính sách của thời
kỳ trung cổ thì quan niệm của chủ nghĩa trọng thương là một bước tiến bộ lớn. Nó cắt đứt
hẳn với những truyền thống chủ yếu thời trung cổ, trước hết là những truyền thống tự
nhiên. Nó đã từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn luận lý được
trích dẫn trong kinh thánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao những
thành tựu về lý luận của chủ nghĩa trọng thương. Những thành tựu đó rất bé nhỏ. Chủ
nghĩa trọng thương chưa thốt khỏi lĩnh vực lưu thông. Khi đánh giá chủ nghĩa trọng
thương, K.Mark viết: “Cơng trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về phương thức sản xuất
hiện đại- tức học thuyết trọng thương- nhất định phải xuất phát từ hiện tượng bề ngoài
8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

của q trình lưu thơng, khi những hiện tượng đó trở thành độc lập trong sự vận động của
tư bản thương nghiệp. Vì vậy, học thuyết đó chỉ nắm cái vỏ bên ngồi của những hiện
tượng. Cái đó một phần do tư bản thương nghiệp là hình thái tồn tại tự do đầu tiên của tư
bản nói chung... khoa học thực sự của nền kinh tế hiện đại, chỉ bắt đầu từ lúc mà việc
nghiên cứu lý luận chuyển từ q trình lưu thơng sang q trình sản xuất. K.Mark còn chỉ
ra rằng, chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XV-XVI đã đi theo “cái hình thái chói lọi của giá
trị trao đổi và đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thơng hàng hóa để xem xét nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
3.2. Liên hệ thực tiễn
Đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở các chính sách của
chủ nghĩa trọng thương cũng rút ra một số gợi ý cho chính sách của Việt Nam như: gợi ý
về giải quyết vấn đề tự do hóa thương mại hay bảo hộ mậu dịch, về chiến lược phát triển

kinh tế sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu cũng như về vai
trò của Nhà nước điều tiết kinh tế và thúc đẩy phát triển ngoại thương. Trong bối cảnh
đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
những gợi ý này vẫn còn nhiều ý nghĩa và khả năng vận dụng vào quá trình phát triển
kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, Việt Nam xuất phát từ nước kinh tế lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề từ
chiến tranh nên thương mại của nước ta kém phát triển. Trước đổi mới, do sai lầm trong
tư duy, nhận thức Đảng và nhà nước ta đã thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế, mọi
hoạt động của nền kinh tế đều nhỏ hẹp. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển của đất
nước, làm cho kinh tế tụt hậu quá xa so với thế giới. Đến đại hội Đảng lần thứ 6 năm
1986, Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ Kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài. Sau khi mở cửa, Việt Nam từng bước hội nhập
với các tổ chức quốc tế trong khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, WTO…
Thứ hai, thực tiễn ở Việt Nam cũng cho thấy, nắm giữ vàng bạc khơng phải là
chính sách hợp lý nhằm phát triển đất nước. Quan niệm về một số quốc gia giàu có
khơng chỉ là nước có nhiều quý kim mà là dân nước đó có cuộc sống sung túc, ấm no,
khoa học công nghệ hiện đại, đem lại năng suất cao và giảm bớt cực nhọc cho người lao
động. Việt Nam là một nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, nhưng loại lan
hiếm về vốn và yếu về công nghệ. Nhằm phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hố,chúng ta cần nhiều vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ. Để làm được
như vậy, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, những

sản phẩm có lợi thế so sánh, để đổi lấy ngoại tệ dùng cho nhập khẩu. Trong giai đoạn
này, tình trạng nhập siêu tức là giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu là một điều khó tránh
khỏi.
Thứ ba, các chính sách điều tiết kinh tế và bảo hộ lao động thương mại tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước
ngồi, tham gia mạnh mẽ vào phân cơng lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác
triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, đồng thời cũng bảo vệ thị trường nội
địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt
động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia. Việt Nam cũng
đã thực hiện những chính sách hướng đến xuất khẩu như miễn giảm thuế, tạo điều kiện
về tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất hàng xuất khẩu, quảng bá
thương mại thông qua kênh ngoại giao… Chính phủ cũng sử dụng hàng rào thuế quan để
bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ như công nghiệp sản xuất thép,
công nghiệp sản xuất ô tô… Bằng cách đánh thuế cao các sản phẩm hồn chế như xe ơ tơ
ngun chiếc, các mặt hàng xa xỉ, nhưng lại đánh thuế thấp đối với các hàng hóa trung
gian. Tuy nhiên, bảo hộ sẽ có mặt trái của nó gây thiệt hại cho nhà nước và người tiêu
dùng; hoặc nếu chính sách bảo khơng hợp lý sẽ dẫn đến tâm lý "ỷ lại" của các doanh
nghiệp sản xuất trong nước mà khơng tự mình tăng cường năng lực cạnh tranh như ngành
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ơ tơ hay điện tử là những ví dụ điển hình cho trường hợp này. Sau nhiều năm bảo hộ sẽ
làm cho các ngành này không những không phát triển mà cịn có nguy cơ tụt lùi. Mặt
khác, nếu bảo khơng hợp lý cịn vấp phải sự trả đũa của các quốc gia khác ví dụ như các
vụ kiện chống bán phá giá mà một trong những nguyên nhân dẫn đến các phụ kiện này là
do chính sách bảo hộ khơng hợp lý. Do đó, khi hội nhập thì các chính sách bảo hộ vi

phạm các nguyên tắc và cam kết quốc tế cần phải xóa bỏ.
Tóm lại, trong điều kiện của nước ta hiện nay, những tư tưởng kinh tế của chủ
nghĩa trọng thương vẫn cịn có ý nghĩa. Phát triển thương nghiệp, tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới đối với hàng hóa sản xuất trong nước là điều kiện tiên quyết
để từng bước tích lũy vốn, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành thương nghiệp, đặc biệt là ngoại
thương, cần phải hoạt động chuyên cơ sở củng cố vững chắc những điều kiện hiện có của
đất nước, chú trọng phát triển các ngành có khả năng sản xuất cao và có nhiều lợi thế
tuyệt đối nhằm thu hút được nhiều vốn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo công bằng, bình
đẳng trong cạnh tranh, theo thơng lệ quốc tế.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế.
2. />wpnz72FDfk2WMPg

12

Downloaded by tran quang ()



×