Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRẦN BÍCH VÂN

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình, các số
liệu khảo sát, thực nghiệm đƣợc công bố trong Luận văn là do Tôi trực tiếp thực
hiện, các số liệu, bảng biểu tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy
định.
Ngƣời thực hiện luận văn

Trần Bích Vân

i



LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trƣờng Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành bản Luận văn Thạc sĩ. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã nhiệt tình hƣớng dẫn, định hƣớng
nghiên cứu khoa học cho Tôi để Tơi có thể hồn thành bản Luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trƣờng THCS Ngơ Sỹ
Liên, trƣờng THCS Trung Hịa và trƣờng THCS Mỗ Lao Hà Nội cùng các em
học sinh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho Tơi trong q trình thực nghiệm
và nghiên cứu tại các trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chị Phạm Thị Kim Hoa - HV lớp Thạc sĩ
BĐKH K1 và cháu Nguyễn Thị Minh Anh - học sinh lớp 9A1 - Chủ nhiệm CLB
VÌ MƠI TRƢỜNG là những ngƣời đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ Tơi trong q
trình thực nghiệm tại trƣờng THCS Mỗ Lao.
Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã
động viên và giúp đỡ Tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn.
Hà Nội, tháng 1 năm 2015
Tác giả

Trần Bích Vân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACT

Action for the City
(Trung tâm Hành động vì sự phát triển Đơ thị)

BĐKH


Biến đổi khí hậu

CARE

Cooperative for Assistance and Relief Everywhere
(Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi)

C&E

Center for Development of Community Initiative and
Environment
(Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và Môi trƣờng)

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GIZ

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
GmbH hoặc GIZ
(Công ty TNHH hợp tác quốc tế về Xã hội của Chính phủ
Liên bang Đức)

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu)

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


MCD

Centre for Marinelife Conservation and Community
Development
(Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng)

PLAN

Tổ chức quốc tế làm việc để thúc đẩy quyền trẻ em

THCS

Trung học cơ sở

UNDP

United Nations Development Programme
(Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc)

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WWF

World Wide Fund for Nature
(Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn luận văn.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................ 4
5. Dự kiến đóng góp của luận văn.............................................................................5
6. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 5
7. Kết cấu luận văn.................................................................................................... 6
Chƣơng 1...................................................................................................................7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................7
1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.............................................................................7
1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc............................................................................. 9
Chƣơng 2.................................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................14
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................14
2.1.1. Các khái niệm..........................................................................................14
2.1.2. Tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn thƣơng của trẻ em....................21
2.1.3. Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trƣờng
THCS 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 30
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu...........................................................30
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 30
Chƣơng 3.................................................................................................................33



XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHI M MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.......................................33
3.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................................33
3.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................35
3.2.1. Thực trạng vấn đề truyền thơng về biến đổi khí hậu trong các
trƣờng THCS.................................................................................................... 35
3.2.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trƣờng THCS hiện nay..............35
3.3. Xây dựng mơ hình truyền thông BĐKH trong trƣờng THCS......................... 48
3.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng mơ hình truyền thơng
BĐKH trong trƣờng THCS...............................................................................48
3.3.2.Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông trong các
trƣờng THCS.................................................................................................... 50
3.3.3. Phƣơng thức truyền thông về BĐKH dựa trên các hoạt động ngoài
giờ lên lớp trong các trƣờng THCS.................................................................. 51
3.3.4. Xây dựng mơ hình truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS.....53
3.4. Kiểm nghiệm mô hình......................................................................................58
3.4.1. Mục đích..................................................................................................58
3.4.2. Đối tƣợng................................................................................................58
3.4.3. Nội dung kiểm nghiệm............................................................................58
3.5. Kết quả kiểm nghiệm mơ hình......................................................................... 58
3.5.1. Các kết quả..............................................................................................58
3.5.2. So sánh nhận thức của học sinh trƣờng THCS Mỗ Lao và học sinh
trƣờng THCS Trung Hòa trƣớc và sau kiểm nghiệm mơ hình.........................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 65
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 67
TÀI LI U THAM KHẢO.......................................................................................68
Tiếng Việt.................................................................................................................68

Tiếng Anh.................................................................................................................69


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các mối đe dọa do BĐKH đối với tính dễ bị tổn thƣơng của trẻ em 22
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận thông
tin về BĐKH của giáo viên và học sinh THCS tại Hà Nội..................................37
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh THCS về BĐKH
............................................................................................................................. 42
Bảng 3.3

Thiết kế nội dung tích hợp truyền thơng BĐKH trong hoạt động

ngồi giờ lên lớp.................................................................................................. 54
Bảng 3.4 Chƣơng trình truyền thơng BĐKH thực nghiệm tại trƣờng THCS Mỗ
Lao - Hà Đông - Hà Nội năm học 2013-2014..................................................... 60
Bảng 3.5 Kết quả trắc nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. .62


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Một số hình ảnh về hậu quả của nắng nóng liên quan đến tính dễ bị tổn
thƣơng ở trẻ em...................................................................................................24
Hình 2.2. Một số hình ảnh về hậu quả của Nƣớc biển dâng ở Việt Nam.......25
Hình 2.3. Một số hình ảnh về hậu quả của mƣa, bão, lũ, lụt, lốc tố...............28
Hình 3.1 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thơng tin về biến đổi khí hậu của...........38
giáo viên THCS............................................................................................... 38
Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thơng tin về biến đổi khí hậu của.......39
giáo viên THCS............................................................................................... 39
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thơng tin về biến đổi khí hậu của...........40
học sinh THCS................................................................................................ 40

Hình 3.4 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của.......41
học sinh THCS................................................................................................ 41
Hình 3.5 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về............44
nguyên nhân của BĐKH..................................................................................44
Hình 3.6 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về biểu hiện
của BĐKH............................................................................................................45
Hình 3.7 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về............46
hậu quả của BĐKH..........................................................................................46
Hình 3.8

Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về các

quyền của trẻ em bị ảnh hƣởng do BĐKH..........................................................47
Hình 3..9 Mơ hình truyền thơng về BĐKH trong các trƣờng THCS..............57
Hình 3.10 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trƣớc kiểm nghiệm mơ hình...................................63
Hình 3.11 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kiểm nghiệm mơ hình.................................63


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn luận văn
Gần một thế kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất
thƣờng của thời tiết và khí hậu tồn cầu. Biến đổi khí hậu tiêu biểu là sự nóng
lên tồn cầu làm xáo động môi trƣờng sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy
với đời sống con ngƣời. Tất cả đã đƣợc minh chứng bằng số liệu quan trắc và
các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam.
BĐKH không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là vấn đề
chung của nhân loại. Những tác động của BĐKH cùng với mực nƣớc biển dâng
đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, hàng loạt những hiện tƣợng thời tiết cực

đoan trong những năm gần đây mới chỉ là những tác động ban đầu của BĐKH.
Trong tƣơng lai xu thế nóng lên toàn cầu kéo theo sự dâng lên của mực nƣớc
biển, biến động của thời tiết sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu con ngƣời khơng có
biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ ngày một tăng. BĐKH tác
động tới tất cả các vùng, miền, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
môi trƣờng và KT-XH, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền
vững nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc quốc gia. Mặt khác, sự phát triển
của nhiều lĩnh vực nhƣ năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông lâm
nghiệp và sinh hoạt làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N 2O, CH4,
và nhất là CO2) trong khí quyển, cũng góp phần vào BĐKH tồn cầu. Do đó
cơng tác nghiên cứu, đánh giá về ảnh hƣởng của BĐKH đến các mặt của đời
sống kinh tế - xã hội nhằm đƣa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH là vấn đề
cấp thiết có ý nghĩa sống cịn đối với nƣớc ta.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lƣợc quốc gia về BĐKH,
việc nâng cao nhận thức về BĐKH và thay đổi hành vi của cộng đồng để ứng
phó với BĐKH là rất quan trọng. BĐKH hiện nay vừa có tác động trƣớc mắt vừa
có tác động tiềm tàng, lâu dài, chính vì vậy chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất sẽ là trẻ
em - thế hệ tƣơng lai của chúng ta. Trẻ em không những là đối tƣợng dễ bị tổn
hại do tác động của BĐKH vì ít khả năng tự ứng phó mà cịn là thế
1


hệ kế tục trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng do vậy vấn đề
cấp thiết trƣớc mắt đặt ra là cần phải xây dựng những giải pháp ứng phó lâu dài
tác động vào chính những đối tƣợng này. Đây là một nhiệm vụ đặt ra cho ngành
giáo dục và truyền thông, đặc biệt là truyền thông học đƣờng.
Việc truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và cải
thiện hành vi, kỹ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên, giúp họ hiểu
và biết đƣợc những tác động của hiện tƣợng nóng lên tồn cầu, đồng thời

khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH để họ có thể chủ động góp
phần vào q trình thích ứng với BĐKH vì sự phát triển bền vững.
Tăng cƣờng truyền thơng học đƣờng về BĐKH đƣợc coi là chìa khóa hiệu
quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với BĐKH nhƣ mƣc nƣớc biển dâng, thời
tiết cực đoan gia tăng, thiên tai bất thƣờng, nóng lên tồn cầu. BĐKH là vấn đề
của sự phát triển, hơn nữa là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững.
Vì vậy, truyền thông về BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự
phát triển bền vững, giúp học sinh hiểu đƣợc bản chất của hiện tƣợng nóng lên
tồn cầu và những hậu quả của nó, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi của
học sinh để ứng phó hiệu quả với BĐKH, hƣớng thế hệ trẻ trở thành các cơng
dân tồn cầu nỗ lực hành động để chống BĐKH.
Đẩy mạnh công tác truyền thông học đƣờng về BĐKH, đầu tƣ vào công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ học sinh - thế hệ tƣơng lai
của đất nƣớc - là hoạt động hết sức cần thiết, giúp cho các em học sinh có cái
nhìn tồn diện về hiện tƣợng BĐKH và những ảnh hƣởng tiêu cực của nó tới sự
tồn tại và phát triển bền vững của đất nƣớc. Từ đó giúp các em có những hành
động thiết thực để bảo vệ môi trƣờng đồng thời trở thành những hạt nhân tuyên
truyền sâu rộng trong trƣờng học, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH.
Thành phố Hà Nội với số lƣợng dân cƣ tăng nhanh hằng năm, cùng với đó
là tốc độ tăng trƣởng mạnh của các lĩnh vực kinh tế, xã hội; là một trong những
ngun nhân chính góp phần gây nên hiện tƣợng BĐKH

Với vị trí

là Thủ đơ - Trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa khoa học của cả đất nƣớc, Hà


Nội cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng phó với BĐKH làm cơ sở nhân
rộng ra các khu vực khác trong phạm vi cả nƣớc. Bên cạnh đó, với sự phát triển

mạnh của ngành giáo dục Hà Nội, nếu đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao
nhận thức học đƣờng trong cơng tác ứng phó với BĐKH tại Hà Nội, chắc chắn
sẽ gặt hái đƣợc nhiều thành công, do đó việc nhân rộng ra các khu vực khác sẽ
có nhiều thuận lợi trong cơng tác triển khai.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác truyền thông
học đƣờng đối với việc nâng cao hiệu quả của Chƣơng trình mục tiêu Quốc
gia ứng phó với BĐKH, Tác giả đã chọn thực hiện luận văn: “Xây dựng mơ
hình truyền thơng về BĐKH trong các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh trong
các trƣờng THCS ở Hà Nội nhằm góp phần thực hiện Chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia ứng phó với BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đƣợc mơ hình truyền thơng hiệu quả về BĐKH, khả thi phù
hợp với tình hình và đặc điểm các trƣờng THCS;
- Tổ chức thực hiện đƣợc mơ hình thí điểm tại một trƣờng THCS để
đánh giá, hồn thiện mơ hình, từ đó đề xuất hƣớng nhân rộng ra cả nƣớc nhằm
nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH trên toàn quốc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là:
- Khối học sinh trung học cơ sở, đặc điểm hoạt động dạy và học và
hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trƣờng THCS trên địa bàn Hà Nội.
- Các hình thức và tổ hợp các hình thức truyền thơng, nội dung truyền
thơng về biến đổi khí hậu phù hợp với học sinh khối trƣờng THCS trên địa
bàn Hà Nội.


- Phƣơng pháp xây dựng mơ hình truyền thơng về BĐKH cho học sinh

khối THCS, bảo đảm hiệu quả và khả thi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: Giới hạn phạm vi hoạt động nghiên cứu tại
khối học sinh trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Thời gian nghiên cứu: 1 năm từ tháng 03/2013- 03/2014.
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
BĐKH đang diễn ra ngày càng rõ rệt, vừa có tác động trƣớc mắt, vừa có
tác động tiềm tàng, lâu dài đến kinh tế - xã hội và đời sống ở Việt Nam. Để đạt
đƣợc mục tiêu đề ra, ứng phó với BĐKH là tất yếu vừa có tính cấp bách vừa có
tính chiến lƣợc, lâu dài. Để ứng phó hiệu quả với BĐKH mọi ngƣời phải hiểu
biết về BĐKH và những tác động của nó. Nâng cao nhận thức, giáo dục đào tạo
về BĐKH đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc của chiến
lƣợc Quốc gia về BĐKH, trong đó có nhiệm vụ cụ thể là “đƣa kiến thức cơ bản
về BĐKH vào trong các Chƣơng trình, bậc giáo dục, đào tạo…” truyền thơng là
một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ này. Vấn đề cơ bản là sử
dụng các hình thức và phƣơng pháp truyền thông nào để phù hợp với các đối
tƣợng truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc nghiên cứu xây dựng mơ
hình truyền thơng hiệu quả để nâng cao nhận thức của học sinh khối trung học
cơ sở - những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc về BĐKH và ảnh hƣởng của
BĐKH là nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận văn.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng đƣợc mơ hình truyền thơng hiệu quả và các biện pháp thiết
lập đƣợc đƣa vào triển khai thành cơng tại các trƣờng nằm trong chƣơng trình
kiểm nghiệm thì cơng tác truyền thơng, nâng cao nhận thức về BĐKH trong các
trƣờng THCS ở Hà Nội sẽ có ảnh hƣởng rộng lớn không chỉ đối với học sinh mà
cả giáo viên và nhiều đối tƣợng liên quan khác, mô hình truyền thơng này cũng
sẽ gặt hái đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi, giúp Thủ đô



ứng phó có hiệu quả nhất với BĐKH và là hình mẫu để nhân rộng cho các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Về tính khoa học: Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan
đến BĐKH, truyền thông về BĐKH phù hợp với đối tƣợng truyền thơng.
- Về tính thực tiễn: Dựa trên sự phân tích về BĐKH và đặc điểm của
đối tƣợng truyền thơng, xây dựng đƣợc mơ hình truyền thông hiệu quả và khả
thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên về BĐKH và ứng phó
với BĐKH thơng qua việc tích hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại
khối trung học cơ sở tại Hà Nội.
- Về tính mới: Luận văn lựa chọn đối tƣợng truyền thông là khối trung
học cơ sở ở Hà Nội vì cho đến nay chƣa có mơ hình truyền thông về BĐKH
cho đối tƣợng này, hơn nữa việc xây dựng mơ hình truyền thơng lồng ghép
với hoạt động ngoại khóa của trƣờng học là hồn tồn mới. Kết quả mơ hình
có thể ứng dụng nhân rộng ra cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.
6. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng mơ hình truyền thông phù hợp
với đặc điểm dạy và học của khối trƣờng THCS và cách thức thực hiện hiệu quả
nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên khối học sinh trung học cơ
sở, giúp học sinh, giáo viên nâng cao nhận thức về vấn đề BĐKH: nguyên nhân
gây ra BĐKH, những tác động xấu của BĐKH tới sự sống,…từ đó có các hành
động cụ thể góp phần ứng phó với BĐKH. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Điều tra khảo sát và thu thập dữ liệu về tình hình nhận thức của giáo
viên, học sinh khối THCS về BĐKH và ứng phó với BĐKH và các hình thức
truyền thông/giáo dục về BĐKH hiện nay trong hệ thống các trƣờng THCS
trên địa bàn Hà Nội.
2. Nghiên cứu xây dựng mơ hình truyền thơng hiệu quả về BĐKH và
ứng phó với BĐKH trong các trƣờng THCS, phù hợp với tình hình đặc điểm
lứa tuổi học sinh THCS và cơng tác giảng dạy đào tạo của nhà trƣờng.



3. Triển khai thí điểm mơ hình truyền thơng hiệu quả về BĐKH tại 1
trƣờng THCS trên địa bàn Hà Nội, tổ chức đánh giá và hồn thiện mơ hình.
4. Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhân rộng mô hình.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Xây dựng mơ hình truyền thơng về BĐKH cho các trƣờng
THCS tại Hà Nội


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Truyền thông về BĐKH trên thế giới hiện nay đƣợc thực hiện bởi nhiều tổ
chức khác nhau và cũng có nhiều giải pháp đƣợc áp dụng để thực hiện, tuy nhiên
truyền thông về BĐKH đang đƣợc thực hiện chủ yếu theo hình thức cổ động và
gộp chung cho mọi đối tƣợng mà chƣa đƣợc phân tầng, phân khúc để thực hiện
truyền thông với các nội dung và hình thức phù hợp[1]. Trên thực tế, với mỗi
tầng lớp trong xã hội, cần xây dựng các nội dung và nhóm phƣơng pháp riêng để
truyền thơng về BĐKH. Trên thế giới hiện nay mới chủ yếu đƣa giáo dục về
BĐKH vào nhà trƣờng, cịn truyền thơng BĐKH cho đối tƣợng học sinh chƣa
đƣợc chú ý. Ở Việt Nam việc đƣa giáo dục về BĐKH vào nhà trƣờng cũng mới
đƣợc chú ý và đang trong quá trình thử nghiệm, chƣa có hoạt động truyền thơng
cũng nhƣ nghiên cứu về truyền thông BĐKH dành riêng cho học sinh THCS.
1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
* Tại Canada: Chính phủ Canada đƣa các thơng tin, chƣơng trình, báo
cáo quốc gia và các sáng kiến về BĐKH lên trang thông tin của chính phủ và
các phƣơng tiện thơng tin đại chúng bao gồm cả: Twitter, Facebook và Flickr

[16].
* Tại Hoa Kỳ: Có dự án truyền thơng về BĐKH của Đại học Yale, tại
trang web các nhận thức
về BĐKH của cộng đồng ngƣời Mỹ đƣợc khảo sát, sau đó thơng qua trang
web này, các thơng tin về BĐKH và chính sách giảm nhẹ BĐKH đƣợc chuyển
tải đến cộng đồng. Tuy nhiên các thông tin khảo sát và các nội dung truyền
thông về BĐKH ở trang web này cịn mạng nặng tính khoa học hàn lâm về
BĐKH và khơng có các thơng tin dành cho học sinh THCS [17].
* Tại Thụy Điển: Truyền thông về BĐKH tại Thụy Điển đƣợc thực hiện
bởi các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nghiên
cứu, thông qua các bản tin về BĐKH và giải pháp ứng phó. Từ năm 2005,
truyền thông BĐKH đƣợc mở rộng trên mạng Internet. Một chiến dịch truyền


thông đã đƣợc thực hiện từ 2006 đến 2008 với mục đích nâng cao kiến thức cho
cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH [20].
* Tại Phần Lan: Truyền thơng về biến đổi khí hậu đƣợc thực hiện bởi
các bộ khác nhau. Kể từ năm 2008 các nhà báo đã đƣợc đào tạo về truyền
thơng BĐKH; Chƣơng trình Truyền thơng biến đổi khí hậu (2002-2007) là
một phần quan trọng của chiến lƣợc khí hậu quốc gia của Phần Lan. Chƣơng
trình đƣợc thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu,
tác động của nó và các giải pháp giảm nhẹ. Hàng năm vào tháng 10 có sự kiện
“Tuần lễ Nhận thức về năng lƣợng” Một nửa số học sinh ở độ tuổi 8-9 tham
gia “Tuần lễ” này bằng cách nghiên cứu năng lƣợng từ sản xuất và tiêu thụ
tiết kiệm, sau đó thực hành hành động tiết kiệm năng lƣợng ở nhà và ở trƣờng
[18].
* Tại New Zealand: Chính phủ New Zealand đẩy mạnh truyền thông
về BĐKH thông qua các chiến dịch nhằm cung cấp cho công chúng thông tin
để giúp họ đƣa ra quyết định giảm phát thải khí nhà kính và khuyến khích
thay đổi hành vi lâu dài. Cụ thể nhƣ: Chiến dịch tiết kiệm năng lƣợng; Chứng

nhận quản lí cacbon và giảm cacbon; Chƣơng trình chứng nhận mơi trƣờng;
giải thƣởng “Green Ribbon”. Trang web truyền thơng về BĐKH của Chính
phủ đƣợc thành lập năm 2003 để cung cấp thông tin về nguyên nhân, các
bằng chứng của BĐKH đồng thời công bố những chính sách của Chính phủ
về giảm lƣợng khí thải và những thơng tin giúp mọi ngƣời chuẩn bị, thích ứng
với biến đổi khí hậu. Trang web này cũng hoạt động nhƣ một cổng thông tin
liên kết với một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác có các hoạt động
liên quan đến biến đổi khí hậu [19].
* Tại Châu Phi: Có ba nƣớc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong
truyền thơng BĐKH đó là Uganda, Senegan và Malawi. Tại các quốc gia này,
đối tƣợng chính hƣớng tới của truyền thông BĐKH là nông dân và các thông
tin về thời tiết và khí hậu đƣợc truyền tải trực tiếp đến ngƣời dân qua các tin
nhắn đến điện thoại di động [14].
* Tại Malaysia: Áp dụng công nghệ thông tin để truyền thông về


BĐKH qua blog và Facebook. Ngoài ra, các tổ chức thực hiện truyền thơng cịn
phối hợp với các nghệ sĩ, họa sĩ để sử dụng nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật hội
họa nhằm truyền tải các thông tin về BĐKH hƣớng tới thay đổi nhận thức cộng
đồng [15].
* Tại Nhật Bản: Đƣợc nhận định là thành công nhất trong truyền
thông về BĐKH. Chiến dịch nâng cao nhận thức công chúng bao gồm các
biện pháp liên ngành trong đó chính phủ hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ, các khu vực kinh tế, học viện… để phổ biến thông tin và nâng cao giáo
dục mơi trƣờng nhằm khuyến khích mọi cơng dân giảm phát thải khí nhà
kính trong sinh hoạt hàng ngày của họ và tham gia vào các hoạt động ứng
phó với sự nóng lên tồn cầu điển hình nhƣ: Chiến dịch "Cool Biz"; "Warm
Biz"; "Uchi-Eco"; Phong trào "Tác giả tuyên bố giảm 1 kg CO 2 /1 ngƣời/1
ngày". Sự thành công của "Cool Biz" tại Nhật Bản đƣợc Trung Quốc, Hàn
Quốc, Anh, Ý và Liên Hợp Quốc áp dụng để giảm tiêu thụ năng lƣợng và

lƣợng khí thải carbon [21].
Nhƣ vậy có thể thấy vấn đề truyền thơng BĐKH đang đƣợc các nƣớc trên
thế giới quan tâm và sử dụng nhiều phƣơng tiện truyền thông công cộng (truyền
thông gián tiếp) để thực hiện các tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về
BĐKH. Tuy nhiên, các nội dung truyền thông lựa chọn chủ yếu là nguyên nhân,
hậu quả và giải pháp về BĐKH một cách chung chung và đối tƣợng đƣợc
truyền thơng chƣa đƣợc phân khúc. Có thể nhìn thấy một khoảng trống lớn là
truyền thơng trong trƣờng học nói chung và các trƣờng THCS nói riêng chƣa
đƣợc quan tâm thực hiện. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn của học
viên. Đồng thời cũng là một khó khăn, thách thức khơng nhỏ đối với học viên
khi nghiên cứu xây dựng mơ hình truyền thông cho các trƣờng THCS.
1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Truyền thông về BĐKH ở Việt Nam đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức
nhƣ: Phát thanh, truyền hình, báo mạng, báo giấy, các trang web của các Bộ, đó
là: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công thƣơng; Bộ Thông tin và


Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Bên cạnh
đó cịn có sự tham gia của T.Ƣ Đồn TNCS Hồ Chí Minh (cấp hơn
5.000 cuốn cẩm nang, 50.000 tờ rơi và 23 bộ cam kết "Bảo vệ mơi trƣờng và
dịng sơng q hƣơng" cho Đồn thanh niên 23 tỉnh, thành phố thuộc lƣu vực
sơng Cầu, sông Nhuệ, Đồng Nai và các tỉnh Bắc Trung Bộ, đã vận động ngƣời
dân ký cam kết BVMT, bảo vệ dịng sơng q hƣơng. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của cơ quan T.Ƣ Hội và các tỉnh,
thành hội, các đơn vị trực thuộc về các kỹ năng và phƣơng pháp truyền thơng,
vận động trong cơng tác ứng phó với BĐKH, BVMT. Tính đến nay, đã có hơn
9.000 tun truyền viên đƣợc đào tạo, có khả năng thuyết trình, thuyết phục, vận
động có hiệu quả trong lĩnh vực này. Các tun truyền viên tổ chức hàng chục
nghìn cuộc họp nhóm, lồng ghép sinh hoạt hội viên, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ
thực hiện vệ sinh môi trƣờng. Đồng thời, triển khai tại các địa phƣơng nhiều mơ

hình nhƣ: "Tổ phụ nữ tự quản thu gom rác có hiệu quả"; mơ hình "Hùn vốn trả
góp mua bình lọc nƣớc" tại các tỉnh nhƣ Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An
Giang. Mơ hình "Hầm bi-ơ-ga" ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Đồng Tháp...
Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức nhiều lớp tập
huấn, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong cơng tác
BVMT, ứng phó với BĐKH cho các cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn.
Ngồi ra, cũng có các trang web của các tổ chức của Liên Hợp Quốc và tổ chức
phi Chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam nhƣ: UNDP, PLAN, USAID, WWF,
GIZ, CARE, MCD, Live & Learn… Hàng năm các cơ quan của Chính phủ kết
hợp với các tổ chức phi Chính phủ thực hiện nhiều chƣơng trình, chiến dịch
truyền thơng lớn về mơi trƣờng và BĐKH, cụ thể nhƣ: Chiến dịch 350, Giờ Trái
đất, ngày Nƣớc Thế giới, ngày Khí tƣợng Thế giới, ngày Quốc tế Đa dạng sinh
học, ngày Môi trƣờng Thế giới, ngày Đại dƣơng Thế giới, ngày Thế giới chống
sa mạc hóa và hạn hán, ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ô-zôn. Về hình thức, các
chƣơng trình, chiến dịch lớn vẫn mang nặng tính cổ động, hơ hào, chƣa đi vào
thực tế đời sống, chƣa nâng cao đƣợc nhận thức cũng nhƣ chƣa thể thay đổi


đƣợc hành vi của cộng đồng trong hành động giảm phát thải khí nhà kính. Sau
khi kết thúc chƣơng trình, chiến dịch, các hoạt động cũng dừng lại. Về nội dung,
mặc dù đã có sự phân khúc đối tƣợng nhƣ: Nhóm các nhà hoạch định chính
sách, nhóm cộng đồng (dân cƣ), nhóm đối tƣợng thanh niên, thiếu nhi…Tuy
nhiên truyền thơng về BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn đang tập trung vào các
nội dung hàn lâm nhƣ: Định nghĩa BĐKH, Khí nhà kính, hiện tƣợng khí nhà
kính, ngun nhân nóng lên tồn cầu và các giải pháp ứng phó. Các biểu hiện
của BĐKH chƣa đƣợc chỉ ra một cách rõ ràng nên ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ bị
nhầm lẫn giữa biểu hiện, nguyên nhân, tác động và hậu quả của các tác động do
BĐKH gây ra. Chính vì vậy mà ngƣời dân còn lúng túng, thờ ơ với các hành
động giảm phát thải khí nhà kính ngay trong đời sống hàng ngày của họ. Đặc
biệt đối với khối học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng, vấn đề giáo

dục về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã đƣợc một số tổ chức phi Chính phủ
Quốc tế và trong nƣớc phối hợp ở một số trƣờng THCS ở Hà Nội, Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng,Cần Thơ thực hiện, nội dung chủ yếu dựa vào cuốn tài liệu ABC
về BĐKH và Em học Sống Xanh. Các hình thức truyền thông vẫn đang đi bên lề
của các hoạt động giáo dục trong trƣờng học.
Để khảo sát kinh nghiệm về nội dung và cách thức thực hiện truyền thơng
về BĐKH nói chung từ các tài liệu đã đƣợc các tổ chức phi Chính phủ xuất bản
tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu về truyền thông BĐKH từ Trung
tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD), nhƣ: Hướng dẫn tập huấn về Biến
đổi khí hậu, tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển [11]; Truyền thơng
cộng đồng về Biến đổi khí hậu [12] và sách Hỏi đáp về Biến đổi khí hậu [13].
Trong những cuốn tài liệu này, các tác giả đã giới thiệu rất chi tiết cách thức
chuẩn bị và tiến hành một khóa tập huấn và các nội dung tập huấn về BĐKH
dành cho cán bộ làm công tác phát triển. Các kiến thức về BĐKH trong tài liệu
đƣợc viết khá chi tiết cả về biểu hiện, nguyên nhân, tác động của BĐKH. Tuy
nhiên, các nội dung tập huấn là dành cho các cán bộ phát triển dự án truyền
thông về BĐKH đến cộng đồng nên cịn nặng tính hàn


lâm và không thể áp dụng cho học sinh THCS. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo
sát nội dung của các tài liệu nhƣ “Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu”của
Live&Learn [5], sách “Em học Sống Xanh” của C&E và ACCD [10]. Đây là 2
cuốn sách đang đƣợc đƣa vào giảng dạy tại các trƣờng THCS thuộc các tỉnh,
thành phố mà các tổ chức này đang thực hiện dự án về giáo dục BĐKH. Trong
cuốn “Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu” những kiến thức về BĐKH đƣợc đƣa
vào giảng dạy là khá phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của học sinh THCS, tuy
nhiên trong cuốn tài liệu này, các hành động ứng phó với BĐKH chƣa đƣợc
hƣớng dẫn chi tiết. Ngƣợc lại với điều này, những nội dung trong tài liệu “Em
học Sống Xanh” với 10 chủ đề khác nhau lại chỉ đƣa ra các hành động giảm phát
thải khí nhà kính và hƣớng dẫn chi tiết cho các hành động phù hợp với nhận

thức, kỹ năng và tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS. Tuy nhiên, hai cuốn sách
này đang đi theo hƣớng giáo dục về BĐKH và vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm
mà chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình chính khóa hay ngoại khóa theo quy định
về chƣơng trình giáo dục THCS của Bộ GD&ĐT.
Trong các trƣờng THCS tại Hà Nội hiện nay, nội dung giáo dục về
BĐKH chƣa thực sự đƣợc chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phần lớn
cịn tùy tiện, tùy hứng, chƣa có kế hoạch cụ thể, cũng chƣa đƣợc đánh giá rút
kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Việc hình thành kỹ năng tham gia bảo vệ mơi
trƣờng, ứng phó với BĐKH và tăng cƣờng thái độ thân thiện với môi trƣờng
chƣa đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn vì chƣa có nhiều hoạt động tác
động tới hành vi và thái độ của học sinh đối với môi trƣờng. Giáo dục về BĐKH
cho học sinh THCS ở trƣờng học vẫn chƣa hấp dẫn và sinh động. Hoạt động này
thƣờng đƣợc xem là một hoạt động giải trí, vì thế phần lớn cịn tổ chức theo hình
thức một chƣơng trình văn nghệ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội
dung.
Từ những kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở chƣơng I cho thấy các tài liệu
nói trên chƣa chú trọng vào các phƣơng thức truyền thơng hoặc mơ hình truyền
thơng, đặc biệt đối với học sinh và giáo viên các trƣờng THCS. Vì vậy khoảng
trống về truyền thơng BĐKH trong trƣờng học nói chung và trƣờng


THCS nói riêng thực sự là một vấn đề cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng
đƣợc một mơ hình truyền thơng về BĐKH hiệu quả, có thể áp dụng cho các
trƣờng THCS nói chung trên phạm vi tồn quốc.


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm

* Biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dƣơng, băng
quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tƣơng tác liên tục
của những thành phần này dƣới tác động của bức xạ mặt trời.. Quy mô thời gian
của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp
của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trị tăng cƣờng sự BĐKH hoặc
hạn chế sự BĐKH. Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH đã định
nghĩa “BĐKH là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời”.
“BĐKH” nghĩa là biến đổi của khí hậu đƣợc quy trực tiếp hoặc gián tiếp
do hoạt động của con ngƣời, làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và
sự thay đổi này đƣợc cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu
quan sát đƣợc trong những thời kỳ có thể so sánh đƣợc.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC 2007), BĐKH là sự biến
đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về
trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một
thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các
q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ động
từ bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất.
Chƣơng trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH đã định nghĩa
“BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động
của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập


kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất”

BĐKH hiện nay có thể do 2 nguyên nhân: do tự nhiên và do tác động của
con ngƣời, song nguyên nhân do con ngƣời đƣợc xác định là chủ yếu. Phần lớn
các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con ngƣời đã và đang làm BĐKH toàn
cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong
khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điơxit
cacbon do sử dụng năng lƣợng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự
nhiên...), chặt phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Theo báo cáo đánh giá của
IPCC (2007), BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thế kỷ 21 do
lƣợng phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng lên.
* Truyền thơng
- Định nghĩa truyền thơng
Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tƣ tƣởng, tình cảm...
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù
hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội [4]
- Các yếu tố của truyền thông [4]
Truyền thông thông tin bao gồm 9 yếu tố, trong đó 2 yếu tố là những
thành phần chính yếu của một q trình truyền thơng thơng tin – người gửi
(sender) và người nhận (receiver). Hai thành phần khác chính là những cơng
cụ truyền thơng chủ yếu - thơng điệp (message) và phương tiện truyền thông
(media). 4 yếu tố cịn lại là các chức năng của truyền thơng thơng tin – mã
hóa, giải mã, phản ứng và phản hồi. Yếu tố sau cùng là sự nhiễu thông
tin trong hệ thống này. Những yếu tố trên đƣợc giải thích nhƣ sau:
- Người gửi (Sender): là bên gửi thông điệp cho một bên khác;
- Mã hóa (Encoding): là q trình diễn dịch tƣ duy thành hình thức
biểu tƣợng;


- Thông điệp (Message): là tập hợp các biểu tƣợng mà ngƣời gửi
chuyển đi;

- Phương tiện truyền thông (Media): là những kênh truyền thơng mà
thơng qua đó thơng điệp di chuyển từ ngƣời gửi đến với ngƣời nhận;
- Giải mã (Decoding): là q trình mà nhờ đó ngƣời nhận ấn định ý
nghĩa cho các biểu tƣợng đã đƣợc mã hóa bởi ngƣời gửi;
- Người nhận (Receiver): là bên tiếp nhận thông điệp đƣợc gửi bởi một
bên khác;
- Phản ứng (Response): là những hành động phản ứng của ngƣời nhận
sau khi đã xem thông điệp;
- Thông tin phản hồi (Feedback): là một phần phản ứng của ngƣời nhận
đƣợc truyền thông ngƣợc lại cho ngƣời gửi;
- Nhiễu thông tin (Noise): là trạng thái ngồi dự kiến hay sự méo mó
của thơng tin xảy ra trong suốt q trình truyền thơng thơng tin, nó gây hậu
quả là ngƣời nhận sẽ tiếp nhận một thông điệp khác hẳn so với thông điệp ban
đầu của ngƣời gửi.
- Mục đích truyền thơng [4]
Nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của ngƣời nhận
thơng tin thơng qua các cách tiếp cận, hình thức và phƣơng tiện khác nhau,
ngƣời làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽ truyền đạt các thông tin
(thông điệp truyền thông) tới ngƣời nhận thông tin (đối tƣợng truyền thơng).
- Các phƣơng thức truyền thơng [4]
Có 3 phƣơng thức truyền thơng thƣờng đƣợc sử dụng. Đó là:
+ Truyền thông một chiều: Bằng phƣơng thức này ngƣời truyền thông
gửi thông điệp truyền thông đến ngƣời nhận thông điệp truyền thơng qua kênh
truyền thơng mà khơng có điều kiện nhận đƣợc sự phản hồi của đối tƣợng truyền
thông.


Phƣơng thức này thƣờng đƣợc dùng để truyền những thông điệp truyền
thơng có tính khẩn cấp (thí dụ: vỡ đê, cháy nhà v.v...) hoặc là những thông tin
cần phổ biến (thí dụ: ngày, giờ, địa điểm họp, ngày lĩnh lƣơng v.v...).

+ Truyền thông 2 chiều: Theo phƣơng thức này, thông điệp truyền thông
đƣợc trao đổi giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận thông điệp thông qua kênh truyền
thông. Ngƣời gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thơng tin phản hồi từ phía
ngƣời nhận. Q trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng trong các cuộc thăm dò ý kiến, dƣ
luận xã hội về một chủ trƣơng, một dự án luật v.v... hoặc về một sản phẩm, một
dịch vụ.... cần tham khảo ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện trƣớc khi triển khai.
+ Phƣơng thức truyền thông nhiều chiều: Khác với phƣơng thức
truyền thông hai chiều, phƣơng thức truyền thông nhiều chiều địi hỏi ngƣời gửi
thơng điệp truyền thơng cần hiểu biết đối tƣợng truyền thông trƣớc khi gửi
thông điệp truyền thông. Để làm đƣợc việc này, ngƣời làm truyền thông phải tổ
chức thu thập thơng tin từ phía đối tƣợng truyền thơng. Có nhiều phƣơng pháp
thu thập thơng tin, song phổ biến và hiệu quả nhất là tiến hành điều tra, khảo sát,
nghiên cứu thực tế tại cơ sở. Vì vậy q trình truyền thơng theo phƣơng thức
nhiều chiều bao gồm 3 bƣớc là thu thập thông tin về đối tƣợng truyền thông, gửi
thông điệp truyền thông tới đối tƣợng truyền thơng, phản hồi thơng tin từ phía
đối tƣợng truyền thơng.
Phƣơng thức truyền thông nhiều chiều thƣờng đƣợc sử dụng trong các
chiến dịch truyền thơng quy mơ lớn (thí dụ: về Chƣơng trình xóa đói giảm
nghèo, về phịng chống HIV/AIDS, v.v...). Các kênh truyền thông trong phƣơng
thức này thƣờng là các phƣơng tiện thơng tin đại chúng (báo chí, phát thanh,
truyền hình v.v...) hoặc kết hợp nhiều kênh khác nhau (nhƣ mít tinh, cổ động,
hội nghị, hội thảo, huấn luyện v.v... kết hợp với các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng.


×