Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Lỗ hổng bàn tay vô hình của A.Smith doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.21 KB, 2 trang )

Lỗ hổng của bàn tay vô hình
Thuyết “Bàn tay vô hình” được Adam Smith – nhà kinh tế học người Scotland đưa ra trong những năm của
thế kỉ 18 mà giá trị cuả nó đến nay vẫn còn được công nhận.
Theo Adam Smith thì “Bàn tay vô hình” có nghĩa là:
Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế
cho nên vô tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.
Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp,
cứ để tự do hoạt động kinh doanh. Smith nói: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những
quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. Tư tưởng này đã chế ngự trong suốt thể kỉ 19.
Nhưng đại khủng hoảng 1929 đã làm thay đổi tất cả. Bàn tay vô hình không thể làm cho nền kinh tế trở về
trạng thái cân bằng. Và chính vì sự tư lợi cá nhân, không có kiểm soát của chính phủ nên đã có một đại
khủng hoảng 1929.
Lỗ hổng bàn tay vô hình năm 1929
Vào những năm trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ được coi là vô cùng thịnh vượng và luôn đi lên không
bao giờ rơi xuống. Người ta đầu tư vào thị trường chứng khoán như một nơi kiếm lợi nhuận dễ dàng nhất.
Chỉ số Dow Jones tăng đến chóng mặt: Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow
Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy.
Trông giống như nền thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời buổi đầu. Tranh nhau mua bán, tranh nhau
trở thành những nhà đầu tư chứng khoán, tranh nhau đổ tiền vào thị trường chứng khoán Cái bong bóng
giả tạo rồi cũng đến lúc bị bể, chỉ số VN-Index rơi điểm liên tục. Các nhà đầu tư không tin vào mắt mình khi
chỉ trong 1 đêm tiền bạc của họ bay theo sắc xanh của thị trường.
Nói về năm 1929, cái gọi là bàn tay vô hình bị “tan hoang”. Nhưng trước hết nói về các mánh khóe mà các
nhà môi giới, chuyên viên giao dịch lúc này đã vì lợi ích riêng mà đẩy giá cổ phiểu lên tận trời. Họ mua qua
bán lại các cổ phiếu ít được chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá lên một ít. Các nhà đầu tư thấy giá lên
đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua các cổ phiếu này và góp phần đẩy giá lên cao. Các nhà môi
giới khi thấy giá lên cao thì bán đi và rút khỏi nhằm kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà nhà người người, rút tiền
tiết kiệm, bán cả gia tài đi đầu tư chứng khoán. Bong bóng chứng khoán bỗng phình ra hơn.
Ngày thứ hai, 21/10/1929, khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Các nhà đầu tư sợ hãi, rút khỏi thị trường
một cách hỗn loạn. Giá cổ phiếu rơi thê thảm. Đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan
trước sự cố gắng của nhiều người. Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao
dịch. Hầu hết không có người mua.


Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc ấy, lợi ích của cá nhân
không làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất
cả vào giai đọan thóai trào sau những vinh quang không thực do lợi ích của cá nhân gây nên. Hậu quả của
nó lan rộng ra tòan cầu nhưng di chứng lớn nhất của nó để lại là cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Một vết
đen trong lịch sử nhân loại.
Cuộc đại khủng hoảng 2008?
Một câu hỏi được đặt ra là: Liệu có một cuộc khủng hoảng mới sẽ xẩy ra khi thị trường tài chính Mỹ đang
trong giai đọan rối ren?
Các gói cứu trợ được thông qua, thị trường đã xanh trở lại nhưng liệu nó đã an tòan hay chỉ là một chút
bình yên trong tâm bão cuồng phong?
Muốn trả lời được thì chỉ có tương lai nhưng trước hết cũng phải nói đến là sự ích kỉ của các ngân hàng. Vì
lợi nhuận mà họ đã đẩy tình hình trở nên nghiêm trọng và rối ren. Lợi ích của cá nhân giờ đây như cái gai
đâm vào lợi ích của tập thể. Việc tự do hoạt động của thị trường mà không có sự can thiệp của chính phủ
của Smith đã bị phá sản mà minh chứng là chỉ có 700 tỉ USD của chính phủ Mỹ mới may ra giải quyết được
phần nào khó khăn.
Kết luận
Thế nhưng nói như vậy không phải phủ nhận toàn bộ giá trị của thuyết “bàn tay vô hình”. Nó có giá trị của
nó. Nó đã mở ra một chương mới trong lịch sử kinh tế là đã tôn trọng và ủng hộ tự do kinh doanh trong thời
kì mà các luật lệ, thuế má hà khắc đã cản trở rất lớn đến phát triển kinh tế.
Trong thời kì của Smith bàn tay vô hình còn nắm được các hoạt động kinh tế và nó còn kiểm soát được tình
hình. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kĩ thuật, sự ra đời của máy móc đã làm thay đổi tất cả. Hàng hóa
được sản xuất hàng loạt, giao thương rộng rãi, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và dường như
không có điểm dừng. Nhu cầu gia tăng, làm sản xuất cũng gia tăng và sự giãn nở của kinh tế đã vượt quá
tầm kiểm soát của “bàn tay vô hình”. Học thuyết này của Smith dường như nhỏ hẹp lại hơn so với sự phát
triển của kinh tế. Nó giống như vật lý của Newton so với của Einstein vậy. Newton đã mở ra trang mới trong
vật lý nhân loại nhưng chính Einstein mới là người khái quát được cả vũ trụ này.
Điều thiếu sót trong bàn tay vô hình là: Bàn tay ấy vô hình nhưng nó là bàn tay của ai? Xin đưa ra quan
điểm là: bàn tay ấy là của chính phủ. Chỉ có chính phủ với các công cụ quản lý vĩ mô của mình mới mong
kiểm soát được nền kinh tế đang phát triển ngày một nóng hơn. Không có sự quản lý ở tầm vĩ mô của chính
phủ thì liệu nền kinh tế có còn ổn định và đi theo đúng hướng hay không? Hay là chính sự đầu cơ, độc

quyền đã rẽ nền kinh tế theo hướng khác, khó kiểm soát hơn. Chính vì điều đó mà ngày nay, tuy không can
thiệp trực tiếp vào thị trường nhưng các công cụ quản lý vĩ mô của chính phủ là rất quan trọng và quả thực
nó là cứu cánh cuối cùng khi nền kinh tế gặp khó khăn trong điều kiện bàn tay vô hình không kiểm soát nổi.

×