CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM
KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ BẢO HIỂM:
RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO.
Khái niệm rủi ro:
Theo Frank Knight – nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường được”.
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc sự đau đớn, thiệt hại”.
Theo Viện kiểm toán nội bộ của Mỹ :”Rủi ro là tính bất thường (tính khơng chắc chắn)
của một sự kiện xuất hiện mà nó có thể gây ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu”.
Theo từ điển Dictionare d’assurance (Từ điển bảo hiểm Pháp– Việt) thì:” Rủi ro là một
sự cố khơng chắn chắn xảy ra hoặc ngày, giờ xảy ra không chắn chắn.
Thuật ngữ rủi ro cũng chứa đựng hai ý niệm quan trọng là:
Sự không chắc chắn hay mối ngờ vực đối với tương lai, và
Tổn thất hoặc hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
=> Rủi ro là những tình huống bất trắc xảy ra ngồi ý muốn của con người là
nguyên nhân gây ra những tổn thất nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần.
Phân biệt giữa rủi ro và nguy cơ
Nguy cơ là những điều kiện phối hợp, tác động làm tăng khả năng tổn thất.
b. Biện pháp hạn chế, khắc phục rủi ro
Nhóm biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất, bao gồm:
Tránh né rủi ro: Là một giải pháp thụ động, nhưng có thể sử dụng đối với một số rủi ro
bất khả kháng, nguy hiểm. Ví dụ:Tránh khỏi nơi sắp xảy ra nguy hiểm là biện pháp tránh né
rủi ro.
Phong tỏa rủi ro: Là tạo ra những rào chắn trên tất cả các phương diện liên quan. Có
thể sử dụng biện pháp này đối với rủi ro hối đoái, rủi ro tăng giá hàng hóa. Ví dụ: ký loại
hợp đồng tương lai, định rõ loại hàng, số lượng, nơi giao nhận, giá cả và thời điểm giao
hàng trong tương lai.
Tổ chức các biện pháp phòng tránh: Là việc con người thực hiện các biện pháp nhằm
ngăn chặn, giảm bớt rủi ro, hạn chế tổn thất.
Biện pháp cứu trợ:
Là các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả thiệt hại phát sinh từ các rủi ro. Biện pháp
cứu trợ có thể do nhà nước các tổ chức, các đồn thể tơn giáo thực hiện mang tính nhân đạo
và tự nguyện
Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro.
Chấp nhận tự gánh chịu: Có những trường hợp người ta quyết định tự chịu hậu quả khi
khơng cịn con đường nào khác, hoặc chấp nhận chịu đựng rủi ro do sức ỳ đã trở thành thói
quen. Thực chất, đây là cách đối phó thụ động của con người đối với rủi ro. Ví dụ: tiết
1
kiệm để dành dụm một ít tiền phịng khi rủi ro xảy ra (biện pháp này thường do cá nhân áp
dụng), hoặc lập quỹ dự trữ, dự phòng (thường do các tổ chức áp dụng).
Chuyển giao rủi ro: Đây là hình thức hốn chuyển rủi ro cho một hoặc nhiều chủ thể
khác. Hình thức chuyển giao này có thể là chuyển nhượng đơn thuần, chuyển giao trên
nguyên tắc tương hỗ, phân tán rủi ro như cứu trợ, lập quỹ chung trong một cộng đồng.
1.1.2 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM:
a.Quá trình hình thành bảo hiểm
Khoảng 4500 năm trước công nguyên, tại Ai Cập, những người thợ thủ công lập ra các
“quĩ tương trợ” bằng sự đóng góp của các thành viên nhằm giúp đỡ các nạn nhân gặp tai
nạn nghề nghiệp.
Ở Trung quốc vào khoảng năm 4000 trước CN các thương nhân khi vận chuyển hàng
hoá biết các chia nhỏ hàng của mỗi người trên nhiều tàu khác nhau để phân tán rủi ro, không
để chủ hàng nào bị chịu tổn thất lớn khi không may bị tai nạn.
Tại Babylon vào khoảng 1700 năm trước CN và ở Aten khoảng 500 trước CN xuất hiện
một hình thức cho vay nặng lãi (cho vay mạo hiểm lớn) đối với các nhà kinh doanh để mua
và vận chuyển các loại hàng hố mang tính rủi ro. Trường hợp rủi ro xảy ra đối với hàng
hố thì bên đi vay khơng phải trả nợ.
Ở La Mã ý tưởng cho vay mạo hiểm lớn được áp dụng rộng rãi nhưng do bị lạm dụng đi
ngược lại với ý niệm và nguyên lý của tôn giáo, cho nên bị Nhà thờ nghiêm cấm. Do vậy
các Ngân hàng chuyển sang nhận những khoản tiền của các chủ tàu, các thương nhân và
đảm bảo rằng trong trường hợp tàu và hàng hố nếu gặp rủi ro thì ngân hàng sẽ bù đắp
tương ứng.
Trong thời trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã bắt đầu hình thành nhưng phải
đến năm 1347, bản hợp đồng bảo hiểm đầu tiên mới được ký kết tại Genes (Ý). Vào năm
1426 hội bảo hiểm trong lĩnh vực vận tải đường biển và đường bộ đầu tiên ra đời tại
Genes (Ý).
Vào XVII tại một quán cà phê ở Luân Đôn Edvard Lloyd các thuỷ thủ hình thành
một quĩ từ đóng góp của các thuỷ thủ nhằm bù đắp những thiệt hại về tài sản do cướp
biển thiên tai … xảy ra với các thành viên của nhóm.
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn được đánh dấu bằng vụ
cháy thảm khốc ở Luân Đôn vào ngày 02/09/1666 hủy hoại 13.000 căn nhà trong đó có hơn
100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một thiệt hại q lớn khơng thể cứu trợ được. sau đó, các
nhà kinh doanh ở Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách thành lập
những công ty bảo hiểm hỏa hoạn như : “Fire Office” (1667), :Friendly Society” (1684),
“Hand and hand” (1696).
b. Quá trình hình thành hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam:
Ở miền nam, vào năm 1926, chi nhánh công ty bảo hiểm đầu tiên là công ty Franco –
Asietique.
Đến 1929, công ty Việt nam bảo hiểm ra đời đặt trụ sở tại Sài Gịn để hoạt động bảo
hiểm ơtơ.
Từ 1952 hoạt động bảo hiểm mở rộng dưới nhiều hình thức phong phú.
Cho đến trước 1975, có khoảng 52 cơng ty
Nghiệp vụ bảo hiểm ở giai đoạn này là chủ yếu gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bảo
hiểm sinh mạng, bảo hiểm chuyên chở hàng hoá.
2
Trước 1975, ở Miền Bắc, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam ra đời theo Quyết định
của Thủ Tướng Chính phủ ngày 17/12/1964 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/
1965=> công ty bảo hiểm duy nhất, độc quyền.
Từ 1976 Bảo Việt chuyển đổi thành Tổng công ty với 53 chi nhánh ở khắp các tỉnh
thành.
Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành NĐ 100/NĐ-CP về kinh doanh bảo hiểm=> xóa
độc quyền.
Ngày 9/12/2000 Quốc Hội Khố X thơng qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Ngày
01/8/2001 Chính phủ ban hành NĐ số 42/2001/NĐ-CP Qui định chi tiết thi hành Luật Kinh
doanh bảo hiểm. Ngày 1/8/2001 Chính Phủ cịn ban hành NĐ số 43/2001/NĐ-CP qui định
về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Nghị định 45, 46/2007 thay thế nghị định 42, 43/2001.
Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung 2010.
c. Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm được hiểu là chức năng kinh tế mà mục đích là bồi thường những thiệt hại
về của cải hay sức khoẻ, tính mạng con người, bằng cách đảm nhận những rủi ro và đền
bù những rủi ro ấy. Người muốn được bảo hiểm phải mua bảo hiểm và khi thiệt hại thì
được bồi thường. Việc bồi thường được qui định bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo
hiểm và người được bảo hiểm.
Bảo hiểm là loại hình dịch vụ cung cấp một cơ chế chuyển giao rủi ro, trong đó,
thơng qua việc lập một quĩ tập trung được huy động từ sự đóng góp của các thành viên
trong cộng đồng xã hội,theo đó bên bảo hiểm cam kết chấp nhận rủi ro của bên được
bảo hiểm và sẽ bồi thường, bù đắp những tổn thất mà lẽ ra bên được bảo hiểm phải gánh
chịu.
Bảo hiểm là một nghiệp vụ, theo đó, bên được bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn của mình để cho cho mình hoặc cho người
thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được
trả bởi một bên khác đó là bên bảo hiểm.
Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào bất hạnh của số ít.
Bảo hiểm phải có đầy đủ các đặc trưng cơ bản sau:
-Thứ nhất, bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm chủ yếu trên
cơ sở thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
- Thứ hai, bên bảo hiểm phải cam kết chi trả cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng
khi đối tượng được bảo hiểm gặp những rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Bảo hiểm là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ
phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm; bên bảo hiểm sử dụng quỹ này để tiến hành chi trả cho
bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
1.2 CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM :
1.2.1 Bảo hiểm thương mại và phi thương mại.
Bảo hiểm thương mại: là hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua việc lập quĩ bảo hiểm từ nguồn phí bảo hiểm của
các tổ chức, cá nhân đóng phí bảo hiểm và sử dụng quĩ bảo hiểm bồi thường các thiệt hại
cho các thành viên tham gia bảo hiểm, chi trả khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.
Bảo hiểm phi thương mại: khơng nhằm mục đích kinh doanh.
3
So sánh giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội?
1.2.2 Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Bảo hiểm tài sản: Đối tượng quan hệ bảo hiểm là tài sản dưới các hình thức thuộc mọi
phạm trù kinh tế
Bảo hiểm con người. Đối tượng bảo hiểm là con người bao gồm: sức khoẻ, mạng sống,
khả năng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm vật chất (trách nhiệm dân sự,
trách nhiệm chi trả các khoản nợ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) của cá
nhân và pháp nhân đối với người thứ ba.
1.2.3 Bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm của doanh nghiệp và bảo hiểm tương hỗ.
Bảo hiểm nhà nước: là hoạt động bảo hiểm do các tổ chức của nhà nước thực hiện.
Bảo hiểm của các doanh nghiệp: là hoạt động bảo hiểm được tiến hành bởi các doanh
nghiệp.
Bảo hiểm tương trợ: là loại hình bảo hiểm do các tổ chức bảo hiểm tương hỗ thực hiện.
Các tổ chức bảo hiểm thành lập do sự thoả thuận giữa các cá nhân, pháp nhân nhằm mục
đích chi trả những thiệt hại xảy ra trong các thành viên theo tỷ lệ vốn góp khơng nhằm mục
đích lợi nhuận
1.2.4 Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm tự nguyện: các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm dựa trên cơ sở tự
nguyện, tự giác mà không bị ràng buộc bất cứ một sự tác động nào.
Bảo hiểm bắt buộc. Là loại hình bảo hiểm mà khi các tổ chức, cá nhân rơi vào những
tình huống nhất định thì phải mua bảo hiểm.
1.2.4 Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm bắt buộc với mục đích:
Bảo vệ lợi ích cơng cộng, an tồn, trật tư xã hội
Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân không may bị thiệt hại về thân thể,
sức khoẻ, tài sản do người khác gây ra
Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường của người gây ra thiệt hại
1.2.4 Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Đặc điểm bảo hiểm bắt buộc:
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh
theo hợp đồng và ngồi hợp đồng.
Quốc Hội, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền qui định loại bảo hiểm nào là bắt buộc.
Tính chất bắt buộc chỉ giới hạn ở chỗ các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm mua bảo
hiểm theo qui định của pháp luật về điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm số tiền bảo hiểm tối
thiểu…, mà không phải bắt buộc mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp cụ thể, người mua
bảo hiểm có quyền lựa chọn một trong các công ty bảo hiểm được thành lập và hoạt động
hợp pháp tại VN, doanh nghiệp bảo hiểm khơng có quyền từ chối khi u cầu.
1.2.4 Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Các loại hình bảo hiểm bắt buộc:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, vận chuyển hàng không đối với hành
khách.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công ty tư vấn pháp luật.
4
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Bảo hiểm cháy, nổ
1.2.5 Bảo hiểm tập trung và bảo hiểm không tập trung.
Bảo hiểm không tập trung (bảo hiểm phân tán) quĩ bảo hiểm không tập trung được
thành lập trong các doanh nghiệp dưới hình thức bằng hiện vật.
Bảo hiểm tập trung của quốc gia: là quĩ bảo hiểm của quốc gia thuộc sở hữu nhà nước,
nguồn của quĩ hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và sử dụng bù đắp những tổn
thất của nền kinh tế.
Quĩ bảo hiểm tập trung mang tính cộng đồng: là quĩ bảo hiểm tập trung do sự đóng
góp của nhiều người do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm quản lý đảm nhận và được
sử dụng để bù đắp thiệt hại cho những ai gặp rủi ro thuộc diện bảo hiểm.
1.2.6 Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tuổi
thọ của con người.
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
Bảo hiểm trọn đời;
Bảo hiểm sinh kỳ;
Bảo hiểm tử kỳ;
Bảo hiểm hỗn hợp;
Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
1.26 Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm không phải là
con người như tài sản, trách nhiệm dân sự.
1.26 Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và
đường hàng không;
Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm trách nhiệm;
Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ;
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;Bảo hiểm tín dụng và rủi ro
tài chính;
Bảo hiểm thiệt hại KD; Bảo hiểm nông nghiệp.
Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:
Bảo hiểm tai nạn con người;
Bảo hiểm y tế;
Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.
1.3 NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM:
1.3.1 Nguyên tắc bảo hiểm đối với rủi ro khách quan và có tính ngẫu nhiên:
- Cơ sở lý luận:
5
Nội dung nguyên tắc: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm và chi trả tiền bảo
hiểm đối với những rủi ro khách quan và mang tính ngẩu nhiên, tức là những rủi ro xảy ra
ngoài ý muốn của con người.
Mục đích nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và tránh tình
trạng trục lợi bất chính từ bên mua bảo hiểm.
1.3.2 Nguyên tắc bảo hiểm theo qui luật lấy số đông bù cho số ít.
Cơ sở lý luận:
- Nội dung nguyên tắc: Theo nguyên tắc này thì số đơng người tham gia bảo hiểm (tổ
chức, cá nhân) đóng phí bảo hiểm nhưng tiền bảo hiểm chỉ chi trả cho số ít gặp rủi ro thuộc
diện bảo hiểm.
- Mục đích nguyên tắc: Đảm bảo được mục đích kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm.
1.3.3 Nguyên tắc chọn lọc phân tán rủi ro trong bảo hiểm.
Cơ sở lý luận: An toàn trong kinh doanh là u cầu có tính ngun tắc đối với mọi
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tạo ra được nhiều lợi nhuận thì độ
an tồn trong kinh doanh phải càng cao. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh trong
lĩnh vực rủi ro cho nên trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp bảo hiểm phải
biết chọn lọc và phân tán rủi ro trong bảo hiểm.
Nội dung nguyên tắc:
+ Tái bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành mua lại bảo hiểm cho sản phẩm mà
mình đã chấp nhận bảo hiểm.
+ Đồng bảo hiểm: Là hoạt động bảo hiểm do nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng chấp
nhận bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo tỷ lệ % trách nhiệm nhất định đối với đối
tượng bảo hiểm đó.
Mục đích ngun tắc: Gíup doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn
trong kinh doanh.
1.3.4 Nguyên tắc đền bù trong bảo hiểm :
Nội dung nguyên tắc đền bù: bên được bảo hiểm được đền bù trong trường hợp xảy
ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý: Phân biệt giữa đền bù trong BH với bồi thường thiệt hại trong luật dân sự- kinh
tế.
Không áp dụng cho bảo hiểm con người.
1.3.5 Nguyên tắc hợp tác và trung thực tuyệt đối:
Quan hệ bảo hiểm là quan hệ hợp đồng song vụ tức là quyền của bên này đồng thời sẽ
là nghĩa vụ của bên kia. Chính vì vậy lợi ích của hai bên gắn liền với nhau.
Mục đích của nguyên tắc: Xác định trách nhiệm của hai bên đồng thời nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho các bên trong quan hệ bảo hiểm thương mại.
- Nội dung nguyên tắc:
Bên mua bảo hiểm
Bên bán bảo hiểm
1.3.6 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm:
Cơ sở lý luận:
6
Nội dung: Tổ chức bảo hiểm chỉ tiến hành bảo hiểm cho những chủ thể có quyền lợi có
thể được bảo hiểm.
Mục đích: thực hiện đúng nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm.
1.3.7 Nguyên tắc thế quyền:
Cơ sở lý luận:
Nội dung: Bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền đòi bồi thường, truy địi cho bên
bảo hiểm thơng qua việc cung cấp các tài liệu, biên bản, chứng từ, tài liệu…cần thiết cho
bên bảo hiểm để bên bảo hiểm truy địi từ bên thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại.
Mục đích: bảo vệ quyền lợi cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm.
1.4 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
Bảo hiểm thương mại là công cụ để xử lý rủi ro, duy trì đời sống và hoạt động bình
thường cuả cá nhân và doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng ngăn ngừa rủi ro và hạn chế hậu quả phát sinh từ rủi ro đối với nền
kinh tế và đời sống xã hội.
Bảo hiểm thương mại là công cụ tập trung vốn. Hoạt động bảo hiểm của các công ty
bảo hiểm thu hút được một lượng lớn vốn, lượng vốn này sẽ được đầu tư ngược lại nền kinh
tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
2.1.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm thể chế
hố những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nứơc.
Nhằm phát huy ý nghĩa tích cực của bảo hiểm là khắc phục, bù đắp những rủi ro tổn thất
cho xã hội, huy động các nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
2.1.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm thiết lập
một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, duy trì trật tự kinh doanh bảo hiểm, bảo vệ
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm
bảo đảm sự an toàn của hệ thống tài chính của quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thúc đẩy quá trình hội nhập của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam với thị
trừơng bảo hiểm quốc tế
2.1.2 Sơ lược quá trình phát triển về pháp luật bảo hiểm ở việt nam.
Quyết định số 175 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17.12.1964 Thành lập Tổng cơng ty
bảo hiểm Việt Nam.
Nghị định số 100/1993/NĐ-CP qui định về kinh doanh bảo hiểm ngày 18/12/1993: đa
dạng hoá các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm, tạo môi trường cạnh
tranh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngày 14/6/1997 Chính phủ ban hành
NĐ số 74 sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 100/NĐ-CP.
Ngày 17/12/1997 Chính phủ ban hành NĐ số 115/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
7
Bộ Luật Dân sự Việt Nam ngày 28/10/1995 cũng qui định các vấn đề về bảo hiểm (từ Đ,
571 đến Đ. 584) Bộ Luật hành hải, Luật hàng không dân dụng, Luật dầu khí, Luật đầu tư
nước ngồi cũng trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh các quan hệ bảo hiểm trong những lĩnh
vực nhất định.
Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế Chính phủ ban hành NĐ số 58/NĐ-CP ngày 13/8/1998 ban
hành kèm theoĐiều lệ bảo hiểm y tế.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Chính phủ ban hành NĐ số 12/CP ngày 26/1/1995 về
Bảo hiểm xã hội
Ngày 9/12/2000 Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc Hội nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khố X thơng qua.
các Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP qui
định chi tiết thi hành Luật KDBH.
Thông tư số 71/2001/TT-BTC ; Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 02/8/2001 hướng
dẫn thi hành NĐ số 42, 43/2001/NĐ-CP.
Nghị định 45, 46/2007 thay thế nghị định 42, 43/2001.
Năm 2010, Quoc hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung 2010.
2.2 Khái niệm về PL bảo hiểm thương mại
2.2.1 Khái niệm:
Quan điểm 1: Luật bảo hiểm là một phân ngành luật của Luật tư.
Quan điểm 2: Luật bảo hiểm là một chế định trong luật tài chính.
Quan điểm 3: luật bảo hiểm là một chế định pháp lý hỗn hợp giữa luật dân sự- kinh tếtài chính.
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm theo nghĩa rộng: đó là tổng thể tồn bộ các qui phạm
pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo tạo lập những
quĩ tiền tệ để thực hiện chức năng phòng ngừa, bù đắp những tổn thất xảy ra đối với tính
mạng, sức khoẻ, tài sản cho các cá nhân, tổ chức và xã hội nói chung.
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm theo nghĩa hẹp hay pháp luật về bảo hiểm thương mại:
là toàn bộ các qui phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có đặc tính chung
phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm.
Pháp Luật kinh doanh bảo hiểm: là tổng thể các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, theo đúng trình tự luật định, điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức, quản lý hoạt động bảo hiểm thương mại, các
quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm.
2.2.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tổ chức hệ thống bảo hiểm , quản lý nhà
nước các doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động bảo hiểm. Nhà nước thực hiện chức năng
của mình thơng qua việc qui hoạch, xây dựng , quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh
bảo hiểm.
Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, lãnh đạo điều hành nội bộ
các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quan hệ xã hội phát sinh giữa doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm và hệ thống các chi nhánh, đại lý của nó.
8
Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Nhóm quan hệ xã hội này có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm và khách
hàng. Nhóm quan hệ này mang tính bình đẳng, tự do.
2.3. Quan hệ pháp luật kinh doanh bảo hiểm:
2.3.1 Khái niệm:
Quan hệ pháp luật kinh doanh bảo hiểm là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình mua bảo hiểm và chi trả bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên được nhận tiền
bảo hiểm được các quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh???????
2.3.2 Chủ thể: Bao gồm bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm:
Bao gồm các tổ chức và cá nhân.
Đối với cá nhân thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (phải đủ 18 tuổi trở
lên).
Đối với tổ chức phải có năng lực pháp luật theo qui định của pháp luật.
Bên doanh nghiệp bảo hiểm:
Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có các điều kiện sau:
Phải có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật;
Phải có vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định;
Phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc cho phép thành lập và hoạt
động kinh doanh bảo hiểm.
Lưu ý: Khi tiến hành kinh doanh bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm phải tn thủ các
qui định sau:
Chỉ có những loại hình doanh nghiệp sau mới được phép kinh doanh bảo hiểm (theo
điều 59 Luật sửa đổi, bổ sung 2010):
“+Công ty cổ phần bảo hiểm;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
+ Hợp tác xã bảo hiểm;
+ Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”
Một doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ
bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
2.3.3 Khách thể:
Khách thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm thương mại chính là tiền, các giấy tờ có giá
trị như tiền, tài sản.
2.3.4 Nội dung quan hệ.
Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ sở làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ này
chính là hợp đồng bảo hiểm thương mại.
2.3.4 Nội dung quan hệ.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa
vụ của bên mua bảo hiểm.
Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm.
9
Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Theo quy định của pháp luật là trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc đòi trả tiền bảo hiểm).
Phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết về việc từ chối chi trả bảo
hiểm.
Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường
về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thơng báo những trường hợp có thể làm gia tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận
trong HĐBH
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
2.4 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Hiến pháp 2013.
Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000, 2010.
Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, luật đầu tư, Luật phá sản doanh nghiệp, ...
Các Nghị định của Chính phủ;
Các Thơng tư của các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Ngoài các văn bản pháp luật chuyên về bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn
chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật rải rác trong các văn bản khác như: Bộ luật
hàng hải; Bộ luật hàng khơng dân dụng; Luật dầu khí.
2.5 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM:
Khái niệm kinh doanh bảo hiểm:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm: là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh
lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao
kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy
quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm
về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và
các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo
yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
10
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng
được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ
hưởng.
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp
bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng.
Khái niệm quyền lợi được bảo hiểm: Theo k 9 Đ 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
Rủi ro bảo hiểm: là những sự kiện mang tính giả định, nếu những sự kiện này xảy ra thì
tiến hành bảo hiểm. Trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam hiện hành không tồn tại khái niệm
này. Rủi ro bảo hiểm phải: khách quan khơng mang tính tất yếu, tức khơng phụ thuộc ý chí
chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm.
Khái niệm sự kiện bảo hiểm:Theo k10 Đ 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì Sự kiện bảo
hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện
đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
sống hoặc chết.
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm ti sản, trách nhiệm dân sự và các
nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
11
Chương II
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH BẢO HIỂM
I. DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Khái niệm, phân loại các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm:
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập theo luật kinh doanh bảo hiểm
và các qui định pháp luật khác liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Đặc điểm:
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp
Hoạt động mang tính thường xuyên, mang lại thu nhập chính của các doanh nghiệp kinh
tế bảo hiểm là hoạt động kinh doanh bảo hiểm với mục tiêu lợi nhuận
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chịu sự quản lý thống nhất của Bộ tài chính
1.1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM:
Luật Kinh doanh Bảo hiểm ngày 09/12/2000 qui định các doanh nghiệp bảo hiểm được
tổ chức và hoạt động theo các loại hình sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;
Công ty cổ phần bảo hiểm;
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;
Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Theo điều 59 Luật KDBH sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì:
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Công ty cổ phần bảo hiểm;
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
Hợp tác xã bảo hiểm;
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước do nhà nước thành lập bằng vốn của nhà nước, nhà
nước cử người điều hành, quản trị. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước được tổ chức dưới
mơ hình là một doanh nghiệp (tổng công ty nhà nước) và chịu sự điều chỉnh bởi pháp
luật bảo hiểm với tính chất là pháp luật chuyên ngành và chịu sự điềuchỉnh bởi pháp
luật doanh nghiệp với tính chất là luật chung.
=>Nay chuyển sang làm công ty TNHH 1TV bảo hiểm.
Công ty cổ phần bảo hiểm: Là những công ty được thành lập bằng vốn góp của các cổ
đơng nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ: là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh
doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên.
Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Chỉ có tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ
mới có thể trở thành thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Loại hình chủ thể này ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu trong thực tế một số ngành
nghề như đánh bắt hài sản, nông nghiệp...
12
Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngồi theo pháp luật hiện hành có ba loại hình
(hình thức) tổ chức và hoạt động: Điều 105 (2010 )
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy
định của Chính phủ.
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn
phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.”
Tại sao pháp luật VN không cho phép hành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới loại hình
DNTN?
1.2. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG
1.2.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều kiện để được cấp giấy phép (Đ 63 Luật kinh doanh bảo hiểm):
Thứ nhất, có vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định theo qui định
của Chính phủ.
Xem diều 10 Nghị định 73-2016
Điều kiện để được cấp giấy phép (Đ 63 Luật kinh doanh bảo hiểm):
Thứ hai, có hồ sơ xin phép thành lập và hoạt động theo qui định tại Đ64 Luật Kinh
doanh bảo hiểm.
Thứ ba, có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với các qui định pháp luật.
Thứ tư, ngừơi quản trị điều hành có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
về bảo hiểm.
Điều kiện để được cấp giấy phép (Đ 63 Luật kinh doanh bảo hiểm):
Thứ năm, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh
nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ sáu, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngồi góp vốn thành lập
doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện là không thuộc các đối tượng bị cấm theo
quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
Hồ sơ cấp giấy phép thành lập và hoạt động:
Đ 64 qui định hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo
hiểm bao gồm:
Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động ;
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
Phương án hoạt động kinh doanh năm năm đầu;
Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp.
Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách các tổ chức, cá nhân chiếm 10% số
vốn điều lệ trở lên, tình hình tài chính và những thơng tin liên quan đấn các tổ chức, cá
nhân đó.
Qui tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến
tiến hành.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
được lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Hồ
13
sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm có
vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 (một) bản bằng tiếng Việt
và 1 (một) bản bằng tiếng nước ngồi thơng dụng. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch
từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo
quy định của pháp luật về công chứng. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác
của hồ sơ xin cấp Giấy phép.
Thời hạn cấp giấy phép và lệ phí cấp giấy phép:
Thời hạn cấp giấy phép là 60 ngày, kể từ ngày nhận nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép
thành lập và hoạt động. Cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các doanh
nghiệp bảo hiểm là Bộ Tài chính. Trường hợp tư chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có
văn bản giải thích lý do.
Lệ phí cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm là 0,1% vốn pháp định cho từng loại
hình doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2.2 Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp Bảo hiểm.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động,
doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày của báo trung ương và báo địa phương
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như
sau: tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phịng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm; nội
dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp; họ, tên của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép thành
lập và hoạt động; các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh
doanh.
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động,
doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật
để chính thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Nếu quá thời hạn này
mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không bắt đầu hoạt động thì bị
thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm khi có những thay đổi sau phải được
Bộ Tài chính chấp thuận chấp thuận bằng văn bản: tên doanh nghiệp; vốn điều lệ; mở
hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; ...
1.2.3 Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. (xem điều 68 Luật KDBH 2000)
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thơng tin cố ý làm sai sự thật;
Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu
hoạt động ;
Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm;
Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Hoạt động sai với mục đích hoặc khơng đúng với nội dung ghi trong giấy phép thành
lập và hoạt động;
Không đảm bảo các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kêt với bên mua bảo
hiểm.
1.3 Giải thể, phá sản và khơi phục khả năng thanh tốn của DNBH
1.3.1 Giải thể DNBH:
Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
14
Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà khơng
có quyết định gia hạn;
Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
1.3.2 Khả năng thanh tốn và khơi phục khả năng thanh tốn của DNBH
Khả năng thanh tốn:
Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh tốn khi đã trích lập đầy đủ
dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật KDBH và có biên khả năng thanh
tốn khơng thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ (Đ77
luật).
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh tốn khi biên khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (Đ66
Nghị định 73/2016, Đ78 Luật)).
Dự phòng nghiệp vụ
Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục
đích thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các
hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải
tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 53-56 Nghị định 73/2016.
Biên khả năng thanh toán
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài
sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng
thanh tốn.
Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính
thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ tồn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán
của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Xem điều 65 Nghị định 73/2016.
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo
cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng
thanh toán và các biện pháp khắc phục.
DNBH phải thực hiện các biện pháp sau đây:
Lập phương án khơi phục khả năng thanh tốn, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khơi phục khả năng thanh tốn.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh tốn
thì Bộ Tài chính có quyền u cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng
thanh toán, gồm những biện pháp sau:
Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc
toàn bộ hoạt động;
Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
15
Kiểm sốt đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm khơng khơi phục được khả năng thanh tốn
theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát
khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Ban kiểm soát khả năng thanh tốn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau
Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khơi phục khả năng thanh
tốn theo phương án đã được chấp thuận;
Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khơi
phục khả năng thanh tốn để phối hợp thực hiện;
Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng
thanh toán;
Ban kiểm sốt khả năng thanh tốn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ HĐBH của một hoặc một số
nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế
thành viên HĐQT, TGĐ (GĐ), PTGĐ (PGĐ) nếu xét thấy cần thiết;
Yêu cầu HĐQT, TGĐ (GĐ) miễn nhiệm, đình chỉ cơng tác đối với những người có hành
vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được
chấp thuận;
Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khơi phục khả năng
thanh tốn;
Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khơi
phục khả năng thanh tốn.
Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo
quy định của pháp luật trong q trình áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng thanh toán
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm
soát khả năng thanh toán.
Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn
Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh tốn;
Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;
Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện
pháp khôi phục khả năng thanh tốn,;
Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.
Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn được thực hiện
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thơng báo cho các cơ
quan có liên quan.
DNBH Hồng Việt bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt và một Ban Kiểm soát khả
năng thanh toán đã được thành lập. Trong q trình hoạt động, Ban Kiểm sốt khả năng
thanh tốn đã có các quyết định sau:
Miễn nhiệm quyền điều hành của TGĐ Cty.
16
Sa thải ơng An, nhân viên doanh nghiệp, vì có hành vi thông đồng với khách hàng để
lừa đảo tiền bảo hiểm.
Yêu cầu công ty chuyển giao một số HĐBH cho công ty bảo hiểm Thanh Tâm.
Hỏi các quyết định trên là đúng hay sai? Tại sao?
1.3.3 Phá sản DNBH
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm khơng có khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn mà vẫn mất khả năng
thanh tốn thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp
luật về phá sản doanh nghiệp.
1.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA DNBH:
1.4.1 Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm: (điều 24 NĐ 73/2016)
Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Trụ sở chính;
Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở;
Văn phịng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp mơi
giới bảo hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ
các lợi ích đó;
Địa điểm kinh doanh, phịng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi hoạt
động kinh doanh cụ thể, trực thuộc Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm.
1.4.2 Lãnh đạo điều hành doanh nghiệp bảo hiểm:
Theo qui định trong Luật doanh nghiệp.
Lưu ý:
Đối với người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chun mơn, năng lực quản trị,
điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài
chính.
1.4.2 Lãnh đạo điều hành doanh nghiệp bảo hiểm:
Lưu ý:
Đối với chuyên gia tính tốn (Appointed Actuary)
Chun gia tính tốn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơng tác đảm bảo an tồn tài chính
cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Chuyên gia tính tốn có quyền độc lập về chun mơn
nghiệp vụ và không được đồng thời kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Tổng giám đốc;
- Kế toán trưởng;
- Thành viên Hội đồng quản trị.
17
1.5 CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO
HIỂM.
1.5.1 Kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hình thức sau:
Một là trực tiếp;
Hai là thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm
Ba là, thông qua đấu thầu;
Bốn là các hình thức khác.
Có sản phẩm bảo hiểm mới tiến hành kinh doanh bảo hiểm.
Hoa hồng bảo hiểm
Hoa hồng bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trả trực tiếp
cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm sau khi những tổ chức, cá nhân
này mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động sử dụng hoa hồng bảo hiểm chi cho các nội
dung sau:
+ Chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục và giới thiệu khách hàng);
+ Chi phí thu phí bảo hiểm;
+ Chi phí theo dõi hợp đồng và thuyết phục khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý
Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Đại lý bảo hiểm.
Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam;
Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính
mình;
Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.
Nguyên tắc trong kinh doanh và khai thác BH
Các hành vi cấm trong khai thác BH.
Điều 45 nghị định 73/2016.
1.5.2 Kinh doanh tái bảo hiểm:
Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh
lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Có 2 hình thức:
Nhượng tái bảo hiểm.
Nhận tái bảo hiểm
Nhượng tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một
hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm
18
bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng
hoa hồng tái bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nhượng tái bảo hiểm
Đối với các loại hình tái bảo hiểm hạn chế (finite reinsurance), trước khi ký kết hợp
đồng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản do người đại diện trước pháp luật ký
thông báo cho Bộ Tài chính các nội dung chính của hợp đồng tái bảo hiểm, mục đích ký kết
hợp đồng, cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chế độ kế
toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc nhượng tái cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngồi khơng được thực hiện
theo các điều kiện thuận lợi hơn so với nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm
trong nước.
Nhận tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo
hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá
rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Nhận tái bảo hiểm
Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
- Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng
phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo
hiểm.
1.5.3 Các hoạt động khác của DNBH:
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phịng ngừa để bảo đảm an
tồn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. (Điều 46-48 73/2016)
Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
Hỗ trợ xây dựng các cơng trình nhằm mục đích đề phịng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho
các đối tượng bảo hiểm;
Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
1.5.3 Các hoạt động khác của DNBH:
Giám định tổn thất
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp
bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ
tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
Trong trường hợp các bên không thống nhất về ngun nhân và mức độ tổn thất thì có
thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo
hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc
lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người
được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập.
19
1.5.3 Các hoạt động khác của DNBH:
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76
của Luật Kinh doanh bảo hiểm, điều 48 Nghị định 73/2016 và theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính
1.5.3 Các hoạt động khác của DNBH:
Đầu tư vốn:
Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao
gồm:
Nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là
tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để
bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo
hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với DNKDBH Phi
Nhân thọ khơng thấp hơn 25% tổng dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ
chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được
gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải
được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ
được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức
tín dụng không hạn chế;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh
nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức
tín dụng khơng hạn chế;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp khơng có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh
nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.
20
2 DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
2.1 Khái niệm doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo
hiểm theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm
về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và
các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
2.1 Khái niệm doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thành lập và thực hiện các hoạt động
như: cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm
phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
=> là người đại diện nên chịu trách nhiệm về lời tư vấn.
2.2 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm
Vì cơng ty mơi giới là bên cung cấp các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm mà không hoạt
động kinh doanh bảo hiểm trực tiếp do vậy pháp luật khơng hạn chế hình thức pháp lý của
tổ chức mơi giới bảo hiểm.
Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ không cho phép các cá nhân thực hiện hoạt động môi giới
bảo hiểm nếu không thành lập doanh nghiệp. So với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thêm các loại hình là doanh nghiệp tư nhân, Công ty
TNHH.
2.3 Thủ tục thành lập, hoạt động giải thể phá sản các doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm.
Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải thành lập doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm giống như điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhưng trong hồ
sơ khơng phải nêu phương thức trích lập dự phịng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm,
đầu tư vốn, khả năng thanh tốn trong phương án kinh doanh.
Doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ
phí.
2.4 Hoạt động của DNMGBH
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm các nghiệp vụ sau:
Cung cấp thơng tin về các loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,
DNBH cho bên mua BH;
Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa DNBH và bên mua bảo hiểm;
Thực hiện các cơng việc khác có liên quan đến việc thực hiện HĐBH theo yêu cầu của
bên mua bảo hiểm.
Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá các rủi ro, lựa chọn loại hình bảo
hiểm , điều kiện, điều khoản bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm , doanh nghiệp bảo hiểm.
2.4 Quyền và nghĩa vụ của DNMGBH
DNMGBH được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được
tính trong phí bảo hiểm.
DNMGBH có nghĩa vụ:
21
Thực hiện việc môi giới trung thực;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
bên mua bảo hiểm;
Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
3.ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Khái niệm đại lý bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là các cá nhân, tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ
sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện những hoạt động đại lý bảo hiểm.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao
kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ
quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
3.2 Hình thức pháp lý của đại lý bảo hiểm
Đối với đại lý bảo hiểm, việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động không đặt ra bởi đại
lý hoạt động khơng nhân danh chính mình, khơng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
chính mình đối với người mua bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trước doanh
nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm
với đại lý. Do vậy pháp luật không giới hạn các chủ thể thực hiện hoạt động đại lý bảo
hiểm là pháp nhân hay cá nhân.
=> DNBH được tự do lựa chọn đại lý bảo hiểm
Các điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm: (điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc
bị Tồ án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký
kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Các điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm: (điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ
các điều kiện của cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm.
Lưu ý:
Điều 83 Nghị định 73/2016
D:\Data\ĐH Kinh te\Luat Kinh doanh Bao hiem\Van ban Bao hiem\Nghị định 45-2007
Hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.doc
Để ràng buộc và đảm bảo việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm, pháp luật cho phép các
doanh nghiệp bảo hiểm khi xây dựng hợp đồng bảo hiểm có thể qui định về nghĩa vụ của
đại lý bảo hiểm phải thế chấp tài sản hoặc ký quĩ .
3.3 Các nội dung cơ bản trong hoạt động của đại lý bảo hiểm
Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
22
Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
Thu phí bảo hiểm;
Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
3.3 Các nội dung cơ bản trong hoạt động của đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện theo đúng nội dung của hợp đồng đại lý đã ký
kết. Truờng hợp đại lý vi phạm thoả thuận thì phải chịu những chế tài qui định trong hợp
đồng.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu
trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có
trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm
đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
3.4 Tư cách pháp lý của Đại lý bảo hiểm
Trong quan hệ với Doanh nghiệp bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm là người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt
động đại lý bảo hiểm (tư cách của người được ủy quyền hay người thụ ủy).
Trong quan hệ với Người mua bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm là người đại diện doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các công việc như
giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm … (tư
cách của bên bán bảo hiểm).
3.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy
định của pháp luật;
Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả
thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
u cầu đại lý bảo hiểm thanh tốn phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp
đồng bảo hiểm;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
3.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật;
Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin, tài liệu cần thiết liên quan đến
hoạt động đại lý bảo hiểm;
Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
3.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
23
Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của mình
gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động
do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện;
Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh
nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành
nghề.
3.6 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
Điều 84 Nghị định 73/2016
D:\Data\ĐH Kinh te\Luat Kinh doanh Bao hiem\Van ban Bao hiem\Nghị định 45-2007
Hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.doc
3.7 Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
Điều 85 Nghị định 73/2016
24
Chương III
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
I. Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm.
KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
Hợp đồng bảo hiểm là một chế định quan trọng trong Luật bảo hiểm bởi hợp đồng bảo
hiểm được thiết lập trên sự ưng thuận bình đẳng của các bên, là cơ sở pháp lý làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm.
1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
Luật điều chỉnh:
Luật kinh doanh bảo hiểm.
Các luật khác liên quan như: Bộ luật hàng hải,
Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam, Luật dầu khí...
Khó điều chỉnh và làm giảm giá trị của qui định bảo hiểm trong BLDS.
Theo Đ 567 Bộ Luật dân sự Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các
bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả
một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo K 1, Đ 12, Luật KDBH: Hợp đồng bảo hiểm là thoả thuận giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là thoả thuận bằng văn bản giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo thoả
thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho bên thụ
hưởng là bên mua bảo hiểm hoặc bên thụ hưởng thứ III trong bảo hiểm nhân thọ hoặc
bồi thường cho bên được bảo hiểm hoặc bên thứ ba trong bảo hiểm phi nhân thọ khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM:
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, trừ một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm là
một hợp đồng vì lợi ích cho bên thụ hưởng thứ ba .
Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng thoả thuận
Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu.
Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng bảo hiểm mang tính may rủi.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM:
Về hình thức: Ln ln bằng văn bản, thể hiện dưới một trong hai hình thức chủ yếu là
đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp với nội dung
theo quy định của pháp luật.
Về hiệu lực pháp lý: Nếu trường hợp các bên khơng thỏa thuận gì khác thì hợp đồng
bảo hiểm có hiệu lực từ thời điểm hai bên tiến hành giao kết hợp đồng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM:
Về chủ thể: Gồm bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, bên bán bảo hiểm luôn luôn
là pháp nhân.
25