TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG AN NINHGIÁO DỤC THỂ CHẤT
**********
CÂU HỎI TIỂU LUẬN: Trình bày vai trị của thực tiễn đối với nhận
thức? Từ đó anh (chị) vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt động
học tập và thực tiễn của bản thân?
MÔN TRIẾT HỌC MAC – LENIN
HỆ ĐẠI HỌC
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN ĐỨC ANH
LỚP: 72DCLG21
MÃ SINH VIÊN: 72DCLG20105
GIẢNG VIÊN: TS, GVC LƯƠNG CÔNG LÝ
Hà Nội, 2021
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
1. Thực tiễn và nhận thức ........................................................................ 4
1.1. Thực tiễn .......................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thực tiễn ........................................................................ 4
1.1.2. Đặc trưng ......................................................................................... 4
1.1.3. Các hình thức cơ bản ..................................................................... 5
1.2. Nhận thức .......................................................................................... 6
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ............................................. 6
3. Quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn
của bản thân .............................................................................................. 8
2
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, “thực tiễn” và “nhận thức” là hai phạm trù thường xuyên được
đề cập đến trong các hoạt động của con người. Giữa thực tiễn và nhận thức có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau và nó là một trong những vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng. Trong
bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của con người thì những vấn đề về thực tiễn và
nhận thức phải được đưa ra xem xét trong mối liên hệ với nhau. Có như vậy hoạt
động của con người mới có thể đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao. Lịch sử
phát triển đã chứng minh rằng phải luôn kết hợp giữa thực tiễn và nhận thức trong
mọi hoạt động. Nếu có sự vi phạm nguyên tắc này thì kết quả thu được sẽ không
được như mong muốn.
Ở phạm vi rộng, đối với Việt Nam, chúng ta đã từng đi qua những cuộc
chiến tranh để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hồn tồn giải
phóng, nhân dân ta bắt tay vào khôi phục nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Trong quá trình này, chúng ta gặp vơ vàn khó khăn những cũng có những
điều kiện thuận lợi nhất định. Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước
có những đường lối chiến lược phát triển đất nước khác nhau. Trải qua nhiều thay
đổi về đường lối quản lý, hiện nay nền kinh tế nước ta đã tìm được hướng đi đúng
mặc dù vẫn cịn khơng ít sai lầm cần phải sửa đổi. Đạt được những thành tựu như
vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã đi từ thực tiễn hoàn cảnh đất nước mà có được
những lý luận đúng đắn để đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp.
Cịn ở phạm vi hẹp hơn, đối với mỗi sinh viên chúng ta, việc nắm rõ và
vận dụng tốt mối tương quan thực tiễn – nhận thức có tác động rất lớn tới thái độ,
ý thức, hành vi kết quả học tập cũng như việc phát triển các kĩ năng của bản thân
phục vụ cho cơng việc, cuộc sống. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta
cần hiểu rõ “thực tiễn, nhận thức là gì?”, “vai trị của thực tiễn đối với nhận thức”
để từ đó, có cái nhìn tổng quan hơn về chúng và áp dụng một cách đúng đắn vào
hoạt động học tập, thực tiễn của bản thân.
***
3
1. Thực tiễn và nhận thức
1.1. Thực tiễn
1.1.1. Khái niệm
- Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học
Mác –Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm
trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:
+ Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng
tạo ra thế giới của con người, chứ khơng xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt
động lịch sử xã hội.
+ Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động
vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con bn, đê tiện, bẩn thỉu.
Tóm lại. thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
1.1.2. Đặc trưng
Thứ nhất, thực tiễn khơng phải tồn bộ hoạt động của con người mà chỉ là
những hoạt động vật chất cảm tính, như lời của C.Mác, đó là những hoạt động vật
chất cảm giác được của con người. Nghĩa là con người có thể quan sát trực quan
được các hoạt động vật chất này. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt
động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động
vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới
làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội
của con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự
tham gia của đông đảo người trong xã hội. Trong hoạt động thực tiễn con người
truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng vì
vậy, hoạt động thực tiễn ln bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ
thể. Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.
4
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ con người. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật
nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua hoạt động
thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích
nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới. Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới
hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ
động thích nghi của động vật.
1.1.3. Các hình thức cơ bản
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác
nhau, nhưng gồm những hình thức cơ bản:
Thứ nhất, là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là hình thức thực tiễn có sớm
nhất bởi lẽ, ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người,
con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại. Sản xuất
vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn
tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Khơng có sản xuất vật chất, con
người và xã hội lồi người khơng thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn
là cơ sở cho sự tồn tại của của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các
hoạt động sống khác của con người.
Thứ hai, là hoạt động chính trị - xã hội. Đây là hoạt động thực tiễn thể hiện
tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết
chế xã hội, các quan hệ xã hội,v.v.. tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho con
người phát triển. Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu
tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hịa bình, dân chủ, tiến
bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường
xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển. Thiếu hình thức
hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội lồi người cũng khơng thể phát triển
bình thường.
5
1.2. Nhận thức
Nhận thức là khả năng hiểu biết của con người đối với hiện thực khách
quan, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách
quan, bản chất nhận thức là một trong những hoạt động của con người nhằm hình
thành nên ý thức, tri thức. Dựa trên cơ sở tình độ xâm nhập vào bản chất của đối
tượng, nhận thức được phân chia thành hai trình độ nhận thức khác nhau về đối
tượng, tính chất, chức năng, hình thức và trình tự phản ảnh, đó là nhận thức kinh
nghiệm và nhận thức lý luận.
Trong đó, nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan
sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm
khoa học. Nhận thức kinh nghiệm hình thành những tri thức kinh nghiệm, bao
gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Nhận
thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất, quy
luật của các sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức lý luận là tri thức lý luận.
Tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc, chính xác và hệ thống hơn nhận thức
kinh nghiệm.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn có 4 vai trị quan trọng đối với nhận thức.
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Qua hoạt động thực tiễn, con
ngươi cải biến được tự nhiên, xã hội và tư duy của mình, tiếp thu được những tài
liệu cảm tính.. Sau đó, bằng tư duy logic, bằng trí tuệ, con người hình thành nên
tri thức về sự vật hiện tượng. Có thể thấy, thực tiễn đã hiện thực hóa các giác
quan, tạo ra những công cụ hỗ trợ cho các giác quan của con người.
Thứ hai, thực tiễn là động lực của nhận thức. Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức, vì thế nó luôn thúc đẩy cho
sự ra đời của các ngành khoa học. Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan
6
của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hồn thiện hơn, trên cơ sở
đó giúp q trình nhận thức của con người hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
Thứ ba, thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức của con người ngay
từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị quy định
bởi những nhu cầu thực tiễn. Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn,
soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí, hay phục vụ cho
những ý tưởng viển vơng. Nếu khơng vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương
hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học - kết quả của nhân thức chỉ có ý nghĩa khi
nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục
vụ con người.
Thứ tư, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Tri thức của con người
là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không
đúng hiện thực khách quan. Không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không
thể lấy sự hiển nhiên, hay sự tán thành của số đông hoặc sự có lợi, có ích để kiểm
tra sự đúng, sai của tri thức. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm
nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hố được tri thức, hiện
thực hố được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc phủ định một
sai lầm nào đó.
Vì vậy, lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác
Lê-nin yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn,
đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu
lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược
lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào Chủ nghĩa thực dụng, kinh
nghiệm Chủ nghĩa.
7
3. Quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn của bản thân
Nhu cầu nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu học tập. Theo nghĩa
rộng nhất, học tập là học và luyện tập để hiểu hiết, để có kỹ năng. Dưới góc độ
tâm lý học, học tập là đặc trưng của con người được điều khiển một cách tự giác
để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi mới…. Học
tập xuất hiện với tư cách là một hoạt động nhờ phương pháp nhà trường. Học tập
là một dạng của hoạt động nhận thức của con người. Cả hoạt động nhận thức và
hoạt động học tập đều là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của con người, làm
phong phú hơn các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho con người và đều là sự phát hiện
ra một cái gì đó mới mẻ một cách khách quan đối với họ. Mặc dù nhu cầu nhận
thức có nội dung đối tượng phong phú hơn so với nhu cầu học tập, song nếu xem
xét trong phạm vi của hoạt động học tập, thì nhu cầu nhận thức là nhu cầu đối với
việc tiếp nhận đối tượng hoạt động học. Do đó, đối tượng thỏa mãn nhu cầu nhận
thức đồng thời là đối tượng của nhu cầu học tập. Và như vậy, lúc này nhu cầu
nhận thức trở thành nhu cầu học tập. Đây là kết quả của quá trình phát triển của
nhu cầu nhận thức trong tiến trình phát triển của đời người.
Từ trước đến nay ta đã từng nghe câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh
là: “học phải đi đơi với hành” nhưng có thể ta chưa biết rằng câu nói này được
hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận về vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Theo quan điểm của Người,
“học” là một hoạt động nhận thức, là quá trình tiếp thu tri thức, thơng qua đó hình
thành các nhân cách, năng lực cần thiết; “hành” là thực hành, là làm việc, là sự
vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Giữa
“học”(nhận thức) và “hành” (thực tiễn), Người cho rằng có mối quan hệ biện
chứng, chặt chẽ với nhau. Tuy chỉ mới trở thành sinh viên Đại học được vài tháng
nhưng tơi càng thấm thúy câu nói của Bác, cũng như thấm nhuần tư tưởng của cụ
Mác-Lênin rằng: “học phải đi đơi với hành”. Giữa bối cảnh tình hình dịch vơ cùng
căng thẳng việc học của chúng tôi bị ảnh hưởng không hề nhỏ, và mất đi một cái
thứ được gọi là thực hành.
8
Nhưng liệu khi khơng bị ảnh hưởng vì đại dịch liệu việc thực hành của chúng
tơi có diễn ra sn sẻ? Câu trả lời sẽ tự bản thân mỗi người có mà thơi. Thực tế
một số sinh viên khơng hề quan tâm tới việc thực hành (làm bài tập về nhà mà
thầy cô đã giao) mà họ thường đi xin đi mượn của những bạn chăm hơn, thậm chí
trên lớp họ cũng không chịu học tập. Để rồi đến những lúc thi kết thúc học phần
thì đều tìm đủ mọi cách để qua môn từ học tủ đến không học gì. vì vậy những bạn
như thế thì khơng có “nhận thức” cũng chẳng có “thực tiễn”. Lý do lớn nhất là họ
chưa có nhận thức đúng đắn về cái mình đang học là gì, thực tế ra mà nói thì họ
đang “học đại” chứ không phải “đại học”. Trong quá trình học tập của sinh viên
hiện nay, phần đơng các bạn sinh viên đều chưa có đủ kiến thức về thực tiễn, song
họ vẫn đang vướng mắc nhiều ở phần nhận thức. Hiểu một cách đơn giản sự thành
công hay hiểu biết về một sự việc nào đó là hai mốc cách xa nhau. Thì ta có cuộn
dây nối hai mốc là “nhận thức” còn cây thăng bằng là “thực tiễn”. Chúng ta không
thể đi qua hai điểm mà không dùng dây, và cũng khơng thể đi qua nó mà khơng
có cây thăng bằng. sợi dây càng căng đồng nghĩa với việc “Nhận thức” chúng ta
tốt còn lại cây thăng bằng càng chuẩn là đồng nghĩa với việc ta đã tìm hiểu sử
dụng về nó. khi có dây căng, dây thăng bằng chuẩn thì việc đi qua giữa hai điểm
đó thật dễ dàng. Vì vậy để thành cơng sinh viên chúng ta phải có “thực tiễn” đi
liền và bổ sung cho “nhận thức”.
Sinh viên Đại học đặc trưng bởi sự khả năng tư duy sâu sắc, năng lực trí tuệ
cao, vốn kiến thức về môi trường xã hội rộng. Sinh viên rất quan tâm đến việc
phát triển các kĩ năng, cách ứng xử mới, mong muốn thể nghiệm mình trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống, chuẩn bị sẵn sàng đối diện với xã hội. Đây là thời kỳ có
nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội. Sự trưởng thành về
mặt xã hội cùng với nỗ lực, sự kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai cho thấy
nhu cầu và khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao. Do đó, hiệu quả
phát triển nhu cầu nhận thức cho sinh viên có điều kiện thực hiện tốt.
Trước bối cảnh xã hội đang không ngừng đổi mới, phát triển và hội nhập quốc
tế, mỗi chúng ta cần xác định việc phát triển nhu cầu nhận thức cho người học từ
9
đó hình thành kỹ năng tự học cho người học là một việc làm quan trọng. Trong
nhà trường, tự học có quan hệ chặt chẽ với q trình dạy học nhưng có tính độc
lập tương đối và mang sắc thái cá nhân. Việc sinh viên tự giác học tập là một trong
những nguyên nhân bên trong thúc đẩy hoạt động học tập có kết quả. Kỹ năng tự
học giúp người học chuẩn bị học tập suốt đời, có khả năng điều khiển việc học
tập và khả năng thực hành.
Trong môi trường xã hội hiện nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh và
mạnh với những ứng dụng ngày càng nhiều của nó giúp con người có điều kiện
học tập và làm việc thuận lợi hơn. Chúng ta cần tận dụng tối đa những thành quả
cơng nghệ, tự giác, tích cực học hỏi, xem tự học là một hình thức hoạt động nhận
thức của cá nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ do chính người học
tiến hành. Người học tự lập kế hoạch, tự lựa chọn nội dung đối tượng học tập,
việc tự học có thể được tiến hành ở trên lớp hoặc ngồi lớp học. Q trình tự học
của sinh viên chúng ta là điều kiện cần thiết để giúp ta phát triển nhận thức, thỏa
mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi.
10
11