Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đề cương Bài soạn môn Tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.56 KB, 69 trang )

PHẦN I
BÀI 01
TÀI CHÍNH CƠNG

I. KHÁI NIỆM:
Khi đề cập đến Hoạt động Tài chính cơng là đề cập đến việc tạo lập – phân phối

– sử dụng lợi ích mà NN thu được bằng quyền lực NN để thực hiện chức năng quản lý XH & bảo
đảm sự tồn tại của mình.
Bắt nguồn từ quan hệ sở hữu khác nhau thì dẫn đến hệ quả pháp lý sẽ khác nhau giữa cơng &
tư, theo đó Quỹ tiền tệ cơng được tạo lập cho NN, thông qua hệ thống bộ máy quản lý NN = các CQNN
trong bộ máy có chức năng cụ thể thì Nguồn lực TCC sẽ được chia ra cho các Nhóm lợi ích trong NN
đó. Cho nên việc dùng tiền trong quỹ TCC phải được thiết lập chặt chẽ, quản lý được tránh tình trạng
lạm quyền giữa các Nhóm lợi ích trong NN đó, điều này khác với hoạt động & quản lý quỹ tài chính
Tư. VD: Các DN có quyền sử dụng nhiều nguyên vật liệu cho một SP hoàn thành hoặc thưởng cho
nhân viên cao… nhưng khơng thể hạch tốn tồn bộ vào chi phí đó để tính thuế, do phải tn theo định
mức mà NN cho phép.
Cách thức thực hiện hạch toán của Hoạt động TCC phải bằng tiền, là thước đo của giá trị, khơng
được hạch tốn bằng hiện vật, ngày cơng lao động. VD: Khi NN tịch thu các tang tài vật, có khi tiêu
hủy hoặc xung cơng… Khi xác lập Tài sản vô chủ như nhà ở, hiện vật, quốc hữu hóa… thuộc quyền
sở hữu NN thì thu bằng hiện vật nhưng khi hạch toán phải quy giá trị bằng Tiền tại thời điểm thu được.
Chủ thể tiến hành phải là NN, tuy nhiên NN phải thông qua hệ thống Cơ quan cụ thể trong bộ
máy của mình, đại diện cho quyền lực NN được quy định quyền hành, chức năng thực hiện hoạt động
TCC cụ thể để tiến hành các hoạt động tạo lập – phân phối – sử dụng các quỹ TCC. VD: Trong các CQ
thuế có quyền Thu thuế cho NN nhưng được chia lại, phân bổ lại kinh phí để chi trả lương cho cán bộ
- cơng chức ngành Thuế…
Cơ sở phát sinh trên cơ sở hành vi tạo lập – phân phối – sử dụng Quỹ tài chính cơng & được
phân thành nhiều Quỹ cụ thể Quỹ Ngân sách NN, Quỹ BHXH, dự trữ NN, dự trữ tài chính… Quỹ hỗ
trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… xuất phát từ NSNN nhưng được lập cho những Mục đích cụ thể.
Mục đích của Hoạt động TCC nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quản lý NN, đáp ứng
nhu cầu lợi ích của tồn XH. Mỗi NN khác nhau thì ứng với chế độ chính




trị - XH khác nhau dẫn đến chức năng khác nhau & điều này biến động theo thời gian & tùy vào sự
biến động về bản chất của các QHXH, QH quốc tế… cho nên việc tạo lập & tiêu tiền của NN sẽ phụ
thuộc vào việc NN chú trọng đến & thực hiện chức năng nào của mình. Hơn nữa, việc thực hiện hoạt
động TCC để duy trì trật tự, công bằng, phúc lợi XH của quốc gia nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình
tránh tình trạng xung đột lợi ích giữa các Nhóm lợi ích, bị lật đổ, thất bại của NN đó. VD: Những năm
90s, NN chú trọng việc thu hút nguồn lực đầu tư nước ngồi vào VN bằng chính sách tài chính tác động
đến lợi ích của NĐT nước ngồi & được hưởng Thuế lợi tức (Thuế TNDN) 25% trong khi đó NĐT
trong nước phải chịu thuế 32%, chênh lệch 7% mặc dù NĐT nước ngồi mạnh về vốn, cơng nghệ…
NN chủ trương thí các DN trong nước để đổi lại thu hút công nghệ của nước ngồi để có thể đuổi kịp
sự pháp triển của các quốc gia khác trên TG mặc dù cơng nghệ đó cũng đã lỗi thời so với nước ngoài
nhưng mới so với VN. Cho nên dẫn đến việc nhiều DN Việt Nam bị DN nước ngồi thâu tóm như Coca
Cola thâu tóm Tribeco, Lix bán lại một phần thị phần cho Unilever…
+ Tài chính cơng bao gồm:

1. Quỹ tiền tệ chung là Quỹ NSNN để thực hiện những mục đích nhất định của NN. Khi tiền
thu khơng đủ chi thì NN phải đi vay, hình thành nên khoản nợ cơng, theo đó pháp luật thiết lập cơ chế
để cho phép NN đi vay & tạo lập những khoản nợ công theo quy định của PL cụ thể VD: phát hành trái
phiếu ngoại tệ, nội tệ; vay chính phủ khác… để duy trì bộ máy NN cầm quyền, ổn định trật tự XH trong
hồn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt những quốc gia có nền KT kém phát triển không đủ nguồn thu để
bù đắp chi cho quốc gia & trả nợ cho chính phủ khác như Hy Lạp, Iceland... phải cần Liên minh Châu
âu hỗ trợ ưu đãi tránh tình trạng phá sản chính phủ.

2. Khi tồn tại thì sẽ có những rủi ro khơng thể lường trước được, nếu các DN có Quỹ dự phịng
thì NN cũng phải dự phịng khi có những tình huống bất ổn xảy ra thì NN sẽ ở vào tình thế khó khăn,
cho nên dự trữ tài chính quốc gia, mặc dù được thiết lập trên sổ sách bằng Tiền nhưng có thể chuyển
đổi thành những hình thái vật chất VD: NN thiết lập quỹ dự trữ TC quốc gia với tổng giá trị thành Tiền
là X & mua hàng hóa để dự trữ phòng trường hợp Thiên tai, địch họa xảy ra như lúa gạo, mì gói, nhu
yếu phẩm, thuốc men… để viện trợ khẩn cấp cho những nơi đang trong tình trạng khẩn cấp.


3. Ngồi ra, để tạo lập những quan hệ để duy trì XH thì NN cịn lập ra những Quỹ tài chính
ngồi ngân sách, nghĩa là có nguồn gốc từ NSNN & được NN phân bổ vào các Quỹ để thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể, mục đích cụ thể & tách riêng ra khỏi


ngân sách VD: Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ phịng chống thiên tai, Quỹ BHXH, Quỹ xóa đói giảm
nghèo…

4. Bản thân hoạt động TCC không phải do NN chung chung thực hiện mà được phân bổ cho
các CQ, đơn vị trong bộ máy NN thụ hưởng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ NN được phân bổ, cho
nên tạo lập nên Tài chính của các Cơ quan, đơn vị VD: ĐH Luật Tp.HCM là tổ chức đơn vị sự nghiệp
muốn thực hiện được nhiệm vụ sự nghiệp của mình là GD – ĐT thì phải thực hiện việc thu học phí, kết
chuyển về kho bạc NN & phải làm thủ tục lập dự toán NSNN, xuất toán… để nhận kinh phí hoạt động
từ ngân sách để trả lương cho cán bộ, nhân viên, chi dùng trong hoạt động của mình…

5. Các khoản nợ công.
6. Phần vốn NN tại các DN.
II. ĐẶC ĐIỂM:

1. Chủ thể Nhà nước là chủ thể một bên trong QHTCC (Cơ quan đại diện NN trong từng lĩnh
vực) VD: trong Hoạt động thu thuế là Cơ quan Thuế, thu lệ phí chứng thực là UBND cấp xã, thu học
phí của trường ĐH Luật Tp.HCM thơng qua ủy nhiệm quyền thu học phí cho NH Agribank & NH sẽ
thu hộ cho trường như vậy quan hệ tạo lập phát sinh giữa ĐH Luật Tp.HCM và học viên sẽ tiến hành
thông qua NH Agribank…

2. Nội dung
+ Hoạt động Tạo lập quỹ TCC = hoạt động Thu ngân sách, bao gồm thuế, phí, lệ
phí…
+ Hoạt động Phân phối – Sử dụng quỹ TCC = hoạt động Chi ngân sách. VD:

Phân bổ cho bộ máy NN tại địa phương như UBND, HĐND… từ cấp tỉnh đến cấp xã. Khi thực hiện
thành cơng thí điểm bỏ HĐND cấp xã tại các TP lớn để giảm chi ngân sách cho việc trả lương, giải
quyết vấn đề bộ máy cồng kềnh nhưng khi áp dụng cho tồn quốc thì gặp khó khăn khi tại các địa
phương khơng phát triển, khơng có cơng ăn việc làm như các Tp lớn thì khơng giải quyết được vấn đề
việc làm cho lượng nhân sự dư thừa làm nảy sinh các vấn đề xã hội khác & cần phải được giải quyết
bằng ngân sách. Suy cho cùng, mục đích chính của các hoạt động TCC nhằm ổn định XH, mặc dù giảm
cồng kềnh của bộ máy làm phát sinh hệ quả nợ cơng có thể giảm, thu ngân sách nhiều nhưng phải chi
dùng cho những vấn đề xã hội phát sinh có khi cịn nhiều hơn! Cho nên các hoạt động TCC là vấn đề
mấu chốt cho cân đối NSNN thông qua những quyết định bội chi, vay nợ… phụ thuộc nhiều vào vấn
đề kinh tế - XH. Trong năm 2017, Tp.HCM bị cắt giảm phân bổ từ 22% xuống còn 18% trên tổng thu
ngân sách,


còn lại phải chuyển về TW để phân bổ lại (Cấp bổ sung) cho các địa phương kém phát triển khác khơng
có nguồn thu như Bắc Cạn, Cao bằng… tại các địa phương này xảy ra trường hợp làm lơ cho các DN
trốn thuế, mặc dù biết vì nếu ép q thì họ khơng cịn hoạt động & khơng có việc làm cho người dân
& không thu được ngân sách…
+ Mục đích của hoạt động TCC ln ln hướng đến việc thực hiện chức năng & nhiệm vụ
của NN, ảnh hưởng đến mức độ điều tiết trong các Quy phạm pháp luật về TCC, dẫn đến việc thay đổi
mức độ điều chỉnh trong các QPPL thay đổi liên tục. VD: Thuế suất VAT thay đổi có lợi (5%) cho các
lĩnh vực ưu đãi về lương thực – thực phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh; Dự kiến điều chỉnh mức lương
tối thiểu vùng nhằm giải quyết hài hịa lợi ích của NLĐ là người tạo ra lợi ích cho XH…
+ Về mặt pháp lý của hoạt động TCC chịu sự điều chỉnh của Luật Cơng là QPPL mà trong đó
NN tham gia với tư cách là chủ thể quyền lực & chi phối tồn bộ hoạt động này & sự bình đẳng, thỏa
thuận rất hiếm khi xảy ra. VD: Trong quan hệ Thuế thì người nộp thuế khơng thể từ chối đóng thuế,
nếu khơng thực hiện nghĩa vụ Thuế khi có Lợi ích thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự…
Hoặc quyền lực NN hạn chế quyền chi thêm, thưởng nhiều hơn của các Đơn vị trong bộ máy NN bởi
vì TCC là tài sản thuộc quyền sở hữu của NN.
III. VAI TRỊ CƠ BẢN TRÊN GĨC ĐỘ PHÁP LUẬT:


1. TCC là công cụ để huy động nguồn tài chính bằng pháp luật như xác lập các quy phạm pháp
luật về Thuế, phí, lệ phí, thu nhập… có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập nguồn tài chính của NN.

2. TCC là cơng cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, bởi vì TCC tác động vào các quan hệ lợi ích từ
quan hệ kinh tế, sản xuất, kinh doanh… bằng cách chi tiền cho các quan hệ này thì NN có thể thực hiện
chức năng chi phối, thao túng các quan hệ này. VD: Khi NN thu Thuế với mức thuế suất giảm dần, DN
được giữ lại thêm tiền để tái sản xuất kinh doanh, tái đầu tư, mở rộng hoạt động SX – KD làm cho quy
mô nền kinh tế được mở rộng làm tăng thu Ngân sách NN…

3. TCC là công cụ tạo lập cơng bằng xã hội, bởi vì TCC tác động vào các quan hệ lợi ích &
phân phối lại, xác lập lại lợi ích mà các chủ thể trong XH tạo ra bằng các Thu hoặc Chi. VD: Thu thuế
TNCN của người có thu nhập nhiều hơn so với người có thu nhập ít hơn, có thể do họ may mắn hơn…
Chi cho xóa đói giảm nghèo… Người dân Đơng Timo khơng được đối xử bình đẳng thì họ tạo ra những
cuộc các mạng làm cho Indonesia chậm phát triển hết 10 năm so với trước đây…


4. Vai trò kiểm tra, giám sát của TCC điều tiết vào các quan hệ lợi ích thì NN sẽ nắm được các
quan hệ lợi ích diễn ra như thế nào? Hiệu quả ra làm sao?... vơ hình trung thì NN sẽ kiểm tra, giám sát
được các quan hệ lợi ích trong toàn bộ đới sống XH & điều tiết một cách hiệu quả VD: Khi thu Thuế
thì NN sẽ biết DN kinh doanh hiệu quả nhu thế nào, Giám sát các quan hệ lợi ích trong XH, hoạt động
thực thi các quy phạm pháp luật ra làm sao…
IV. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CƠNG:

1. Căn cứ vào chủ thể quản lý trực tiếp:
NN thực hiện chức năng quản lý thông qua Hệ thống cơ quan được phân bổ & thực hiện chức
năng, nhiệm vụ nhất định, được phân thành 03 nhóm:

i) Tài chính cơng tổng hợp: HĐTC được quản lý chung bởi cơ quan quản lý NSNN & các
quỹ tiền tệ khác của NN, cụ thể là Bộ Tài chính thực hiện quản lý tiền, điều phối tiền phục vụ cho bộ
máy NN tồn tại & điều tiết tiền vào các Quỹ nhằm thực hiện những mục đích cụ thể của NN.

TCC tổng hợp tồn tại & hoạt động gắn liền với việc tạo lập & sử dụng các quỹ tài chính cơng
nói chung, cụ thể hàng năm khi NN muốn phân bổ nguồn lực tài chính cho các Đơn vị trong bộ máy
NN vận hành thì BTC sẽ căn cứ vào Dự toán NSNN để thực hiện quản lý & phân bổ tiền cho các cơ
quan ban ngành. VD: ĐH Luật Tp.HCM trực thuộc Bộ GD – ĐT để hưởng kinh phí hoạt động từ ngân
sách NN thì hàng năm phải lập Dự tốn & trình cho Bộ GD – ĐT, sau đó Bộ GD – ĐT sẽ tổng hợp &
trình cho BTC & BTC sẽ trình cho QH quyết định… Sau khi được duyệt thì BTC sẽ tiến hành chuyển
ngân cho Đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị… trong dự toán.

ii) Tài chính của các Cơ quan hành chính nhà nước: là những đơn vị quản lý, cơ quan hành
chính NN, bởi vì đây là các đơn vị quản lý cho nên không thể tạo ra các nguồn thu cho NSNN mà hoạt
động chủ yếu tập trung vào việc vận hành bộ máy NN được thuận lợi, đúng theo chức năng, nhiệm vụ
được giao. Cho nên hoạt động TCC chủ yếu tại các cơ quan này thường là thụ hưởng & chi dùng. VD:
UBND phường thiện hiện hoạt động chứng thực, sao y bản chính… mặc dù có thu nhưng giá trị thu rất
thấp! chỉ đủ chi dùng cho hoạt động đóng dấu, ghi sổ… khơng tạo nguồn thu chính cho NN.

iii) Tài chính của các Đơn vị sự nghiệp cơng lập: là những đơn vị hoạt động sự nghiệp phục
vụ cho một mảng hoặc lĩnh vực nào đó của đời sống như Giáo dục, Y tế, Kinh tế… Bên cạnh hoạt động
chi dùng thì cịn khả năng tạo lập nguồn thu khá lớn


VD: Hệ thống trường Công lập tiến hành thu học phí, lệ phí tạo lập nguồn thu khá lớn cho NN. Nhưng
hiện tại, đặc biệt trong lĩnh vực GD – ĐT thì các cơ sở cơng lập được thiết lập khá nhiều dẫn đến hiện
trạng cạnh tranh với nhau để tạo nguồn thu cho NSNN & đặc biệt cho chính mình.

2. Căn cứ vào nội dung quản lý:
Trong hệ thống TCC luôn quan tâm đến việc làm thế nào quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng lạm
quyền của các nhóm lợi ích trong bộ máy nhà nước, cho nên NN sẽ quan tâm đến việc quản lý TCC về
nội dung theo hướng cách thức tạo lập – phân chia các lợi ích, cụ thể:

i) Quản lý Ngân sách nhà nước: hoạt động NSNN sẽ tạo ra một Quỹ tiền tệ gọi là Quỹ NSNN

có giá trị lớn nhất của một quốc gia, tập trung vào cho một chủ thể duy nhất là NN, chi phối hoạt động
của toàn bộ bộ máy NN, bao gồm 02 mảng:
+ Thu ngân sách nhà nước;
+ Chi ngân sách nhà nước.
Nhằm hướng đến việc tạo lập, phân chia các lợi ích thu được & tỷ lệ chi trả cho các chủ thể
tham gia vào các hoạt động này.

ii) Quản lý Tín dụng nhà nước: Khi NN thiếu tiền thì sẽ đi vay hoặc khi NN muốn hỗ trợ cho
các chủ thể khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quá trình tồn tại của NN thì NN sẽ tiến hành
cho vay. Cho nên trong nội dung này thì NN chủ yếu quản lý 02 công tác:
+ Việc nhà nước đi vay;
+ Việc nhà nước cho vay.
Trong đó, việc đi vay có thể vay trong nước như phát hành trái phiếu CP hoặc vay nước ngoài
như phát hành trái phiếu quốc tế. Ngược lại, trong những lĩnh vực NN muốn hỗ trợ hoặc ưu tiên phát
triển thì NN sẽ tiến hành hoạt động cho vay, gồm cho vay trong nước & nước ngồi nhằm lơi kéo sự
ủng hộ của các quốc gia nhất định trong các vấn đề liên quan đến ngoại giao, an ninh quốc gia…

iii) Quản lý Tài chính cơng ngồi NSNN: Quỹ ngồi NSNN được hình thành để phục vụ
cho những chức năng, nhiệm vụ cụ thể - đặc thù của NN, theo đó đây là một Quỹ có những đặc điểm
sau:
+ Mang tính độc lập so với Quỹ NSNN;
+ Nhưng vẫn thuộc sở hữu của NN.


VD: Quỹ dự phòng nhà nước dùng để xử lý những tình huống, biến động bất thường khơng thể
dự liệu trước được (thiên tai, dịch bệnh, địch họa, lũ lụt…) trong quá trình hoạt động của NN được tạo
lập trong Dự toán NSNN hàng năm, tức là Dự toán NSNN phải được lập trước năm thực hiện Dự
toán…

BÀI 02

KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH CƠNG
I. KHÁI NIỆM:
Cơ sở lý luận của hành vi tạo lập – phân phối – sử dụng các quỹ tài chính này là quyền lực nhà
nước, chi phối tồn bộ việc hình thành nên các QPPL được thể hiện trong nhiều Văn bản khác nhau
trong việc tạo lập quỹ TCC.

1. Đối tượng điều chỉnh:
Ngoài ra, nội dung của TCC còn được xác lập trong Hiến pháp liên quan đến nghĩa vụ nộp Thuế
của các chủ thể… thể hiện rõ quyền lực NN trong xác lập lợi ích, theo đó hoạt động TCC sẽ điều chỉnh
03 nhóm quan hệ chủ đạo bằng việc ban hành các QPPL cụ thể:

i. Quan hệ về phân cấp quản lý TCC: do là tiền của NN cho nên phải chia sẻ cho nhiều nhóm
lợi ích trong XH có nhà nước đó, theo đó NN phải tiến hành chia quyền tránh việc các chủ thể này
tranh giành, lợi dụng vị thế để hưởng lợi ích hơn nhóm khác.

ii. Quan hệ về tạo lập các nguồn lực TCC: do nguồn lực tài chính phải do con người trong
XH tạo lập nên cho nên NN bằng quyền lực của mình để cưỡng chế các chủ thể để tạo lập nguồn lực
TCC cho mình thơng qua việc Thu Thuế, phí, lệ phí, quốc hữu hóa, thu hồi đất…

iii. Quan hệ về phân phối, sử dụng các nguồn lực TCC: NN hình thành những QPPL để
điều chỉnh các quan hệ này nhằm phân phối lại những lợi ích thu được trong q trình tạo lập các quỹ
TCC.

2. Phương pháp điều chỉnh:
i. Phương pháp mệnh lệnh: thể hiện quan hệ bất bình đẳng giữa NN và các chủ thể cịn lại,
áp đặt ý chí của mình lên các chủ thể cịn lại, phủ khắp trong hoạt động TCC. Nếu chủ thể khác không
thực hiện đúng theo quy định của NN sẽ bị xử lý vi phạm, cưỡng chế thi hành… VD: ĐH Luật Tp.HCM
muốn thực hiện sửa chữa hệ



thống máy lạnh thì phải lập dự tốn gồm nhiều công đoạn như thanh lý, mua mới, lắp đặt… & phải tổ
chức đấu thầu, mở thầu, bỏ thầu… và phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn theo Luật định.

ii. Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: nhằm đảm bảo, tơn trọng, công nhận quyền sở hữu
hợp pháp của các chủ thể thì NN phải thực hiện phương thức này để điều chỉnh một số quan hệ như Đi
vay bằng cách chào bán trái phiếu trong nước & nước ngoài…

II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CƠNG:

1. Khái niệm:
Là Quan hệ pháp luật ngay từ lúc hình thành bởi vì trong đó một bên ln ln là nhà nước do
đó NN cần phải thiết lập những QPPL ngay từ đầu để tạo ra những lợi ích cho mình chứ khơng ai tự
giao tài sản mình có cho NN, cho nên khi khơng có Luật thì khơng thể điều chỉnh. VD: Trước 2012,
do NN không ban hành Thuế BVMT cho nên không thể thu loại Thuế này được… Thưởng cho cán bộ
công chức không vượt quá mức quy định mặc dù mức thưởng không xứng đáng với thành quả bỏ ra…
Khi mua xe ơ tơ thì khơng vượt q định mức mua xe công cho từng đơn vị trong bộ máy NN…

2. Các yếu tố cấu thành: i.
Chủ thể:
a) Một bên là Nhà nước, chủ thể NN là một thực thể rất rộng cho nên chủ thể thực sự chủ yếu
đại diện NN tham gia vào QHPLTCC là Bộ Tài chính, cơ quan quản lý tài chính NN được NN phân
giao quyền.
Ngồi ra cịn có những chủ thể khác trong bộ máy NN cũng tham gia vào QHPLTCC nhưng
không được giao quyền đại diện NN để quản lý NN trong lĩnh vực TCC. VD: Cơ quan BHXH chỉ quản
lý quỹ BHXH trong chức trách của mình nhưng BTC vẫn là cơ quan quản lý tổng thể quỹ này…Quỹ
xóa đói giảm nghèo, dự phòng ngân sách cũng như vậy…

b) Một bên còn lại là Tổ chức, cá nhân không quan tâm đến độ tuổi, năng lực chủ thể, tư cách
pháp nhân hay không, mà bất kỳ ai có lợi ích bị điều chỉnh bởi QHPLTCC này thì sẽ là chủ thể bên
kia (khác với Dân sự, Hình sự…). VD: Bất kỳ ai



trúng số độc đắc thì lợi ích đã hình thành & sẽ bị điều chỉnh bởi PLTCC về nộp thuế thu nhập… Hộ
nghèo được hỗ trợ ưu đãi khi vay vốn, xóa đói giảm nghèo…
Trong đó, bao gồm cả những Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước không nhân danh NN trong
lĩnh vực quản lý TCC, mà nhân danh chính mình để thụ hưởng nguồn kinh phí từ NSNN để bảo đảm
hoạt động của chính mình. VD: Cục Thuế Tp.HCM vừa tham gia QHPLTCC để thụ hưởng, chia sẻ
nguồn kinh phí từ NSNN để đảm bảo hoạt động quản lý NN của mình…
ii. Khách thể:
Lợi ích vật chất mà các bên mong muốn đạt được khi thiết lập QHPLTCC, nhằm nhận biết được
cách thức điều chỉnh của QHPLTCC. Bởi vì, về phía NN mong muốn đảm bảo việc chi dùng để duy
trì sự tồn tại của mình. Về phía các tổ chức, cá nhân còn lại mong muốn tạo lập những lợi ích nhất định
khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình cho NN để hưởng sự bình ổn trong XH mà
nhà nước đó đang tồn tại.
iii. Nội dung:
Tùy vào từng các QHPLTCC cụ thể mà các bên sẽ có những quyền & nghĩa vụ cụ thể. Tuy
nhiên, do đa phần QHTCC là quan hệ mang tính bất bình đẳng cho nên chủ thể NN sẽ ln là chủ thể
có nhiều quyền hơn chủ thể cịn lại. Thậm chí một số QHTCC chủ thể cịn lại chỉ có Nghĩa vụ mà
khơng có Quyền, thể hiện rõ trong Hiến pháp theo đó mọi cơng dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho NN
cho nên QHTCC khơng được xem là quan hệ song vụ theo đó quyền & nghĩa vụ của các bên đối ứng
nhau. VD: Trong quan hệ Thuế thì các quyền được Miễn, giảm, ưu đãi, hồn lại (khi nộp thừa) Thuế
VAT… khơng phải là quyền công dân mà chỉ là quyền phái sinh khi thực hiện nghĩa vụ rồi thì mới
được quyền đó và phải làm thủ tục xin phép NN để hưởng quyền này.

3. Quản lý tài chính cơng: i.
Khái niệm:
Là hoạt động của hệ thống CQNN tác động vào quá trình tạo lập – phân phối – sử dụng các quỹ
tiền tệ của NN nhằm thực hiện các mục tiêu & nhiệm vụ của NN thơng qua một q trình cụ thể:

- Lập kế hoạch: NN là một thực thể gồm nhiều bộ phận cho nên phải thực hiện lập kế hoạch

để đảm bảo nguồn tài chính để tồn tại. Cụ thể như việc lập dự toán cho năm tiếp theo…


- Tổ chức: tổ chức thực hiện Dự toán vừa lập, phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho từng chủ thể
cụ thể.

- Điều hành: triển khai việc thực hiện Dự toán vừa lập ở từng cấp, từng đơn vị.
Tiến hành theo những thủ tục, trình tự, quy chế trách nhiệm cụ thể.

- Kiểm soát: Thanh tra NSNN / Kiểm toán NN sẽ tiến hành thực hiện chức năng này phù
hợp với pháp luật.
Quy trình quản lý TCC hướng đến 02 vấn đề, cụ thể:
+ Thu các quỹ tiền tệ của NN;
+ Chi các quỹ tiền tệ của NN.
ii. Đặc điểm:

a. Loại hình quản lý nhà nước, bởi vì NN phải duy trì lợi ích của chính mình để đảm bảo sự
tồn tại của mình, tồn tại song song với các loại hình quản lý khác như QLNN về đất đai, QLNN về tiền
tệ, QLNN về SX – KD…

b. Thực hiện bởi hệ thống CQNN & tuân thủ các quy định của PL, bởi vì để thực hiện được
chức năng quản lý NN về TCC phải căn cứ trên các quy định của PL về Trao quyền, cho phép, không
cho phép, xử lý vi phạm…

c. Phương thức quan trọng điều tiết nguồn lực tài chính nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của NN, bởi vì nếu khơng có quản lý thì các nguồn lực tài chính sẽ nằm ngồi tầm kiểm soát
của NN mà trước tiên là vấn đề vỡ nợ quốc gia dẫn đến đình trệ hoạt động của CP và quốc gia.
iii. Nguyên tắc:

- Nguyên tắc tập trung, dân chủ: tồn bộ lợi ích xác lập được thơng qua pháp luật về TCC

được quy về một đầu mối là NN, bởi vì điều này sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính đủ lớn để chi phối
các QHXH khác, tránh tình trạng manh múng tiền dẫn đến tình trạng sức mạnh tài chính khơng đủ lớn.
VD: Tiền thu được từ các nguồn lực trong XH sẽ quy tụ về Kho bạc NN kết chuyển vào quỹ NSNN.
Hơn nữa, mỗi địa phương có những đặc thù KT-XH-CT khác nhau, cho nên NN không thể áp
dụng các quy định giống nhau liên quan đến việc tạo lập nguồn thu hoặc chi sẻ lợi ích được, do đó sẽ
có những quy định thống nhất tập trung trên quy mơ tồn quốc gia nhưng sẽ có những quy định thì NN
sẽ trao quyền cho các ĐP tự xác định quan hệ của mình hoặc NN quy định phù hợp với địa phương đó.
VD: Các khoản tiền thu được từ đất thì địa phương được giữ lại toàn bộ 100% để sử dụng, cho nên NN
quy


định Giá đất sẽ do UBND Tỉnh quy định trên cơ sở tự chủ, xem xét tình hình đời sống của người dân,
tình hình KT-XH… tại địa phương để quyết định.

- Nguyên tắc hiệu quả chi phối hoạt động TCC, bởi vì hoạt động quản lý TCC liên quan đến
lợi ích vật chất do đo nếu không làm phát sinh phát sinh thêm lợi ích mà cịn sụt giảm thì sẽ làm cho
mong muốn mà các bên tham gia quan hệ TCC khơng đạt được & lợi ích vật chất mà NN mong muốn
không đạt được. Cho nên trong quá trình hoạt động TCC phải đảm bảo nguyên tắc này bằng cách các
CQNN quản lý phải tạo ra giá trị sinh lợi. VD: Hiện nay, nếu nâng thuế suất Thuế TTĐB đối với thuốc
lá thì NN mong muốn đạt được mục đích tăng thu cho NSNN & cịn hạn chế tác hại thuốc lá cho XH…
nhưng trong khảo sát thực tế thì khơng hiệu quả, bởi vì khi thuế suất tăng thì việc bn lậu sẽ gia tăng
& làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất chính thống, khi đó thuế suất tăng cao làm cho hàng hóa chính
thống khơng cạnh tranh được về giá dẫn đến việc không bán được & đặc biệt tạo cơ hội cho các ngành
kinh doanh khơng chính thống phát sinh: thuốc lá lậu tràn lan thị trường…

- Nguyên tắc thống nhất nhằm đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ TCC thể
hiện ở chỗ đối với những chủ thể như nhau trong điều kiện, hồn cảnh như nhau thì sẽ được áp dụng
các mức độ điều chỉnh giống nhau. VD: Đối với hộ nghèo dù ở địa phương nào, khi thỏa mãn đầy đủ
các điều kiện về hộ nghèo, cận nghèo… thì sẽ được xét hưởng chính sách ưu đãi tương đương với điều
kiện quy định. Hoặc Thuế VAT 10% áp dụng cho các VP luật sư ở toàn quốc…


- Nguyên tắc minh bạch & cơng khai, bởi vì lợi ích vật chất mà NN thu được là lợi ích chung
của các nhóm lợi ích cùng chung mục đích duy trì NN, cho nên địi hỏi tính minh bạch trong các giao
dịch liên quan đến TCC để các thành tố trong bộ máy NN có thể tự giám sát lẫn nhau & phải đặt ra
những quy định trong pháp luật về việc cơng khai thơng tin, lập dự tốn, niêm yết thông tin công khai
như thế nào… đối với một số chủ thể nhất định.
iv. Nội dung:

1. Quản lý Ngân sách nhà nước:
+ Quản lý hệ thống ngân sách nhà nước, phải quản lý hệ thống bởi vì NSNN bao trùm toàn
bộ vùng lãnh thổ của một quốc gia, mà mặt quản lý NN diễn ra trên đơn vị nhỏ nhất (cấp xã, phường)
& NN phải phân chi lợi ích đến cấp quản lý NN này. NN phân chia hệ thống quản lý NSNN thành:

- Cấp ngân sách TW;
- Cấp ngân sách Địa phương.


Nhằm mục đích chia để trị & để quản lý hiệu quả thì NN phải phân tầng quản lý, đồng thời
nhằm mục đích phân tầng chia sẻ lợi ích từ TW đến địa phương. Theo đó:

- Cấp NS TW sẽ quản lý bao quát toàn bộ 64 tỉnh thành, bao gồm tất cả đơn vị tại TW
như Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, các Bộ và CQ ngang bộ… khơng gắn liền với một địa hạt hành
chính nào cả, mà thường thiết lập trụ sở chính (đại bản doanh) tại Thủ đô.

- Cấp NS Địa phương tương ứng cấp Tỉnh / thành phố trực thuộc TW, trong đó bao
gồm 03 đơn vị hành chính địa phương: cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã & chia sẻ lợi ích vật chất từ NSNN
để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý được phân bổ.
Hệ thống ngân sách nhà nước được thiết lập phụ thuộc vào hệ thống chính trị của một quốc gia,
tại VN là mơ hình nhà nước đơn nhất cho nên được thiết lập một cách đơn nhất & thống nhất từ TW
đến địa phương. Bên cạnh đó, tại các nhà nước Liên bang như Mỹ, Đức… thì sẽ phân cấp theo cách

thức khác biệt, do diện tích của một ban thường rất lớn tương đương một quốc gia cho nên điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị đặc thù thường khác nhau do đó các bang thường có những quyền hạn riêng
trong việc thiết lập các nghĩa vụ tài chính, hoạt động TCC ở các bang cụ thể.
+ Quản lý phân cấp nguồn thu / khoản chi:

- Nguồn Thu: giúp xác định mức độ lợi ích được thụ hưởng của từng cấp ngân sách &
căn cứ vào yếu tố công bằng để xác định:

i) Khoản thu 100% là khoản thu mà một cấp NS được hưởng toàn bộ, cho dù cách
thức thu như thế nào.
VD: Trong Luật NSNN, toàn bộ thuế XK – NK thu tại địa phương (cửa khẩu) trên toàn lãnh
thổ sẽ chuyển nộp toàn bộ về NS của TW, đây là khoản thu 100% của TW hoặc thu về Dầu khí sẽ kết
chuyển tồn bộ về NS TW, do có những địa phương khơng có nguồn tài ngun này (khơng có cửa
khẩu) cho nên để đảm bảo ngun tắc cơng bằng, bình đẳng thì tất cả nguồn thu này sẽ kết chuyển toàn
bộ về TW.
Ngược lại, tất cả khoản thu về Đất, tài nguyên sẽ là nguồn thu 100% của Địa phương do từng
địa phương đều có đất đai & tài nguyên tương đồng nhau.

ii) Khoản thu điều tiết là khoản thu được điều tiết theo tỷ lệ nhất định giữa cấp trên &
cấp dưới, cụ thể là cấp TW & Địa phương. NN phải điều tiết bởi vì giá trị của khoản thu này tại các địa
phương không giống nhau, xuất phát từ điều kiện kinh tế của họ khác nhau!


VD: Nguồn thu từ Thuế VAT, TTĐB, TNDN, TNCN… đối với các hoạt động nội địa tại các
Tỉnh thành lớn thường cao hơn các tỉnh thành còn lại cho nên tùy giá trị thu được mà TW sẽ điều tiết
chuyển về NS TW theo tỷ lệ khác nhau. Như Tp.HCM bị điều tiết theo tỷ lệ 7:3, tức là Tp.HCM chỉ
được giữ là 3 để phục vụ hoạt động quản lý NN tại địa phương & phải chuyển phần còn lại lên NS cấp
TW. Tại Hà Nội là 6:4, các tỉnh khó khăn sẽ được áp dụng tỷ lệ 0:10, thu được bao nhiêu giữ lại toàn
bộ để chi dùng trong tỉnh bởi vì chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, nhưng không phát triển, lĩnh vực SX KD không phát triển… thậm chí cịn khơng đủ kinh phí để hoạt động quản lý NN.


iii) Khoản thu bổ sung là khoản thu của NS cấp trên dùng để hỗ trợ cho NS cấp dưới
do NS cấp dưới thiếu hụt nguồn NS để hoạt động quản lý NN, thu không đủ chi cho nên phải cần TW
trợ giúp, mặc dù khó khăn nhưng vẫn phải duy trì bộ máy quản lý tối thiểu cụ thể vẫn cần phải có
UBND tỉnh / huyện / xã, HĐND tỉnh / huyện / xã, MTTQ tỉnh / huyện / xã… Hơn nữa, các hoạt động
Chi NSNN thuộc nhiệm vụ của cấp TW nhưng được thực hiện bởi cấp dưới, diễn ra trên địa bàn của
cấp dưới cho nên cấp trên phải bổ sung cho cấp dưới. VD: Tại Tp.HCM đang tiến hành làm những con
đường lớn nối liền các quận làm phát sinh kinh phí bồi thường giải tỏa tại từng quận cho nên ngân sách
của Tp.HCM phải chuyển bổ sung NS cho các quận tương ứng để thực hiện giải tỏa đền bù cho người
dân.

- Khoản chi:
i) Chi thường xuyên là khoản chi để duy trì hoạt động của bộ máy NN, mang tính chất
chi tiêu dùng, chi là hết.

ii) Chi không thường xuyên là khoản chi vào các hoạt động như đầu tư – phát triển
chiếm tỷ trọng lớn nhất & chú ý đến tính sinh lợi, thực hiện trả nợ chiếm tỷ trọng nhỏ. VD: Khoản thu
được từ Thuế sẽ đối ứng khoản thu này với khoản chi thường xuyên. Ngược lại, đối ứng khoản thu từ
vay nợ với khoản chi không thường xuyên.
+ Quản lý quỹ NSNN: thực hiện thông qua hoạt động quản lý của cơ quan Kho bạc nhà nước.
Toàn bộ tiền thu được từ tất cả các nguồn được kết chuyển vào KBNN.

2. Quản lý các quỹ TCC ngoài ngân sách: tương tự như quản lý NSNN nhưng đơn giản hơn
do những quỹ này được thiết lập nên để phục vụ cho những mục đích cụ thể:


+ Quản lý nguồn thu: việc tạo lập nguồn thu tương ứng với mục đích, tùy vào bản chất của
quỹ cụ thể mà nguồn thu sẽ khác nhau.
+ Quản lý chi: từ mục đích chi phối việc chi tương ứng.
+ Quản lý quỹ TCCNNS: thực hiện việc giữ quỹ.


3. Quản lý nợ công:
+ Quản lý huy động vốn NSNN: Nợ vay (phát hành trái phiếu) & tiếp nhận nguồn vốn ODA
từ nhiều tổ chức quốc tế, tài chính… có thể được cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc khơng có lãi
suất.
+ Giám sát: đã được quy định cơ chế pháp lý rất chặt chẽ và đầy đủ trong việc lập hồ sơ huy
động, quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay… tránh việc sử dụng lãng phí, không hiệu quả nguồn lực
này!
+ Quản lý trả nợ: Khi NN đi vay chủ yếu vay bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ) & sẽ trả bằng tiền.
Ngoài ra, các quốc gia chủ nợ cho VN vay còn cho phép trả nợ bằng hàng nhằm tạo ra nguồn dự trữ
quốc gia cho các nước đó (chỉ quan hệ trả nợ giữa các quốc gia). Các DN thường tích cực hướng đến
việc đấu việc SX hàng hóa để trả nợ cho chính phủ nhưng thường NN chỉ định thầu.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của bộ máy quản lý TCC:
i) Quốc hội: trong quản lý hoạt động TCC thì QH là cơ quan có quyền lực cao nhất & có quyền
quyết định, phê chuẩn các vấn đề liên quan đến Dự toán, Quyết tốn, Dự án mang tính trọng điểm quốc
gia… được quy định cụ thể trong Luật NSNN. VD: Việc phê chuẩn các Dự án Bơ-xít, Dự án mỏ vàng,
Đặc khu kinh tế Phú Quốc... đều liên quan mật thiết đến lợi ích chung của quốc gia cho nên phải do
QH quyết định.

ii) Chính phủ: chủ thể điều hành chung hoạt động tài chính cơng & chuyển giao hoạt động
TCC cho Bộ Tài chính triển khai một cách cụ thể. Những cơ quan cụ thể hơn thực hiện quản lý đối với
các quỹ TCC nằm ngoài ngân sách như Cơ quan BHXH quản lý quỹ BHXH.

iii) Cơ quan quản lý địa phương: bao gồm HĐND & UBND, theo đó HĐND cấp tỉnh có vai
trị tương tự như QH tại TW, có quyền phê duyệt Dự toán, quyết toán, các hoạt động đầu tư dự án trọng
điểm & có quyền ban hành các quy định liên quan đến TCC trong việc xác định các mức phí, lệ phí…
VD: Thơng qua mức thu phí, lệ phí


hoặc các khoản thu liên quan đến địa phương… nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương.

UBND cấp tỉnh có vai trị tương tự như Chính phủ tại TW, có chức năng điều hành triển khai
các hoạt động TCC trong phạm vi Địa phương nhưng không phải CQ quyền lực nhà nước cho nên
khơng có quyền như HĐND cấp tỉnh.
HĐND & UBND cấp huyện, xã khơng có quyền lực như cấp tỉnh, bởi vì nguyên tắc thống
nhất trên cả nước mà quyền ban hành các mức điều tiết lợi ích chỉ dừng lại tại cấp tỉnh. Bởi vì nếu trao
quyền xác lập lợi ích đến cấp huyện, xã với một quy mơ địa hạt nhỏ thì có thể tạo nên sự bất bình đẳng
giữa các chủ thể trong các vùng vị trí địa lý tương tự nhau. VD: Quận 8 giáp ranh cửa ngõ từ Miền Tây
vào Tp.HCM, năm 2012 Chủ tịch UBND quận 8 nhận thấy tình hình dân nhập cư ngủ dọc vĩa hè vào
ban đêm quá nhiều sau khi buôn bán ở khắp nơi đổ về thì mới ra quyết định thu phí ngủ
2,000đ/người/đêm do cơ quan dân phòng phụ trách thu để dễ quản lý tình hình cư trú… chưa bàn đến
thẩm quyền ban hành quyết định nhưng trên thực tế việc triển khai thực hiện khơng khả thi bởi vì chỉ
cần cách nhau một con đường & bên kia đường là thuộc địa hạt quận khác (quận 6, quận 4) thì khơng
thể áp dụng được! Do đó cho thấy một điều phạm vi điều chỉnh quá hẹp sẽ tạo nên sự bất bình đẳng
giữa các phạm vi hành chính nhỏ như cấp huyện, xã.

PHẦN II
BÀI 03
PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TCC
I. GIỚI THIỆU CHUNG:

i) Khái niệm:
Thuế Hàng hóa – dịch vụ là loại thuế có đối tượng chịu thuế là hàng hóa – dịch vụ, bởi vì HHDV
là yếu tố vật chất cấu thành trong quan hệ liên quan đến hoạt động mua bán, tran đổi, nhập khẩu, xuất
khẩu… Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nên hàng hóa – dịch vụ & mong muốn của NN điều tiết trên
nhiều góc độ khác nhau thì sẽ hình thành nên những sắc thuế cụ thể. Cho nên cùng một HHDV cụ thể
thì NN có thể ban hành nhiều sắc thuế khác nhau để điều tiết lên HHDV đó. VD: Đối với xe hơi 05
chỗ ngồi nhập khẩu, khi thực hiện hành vi nhập khẩu thì hình thành giao dịch nhập khẩu & cho phép
NN điều tiết Thuế nhập khẩu, tiếp theo đó NN nhận thấy đây là SP đặc biệt



mà NN muốn hạn chế thì NN tiếp tục điều tiết lên chiếc xe Thuế TTĐB & sự xuất hiện của chiếc xe
trên thị trường làm xuất hiện giá trị mới biểu hiện bằng chiếc xe cho nên NN tiếp tục điều chỉnh điều
tiết lên chiếc xe này Thuế VAT.

ii) Đặc điểm:
- Là Thuế gián thu, bởi vì Thuế này được thu thông qua đối tượng nộp thuế và người trả thuế
là người tiêu dùng HHDV đó thơng qua việc trả giá cho HHDV mà họ mua & người bán HHDV đó sẽ
thu Thuế này, sau đó nộp lại cho NN. Thuế gián thu NN dễ thu hơn, bởi vì ít ra đối với người nộp thuế
khơng thấy xót của khi khơng xem đó là tiền của mình & chỉ thu của người mua hàng và nộp lại cho
NN. Bản thân người mua hàng do cần dùng HHDV cũng không ý thức đầy đủ việc phải trả thuế hàng
ngày, hàng giờ. VD: Vụ Đông Nam liên quan đến việc kinh doanh ĐTDĐ, khi LS lập luận có lượng
tiền trốn thuế liên quan đến Thuế VAT, do Cty không thu được vì khách hàng khơng lấy hóa đơn, nếu
lấy hóa đơn thì Cty phải xuất thêm 10% giá trị của ĐTDĐ & khách hàng phải bỏ thêm tiền để nộp thuế.
Do đó, Cty khơng thu được tiền từ khách hàng cho nên khơng có tiền để nộp cho NN. Như vậy, lượng
tiền mà Cty trốn thuế sẽ làm xuống còn 2/3 so với lúc đầu & khung hình phạt sẽ được giảm.

- Đối tượng chịu thuế là hàng hóa – dịch vụ, nhưng có những HHDV khơng thỏa mãn mục tiêu
điều tiết của một sắc thuế cụ thể sẽ bị loại ra & khi đó được đưa vào quy định đối tượng không chịu
Thuế. VD: Trong Thuế TTĐB đánh vào hàng xa xỉ như rượu bia, thuốc lá… còn thuốc chữa bệnh thì
khơng chịu sắc thuế này. Nếu xuất khẩu hàng xa xỉ như rượu bia, thuốc lá… thì NN khơng có quyền
hạn chế quyền tiêu dùng của người nước ngồi cho nên sẽ loại ra khỏi sự điều tiết của sắc thuế TTĐB.

- Chỉ điều tiết những HHDV hợp pháp, nếu là hàng cấm (không hợp pháp) như ma túy, hàng
bn lậu… cho dù có mua bán, nhập khẩu… & tạo ra lợi nhuận thì Thuế khơng thể điều chỉnh, bởi vì
bản chất là hàng khơng hợp pháp & sẽ bị tịch thu, tiêu hủy, xử lý trách nhiệm hành chính, hình sự…

- Hàng hóa – Dịch vụ hợp pháp nhưng chính hành vi tác động của con người làm cho hàng hóa
– dịch vụ này trở thành bất hợp pháp, trong trường hợp hàng hóa tiêu dùng thơng thường nhưng do
hành vi bn lậu làm hàng hóa trở thành không hợp pháp. VD: Việc cung cấp dịch vụ viễn thơng là
bình thường nhưng Hành vi khơng xin phép cung cấp dịch vụ này không qua hệ thống viễn thông tại

VN là bất hợp pháp & tất cả lợi nhuận thu được… từ hoạt động kinh doanh này sẽ không điều tiết
Thuế & sẽ bị tịch thu xung công, chủ thể kinh doanh bất hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự…


iii) Vai trò:
Vai trò quan trọng của Thuế HHDV nhằm điều tiết sản xuất & định hướng tiêu dùng, bởi vì
Thuế này tác động trực tiếp vào hàng hóa – dịch vụ được tạo ra cho nên thông qua việc điều tiết Thuế,
NN sẽ định hướng việc sản xuất. VD: Điều tiết Thuế TTĐB đối với rượu bia, thuốc lá… bên cạnh cịn
có Thuế NK, VAT… cho nên cùng một số tiền sẽ sử dụng được ít hơn lượng thuốc lá mua được khi
khơng có các loại Thuế này.
Vai trị này sẽ ảnh hưởng đến mức độ điều tiết trong sự vận động của các quy phạm pháp luật
& từ mức độ điều tiết sẽ tạo ra định hướng điều tiết theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể VD: ngành cần
tập trung phát triển sẽ áp mức thuế thấp hơn ngành khơng khuyến khích… Xe hơi nhập khẩu chịu thuế
NK, VAT, TTĐB cho nên giá tăng x2 & hạn chế tiêu dùng.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU VÀO HH-DV: A.
PHÁP LUẬT THUẾ XK – NK:
1. Khái niệm:
Thuế XK – NK là loại Thuế điều tiết đối với hành vi XK hoặc NK hàng hóa qua biên giới,
nhưng khi xác định nghĩa vụ Thuế thì phải phân tách ra Hành vi XK hoặc Hành vi NK, bởi vì đây là
02 hành vi khác nhau. Theo đó khi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới là cột mốc quan trọng, nhưng
biên giới trong phạm trù XK – NK không thuần túy về mặt địa hạt hành chính trong lãnh thổ chính trị
mà liên quan mật thiết đến biên giới kinh tế với ý nghĩa phân tách giữa thị trường nội địa & ngoài thị
trường nội địa. VD: Trong lãnh thổ quốc gia sẽ có những đặc khu kinh tế, khu phi thuế quan… gọi là
khu phi thuế & không thuộc thị trường trong nước như Khu chế xuất, thì hành vi dịch chuyển hàng hóa
từ thị trường nội địa vào khu chế xuất (XK) hoặc ngược lại (NK). Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế
giới trong những cam kết WTO, cam kết song phương giữa VN và Hàn Quốc, Nhật Bản…, mở cửa thị
trường & sẽ dần xóa bỏ những ràng cảng về Thuế, cắt giảm Thuế quan theo lộ trình đã cam kết… cho
nên tỷ trọng thu Thuế XK – NK có khuynh hướng vận động giảm dần theo thời gian, hiện tại chỉ chiếm
khoản 11 – 12% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, đối với những đặc thù, chiến lược của một quốc gia thì
NN có quyền bảo lưu việc cắt giảm mức thuế quan đó, nhưng đối với những mặt hàng thơng thường

thì khuynh hướng vận động đi về 0%, điều này đòi hỏi những DN chuyên XK – NK hàng hóa thơng
thường tập trung chú ý để được hưởng những ưu đãi nhất định tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí sản
xuất cho


hàng hóa của mình. Mặc dù Thuế XK – NK có khuynh hướng đi về 0% nhưng NN vẫn phải tiến hành
duy trì hoạt động thu Thuế XK – NK nhằm thông qua hoạt động thu Thuế XK – NK giúp NN quản lý
được hoạt động dịch chuyển hàng hóa qua biên giới; những biến động về mặt giá trị đối với những
hàng hóa được dịch chuyển ra vào thị trường trong nước… để NN triển khai những biện pháp khác để
bảo hộ hàng hóa trong nước như các biện pháp Phi thuế quan, Thuế NK bổ sung… tránh những hệ lụy
gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước.

2. Đối tượng chịu thuế:
Thuế XK – NK chỉ điều tiết đối với hàng hóa, chỉ có hàng hóa mới thể hiện sự biến thiên về giá
trị chứ DV không thể hiện rõ vấn đề này. Hàng hóa được điều tiết bằng Thuế XK – NK phải thỏa mãn
điều kiện hợp pháp & phải được tác động bởi hành vi XK – NK.

i) Hàng cấm nhập:
Hiện tại, danh mục hàng cấm nhập đồng thời cũng là hàng cấm xuất, thường có sự biến động
trong danh mục theo từng thời kỳ & danh mục này của các quốc gia thông thường tương đồng nhau tập
trung vào các hàng hóa liên quan đến an ninh quốc gia như vũ khí, quân trang, quân dụng… ma túy,
thuốc gây nghiện… Tuy nhiên, có những mặt hàng quốc gia này cấm nhưng quốc gia khác thì không
cấm (hợp pháp) VD: Tại Hà Lan, cần sa không bị xem là hàng hóa cấm… tại VN là hàng cấm.

ii) Hàng XK – NK có điều kiện:
- Hạn ngạch (Quota) là giới hạn về định mức về số lượng hoặc về giá trị khi được phép NK
hoặc XK những mặt hàng nhất định, NN ban hành danh mục trong từng thời kỳ (sẽ thay đổi theo thời
gian, bối cảnh KT – XH…) quy định những mặt hàng nằm trong hạn ngạch, thơng thường đó là những
hàng hóa ảnh hưởng trọng yếu đến an ninh sản xuất của quốc gia. Khi tham gia thị trường mở (WTO,
TPP…) đồng nghĩa với việc phải xóa bỏ hàng rào thuế quan & cho hàng hóa của các nước có giao kết

hiệp định vào quốc gia bằng cách khơng áp thuế (có thuế có nghĩa làm giảm lượng hàng hóa nhập vào)
nhưng có giới hạn nhất định. VD: NN đưa ra hạn ngạch NK đối với trứng gà, sợi bơng, đường… tránh
tình trạng ảnh hưởng đến ngành SX trong nước.
+ Thẩm quyền cấp hạn ngạch sẽ do Bộ Công thương là cơ quan cấp hạn ngạch, tuy nhiên trong
thực tế xảy ra nhiều tình trạng Lobby hạn ngạch, chạy hạn ngạch… dẫn đến hệ quả nhiều DN được
hưởng hạn ngạch trong khi các DN khác thì khơng.


- Chỉ định đầu mối nhằm để dễ dàng trong quản lý & có thể chi phối, can thiệp một cách nhanh
chóng đối với hoạt động XK – NK những hàng hóa mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến tất cả những
quan hệ lợi ích khác thì NN dùng phương thức này để hạn chế những tác động tiêu cực của nó lên thị
trường. VD: Xăng dầu được NK – XK theo điều kiện Chỉ định đầu mối, không phải tổ chức nào cũng
được Chỉ định đầu mối, trong trường hợp này tổ chức phải xin phép & phải có chỉ định đầu mối để
thực hiện hoạt động này của CQ tương ứng chỉ định… Vàng thỏi, vàng miếng thì cũng có CQ tương
ứng để chỉ định đầu mối NK vàng, giấy phép sẽ do CQ chuyên ngành quản lý cấp phép & thực hiện
NK vàng, cụ thể là Ngân hàng NN sẽ cấp phép & chỉ định cho một số đơn vị thực hiện việc NK vàng
như PNJ là một trong những DN đầu mối NK vàng…

- Chấp thuận chuyên ngành, nhằm đảm bảo cho một quan hệ, giao dịch XK – NK trở nên hợp
pháp đối với một số mặt hàng nhất định, những mặt hàng khơng có chấp thuận chun ngành thì khơng
được phép XK – NK, đó là những hàng hóa gây ảnh hưởng đến mơi trường, sức khỏe cộng đồng… thì
phải có sự thẩm định của các CQ chuyên ngành về mức độ tác động đến mơi trường, sức khỏe cộng
đồng… thì mới được XK – NK. VD: Thuốc chữa bệnh phải được sự chấp thuận chuyên ngành của Bộ
Y tế thì mới được XK – NK… Con giống, cây giống là mặt hàng phải được chấp thuận chuyên ngành
của Bộ NN & PTNT… Nhập khẩu rác phải được chấp thuận chuyên ngành của Bộ TNMT… gần như
không được chấp thuận.

3. Đối tượng nộp thuế:
Là những tổ chức, cá nhân có hành vi trực tiếp tác động lên Đối tượng chịu thuế làm phát sinh
nghĩa vụ thuế. VD: người trực tiếp làm dịch chuyển hàng hóa qua biên giới bằng hành vi xuất khẩu là

Đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, họ có thể tự mình trực tiếp nộp vào NSNN hoặc ủy quyền cho những
Chủ thể ủy quyền để thực hiện các thủ tục nộp thuế giúp cho họ như Đại lý Thuế, Đại lý Hải quan…

4. Đối tượng khơng chịu thuế:
Là hàng hóa hợp pháp được quyền XK – NK tự do, tuy nhiên với yếu tố vật chất tương tự nhưng
lại không chịu thuế do hành vi của con người tác động lên Hàng hóa làm cho Bản chất điều tiết của
Thuế XK – NK bị thay đổi hoặc bản chất của Hàng hóa làm cho bản thân nó trở thành khơng chịu Thuế
XK – NK.


i. Hàng hóa hợp pháp trong khu phi thuế (khơng chịu thuế) khi dịch chuyển ra vào thì chủ thể
thực hiện hành vi dịch chuyển đó khơng chịu bất cứ sự điều tiết nào của Thuế XK – NK.
ii. Hàng hóa hợp pháp trong hoạt động Quá cảnh (đi ngang qua thị trường & không ở lại thị
trường), Chuyển khẩu (chỉ đi ngang qua cửa khẩu, không đi ngang qua lãnh thổ như đường bộ, đường
thủy, đường không…) mặc dù không điều tiết Thuế nhưng phải quy định để quản lý Hải quan về áp tải
hàng hóa.
iii. Hàng hóa hợp pháp trong hoạt động viện trợ nhân đạo, khơng hồn lại, theo đó hàng hóa
vào thị trường thơng qua hành vi NK nhưng với mục đích nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại nhưng NN
khơng điều tiết Thuế NK.
iv. Dầu khí xuất khẩu, do bản thân hàng hóa cho nên trong mọi trường hợp khơng điều tiết
Thuế XK, cịn NK vẫn phải chịu Thuế NK, bởi vì, thứ nhất Dầu khí ở dạng thơ cho nên giá trị rất rẻ.
Thứ hai, bản thân hàng hóa này đã gánh Thuế Tài ngun (rất lớn), vì vậy NN cho rằng khơng cần phải
điều tiết thêm Thuế XK.

5. Căn cứ tính thuế: là nội dung xác định số tiền Thuế phải nộp cho NN, theo đó có 03 trường
hợp để tính Thuế:
i. Trường hợp áp dụng thuế suất tỷ lệ: phổ biến nhất, được áp dụng chung đối với hàng hóa
XK – NK (khoảng 90%), dựa vào 03 căn cứ (thông số):

- Số lượng hàng hóa, phải là số lượng thực tế XK – NK, bởi vì Thuế này điều tiết vào giá trị

hàng hóa tham gia vào thị trường cho nên số lượng hàng hóa thực tế mới phản ánh được thực trạng tác
động vào thị trường của giao dịch. Cũng xuất phát từ thực trạng, khi giao kết hợp đồng mua báng hàng
hóa XK – NK thì đơi khi DN xuất hàng nhiều hơn hoặc ít hơn so với Hợp đồng mua bán ngoại thương
do yếu tố khách quan. Tuy nhiên, để xác định chính xác số lượng thực tế này thì trong thực tế hải quan
sẽ áp dũng phương pháp kiểm tra sau khi đã hoàn tất việc xuất hoặc nhập khẩu (kiểm tra sau thông
quan) hoặc kiểm tra xác xuất vẫn xuất hiện nhiều tình trạng khai sai chủng loại hàng hóa để hưởng thuế
suất thấp, thay đổi nghĩa vụ Thuế như NK hàng điện máy nhưng lại khai là nhập hàng Nơng ngư cơ
(thuế suất 0%).

- Giá tính thuế, đơn giá của hàng hóa căn cứ vào Hợp đồng, tuy nhiên trong thực tế các bên
thỏa thuận giá thấp để giảm thuế. Nếu khơng có HĐ thì sẽ căn cứ vào Giá tương đương trên thị trường
trong trường hợp:


+ Xuất khẩu là giá FOB (giá giao hàng qua lang cang tàu, khơng bao gồm trong giá các
khoản phí khác, thường giá giao hàng theo đường hàng không, đường biển), DAF (giá giao hàng tại
cửa khẩu, thường giá giao hàng theo đường bộ).
+ Nhập khẩu là giá CIF (giá bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm), giá hàng hóa để
xuất hiện trên thị trường nội địa bao gồm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm.
Các bên thỏa thuận khi giao kết HĐ ngoại thương & các bên hồn tồn có quyền tự do
thỏa thuận bất kỳ loại giá nào trên HĐ nhưng NN sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên để quy đổi về
loại giá mà NN quy định để xác định căn cứ tính thuế XK – NK. Trong trường hợp khơng có HĐ hoặc
HĐ thỏa thuận giá thấp thì NN sẽ dùng phương thức Tham vấn trị giá hải quan để xác lập lại giá các
bên giao dịch để làm căn cứ tính thuế phù hợp với giá thị trường.
+ Tỷ giá tính thuế: Do quan hệ ngoại thương được thiết lập bằng ngoại tệ cho nên phải
được quy đổi ra Đồng VN để tính thuế, tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại ngày tính thuế.

- Thuế suất, mức độ điều tiết của NN, có thể được xác định tùy thuộc vào chủng loại hàng
hóa. Mỗi một mặt hàng có một mã số HS tương ứng & tương đương với một mức thuế suất nhất định.
Do đó Biểu thuế suất XK – NK rất dài, do liệt kê theo Chủng loại & chi tiết theo chủng loại cho nên

rất nhiều mức thuế suất giao động cho từng loại hàng hóa. Theo đó, biểu thuế là tập hợp cho nhiều mức
thuế suất khác nhau. Bởi vì mức độ tác động của mỗi chủng loại hàng hóa vào thị trường có những biểu
hiện khác biệt, VD: sự tác động của Xăng dầu vào thị trường khác với hàng may mặc, hàng tiêu dùng…
& địi hỏi sự phân hóa mức độ điều tiết trong Biểu thuế XK – NK phải rất chi tiết & lập thành Biểu
thuế, tách bạch giữa Biểu thuế XK và Biểu thuế NK.

- Đối với biểu thuế XK thì NN có thể áp dụng mức thuế suất đặc biệt cho những chủng
loại hàng hóa liên quan đến những trường hợp đối xử thuế quan đặc biệt giữa các quốc gia tham gia ký
kết thỏa thuận ưu đãi, do đó trong trường hợp XK thì chỉ bao gồm 02 mức thuế suất có thể được áp
dụng cho cùng 01 mặt hàng:

- Thuế suất thông thường;
- Thuế suất ưu đãi trong những trường hợp có thỏa thuận.


- Biểu thuế NK hiện nay chỉ thể hiện dưới dạng Biểu thuế suất ưu đãi, từ Biểu thuế này
thì hồn tồn có thể quy đổi ra Biểu thuế NK thơng thường, theo đó trong trường hợp NK thì chỉ bao
gồm 03 mức thuế suất có thể được áp dụng cho cùng 01 mặt hàng:

- Thuế suất ưu đãi, áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia có thỏa
thuận ưu đãi về thuế quan trong quan hệ thương mại với VN. Hiện nay, có hơn 57 quốc gia đã có thỏa
thuận này với VN cho nên số lượng hàng hóa từ các nước này rất phổ biến;

- Thuế suất thơng thường, áp dụng cho hàng hóa của những quốc gia khơng có
thỏa thuận ưu đãi về thuế quan trong thương mại với VN;

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt, áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ những quốc
gia hoặc khối nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về Thuế quan trong cùng khối mậu dịch tự do (AFTA,
NAFTA…), để xác định mức thuế suất này căn cứ vào những thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong vùng
hoặc song phương giữa các quốc gia. Từ những quy định này thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền sẽ triển khai, quy định những mức thuế suất cụ thể trên kết quả đàm phán, thỏa thuận đạt được.

- Để áp dụng được 03 mức thuế suất nhập khẩu trên thì phải dựa vào Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa (C/O), các Phịng Thương mại & Cơng nghiệp của các nước sẽ có trách nhiệm cấp
những chứng từ này & đòi hỏi những chủ thể sản xuất hàng hóa này phải thực hiện thủ tục xin cấp,
phải chứng minh được tỷ lệ phần trăm % nguyên vật liệu hoặc công đoạn sản xuất chủ yếu trên thị
trường nội địa tại nước sở tại. Ngược lại, khi khơng có C/O thì sẽ áp dụng Thuế suất thông thường, cho
nên việc ý thức được quyền lợi của mình sẽ giúp cho DN có được những lợi thế nhất định về Thuế.

Số tiền Thuế phải nộp = Slg hàng hóa * Giá tính thuế * Thuế suất

ii. Trường hợp áp dụng thuế suất cố định: căn cứ tính thuế đơn giản hơn, chỉ bao gồm:

- Số lượng hàng hóa;
- Mức thuế tuyệt đối, được xác định bằng một giá trị trên một đơn vị tính thuế. VD: Hiện nay,
NN áp mức thuế tuyệt đối đối với xe hơi 05 chỗ ngồi nhập khẩu đã qua sử dụng nhưng chỉ cho phép
NK đối với những chiếc xe hơi bất kỳ của hãng nào có niên hạn sử dụng cách thời điểm NK 05 năm
với Mức thuế tuyệt đối khoảng 1,200


USD/chiếc & có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Bởi vì trong một số trường hợp NN khơng thể xác định
Giá tính Thuế một cách chính xác, cho nên nếu đưa giá tính thuế vào đây sẽ là khơng phù hợp.

Số tiền Thuế phải nộp = Slg hàng hóa * Mức thuế tuyệt đối

iii. Trường hợp áp dụng thuế suất hỗn hợp: tức là vừa áp dụng Thuế suất theo tỷ lệ & Thuế
suất cố định đối với nhựng trường hợp XK – NK vượt hạn mức, theo đó sẽ áp dụng Thuế suất theo tỷ
lệ đối với số lượng hàng hóa trong hạn mức cịn số lượng hàng hóa ngồi hạn mức sẽ áp dụng Thuế
suất cố định.
iv. Thuế nhập khẩu bổ sung:

Hiện nay, trong Luật Thuế XK – NK mới áp dụng từ năm 2016 đến nay thì Thuế nhập khẩu bổ
sung quy định 03 loại & được áp dụng có thời hạn, thơng thường là 05 năm theo quy định của Luật đối
với các mặt hàng có xuất xứ từ những Lãnh thổ được liệt kê trong Danh mục bị áp 03 loại Thuế NK bổ
sung này & mỗi năm các DN NK có quyền làm đơn để xin xem xét lại việc áp Thuế NK bổ sung này
bằng cách chứng minh DN đã thực hiện việc khơng cịn bán với mức giá bán phá giá nữa, khơng cịn
được trợ cấp nữa, đã khơi phục lại bằng giá thị trường, cụ thể:
+ Thuế tự vệ áp dụng khi trị giá hàng hóa nhập khẩu vào thị trường VN quá lớn, làm ảnh
hưởng đến ngành sản xuất cùng loại trong nước khi nhu cầu thị trường đã được thỏa mãn bởi phần lớn
những hàng hóa nhập khẩu này cho nên những ngành sản xuất hàng hóa cùng loại khơng thể sản xuất
hàng hóa như trước được nữa! Cho nên phải áp dụng Thuế này bên cạnh Thuế NK làm cho Giá hàng
hóa NK tăng lên & khơng cạnh tranh được với DN trong nước, đòi hỏi DN NK phải tính tốn, cân nhắc
trước khi tiến hành hoạt động NK… có thể vẫn nhập nhưng với số lượng hàng ít hơn nhiều.
Mức Thuế suất tự vệ sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của hàng hóa đến thị trường, nhập
càng nhiều thì mức Thuế tự vệ càng cao. Hiện nay, việc áp dụng loại Thuế này tại VN đã được vận
hành tốt . VD: NK thép, trong những năm 2007, 2008 thị trường xây dựng tại VN rất phát triển thì
ngồi trữ lượng sản xuất của những DN VN thì DN cịn nhập khẩu thép đặc biệt từ Trung Quốc. Một
lượng thép lớn ồ ạt vào VN chưa xét đến chất lương, làm ảnh hưởng đến nền sản xuất thép tại VN do
vậy Hiệp hội thép đã yêu cầu cơ quan cạnh tranh tại VN đã đề nghị NN đưa ra Mức thuế suất tự vệ cho
thép từ thị trường TQ vào VN… Trên thế giới đã áp dụng Thuế này rất phổ biến như thép của Mỹ nhập
vào thị trường EU quá nhiều cho nên EU đã áp dụng Mức thuế suất tự vệ của Mỹ vào EU & sau đó
hàng hoa quả nhập vào thị trường Mỹ quá nhiều


cho nên Mỹ đã áp Thuế tự vệ đối với hoa quả từ thị trường EU vào Mỹ, cả hai việc áp Thuế suất tự vệ
này đã gây thiệt hại cho nhau hơn 1.6 tỷ USD…
+ Thuế chống bán phá giá áp dụng trong trường hợp hàng hóa được NK vào thị trường VN
với Giá thấp hơn Giá thị trường làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đến nền sản xuất trong nước. Cho nên
NN sẽ dùng Thuế này để khôi phục lại giá bán thị trường của nó.
Mức Thuế suất chống bán phá giá sẽ phụ thuộc việc điều tra để xác định mức phá giá, nếu DN
phá giá càng sâu thì mức áp thuế sẽ càng cao để đưa giá bán hàng hóa về mức giá thị trường. VD: Mặt

hàng cá Basa từ thị trường VN vào thị trường Mỹ được áp dụng Mức thuế suất chống bán phá giá là
17%, trong khi đó cũng là hàng cá Basa của Ấn Độ nhập khẩu vào thị trường Mỹ thì chỉ áp dụng Mức
Thuế suất chống bán phá giá từ 2 – 4%. Bởi vì, trong quá trình điều tra thì Mỹ đã chứng minh được
rằng VN bán phá giá sâu hơn so với Ấn Độ…
+ Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa được NK vào thị trường VN với giá thấp hơn
giá thị trường nhưng do sự trợ cấp của Chính phủ nước XK. Cho nên bản chất pháp lý để áp dụng Thuế
này tương tự áp Thuế suất chống bán phá giá! Tuy nhiên cách thức điều tra sẽ khác nhau khi một cái
sẽ thực hiện điều tra đối với chính DN bán hàng phá giá, còn một cái sẽ thực hiện điều tra đối với Chính
phủ trợ cấp cho hàng NK tại nước XK. Đến thời điểm này thì VN chưa áp dụng bất kỳ một trường hợp
nào, do q trình điều tra khơng phải dễ dàng như DN & trong một vị thế chính trị như VN thì khơng
dễ dàng thực hiện được việv điều tra trong trường hợp này.
Tuy nhiên, Thuế chống trợ cấp được áp dụng phổ biến tại các nước EU, Mỹ... đối với VN liên
quan đến mặt hàng may mặc, nơng sản… bởi vì Mỹ cho rằng Chính phủ VN đã áp dụng một số biện
pháp trợ cấp cho các DN VN được thụ hưởng những lợi thế nhất định để hình thành giá bán thấp hơn
so với hàng cùng loại tại thị trường Mỹ… VD: Mỹ chứng minh rằng Chính phủ VN đã thực hiện chính
sách cho vay tín dụng ưu đãi, trợ giá… đối với các hộ nông dân sản xuất hàng nông sản…

6. Chế độ miễn giảm:
i. Xét miễn: nghĩa là có thể được miễn hoặc không được! NN sẽ xem xét trên cơ sở cần thiết
hay không cần thiết được miễn, tức là DN vẫn phải thực hiện đầy đủ các Nghĩa vụ như kê khai, đăng
ký, làm thủ tục, hồ sơ để chứng minh việc được hưởng ưu đãi và nộp Thuế.


ii. Miễn: nghĩa là được Miễn đương nhiên do tính ưu đãi hoặc tính đặc thù nhưng vẫn phải
thực hiện đầy đủ các Nghĩa vụ như kê khai, đăng ký, làm thủ tục, hồ sơ để chứng minh việc được
hưởng ưu đãi và nộp Thuế. VD: DN sản xuất thực hiện việc nhập khẩu dây chuyền, máy móc, thiết
bị… để tạo lập tài sản cố định hoặc trường hợp Hàng xách tay là hành lý miễn thuế được mang theo
người (cá nhân) được phép mang theo mình trong chuyến hành trình ra nước ngồi & từ nước ngồi về
lại VN, trong quá trình dịch chuyển như vậy thì mỗi cá nhân đều có quyền tiêu dùng một lượng hàng
nhất định để thỏa mãn nhu cầu cá nhân như hút thuốc lá, uống rượu, máy tính, điện thoại di động… thì

được quyền mang theo một mức tối thiểu để phục vụ cho nhu cầu của mình, vì vậy trong Luật Thuế
XK – NK quy định những trường hợp thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì được Miễn Thuế & xác định Định
mức miễn như 300 điếu thuốc lá miễn thuế, 1.5 lít rượu miễn thuế… nhưng nếu vượt quá định mức cho
phép, thay đổi cơng năng của hàng hóa (khơng phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà để kinh doanh) thì phải
nộp thuế! Trong thực tế, phát sinh nhiều trường hợp liên quan đến Tiếp viên hàng không mang hàng
xách tay về kinh doanh bất hợp pháp, tránh thuế…
iii. Xét giảm Đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện đầy đủ các Nghĩa vụ như kê khai, đăng
ký và nộp Thuế phần không được giảm.

7. Kê khai nộp:
i. Kê khai: Tại Điều 32 Luật Quản lý thuế, đối với hoạt động NK phải kê khai trước / trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu. Đối với hoạt động XK phải kê khai trong thời hạn 08
giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
Trường hợp NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK, như vậy nguyên vật liệu vào VN tạm
thời, sau đó trong quá trình sản xuất cấu thành trong sản phẩm & ra khỏi thị trường, không ảnh hưởng
đến thị trường nội địa! Quy trình kê khai nộp sẽ có những điểm đặc biệt!!!
ii. Nộp: Tại Điều 42 Luật Quản lý thuế.

8. Hoàn thuế: Tại Điều 15 NĐ 87/2010, nghĩa là trả lại Thuế đã nộp trong trường hợp:
- Đã thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng DN khơng cịn thực hiện hành vi bị điều tiết Thuế nữa;
- Đã thực hiện nghĩa vụ nhiều hơn nghĩa vụ thực sự. VD: DN XK hàng ra nước ngồi nhưng
sau đó bị bạn hàng trả lại & đã nộp Thuế XK, nghĩa là hành vi XK không


×