Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CÁC DẠNG BT KIM LOẠI TD VỚI MUỐI ÔN HSG MÔN HÓA THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.38 KB, 3 trang )

DẠNG 1: 1 KIM LOẠI TÁC DỤNG MỘT MUỐI
Phương pháp: Tăng giảm khối lượng
BT 1:
Ngâm lá Fe có KL là 5 gam trong 50 ml dd CuSO4 15 % có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.
Sau 1 thời gian pứ người ta lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khơ thì cân nặng 5,16 g.
a, Viết PTHH
b, Tính C% dd sau phản ứng.
BT 2:
Nhúng 1 thanh nhôm vào dd CuSO4 . Sau 1 thời gian lấy thanh nhôm ra khỏi dung dịch
thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính số mol nhơm phản ứng.
BT3:
Ngâm 1 lá sắt có khối lượng 50 gam vào 200 gam dd muối sunfat của kim loại M hóa trị
II có C% = 16 %. Sau khi lượng muối phản ứng hết, lấy lá sắt rửa khô, sấy và cân lại thấy
khối lượng lá sắt tăng 51,6 gam. XĐ công thức muối sunfat?
BT 4 :
Nhúng 1 thanh Fe vào 242 g dd Fe(NO3)3 15 %. Sau 1 thời gian lấy thanh Fe ra khỏi dd,
rửa nhẹ, sấy khô và cân lại thấy thanh Fe giảm 2,8 gam. Tính C% của dd thu được sau
phản ứng.
BT 5 :
Cho m gam bột Cu vào 100 ml dd Fe2(SO4)3 0,1 M khuấy kĩ cho tới khi phản ứng xảy ra
ht thì thu được 0,32 gam rắn khơng tan. tìm m?
BT 6: Có hai lá kẽm có khối lượng như nhau. Một lá được ngâm trong dung dịch
Cu(NO3)2, một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau cùng một thời gian phản
ứng khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu gam? Biết rằng trong các phản ứng
trên khối lượng kẽm bị hòa tan như nhau.
BT 7:
Cho 1 lá Al có khối lượng 13,8 g ngâm trong 50 ml dung dịch CuSO4 15% (D= 1,12
g/ml). Sau 1 thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khơ cân lại thấy khối
lượng tăng 5 %.


a) Tính khối lượng kim loại tạo thành bám vào lá Al.
b) Tính C% của các chất có trong dung dịch sau phản ứng
BT 8:
Nhúng 1 thanh sắt vào 242 gam dung dịch Fe(NO3)3 nồng độ 15 %. Sau 1 thời gian lấy
thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, cân lại thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,8g.
Tính nồng độ phần trăm của dd thu được sau phản ứng.
BT 9:
Cho 1 lượng kali vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5 M thì thu được 3,36 lít khí (đktc) và
1 chất rắn.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng chất rắn thu được.
BT 10:
Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi các phản ứng xảy ra hồn
tồn thu được dung dịch X, cơ cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là
bao nhiêu?


BT 11: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí
nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
DẠNG 2: HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP MUỐI
(BIẾT SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM)
BT 1:
Cho hh gồm (1,2 mol Mg và x mol Zn) vào dd chứa (2 mol Cu(NO3)2 và 1 mol AgNO3).
Sau phản ứng thu được 3 dung dịch muối. Tìm x.
BT 2:
Cho a (mol) Mg vào dung dịch chứa đồng thời b (mol) CuCl2 và c (mol) FeCl2.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra theo trình tự.

b) Hãy thiết lập mối liên hệ giữa a,b,c để sau khi kết thúc thí nghiệm thu được một
dung dịch có chứa:
- ba muối
- hai muối
- một muối
BT 3:
Cho hỗn hợp X gồm 0,03 mol Mg và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4, khuấy
kĩ cho phản ứng hồn tồn thì thu được dung dịch Y và 4,88 g chất rắn Z gồm 2 kim loại.
a. Viết các PTHH. Cho biết thành phần dung dịch Y và chất rắn Z.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
BT4:
Cho hỗn hợp gồm 0,12 mol Magie và x mol Zn vào 200 ml dd Cu(NO 3)2 1M. Khuấy kĩ
cho phản ứng hoàn toàn thu được dd chứa 2 muối và 12,8 gam chất rắn X. Tính x.
BT 5:
Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn.
Tính Giá trị của m .

DẠNG 3: HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP MUỐI
(CHƯA BIẾT SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM)
Bài 1:
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch (Cu(NO3)2 0,3 M và AgNO3 0,3M). Sau phản ứng
thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với HCl dư thu được 0,336 lit
Hidro (đktc). Tìm m1 và m2.
Bài 2:
Cho 2,7 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe tác dụng với dd CuSO4 , thu được dung dịch Y và
2,84 gam chất rắn Z.
Cho Z tác dụng với H2SO4 loãng, dư, thấy khối lượng chất rắn giảm đi 0,28 gam
và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tính % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X.
Bài 3:



Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 85 ml dung dịch CuSO4 1M thu
được dung dịch B và chất rắn C. Nung C đến khối lượng không đổi thu được 6 gam rắn
D. Thêm NaOH vào dung dịch B. Lọc kết tủa, rửa sạch nung đến khối lượng không đổi
được 5,2 gam rắn E. Tính % các kim loại trong hơn hợp A.
Bài 4:
Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4 thu được rắn A có mA
= 1,84 gam và dung dịch B. Cho B tác dụng với NaOH dư. Lọc kết tủa, nung ngồi
khơng khí đến khối lượng khơng đổi thì thu được hỗn hợp 2 oxit nặng 1,2 gam. Tính khối
lượng mỗi kim loại ban đầu và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.
Bài 5:
Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200ml dung dịch CuSO4, Sau khi các phản
ứng hoàn toàn, lọc thu được 1,38gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH
vào C. Lấy kết tủa nung ngồi khơng khí đến khối lượng khơng đổi thu được 0,9 gam chất
rắn D.
a, Tìm nồng độ CM của dd CuSO4
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
BT6:
Cho 3,52 gam hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200 gam dung dịch
Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8 gam chất rắn T chứa tối đa hai kim
loại và dung dịch V. Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi lọc lấy kết tủa, đem nung trong
khơng khí đến khối lượng khơng đổi thu được 2 gam chất rắn (biết rằng các phản ứng đều
xảy ra hồn tồn).
1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần % khối lượng từng kim
loại có trong Z?
2. Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V?
BT 7:
Cho m1 gam hỗn hợp Mg và Fe ở dạng bột tác dụng với 300 ml dd AgNO 3 0,8 M. Khuấy
kĩ để phản ứn xảy ra hoàn toàn thu được dd A1 chứa kết tủa A2 có khối lượng là 29,28

gam gồm 2 kim loại. Lọc, rửa kết tủa để tách A1 khỏi A2.
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Hòa tan hoàn toàn kết tủa A2 trong dd H 2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích
khí SO2 (đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A1 lượng dư dd NaOH, lọc rửa
kết tủa mới tạo thành, nung trong khơng khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi,
thu được 6,4 gam chất rắn. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn
hợp Mg và Fe ban đầu.
BT 8:
Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Al, Fe và Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dd CuSO 4 dư. Sau
khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X
vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lit khí
Hidro (ĐKTC), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a. Viết các PTHH xảy ra và tìm giá trị của a.
b, Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu
xuất hiện kết tủa thì dùng hết V lit dung dịch NaOH 2M, cho tiếp dung dịch NaOH vào
đến khi lượng kết tủa khơng có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng
hết 600 ml. Tìm các giá trị của m và V.



×