Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI BỊ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU PHONG TRƯỜNG

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CÁ TRA CỦA VIỆT NAM
SANG HOA KỲ SAU KHI BỊ
ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

2015

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU PHONG TRƯỜNG
MSSV: B1202045

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CÁ TRA CỦA VIỆT NAM
SANG HOA KỲ SAU KHI BỊ
ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN

2015

2


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ, tơi đã được sự hướng dẫn rất nhiệt tình từ quý Thầy
Cô giáo, Cố vấn học tập, tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức rất bổ ích.
Tơi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cơ Huỳnh Thị
Kim Un đã giúp tơi hồn thành luận văn này. Xin cám ơn đến tất cả các
Thầy Cô giảng viên, lãnh đạo Khoa, lãnh đạo bộ môn đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi có mơi trường để học tập.
Tôi cám gửi lời cám ơn đến TS. Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần
Thơ, Tổng thư ký Hiệp hội cá Tra Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thu thập
số liệu và tiếp cận thông tin. Cám ơn Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP) với nguồn dữ liệu trên Website để phục vụ công tác
nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn đến gia đình đã khuyến khích và tạo điều kiện cho tơi
trong quá trình học tập. Cám ơn bạn Trần Gia Ngọc đã hỗ trợ và động viên tôi
rất nhiều trong thời gian qua.
Kính chức sức khỏe Q Thầy Cơ, gia đình cùng các bạn.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

ii



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 05 năm 2015.
Người thực hiện

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: HUỲNH THỊ KIM UYÊN
Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh Tế
Tên sinh viên: LƯU PHONG TRƯỜNG
Mã số sinh viên: B1202045
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Tình hình xuất khẩu cá da tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ sau
khi bị áp thuế chống bán phá giá

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1.

Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2.

Về hình thức

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3.

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

iv


5.

Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6.

Các nhận xét khác

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7.

Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài
và các yêu cầu chỉnh sửa)

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, Ngày... tháng…năm 2015
Người nhận xét

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..…
……………….……………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
………………………………….………………………………………………
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
…………………………………………………….……………………………
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….
Cần Thơ, Ngày Tháng Năm 2015
Giáo viên phản biện
(Ký tên và đóng dấu)

vi


MỤC LỤC
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1 Về không gian .....................................................................................................2
1.3.2 Về thời gian.........................................................................................................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
1.3.4 Giới hạn của đề tài ..............................................................................................3
1.4 Lược khảo tài liệu ..................................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................7
2.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................7
2.1.1 Giới thiệu về cá tra ..............................................................................................7
2.1.2 Khái niệm bán phá giá ........................................................................................8
2.1.3 Vụ kiện chống bán phá giá .................................................................................8
2.1.4 Thuế chống bán phá giá ......................................................................................9
2.1.5 Các hình thức bán phá giá...................................................................................9
2.1.6 Quy định pháp lý về chống bán phá giá .............................................................9
2.1.7 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá ..............................................10
2.1.8 Cách tính biên độ phá giá .................................................................................10
2.1.9 Một số thuật ngữ liên quan đến bán phá giá .....................................................10
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................17
2.2.1 Thu thập số liệu.................................................................................................17
2.2.2 Phân tích số liệu ................................................................................................18
2.2.3 Sơ lược nội dụng các phương pháp phân tích...................................................18

vii



Chương 3: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM ................................................................................................................20
3.1 Giới thiệu sơ lược về chống bán phá giá .............................................................20
3.2 Những nét cơ bản của vụ kiện chống bán phá giá ...............................................20
3.3 Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ............................................................21
3.3.1 Bắt đầu vụ kiện .................................................................................................21
3.3.2 Điều tra sơ bộ ....................................................................................................22
3.3.3 Kết luận vụ kiện ................................................................................................22
3.3.4 Áp dụng biện pháp tạm thời .............................................................................22
3.3.5. Cam kết về giá .................................................................................................22
3.3.6 Tiếp tục điều tra ................................................................................................23
3.3.7 Kết luận cuối cùng ............................................................................................23
3.3.8 Áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng ....................................................23
3.3.9 Rà soát hàng năm ..............................................................................................23
3.3.10 Rà soát hồng hơn ...........................................................................................24
3.4 Các cơ quan liên quan đến vụ kiện ......................................................................24
3.4.1 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) .......................................................................24
3.4.2 Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) .....................................................24
3.4.3 Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá ...............................................24
3.4.4 Các bên liên quan ..............................................................................................24
3.4.5 Đối tượng khác .................................................................................................25
3.4.6 Tiệp cận thơng tin .............................................................................................25
3.5 Tóm tắt diễn biến vụ kiện cá da trơn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ..................25
3.5.1 Nguyên nhân vụ kiện ........................................................................................25
3.5.2 Diễn biến vụ kiện ..............................................................................................25
3.5.3 Kết luận về vụ kiện ...........................................................................................29
3.5.4 Các lần xem xét điều chỉnh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ ....................30
3.6 Luận điểm của các bên về cáo buộc bán phá giá cá tra .......................................33
3.6.1 Phía các trại nuôi cá catfish và các doanh nghiệp chế biến catfish Hoa
Kỳ...............................................................................................................................33

viii


3.6.2 Phía các doanh nghiệp chế biến cá tra và basa của Việt Nam ..........................35
Chương 4: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA .............38
4.1 Tình hình chung về nuôi và xuất khẩu cá tra 2001-2014 ....................................38
4.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành cá tra ..................................................45
4.2.1 Những thuận lợi ................................................................................................45
4.2.2 Khó khăn của ngành cá .....................................................................................47
Chương 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA SANG HOA KỲ SAU KHI
BỊ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ....................................................................50
5.1 Tình hình xuất khẩu sang Hoa Kỳ trước vụ kiện (1995-2002)............................50
5.1.1 Nuôi trồng và chế biến cá da trơn đông lạnh và xuất khẩu sang Hoa Kỳ ........50
5.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước vụ kiện (1996-2002) .......................50
5.2 Tình hình xuất khẩu cá tra sau vụ kiện (2003-2014) ...........................................53
5.2.1 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ ...................................................53
5.2.2 Sự thay đổi về cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam qua các
năm.............................................................................................................................60
5.2.3 Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cá tra ............................68
5.3 Tình hình xuất khẩu cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam .........................70
5.3.1 Tình hình chung về xuất khẩu cá tra .................................................................70
5.3.2 Tác động của Nghị Định 36/2014/NĐ-CP........................................................71
5.3.3 Tình hình xuất khẩu cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam ......................71
5.4 Giải pháp ..............................................................................................................73
5.4.1 Có chính sách phịng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
ở nước ngoài ..............................................................................................................73
5.4.2 Chuyển hướng phát triển sang các thị trường có tiềm năng .............................74
5.4.3 Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn, xây dựng quỹ phát triển thị trường .........74
5.4.4 Tập trung đầu mối xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá hình ảnh
chung cho cá tra tại Hoa Kỳ ......................................................................................75

5.4.5 Giải pháp cho vấn đề tỷ giá ..............................................................................75
5.4.6 Giải quyết các vấn đề chi phí sản xuất, tiêu thụ cho nơng dân, cải thiện
chất lượng con giống .................................................................................................76

ix


Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................77
6.1 Kết luận ................................................................................................................77
6.2 Kiến nghị..............................................................................................................77
6.2.1 Về phía doanh nghiệp .......................................................................................77
6.2.2 Các cơ quan chức năng có thẩm quyền ............................................................78
6.2.3 Về phía các Hiệp hội, ngành nghề cá tra ..........................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................81
PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ DỮ LIỆU VỀ XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT
NAM .........................................................................................................................86
PHỤ LỤC 2 THÊM THÔNG TIN VỀ BÁN PHÁ GIÁ ...........................................96

x


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng (lần 1) đối với
các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ (ngày 17/06/2003) .....................................27
Bảng 3.2 Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với
các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ ( ngày 18/07/2003) ....................................28
Bảng 3.3 Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng của xem xét
hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ
(ngày 21/03/2005) ......................................................................................................29

Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2014 .....................................................38
Bảng 4.2: Diện tích ni trồng cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 ...........40
Bảng 4.3: Sản lượng cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 ...........................41
Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu cá tra qua 3 năm 2008-2009-2010 (đơn vị tấn) .......42
Bảng 4.5: Kim ngạch và tỷ trọng theo giá trị xuất khẩu một số thị trường tiêu
biểu năm 2014 ............................................................................................................45
Bảng 5.1: Giá trị xuất khẩu của cá tra sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2002. ..............52
Bảng 5.2: Sản lượng nhập khẩu cá tra sang Mỹ hai tháng đầu năm 2015.................59
Bảng 5.3: Cơ cấu một số thị trường tiêu biểu giai đoạn 2006-2014..........................60
Bảng 5.4: Cơ cấu về giá trị xuất khẩu của thị trường ASEAN 2006-2014 ...............66

xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá tra .............................................................................................................7
Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2006-2014 ......................................43
Hình 5.1 Sản lượng xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2002 .................51
Hình 5.2 Tỷ trọng về giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp sang Hoa Kỳ
năm 2000 ....................................................................................................................53
Hình 5.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ 2006-2014 ................................54
Hình 5.4 Cơ cấu về giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giai đoạn 2006-2014 ..............56
Hình 5.5 Tỷ trọng xuất khẩu theo giá trị giữa các thị trường 2006-2014 ..................62
Hình 5.6 Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU giai đoạn 2007-2014 .......................63
Hình 5.7 Cơ cấu % và kim ngạch xuất khẩu cá trang sang Trung Quốc 20062014 ...........................................................................................................................64
Hình 5.8 Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang ASEAN 2006-2014 ...............................67
Hình 5.9 Cơ cấu về kim ngạch của 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu
2012 ...........................................................................................................................72
Hình 5.10 Top 15 nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu về giá trị 2013 ..............................73


xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

XK

:

Xuất khẩu

BNNPTNT :

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DN

:

Doanh nghiệp

VCCI

:


Vietnam Chamber of commerce and Industry

VASEP

:

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

WTO

:

World Trade Organization

GATT

:

General Agreement on Tariffs and Trade

FCA

:

The Commonwealth Fisheries Association

DOC

:


U.S. Department of Commerce

xiii


xiv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời hiện đại, ngành công nghệ thực phẩm được phát triển để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong đó khơng thể khơng kể đến
lĩnh vực chế biến thủy sản. Với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của hoạt
động thương mại xuyên quốc gia đã đưa ngành hàng này trở thành sản phẩm
chủ lực cho những quốc gia có thế mạnh về ni trồng và khai thác thủy sản.
Việt Nam là một quốc gia trong số đó. Từ khi mở rộng hợp tác quan hệ ngoại
giao, mở cửa thương mại mậu dịch tự do thì nghề ni trồng thủy sản phục vụ
cho nhu cầu xuất khẩu (XK) của Việt Nam cũng phát triển theo. Cá tra, cá
basa đặc biệt cá tra1 là mặt hàng XK chủ lực trong số đó, nó giúp tình hình sản
xuất lạc hậu tự cung tự cấp nội địa ở Đồng bằng Sông cửu Long sang một
trang mới, trở thành đối tượng XK mang về nguồn ngoại tệ cao. Đến năm
2014 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu đến 151 quốc gia và
vùng lãnh thổ2. Đặc biệt do chất lượng sản phẩm cũng như giá cả cạnh tranh
ngày càng được nâng cao, cá da trơn Việt Nam sau một thời gian ngắn đã gặt
hái được những thành tựu đáng khích lệ. Bên cạnh đó, tồn cầu hóa và hội
nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cũng tạo ra các thách thức to lớn cho các
quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Kể
từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên

tắc của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp XK của Việt Nam đang phải đối
mặt với vô số những hàng rào thương mại phi thuế quan ở các nước nhập khẩu
nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức như chống bán
phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ lực
tìm kiếm, mở rộng, xúc tiến thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh XK
của Việt Nam. Những việc làm đó khiến triển vọng XK trở nên bấp bênh, tình
hình XK cá da trơn cũng không ngoại lệ. Đầu những năm 2000, mặt hàng da
trơn đặc biệt là cá tra ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Hoa Kỳ đã
góp phần quan trọng trong sự phát triển cá da trơn nói riêng và ngành thủy hải
sản nói chung của Việt Nam. Do bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới
nên sự chuẩn bị sẵn về kiến thức thương mại cũng như thủ tục pháp lý của
Việt Nam rất hạn chế. Sự kiện đánh dấu sự thiệt hại to lớn của ngành hàng cá

Từ đây tác giả sử dụng danh từ “Cá tra” xem như đại diện cho cá da trơn bao gồm cá tra và cá basa.
Từ năm 2010 trở đi Việt Nam chủ yếu sử dụng cái tên chung cho cá tra basa là cá tra – tiếng Anh là
“Pangasius”.
2
Theo Tổng cục Thủy sản.
1

1


da trơn trên “sân khách” là việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng này sau
vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ vào năm 2002.
Sau sự việc này, Việt Nam chẳng những thiệt hại lớn về vật chất mà tinh
thần của doanh nghiệp, người nông dân cũng giảm sút, ảnh hưởng nhiều đến
cục diện kinh tế của khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tuy có thiệt hại
nhưng sau một thời gian ngắn củng cố, ổn định và phục hồi, tình hình XK cá
da trơn sang thị trường này tuy có giảm nhưng vẫn đem lại những kết quả khả

quan. Doanh nghiệp Việt ngày càng hiểu biết về mặt pháp lý song song với cải
thiện chất lượng sản phẩm. Để lịch sử không lặp lại và để củng cố kim ngạch
XK đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp XK thủy sản
cần phải hiểu biết thêm về tình hình ở quá khứ và trong hiện tại. Từ đó, đề ra
các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh xuất khẩu,
tận dụng những cơ hội thị trường đem lại.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài
“Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi bị áp thuế
chống bán phá giá”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Khái quát tình hình XK của ngành hàng cá tra sau khi bị Hoa Kỳ áp thuế
chống bán phá giá. Trên cơ sở đó để nâng cao tính phịng vệ về mặt pháp lý,
từng bước góp phần nâng cao hiệu quả XK ngành hàng cá tra của doanh
nghiệp Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Làm rõ khái niệm bán phá giá cũng như sự hình
thành những nguyên tắc chung trong bán phá giá.
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích thực trạng XK cá da trơn của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ và một số thị trường tiêu biểu sau khi bị áp thuế chống
bán phá giá.
Mục tiêu cụ thể 3: Đưa ra giải pháp nâng cao tính phịng vệ của ngành
hàng này đối với doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan đến XK cá da trơn
sang Hoa Kỳ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về không gian
Các doanh nghiệp trong hiệp hội cá tra Việt Nam. Một số doanh nghiệp
XK cá da trơn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
2



1.3.2 Về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ 05/01/2014 đến 30/04/2015.
Số liệu sử dụng trong đề tài: từ năm 1996 đến tháng 04/20153.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Việt Nam.
Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ năm 2003 vào các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Các hộ nông dân ni trồng cá tra tại ĐBSCL.
Các chính sách của Việt Nam và Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu cá tra.
1.3.4 Giới hạn của đề tài
1.3.4.1 Các nội dung làm được
Làm rõ khái niệm bán phá giá/chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam
tại thị trường Hoa Kỳ. Nêu nguyên nhân diễn biến về vụ kiện.
Phân tích tình hình ni trồng (sản lượng, diện tích ni) cá tra của Việt
Nam qua các năm kết hợp với phân tích sơ lược về thị trường xuất khẩu. Qua
đó nêu lên thuận lợi và khó khăn của ngành cá tra.
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ trước và sau khi bị bán
phá giá. Tác động của các chính sách vĩ mơ của Việt Nam, Hoa Kỳ đến hoạt
động xuất nhập khẩu cá tra.
Phân tích sự thay đổi cơ cấu về thị trường qua các năm nghiên cứu.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu dựa trên tính pháp
lý4, tình hình ni trồng và phân phối sản phẩm.
1.3.4.2 Các nội dung còn hạn chế của đề tài
Đề tài chủ yếu nghiên cứu định tính chỉ dựa trên số liệu thứ cấp của các
hiệp hội, tổ chức hiệp hội ngành nghề xuất khẩu kết hợp với một số nghiên
cứu khoa học, các nhận định của chuyên gia để làm căn cứ phân tích.
Do giới hạn về năng lực, thời gian và tài chính cho nên khi tác giả phân
tích hiệu quả xuất khẩu chỉ dựa trên tính hiệu quả của vốn, chi phí nuôi trồng,


Do số liệu về xuất khẩu bị hạn chế về tình hình xuất khẩu sang các thị trường nên chỉ tập trung chi
tiết vào khoảng thời gian 2006 đến tháng 4/2015.
4
Hiệu quả xuất khẩu trong nâng cao tính phịng vệ xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp.
3

3


lợi nhuận thu được và nâng cao khả năng cạnh tranh, phỏng vệ về mặt pháp lý
của doanh nghiệp Việt Nam.
Bị giới hạn bởi chi phí và khoảng cách địa lý nên đề tài không đánh giá
được mức độ hài lòng của khách hàng Hoa Kỳ đến sản phẩm cá tra của Việt
Nam.
1.4 Lược khảo tài liệu
Chad P. Bown (2005), “Global Antidumping Database”. Mục tiêu nghiên
cứu là mô tả số liệu được thu thập, chi tiết hóa các cơ sở dữ liệu về việc sử
dụng các chính sách của quốc gia về “cơng cụ chính sách thương mại chống
bán phá giá” kết hợp với giới thiệu một số cách dùng bộ dữ liệu để tiến hành
điều tra chống bán phá giá. Phương pháp nghiên cứu dựa trên các dự án thu
thập dữ liệu được tài trợ bởi Nhóm Nghiên cứu phát triển của Ngân hàng Thế
giới và Đại học Brandeis. Kết quả đưa ra từ nghiên cứu chính sách để khuyến
khích việc trao đổi ý tưởng về vấn đề phát triển ngành hàng với việc phát hiện
nhanh chóng dấu hiệu bán phá giá, ngay cả khi chưa có bản đánh giá bản đầy
đủ. Hạn chế của đề tài này là những phát hiện, giải thích và kết luận trong bài
hồn toàn là của các tác giả.
Thusnelda Tivig (2000), “Market share, cost-based dumping, and antidumping policy”. Bài nghiên cứu nghiên về sự xuất hiện của bán phá giá và
tác động của thuế chống bán phá giá trong một khoảng thời gian hai mơ hình
lưỡng quyền giá xác định cho sản phẩm khác biệt5. Khi thị trường cổ phiếu là

vấn đề cho nhu cầu trong tương lai, dựa trên chi phí bán phá giá có thể dự
đốn được lợi nhuận. Bán phá giá ở nghiên cứu này do đó phát sinh như một
hình thức đầu tư trên thị trường cổ phiếu. Điều này có nâng cao tính áp dụng
của pháp luật chống bán phá giá. Tác giả cho thấy nhiệm vụ dự đốn một cách
chính xác khơng nhất thiết làm cản trở các doanh nghiệp bán dưới giá thành6.
Bown, Chad P. (2006), “The World Trade Organization and antidumping
in developing countries”. Kể từ năm 1995, khi thành lập của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), các nước đang phát triển đã trở thành một trong những
người sử dụng thường xuyên nhất của các cơng cụ chính sách thương mại
chống bán phá giá của WTO phê chuẩn. Bài viết này khai thác mới dữ liệu có
sẵn để kiểm tra các mơ hình sử dụng luật chống bán phá giá của các nước
đang phát triển - Argentina, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico,
Peru, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela. Đối với các quốc gia này tác giả có thể tính
Ngun văn “a deterministic price-setting two-period duopoly model for differentiated product”
Theo tác giả nếu dự đoán được thiệt hại thơng qua bán phá giá có thể dự đoán liên đới đến cổ phiếu
của doanh nghiệp.
5
6

4


toán mức độ phù hợp với dữ liệu từ hai nguồn mới có sẵn: (i) dữ liệu về tình
hình sản xuất của 28 sản phẩm khác nhau với 3 chữ số ISIC ngành công
nghiệp từ các dữ liệu về chống bán phá giá nhập khẩu hàng được nhập khẩu.
(ii) Dựa vào 6 chữ số HS (HS) của sản phẩm từ các cơ sở dữ liệu toàn cầu về
chống bán phá giá. Phương pháp phân tích của tác giả uớc lượng một mơ hình
trong hai giai đoạn của ngành cơng nghiệp để quyết định có theo đuổi một
cuộc điều tra chống bán phá giá hay không. Kết quả đầu tiên, nghiên cứu đã
tìm thấy các bằng chứng phù hợp với lý thuyết về chính sách thương mại của

các nước đang phát triển khởi kiện. Thứ hai, tác giả thấy rằng sử dụng phương
pháp kiện chống bán phá giá có nhiều khả năng phải đối mặt với các điều kiện
kinh tế thay đổi theo quy định của các tiêu chuẩn về bằng chứng kỹ thuật của
Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
Meredith A. Crowley (2001), “Antidumping policy under imperfect
competition”. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích một mơ hình bán phá
giá giữa các doanh nghiệp cạnh tranh khơng hồn hảo phải đối mặt với nhu
cầu ngẫu nhiên. Tác thấy rằng nhiệm vụ chống bán phá giá có thể cải thiện
phúc lợi nhập khẩu của quốc gia khi nó phải đối mặt với phá giá từ nước
ngoài. Nhiệm vụ chống bán phá giá khơng hồn tồn ngăn chặn làn sóng nhập
khẩu bán phá giá, nhưng nó cải thiện phúc lợi thơng qua việc thu thuế. Ngay
cả khi phải đối mặt với một vụ kiện chống bán phá giá, một công ty nước
ngoài sẽ phục vụ ở nước nhập khẩu nhiều hơn tại thị trường bị kiện vì bài tốn
doanh thu.
Kết luận
Đề tài này học hỏi được rất nhiều từ những nghiên cứu khoa học được
công bố. Tác giả đã ứng dụng được cơ sở lý luận và phương pháp phân tích vụ
kiện chống bán phá giá trong việc đưa ra nhận định kết luận liên quan đến cơ
sở pháp lý của vụ kiện. Bên cạnh đó cịn nâng cao kỹ năng trình bày, phân tích
số liệu để nghiên cứu đạt kết quả khách quan nhất.
Điểm mới của đề tài
Khái quát vụ kiện chống bán phá giá cá tra của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
dựa trên cái nhìn độc lập thơng qua các phân tích, nhận định của các bên tham
gia điều tra.
Cập nhật những số liệu mới bao gồm giá trị , sản lượng, cơ cấu xuất khẩu
và các yếu tố liên quan đến nuôi trồng để nắm rõ bức tranh chung của ngành
hàng cá tra của Việt Nam.

5



Phân tích một số khó khăn vĩ mơ tác động đến tình hình xuất khẩu cá tra
của doanh nghiệp Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đưa ra giải pháp dựa trên những
khó khăn vừa phân tích.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Giới thiệu về cá tra
Nguồn gốc
Họ Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae) là tên gọi một họ chứa
khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes). Các
loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ, dọc theo
miền nam châu Á, từ Pakistan tới Borneo. Trong số 28 lồi của họ này thì
lồi cá tra dầu (Pangasianodon gigas), một loài cá ăn rong cỏ và đang ở tình
trạng nguy cấp, là một trong những lồi cá nước ngọt lớn nhất đã biết.

Nguồn: />
Hình 2.1 Cá tra

Đặc điểm
Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thơng thường cao và có hình
tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia.
Thơng thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá
tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo
(mỡ) nhỏ cũng tồn tại.
Phân loại

Theo ITIS họ Pangasiidae có 3 chi: chi Sinopangasius (1 lồi),
chi Helicophagus (3 loài) và chi Pangasius (27 loài). Tuy nhiên, loài
Sinopangasius semicultratus, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ
đồng nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius krempfi (cá bông lau).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trong phạm vi họ Pangasiidae, có 4

7


nhánh tương ứng với các khoảng cách di truyền có thể xếp thành 4 chi:
Pangasius, Pseudolais, Helicophagus và Pangasianodon.7
2.1.2 Khái niệm bán phá giá
Theo định nghĩa của Tiến sĩ John Hambrey – một nhà kinh tế học thủy
sản thì bán phá giá là quá trình diễn ra khi các sản phẩm của một quốc gia này
được bán sang một quốc gia khác (XK) với mức giá “thấp hơn giá thị trường”.
Hoặc có thể hiểu là việc một doanh nghiệp bán hàng ở thị trường nước ngoài
thấp hơn mức giá bán ở thị trường trong nước hay chi phí sản xuất của doanh
nghiệp.
Theo tài liệu từ VCCI Việt Nam thì bán phá giá trong thương mại quốc
tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ
nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hố đó tại thị
trường nội địa nước xuất khẩu.
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá
X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Yđược xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”
của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện
pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế
hành vi này.

2.1.3 Vụ kiện chống bán phá giá
Cũng theo định nghĩa được cung cấp từ tài liệu Phịng Thương mại và
cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), đây thực chất là một quy trình “Kiện - Điều
tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá giá” (nếu có) mà nước nhập
khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi
có những nghi ngờ rằng loại hàng hố đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập
khẩu. Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), đây
khơng phải thủ tục tố tụng tại Tồ án mà là một thủ tục hành chính và do cơ
quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một
tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là
các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi; nó khơng liên quan đến quan hệ cấp
chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Vì trình tự, thủ tục và các
vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ
kiện tại tồ nên thủ tục này còn được xem là “thủ tục bán tư pháp”. Ngoài ra,
7

Theo “Fishes of the World” của Nelson, Joseph

8


khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan
hành chính, các bên có thể kiện ra Tồ án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án
thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).
2.1.4 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng
phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán
phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản
chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngồi thuế nhập khẩu thơng thường) đánh

vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá.
2.1.5 Các hình thức bán phá giá
Xét theo thời gian của việc bán phá giá, có thể chia bán phá giá thành
03 hình thức được nêu ngắn gọn dưới đây:
Bán phá giá bền vững là một cách bán phá giá trong thời gian dài và
liên tục.
Bán phá giá chớp nhoáng (bán phá giá hủy diệt) là bán phá giá mạnh
trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh.
Bán phá giá không thường xuyên là một cách bán phá giá ở từng thời
điểm nhất định.
2.1.6 Quy định pháp lý về chống bán phá giá
Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:
Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) (bao gồm các
nguyên tắc chung về vấn đề này); Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement
on Antidumping Practices - ADA) chi tiết hố Điều VI GATT (các quy tắc,
điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá
giá cụ thể). Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây
dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống
bán phá giá và việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các
quy định nội địa này.
Đối với doanh nghiệp, để có hiểu biết chung về những vấn đề cơ bản
nhất về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần tiếp
cận các quy định của WTO về vấn đề này là đủ. Tuy nhiên, để biết chi tiết về
trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền… trong các vụ kiện chống bán phá
giá cụ thể ở mỗi thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định
pháp luật về chống bán phá giá của nước đó.

9



2.1.7 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Khơng phải cứ có hiện tượng hàng hố nước ngồi bán phá giá là nước
nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hố
đó. Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi
đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng
thời của cả 03 điều kiện sau:
- Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp
hơn 2%).
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại
đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành
của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt
hại nói trên.
2.1.8 Cách tính biên độ phá giá
Biên độ phá giá được tính tốn theo cơng thức:
Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất
khẩu

8

Trong đó: Giá Thơng thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị
trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu
sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm,
chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ
thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với
nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
2.1.9 Một số thuật ngữ liên quan đến bán phá giá9

Thời hạn điều tra (Time-limit for investigation)
Thời hạn điều tra là khoảng thời gian mà việc điều tra chống bán phá giá
phải được kết thúc trước khi hết khoảng thời gian đó. Thơng thường thời hạn
điều tra chống bán phá giá là 12 tháng và trong mọi trường hợp không được
kéo dài q 18 tháng.

8
9

Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
Các khái niệm do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp.

10


×