Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vai trò của đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.52 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN

Đề bài:

Vai trò của đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên
Khoa/Bộ môn:
Môn:

Chử Thị Huyền
20030087
Nhật Bản học
Lịch sử Đảng

Hà Nội 31/7/2021

1


Mục lục
Phần mở đầu

2


Phần nội dung

4

I. Khái quát

4

1. Giai cấp cơng nhân

4

1.1 Khái niệm

4

1.2 Lịch sử hình thành giai cấp công nhân Việt Nam

4

1.3 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.

5

2. Đảng cộng sản

5

2.1 Khái niệm


5

2.1.1 Khái niệm Đảng Cộng sản

5

2.1.2 Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam

6

2.2 Tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

6

II. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

7

1. Sứ mệnh chung của giai cấp công nhân

7

1.1 Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân

7

1.2 Thực chất nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân

7


2. Sứ mệnh của giai cấp cơng nhân Việt Nam

.

8

III. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của giai cấp cơng nhân. 9
IV. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân.

10

Kết luận

12

Tài liệu tham khảo

12

2


Phần mở đầu
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những phạm trù cơ bản nhất
của chủ nghĩa xã hội khoa học, do đó nó đã được C.Mác -Ph.Ăngghen và Lênin
nghiên cứu và phát triển hết sức hồn thiện trong trong q trình phát triển của lịch
sử thế giới. Xét trên phương diện lịch sử, những nhận định và lý luận của các ông
về giai cấp cơng nhân có tác dụng rất to lớn và đúng đắn.Còn đối với nước ta, vấn
đề trên được Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc từ trước đến

nay , mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu
thường xuyên của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ
công nhân, sinh viên.
Sứ mệnh của giai cấp cơng nhân có sự tác động rất lớn đến tình hình thế giới và
với cả từng quốc gia. Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
không chỉ ảnh hưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái
kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ
kinh tế khác ... mà cịn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên tồn thế
giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt, trình độ phát triển của
thế giới.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân được quy định hồn tồn khách quan bởi
những điều kiện khách quan (bao gồm địa vị kinh tế-xã hội và Những đặc điểm
chính trị-xã hội của họ). Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chủ yếu là do địa
vị kinh tế - xã hội của giai cấp này quy định. nhưng để biến khả năng khách quan
đó thành hiện thực thì phải thơng qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân.
Trong những nhân tố chủ quan đó thì việc thành lập một đảng cộng sản, một đảng
trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh về tổ chức,
chính trị và tư tưởng là nhân tố giữ vai trò quyết định và quan trọng nhất trong việc
bảo đảm cho giai cấp cơng nhân hồn thành được những sứ mệnh lịch sử của mình.
Như vậy, những vấn đề đặt chúng ta cần đặt ra và tìm hiểu một cách cụ thể là: Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là gì? Nội dung, điều kiện khách quan quy
định là gì? Sứ mệnh ấy được thể hiện ra sao ? Và cái chính là vai trị của Đảng
Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như thế
nào?

Phần nội dung
3


I. Khái quát

1. Giai cấp công nhân
1.1 Khái niệm.
Giai cấp cơng nhân: Là một tập đồn xã hội , hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Với sự phát triển của lực lượng
sản xuất có tính chất xã hội hố ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực
tiếp hay tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất và cải tạo
các quan hệ XH, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến
trong thời kỳ hiện nay.
1.2 Lịch sử hình thành giai cấp cơng nhân ở Việt Nam
Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân
Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai
cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; Việt Nam vẫn duy trì
nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nơng, nơng nghiệp là chính, cơ sở kinh tế
cơng nghiệp, dịch vụ vẫn còn chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lược của thực dân
Pháp và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai
thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải
sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và
cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ
là những người nơng dân đã bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị
phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu
thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam
khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài
Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến
hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng
tăng cường đầu tư vào các ngành khai khống, giao thơng vận tải, đồn điền, công
nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa.
Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22
vạn người vào đầu năm 1929.

Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp cơng nhân Việt
Nam đã đồn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành
các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920, người
công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Cơng hội Ba Son ở Sài
Gịn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
4


1.3. Đặc điểm của giai cấp cơng nhân Việt Nam.

Ngồi những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp cơng nhân
Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng:
+Giai cấp công nhân VN tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân
cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân
tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất,
anh dũng đứng dậy đấu tranh.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách
áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân
tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để
của cách mạng của giai cấp cơng nhân được nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng
lãnh đạo nên ln giữ được sự đồn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo
của mình.
+ Giai cấp cơng nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nơng dân, có mối liên hệ máu
thịt với nơng dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai
cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng thơn, sẽ có nhiều người nông dân làm việc ở các cơ sở cơng
nghiệp và trở thành cơng nhân ở chính ngay q hương mình…
Tuy nhiên số lượng cơng nhân nước ta cịn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa
học kỹ thuật cịn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh

mún. Do vậy để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều
kiện quan trọng là giai cấp công nhân VN phải liên minh được với giai cấp nông
dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân khác, thành lập một đảng cộng sản,
một đảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh
về tổ chức, chính trị và tư tưởng.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm Đảng Cộng sản
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tổ chức cao nhất, bộ phận tiên
tiến nhất của giai cấp cơng nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công
5


nhân và nhân dân lao động. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ nghĩa làm nguyên
tắc tổ chức cơ bản.
2.1.2 Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng
Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp,
đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam.
2.2 Tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất
bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải
có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức
tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị.
Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá

chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.
Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào
Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh
mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của gia cấp vơ sản lãnh đạo. Đáp
ứng u cầu đó ở Vịêt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động
riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng khơng tốt đến tiến trình cách mạng
Việt Nam.
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã
nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống
nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái
Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ
ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng
(Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đơng Dương Cộng sản
Liên đồn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện:
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt
của Đảng.

6


Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng
sản duy nhất, theo một đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư
tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
II Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Sứ mệnh chung của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất- con đẻ của nền sản xuất công nghiệp
hiện đại , đại diện co phương thức sản xuất tiên tiến.
Giai cấp cơng nhân có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản và
thống nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lê Nin, có đảng tiên phong
của mình là Đảng cộng sản.
Giai cấp cơng nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
1.1 Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân
Trong sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa , giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm, có
nhiệm vụ phải thoải mãn các điều kiện: Là giai cấp đại diện cho một phương thức
sản xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phải tiến hành
thuyết thục, tập hợp và tổ chức quần chúng làm cách mạng. Và hai nhiệm vụ quan
trọng nhất đó là: tiến hành xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới
tiến bộ hơn.
1.2 Thực chất nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân đó là:
Trong lĩnh vực kinh tế: Giai cấp công nhân tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nâng cao
năng xuất lao động, thỏa mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân.
Trong lĩnh vực chính trị: Giai cấp cơng nhân phải trở thành giai cấp thống trị
trong xã hội. Muốn vậy nhiệm vụ đặt ra phải là đập tan chính quyền tư sản , xây
dựng nền chun chính vơ sản mà thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị
thuộc về nhân dân.
Trong lĩnh vực xã hội: Giai cấp công nhân phải biết tiến hành xóa bỏ giai cấp
bóc lột, phải xóa bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa
người với người.
7


Giai cấp cơng nhân có vai trị quan trọng trong lịch sử nhân loại. Họ chính thức
là lực lượng lãnh đạo các sự nghiệp: sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải
phóng xã hội và dân tộc; sự nghiệp giải phóng người lao động và sự nghiệp giải
phóng con người.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nước ta là một nước nửa thuộc địa nửa phong
kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , nghèo nàn. Giai cấp công nhân nước ta
ra đời trước giai cấp tư sản , sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và là
giai cấp có lợi ích trực tiếp với tư bản Pháp.
Cùng với sự phát triển của cách mạng, giai cấp công nhân nước ta sớm trở thành
một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế. Song do điều kiện kiện kinh tế- xã hội
và hoàn cảnh ra đười nên giai cấp công nhân Việt Nam ngồi những đặc điểm
chung của giai cấp cơng nhân quốc tế, mà còn mang những đặc điểm riêng.
Ra đời sau cách mạng tháng 10 Nga, giai cấp công nhân nước ta là giai cấp thuần
nhất về tư tưởng, sớm tập trung về lực lượng, sớm giác ngộ cách mạng, tiếp thu
chủ nghĩa Mac- Lê Nin và tổ chức được chính đảng của mình. Hơn nữa, giai cấp
cơng nhân Việt Nam được kế thừa truyền thống anh hùng đấu tranh bất khuất của
dân tộc, lại phải chịu ba tầng áp bức nặng nề nên họ có tinh thần cách mạng cao.
Đa số công nhân xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác nên có mối
liên hệ khăng khít, thường xun chặt chẽ với giai cấp cơng nhân, tầng lớp tri thức
cũng như các tầng lớp khác trong xã hội.
Là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nhưng với những đặc điểm vừa
phân tích, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những nội
dung khác so với sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân thế giới nói chung.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, ta có thể khẳng định được sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân Việt Nam đó là lãnh đạo cách mạng thơng qua đội tiền
phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam đánh đuổi bè lũ thực dân Pháp , giành
lại độc lập tự do . Suốt cả chặng đường dài cả thế kỉ gian nan thử thách ấy, giai cấp
công nhân được trưởng thành và tôi luyện về mọi mặt , xứng đáng là lực lượng
nòng cốt của liên minh cơng nơng, trí thức vững chắc.
Nghị quyết số 20 NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành trung ương
Đảng khóa X đã khẳng định “ Giai cấp cơng nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to
lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đảng tiền phong của mình là Đảng
Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại;
giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng đi đầu

8


trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp công dân và tầng lớp tri thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng”
III. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công
nhân.
Trong thực tế lịch sử, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai
cấp tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, theo quy
luật có áp bức có đấu tranh. Mặc dù phong trào cơng nhân có thể phát triển về số
lượng, quy mơ cuộc đấu tranh có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất
bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi đường. Chỉ khi nào giai cấp
cơng nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách tiếp thu lý luận khoa học và cách
mạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp này mới thật sự là phong trào
mang tính chất chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép giai cấp cơng nhân nhận
thức được vị trí, vai trị của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết
tạo nên sức mạnh đó bằng sự đồn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện
pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng cả xã hội và giải phóng nhân loại.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ khi đi vào phong trào công nhân mới được
biến thành sức mạnh vật chất để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội
mới. Từ thực tiễn lịch sử ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa
Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới
việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.Chỉ có Đảng Cộng
sản lãnh đạo, giai cấp cơng nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự
giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng.
Như vậy, Đảng Cộng sản là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem yếu tố tự giác vào phong trào cơng nhân,
làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước nhảy vọt về chất, lên một tầm

cao mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của
mình.
Khi Đảng Cộng Sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấp cơng nhân
nhận thức được vai trị, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện
9


pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp mình, giải phóng
tồn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt. Đảng Cộng sản Việt Nam
đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc trong tiến
trình cách mạng Việt Nam. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng và lãnh
đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành từng mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa cả nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nhằm tạo ra bước ngoặt lịch
sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, xây dựng nước
ta theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đảng Cộng sản muốn hồn thành vai trị lãnh đạo cách mạng thì trước hết phả
luôn luôn chăm lo xây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn luôn làm cho đảng
vững mạnh về chính trị, khơng ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với quần chúng
nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.
IV. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân.


Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp cơng nhân, đại biểu cho
lợi ích và trí tuệ của giai cấp cơng nhân và tồn thể nhân dân lao động.Do đó, với
một Đảng Cộng sản chân chính như vậy thì sự lãnh đạo của Đảng cũng sẽ là sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân – tức là giai cấp cơng nhân khơng những thực hiện
được vai trị lãnh đạo của mình thơng qua Đảng Cộng sản mà cịn là cơ sở xã hội,
nguồn bổ sung phong phú cho Đảng
- Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên để đảm bảo cho giai cấp cơng dân
hồn thành được sứ mệnh của mình: bởi giai cấp cơng nhân chính là giai cấp cách
mạng tiêu biểu nhất với thực tiễn của xã hội, nhưng giai cấp này sẽ chỉ có thể thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình khi mà có được một nhân tố kiên quyết- đó là Đảng
Cộng sản. Vì vậy, để hồn thành được sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân thì
phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản- một chính đảng đại diện cho
lợi ích của giai cấp cơng nhân và toàn thể nhân dân lao động.
- Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Đảng Cộng
sản có sự tiên phong về lý luận và hành động. Trên cơ sơ lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, căn cứ vào thực tiễn của đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng
Cộng sản phải đưa ra được cương tĩnh, đường lối cách mạng phù hợp với mỗi giai
10


đoạn cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải nắm được quan điểm, đường lối của đảng
để phổ biến tuyên truyền tới quần chúng nhân dân, phải thông qua hành động tiên
phong gương mẫu mà lôi kéo quần chúng và các phong trào cách mạng.
Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Đảng viên là những người được trang bị lý luận, nắm được quan điểm, đường lối
của đảng, do vậy "họ hơn bộ phận cịn lại của giai cấp vơ sản ở chỗ là họ hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản" . Cán bộ, đảng
viên phải tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của đảng tới các tầng lớp
nhân dân làm cho quần chúng nhân dân hiểu và phải bằng hành động gương mẫu
của mình để tập hợp, lơi cuốn quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng.

- Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp cơng nhân. Tức là trong
suốt tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã gặp phải mn
vàn những khó khăn thử thách và khi ở thời điểm lịch sử quan trọng đó thì Đảng
Cộng sản đã đưa được ra những quyết định đúng đắn từ đó có thể biến những khó
khăn, thử thách thành điều kiện thuận lợi cho cách mạng. Hay nói cách khác khi
nói tới vai trị tham mưu chiến đầu của đảng là muốn nói tới vai trị đưa ra những
quyết định của đảng, nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng. Những
quyết định đúng đắn sẽ tạo điều kiện đưa phong trào cách mạng tiên lên, ngược lại
có thể gây ra những tổn thất cho cách mạng. Từ đó mà Đảng Cộng sản có thể
khẳng định được vị thế của mình là bộ tham mưu chiến đấu đối với công cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và của cả dân tộc. Sở dĩ Đảng Cộng sản trở thành đội
tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân vì đảng bao gồm những người tiên tiến
trong giai cấp công nhân, được trang bị lý luận khoa học, cách mạng và là những
người được tôi luyện từ trong thực tiễn phong trào cách mạng.
- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của đảng cộng sản. Giai cấp công nhân là
nguồn bổ sung lực lượng phong phú cho đảng cộng sản. Những đảng viên của đảng
là những người công nhân giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận cách
mạng, tự giác gia nhập đảng và được các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân giới thiệu cho đảng. Trong hàng ngũ của đảng có những đảng viên
khơng phải là cơng nhân, nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân và luôn luôn phải đứng trên lập trường, trên lợi ích của giai cấp
cơng nhân.
- Với một Đảng Cộng sản chân chính thi sự lãnh đạo của đảng cũng chính là sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân thực hiện vai trị lãnh đạo của
mình thơng qua đảng cộng sản. Tuy nhiên, không thể đồng nhất Đảng Cộng Sản
với giai cấp cơng nhân. Đảng là một tổ chức chính trị chỉ tập trung những công
nhân tiên tiến, giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận cách mạng, do
11



vậy đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu
chiến đấu của giai cấp công nhân.
- Đảng Cộng sản là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng nhân. Bởi do
Đảng Cộng sản là một chính đảng của giai cấp cơng nhân và quần chúng nhân dân
lao động do đó Đảng Cộng sản cũng chính là sản phẩm trong quá trình đấu tranh
cách mạng của giai cấp cơng nhân- những ngườ đảng viên kiên trung cũng chính là
những cơng dân ưu tú nhất. Đảng Cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với
lợi ích của giai cấp cơng nhân và quần chúng nhân dân lao động, vì thế đảng có thể
thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia các phong trào cách
mạng. Có tập hợp được quần chúng nhân dân, huy động được quần chúng tham gia
các phong trào cách mạng thì những chủ trương, đường lối của đảng mới được
thực hiện và khi đó đảng mới có sức mạnh, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
mới thực hiện được.
Kết luận
Kết lại qua đề tài nghiên cứu này có thể cho ta thấy vai trò quan trọng của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện những sứ mệnh lịch sử của mình. Nhìn
chung để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh của mình, giai cấp cơng nhân
cũng như mỗi người công nhân cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành
về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay
nghề...Các tổ chức nghiệp đồn, cơng đồn, thường xun phát triển vững mạnh
cùng với q trình phát triển khơng ngừng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,..
Danh mục tài liệu tham khảo
- TS. Vũ Ngọc Lương, Tìm Hiểu Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2020), NXB
Công an nhân dân
- Bùi Kim Hậu Nguyễn Thọ Khang Nghiêm Sỹ Liêm. Giáo trình học thuyết sứ mệnh
lịch sử của giai cấp cơng nhân. (2014) H.: Chính trị Quốc gia .
- TS. Bùi Thị Kim Hậu , Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân (2012),
Học viện Báo chí và Tun truyền
- Nguyễn, Cơng Bình. Một Số Vấn Đề về Lịch Sử Giai Cấp Công Nhân Việt Nam
( 1974) NXB Lao động

- Trần Văn Giàu. Giai cấp công nhân Việt Nam.( 1961) NXB Sự thật.

12


13


14



×