Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn âm nhạc việt nam âm NHẠC THỜI NHÀ TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.92 KB, 18 trang )

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nhạc viện TP. HCM

Tiểu luận môn Âm nhạc Việt Nam

ÂM NHẠC THỜI NHÀ TRẦN
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Kiều Lại Thủy

Nhóm sinh viên:

Nhóm 2

2020 – 2021


MỤC LỤC

2


I.

Bối cảnh lịch sử
Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta. Nhà Lý phải dựa

vào họ Trần mới giữ được ngai vàng. Vua Lý Huệ Tơng khơng có con trai nên truyền ngơi cho con gái
là Lý Chiêu Hồng. Lý Chiêu Hồng kết hơn với Trần Cảnh và nhường ngơi cho chồng Nhà Trần hoặc
Trần triều là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào
năm 1225. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh cịn nhỏ tuổi, tồn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một


tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đơ ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp
tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hồng đế nhà
Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt,
trong đó các Hồng đế sẽ sớm nhường ngơi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên
vẫn cùng vị Hồng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngơi Hồng đế
sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngơi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng
đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội
đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các
nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh,
tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có
quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội
Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một
danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người
có vai trị quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại phải chứng kiến đội quân xâm lược tàn bạo như giặc Mông
- Nguyên, người đương thời đã đúc kết, vó ngựa của qn Mơng Cổ đi đến đâu, cỏ khơng mọc được ở
đó. Các vùng lãnh thổ bao la trên thế giới đều lần lượt nằm dưới vó ngựa của quân Mông Cổ. Tể tướng
cuối cùng của nhà Nam Tống là Lục Tú Phu đã ôm vua Tống nhảy xuống biển tự tử và nhà Tống trở
thành triều đại Nguyên của quân Mông Cổ sau này. Gần như cả châu Á, châu Âu và một phần Bắc Phi
đã bị quân Mông Cổ xâm chiếm. Các vương công quý tộc của nước Nga phải đội mâm cho các tướng
lĩnh Mơng Cổ ăn tiệc; Giáo hồng La Mã đã phải thốt lên: Ta sợ quân Tác Ta (chỉ quân Mông Cổ) đến
mất ăn, mất ngủ. Vậy mà, có hai dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên giòn giã: Việt
3


Nam và Nhật Bản. Cả 3 lần đánh vào Đại Việt, quân giặc đều kéo theo 50 vạn quân, 2 lần đánh Nhật
Bản, mỗi lần họ đem theo 15 vạn quân. Nhật Bản chiến thắng cả 2 lần, bởi mỗi khi chiến thuyền quân
Nguyên áp sát bờ biển Nhật Bản liền bị một trận bão lớn nổi lên dìm đắm tồn bộ. Nhân dân Đại Việt
chiến thắng Mơng - Ngun bởi như lời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đúc kết, đó là chiến

thắng do “Vua tơi đồng lịng, anh em hòa mục, cả nước giúp sức”. Chiến thắng của dân tộc chúng ta
vang dội tới mức khi ấy thơng tin cịn rất hẹp và cách trở, vậy mà tin chiến thắng của dân tộc ta đã bay
sang tận vùng Trung Đông. Nhà sử học nổi tiếng của dân tộc Ba Tư khi ấy đã viết trong cuốn cổ sử của
dân tộc mình khi nghe tin chiến thắng này: “Ở phương Đơng xa xơi, có một dân tộc đã đánh thắng quân
Tác Ta”.
Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo
giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng
của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hồng Trần Nhân Tơng được coi là một danh nhân
văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi
tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đồn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi
danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.
Ngồi lối hát ả đào được hình thành từ đời trước, âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng
của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành trong các cuộc
chiến trước đây đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.
Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý Nguyên Cát người Nam
Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý Nguyên Cát phỏng theo tiếng Việt
mà soạn ra các vở tuồng và huấn luyện người Việt diễn tuồng.
Nhạc cụ gồm có trống cơm, tất lật, đàn tranh, đàn 3 dây và đàn 7 dây, tiêu, sáo…Nhạc sĩ Phạm
Duy cho rằng ảnh hưởng của âm nhạc Mơng Cổ có thể nhận thấy trong điệu ngâm Sa mạc của miền
Bắc Việt Nam. Điệu ngâm Sa mạc được phỏng đoán do Lý Nguyên Cát sáng tác để tỏ nỗi nhớ quê
hương, vì ở Đại Việt vốn khơng có sa mạc. Sang thời Trần Dụ Tơng, có người phường trị là Đinh Bàng
Đức ở nhà Nguyên sang nương nhờ vì chiến tranh[6]. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy.
Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Ngoài chèo, hát ả đào truyền
thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc. Các quý tộc nhà Trần yêu thích hát chèo và diễn hề.
Thời Trần Dụ Tơng, các q tộc trong cung đình say mê nghệ thuật, nhiều vở hát chèo trong cung đình
4


do chính những người trong hồng tộc dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại, thưởng hậu

cho người diễn và làm trò giỏi. Việc ca hát trong cung đình nhà Trần được sứ nhà Nguyên là Trần
Cương Trung mô tả trong tác phẩm Sứ giao tập, theo đó mỗi lần yến tiệc trong cung thường có ca nhạc
và nhảy múa, các khúc ca giống như khúc Giáng Châu Long, Nhập hồng đơ của phương Bắc, âm điệu
cổ nhưng ngắn hơn.

II.

Thể loại âm nhạc
Thế kỷ X, năm 939 Ngô Quyền xưng vương đưa đất nước vào một kỷ ngun hịa bình xây

dựng quốc gia phong kiến với nền văn minh Đại Việt. Cũng phải thấy rằng, sau hơn một nghìn năm
dưới sự đơ hộ của phong kiến phương Bắc, cách tổ chức chính quyền của nước ta thời đó đã bị ảnh
hưởng ít nhiều của nhà nước Trung Hoa. Trên thực tế đúng như vậy, bởi dưới thời Lý, Trần thì chế độ
phong kiến trung ương tập quyền được củng cố và bắt đầu xây dựng theo hướng chính quy. Theo đó, tất
yếu phải kéo theo sự thay đổi về chính trị, xã hội mà âm nhạc cũng khơng thể nằm ngồi đường ray ấy.
Từ đây âm nhạc khơng cịn vẹn ngun trong một khối như xưa, mà có sự phân thành hai: dịng âm
nhạc cung đình hướng tới tính chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí trong triều đinh
và dịng âm nhạc dân gian vẫn phục vụ nhu cầu giải trí của đơng đảo nhân dân.
Tuy nhiên từ thế kỷ thứ X, khi mà đất nước trong cảnh thanh bình thì người Việt Nam đã có
những đổi mới khác với con người Đơng Sơn. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì: “Họ sống với
một quan niệm hồn tồn khác Đơng Sơn về vũ trụ và nhân sinh, mà đạo phật là cốt lõi tinh thần. Có
một đạo phật Việt Nam mang nhiều sắc thái hỗn dung, hịa trộn tơn giáo (từ thần đất, thần cây, thần
nước đến ông Bụt “Phật bà Quan âm...”). Ở Đại Việt, về căn bản và theo quan niệm chính thống,
nghệ thuật (cả kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc...) là để truyền đạo và thờ cúng”.
Dẫu chế độ tập quyền phong kiến Trung ương cố gắng tạo hàng rào ngăn cách hai giai tầng
chính trong xã hội (giữa giai cấp phong kiến và nhân dân lao động, nhưng do khơng khí hân hoan của
người chiến thắng vẫn cịn lắng đọng trong nhân dân, mặt khác tính cộng đồng dân chủ được xây dựng
từ những ngày đầu dựng nước còn in khá đậm nét, nên giữa triều đình và nhân dân vẫn cịn có quan hệ
khá khăng khít. Thế nên, âm nhạc dân gian ở giai đoạn đầu còn giao thoa và ảnh hưởng khá mạnh
mẽ đến âm nhạc cung đình và ngược lại, âm nhạc trong cung đình vẫn nối được với mạch nguồn

của âm nhạc dân gian đã được định hình trong quá khứ xa xưa của lịch sử.
Truyền thống văn hóa âm nhạc Việt Nam thời kỳ này được củng cố, phát sinh, phát triển
với những nhân tố mới chưa từng có trong lịch sử trước đó của dân tộc Việt Nam.
5


Ngồi lối hát ả đào được hình thành từ đời trước, âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng
của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành trong các
cuộc chiến trước đây đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.
Có vài tài liệu cho rằng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý
Nguyên Cát người Nam Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý
Nguyên Cát phỏng theo tiếng Việt mà soạn ra các vở tuồng và huấn luyện người Việt diễn tuồng.
Nhạc cụ gồm có trống cơm, tất lật, đàn tranh, đàn 3 dây và đàn 7 dây, tiêu, sáo…
Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng ảnh hưởng của âm nhạc Mơng Cổ có thể nhận thấy trong điệu
ngâm Sa mạc của miền Bắc Việt Nam. Điệu ngâm Sa mạc được phỏng đoán do Lý Nguyên Cát sáng
tác để tỏ nỗi nhớ quê hương, vì ở Đại Việt vốn khơng có sa mạc.
Sang thời Trần Dụ Tơng, có người phường trị là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên sang nương
nhờ vì chiến tranh. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy.
Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Ngoài chèo, hát ả đào
truyền thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc.
Các quý tộc nhà Trần yêu thích hát chèo và diễn hề. Thời Trần Dụ Tơng, các q tộc trong
cung đình say mê nghệ thuật, nhiều vở hát chèo trong cung đình do chính những người trong hoàng tộc
dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại, thưởng hậu cho người diễn và làm trị giỏi. Việc ca
hát trong cung đình nhà Trần được sứ nhà Nguyên là Trần Cương Trung mô tả trong tác phẩm Sứ Giao
Châu tập, theo đó mỗi lần yến tiệc trong cung thường có ca nhạc và nhảy múa, “Ca khúc có Giáng
Châu long, Nhập hồng đơ, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng
ngắn ngủi mà thơi.”. Và ơng trích lời nhận định của Lê Quý Đôn rằng: “Tôi [Lê Quý Đơn] cho đó
là nhạc của triều Trần, nay cũng khơng cịn nữa“.
Quyển An Nam Chí Lược của tác giả Lê Trắc cho biết: Biên chế âm nhạc đời Trần đã chia
làm đại nhạc và tiểu nhạc. Đại nhạc là dành cho cung đình và giới quý tộc; tiểu nhạc là dành cho

đại chúng. Biên chế dàn tiểu nhạc đã rất phong phú, cho thấy âm nhạc đã phát triển đến một trình độ
đáng kể.
Cịn qua sự mơ tả của Đại Việt sử ký tồn thư, có thể thấy rằng dưới thời Trần, các hình thức
biểu diễn tạp kịch đã rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là các hình thức ban đầu của các bộ mơn
nghệ thuật tuồng và chèo sau này. Cũng Toàn thư cho biết: “Năm Thiệu Phong thứ 10 (1350) đời vua
6


Dụ tơng, có người Ngun là Đinh Bàng Đức, nhân nước có loạn, đe, cả nhà đi thuyền vượt biển chạy
sang ta. Bàng Đức giỏi leo dây, làm trò ca múa. Người nước ta bắt chước làm trò múa leo dây. Trị leo
dây bắt đầu có từ đó”
Vào thời Trần, nhạc vũ Việt Nam, nhạc vũ Chiêm Thành và nhạc vũ Trung Quốc đã được
pha trộn trong các chương trình biểu diễn ở cung đình
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút 雨 雨 雨 雨, cho biết hát bội của nước ta có nguồn gốc
từ đời nhà Trần; nhưng lúc bấy giờ chỉ do quân lính hát và đi diễu trong phố vào những ngày có
quốc tang, về sau nhân dân mới bắt chước, hát vào ngày Rằm tháng Bảy.
Tóm lại: những thư tịch cổ cho thấy rằng, dưới thời Trần, âm nhạc và vũ đạo đã khá phát triển.
Về quy chế, đã hình thành ra hai dàn đại nhạc và tiểu nhạc, với các nhạc cụ rất rõ ràng, đặc biệt biên
chế dàn tiểu nhạc rất phong phú. Bên cạnh các nhạc khí có nguồn gốc của Trung Hoa cịn có nhạc khí
có nguồn gốc Chiêm Thành. Điều đáng lưu ý là, dưới thời Trần, đã có cây đàn độc huyền cầm (tức
đàn bầu), một cây đàn đặc biệt độc đáo chỉ có ở Việt Nam, xuất hiện trong biên chế dàn tiểu nhạc.
Về vũ đạo và ca khúc cũng có sự pha trộn, tiếp thu ca vũ của Trung Quốc và Chiêm Thành. Ca khúc
dưới thời Trần khá phát triển, trong đó có cả việc dùng tiếng Việt để sáng tác ca khúc.

III.

Nhạc cụ và xuất xứ
Loại nhạc cụ như: đàn nhị, đàn tranh, tỳ bà, đàn nguyệt, đàn 7 dây ( còn gọi là Cầm, Thất Huyền

Cầm ), tiêu, sáo, sáo bầu, Trống chiến(trống đại), Đại cổ, trống cơm (tên gốc là Phạn Sĩ, nguồn gốc từ

Chiêm Thành), phách, trượng cổ, tiết cổ (du nhập từ Trung quốc), bà lỗ (từ Chiêm Thành).Trống tiểu
(từ Chiêm Thành), trống cù, thuần vu, cồng la, sênh tiền, nhã huân, nhã trì (sáo đơi), sa tụng hn (tu
hú trúc dài), đàn bầu, đại cổ, phạn cổ ba, kèn tất lật, sáo ngắn, chũm chọe.
- Các loại nhạc cụ trong cung đình thời Trần đa số có nguồn gốc từ Trung hoa. Ngồi ra có một
số nhạc cụ có nguồn gốc Chiêm Thành, Ấn độ và các nước Trung Á.
- Đại nhạc: đại cổ,kèn tất lật, sáo ngắn, chũm chọe. Đại nhạc có âm lượng lớn, giành cho vua,
các tơn thất quý quan có gặp lễ đám chay, đám cưới mới được dùng.
- Tiểu nhạc: đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, thất huyền, song huyền, sáo, tiêu. Đặc biệt thời Trần,
trong biên chế Tiểu nhạc có thêm đàn bầu (độc huyền cầm). Tiểu nhạc có âm lượng nhỏ hơn đại nhạc,
thường được sử dụng trong các dịp giải trí, phổ biến ở nhiều tầng lớp hơn đại nhạc.
7


Đàn Nhị

Đàn Tranh (Trung Quốc)

8


Đàn Tỳ Bà

Đàn 7 Dây (Trung quốc)

9


Tiêu (Trung Quốc)

Sáo (Trung Quốc)


10


Sáo Bầu (Trung Quốc)

Trống chiến (Trống Đại) du nhập từ Trung Quốc

11


Trống Cơm (Chiêm thành)

Phách (Trung Quốc)

12


Đàn Nguyệt (Trung Quốc )

Chũm Chọe (Não Bạt )

13


Sênh tiền (Phách Sâu Tiền )

Sáo đôi (Trung Quốc)

14



Đại Cổ (Trung Quốc)

Nhã Huân (Trung Quốc)

Sáo Ngắn (Trung Quốc)

15


Đàn Bầu (Độc huyền cầm) là loại đàn độc đáo chỉ có ở Việt Nam.
IV.

Kết luận
Nhờ đường lối chính trị cởi mở, khuyến khích nhân tài trong nước, tiếp thu giá trị văn hóa

nước ngồi nên dưới triều nhà Trần, nền văn học, nghệ thuật phát triển rực rỡ. Âm nhạc chịu ảnh
hưởng của Trung Hoa và Ân Độ, tuy nhiên có những sáng tạo để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong dân gian, hát Chèo và hát Ả Đào thịnh đạt. Việc tù bình Lý Nguyên Cát người Nam
Tống, vốn làm nghề ca kịch trong quân đội Nguyên Mông, chuyển soạn và truyền bá hát Tuồng
theo lối Trung Hoa vào Đại Việt góp phần thúc đẩy nghệ thuật sân khấu phát triển, càng làm cho
nghệ thuật sân khấu nước nhà phong phú, đa dạng. Tục lệ thờ cúng bách thần ở các đình miếu của
làng, làm tiền đề cho hát chầu thánh (Hát Chầu Văn) sau này. Trong dân gian, ngoài các làn điệu hát
ru, đồng dao, hò hát lao động,…nhiều thể loại hát thơ, hát giao duyên bắt đầu được hình thành và
phát triển.
Âm nhạc cung đình tương đối chính quy hơn các triều trước thơng qua biên chế dàn nhạc
(Đại nhạc và Tiểu nhạc). Tuy nhiên, âm nhạc cung đình vẫn cịn có những quan hệ gắn bó với âm
nhạc dân gian, những ca cơng, nhạc công đều được tuyển chọn từ các nghệ nhân dân gian. Hát Ả
Đào càng được dân gian lẫn quý tộc, cung đình yêu chuộng nên càng phát triển.

Dưới triều nhà Trần, nghệ thuật âm nhạc phát triển thịnh đạt.
V.

Tài liệu tham khảo

Lam Dũ. (2021). Việt Sử Kiêu Hùng.
Nguyễn Thị Mỹ Liêm. (n.d.). Lịch sử Âm nhạc Việt Nam. TP. HCM: Nhà xuất bản Âm nhạc.
16


Wikipedia. (2021, 4 26). Retrieved from Nhà Trần: />%E1%BA%A7n

17


BẢNG THÀNH VIÊN NHĨM VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
NỘI DUNG

HỌ TÊN

LỚP

CƠNG VIỆC
(Nhóm trưởng)

Huỳnh Cơng Tuấn

ĐHTN I/IV

-Phân cơng cơng việc nhóm

-Tổng hợp PPT
-Chỉnh sửa báo cáo hoàn chỉnh

Bối cảnh lịch sử

Thể loại âm nhạc

Nhạc cụ và xuất
xứ
Kết luận

Hà Phước Phú Cường

ĐHTN III/IV

Tổng hợp và chỉnh sửa bài báo
cáo

Nguyễn Bảo Anh Khoa

ĐHTN I/IV

Thuyết trình

Võ Trần Anh Hồng

ĐHST II/IV

Tìm và soạn tài liệu


Nguyễn Huỳnh Kim Ngân

ĐHTN I/IV

Soạn Word và PPT

Nguyễn Ngọc Phát

ĐHTNNN I/IV

Tìm tài liệu và soạn Word

Nguyễn Thị Ngọc Anh

ĐHTNNN I/IV

Tìm tài liệu và soạn Word

Lê Uyên Nhi

ĐHTNNN II/IV

Soạn PPT và thuyết trình

Trương Đại Nam

ĐHTN I/IV

Tìm tài liệu và soạn Word


Thái Thị Khánh Huyền

ĐHTN I/IV

Tìm tài liệu và soạn PPT

Hồ Thị Thanh Phượng

ĐHTN I/IV

Thuyết trình

Nguyễn Thanh Tùng

ĐHTN I/IV

Tìm tài liệu, soạn Word và PPT

Hồng Văn Tú

ĐH Đàn Bầu I/IV

Thuyết trình

18



×