TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC DU LỊCH
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙ HỢP VỚI
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 ĐANG XẢY RA HIỆN NAY
GVHD: THS. TẠ XUÂN HOÀI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
Bùi Ngọc Hoàng Linh
31900xxx
2
Trần Tuyết Liên
31900xxx
3
Na Bi Lah
31900xxx
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, chuyên ngành Du
lịch và Quản lí Du lịch, chúng tơi đã được trang bị một số kiến thức bổ ích, phù hợp với
chun mơn của mình. Trong đó, chúng tơi được tiếp xúc với mơn Xã hội học du lịch, một
môn học quan trọng, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn các kiến thức về việc phát triển du lịch,
mối quan hệ giữa con người dưới sự tác động du lịch,... . Chính vì vậy, chúng tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
- Trường Đại học Tơn Đức Thắng nói chung và Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
nói riêng, đã tạo điều kiện cho chúng tôi cũng như các bạn cơ hội học tập, nghiên
cứu một mơn học thiết thực mà có thể giúp tôi sau này trong tương lai.
- Thầy Tạ Xuân Hồi – giảng viên mơn Xã hội học du lịch, đã tận tâm hướng dẫn
chúng tôi và các bạn cùng lớp trong từng buổi học. Thầy cung cấp cho chúng tơi
những kiến thức hữu ích và ln đưa ra những ví dụ thực tế giúp chúng tơi có thể
hiểu bài một cách nhanh chóng. Thầy cịn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên cơ
hội thuyết trình để có thể tăng sự tự tin khi nói trước đám đơng và tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, có đơi lúc thầy khá là khó tính do chúng tơi làm
sai yêu cầu của thầy hay không tập trung trong giờ học, nhưng bù lại có nhiều lúc
thầy rất vui tính, giúp cho cả lớp có thể giảm bớt áp lực. Một lần nữa, nhóm chúng
tơi xin chân thành cảm ơn thầy.
Đây là bài báo nghiên cứu về một vấn đề thực tế nên chắc chắn chúng tơi sẽ cịn nhiều
thiếu sót. Kính mong thầy có thể đọc qua và đóng góp ý kiến để nhóm chúng tơi có thể cải
thiện bài làm của mình một cách trọn vẹn hơn.
TP. HCM, ngày 24 tháng 05 năm 2021
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.............................................................................................................
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của ngành du lịch là một bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển của toàn
thế giới. Ngành du lịch không chỉ tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều ngành dịch vụ mới
mà còn tạo thêm cơ hội việc làm cho số lượng người lao động khổng lồ, đồng thời giúp
quảng bá nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác nhau. Trong những năm gần đây,
ngành công nghiệp du lịch đã trở thành một trong những lĩnh vực đóng góp nguồn thu
khổng lồ cho tồn cầu, nằm trong top những ngành có thu nhập cao nhất thế giới. Bên
cạnh đó, nó cịn là địn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giúp hình ảnh của
đất nước vươn lên tầm quốc tế. Có thể nói, du lịch như là một chiếc cầu nối, giao lưu văn
hoá, hiểu biết lẫn nhau về truyền thống, lịch sử giữa các vùng trong một nước và các quốc
gia khác trên tồn thế giới. Du lịch góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, mở rộng mối
quan hệ, tình hữu nghị tạo nên sự hồ bình cho nhân loại. Khơng chỉ vậy, du lịch cịn
đóng góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thúc đẩy các hoạt
động văn hóa có quy mô và chất lượng.
Du lịch Việt Nam được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Trải qua bao biến cố thăng trầm, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử khác nhau đã tạo
cho Việt Nam những nét đặc trưng, khác biệt thu hút khách du lịch từ khắp mọi miền đất
nước. Một quốc gia với vị trí địa lý thuận lợi, được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”,
đã đem đến sức hút lạ thường và vô vàn điều thú vị khiến nhiều người luôn muốn đặt
chân đến khám phá trên mảnh đất hình chữ S thân thương. Nhắc đến Việt Nam thì khơng
thể nào khơng nhắc đến Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố năng động, với diện
tích rộng lớn, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, dịch vụ phong
phú, đa dạng đã giúp cho nơi đây trở thành một trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn
nhất trong cả nước, đáp ứng đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát
triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng.
Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2019, do sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã ảnh
hưởng toàn diện đến tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Lĩnh
vực kinh tế-xã hội trên tồn cầu nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng rơi vào tình
trạng suy thối nghiêm trọng. Chính phủ đã đưa ra các lệnh cấm bay và hạn chế đi lại
khiến cho ngành dịch vụ tại các điểm đến du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi
giải trí,... trở nên vắng khách. Các hãng hàng khơng cũng phải chịu thiệt hại nặng nề do
các chuyến bay đều phải bị huỷ. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh, khách
nội địa hầu như rất ít do có nhiều nơi thực hiện giãn cách xã hội. May mắn thay, nhờ thực
hiện tốt các phương pháp phòng chống dịch bệnh mà cả nước Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã kiểm sốt được tình hình, nền kinh tế - xã hội và
ngành du lịch có thể phát triển trở lại, đặc biệt tập trung vào du lịch nội địa. Tưởng chừng
như có thể ngăn chặn được dịch bệnh, nhưng trong thời gian gần đây, dịch Covid-19 đã
bùng phát mạnh trở lại khiến cho ngành du lịch lại một lần nữa rơi vào trạng thái chao
đảo.
Chính vì vậy, trong bài báo cáo này, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và
thực hiện đề tài ‘Phát triển sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tình
hình dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra hiện nay’ nhằm tìm hiểu tình hình và những tác
động của Covid-19. Từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và đưa ra
một số ý kiến giúp cho ngành du lịch tại thành phố nói riêng và cả nước nói chung có thể
bùng nổ trở lại và phát triển một cách toàn vẹn hơn.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cách tiếp cận
1.1. Các khái niệm
a) Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong
thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo Điều 3, Khoản 1 của Luật Du lịch 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
b) Sản phẩm du lịch
Theo Điều 3, Khoản 5 của Luật Du Lịch 2017, sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch.
c) Dịch Covid-19
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ
Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh
“viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Các ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán
được xác nhận vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 và trường hợp tử vong đầu tiên xảy ra vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại đây. Bên cạnh đó, cịn có thêm 3 ca nhiễm được xác định bên
ngoài Trung Quốc là hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Vào
giữa tháng 3 năm 2020, virus lây lan toàn cầu, tỉ lệ người mắc bệnh tăng nhanh khiến nền
kinh tế, xã hội, thị trường chao đảo, tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch
sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) là Covid-19. Tên gọi mới này gọi tắt của
coronavirus disease 2019, theo các từ khóa ‘corona’, ‘virus’, ‘disease’ (dịch bệnh) và
2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Vào tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế
về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức
đặt tên cho chủng mới của virus Corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid
19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
1.2. Cơ sở tiếp cận
a) Lý thuyết xung đột
Lý thuyết xung đột là quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội, nhấn mạnh sự
bất bình đẳng xã hội, chính trị, hay tài liệu của một nhóm xã hội, mà phê phán hệ thống
chính trị-xã hội rộng lớn, hoặc nếu không làm giảm đi thuyết chức năng cấu trúc và bảo
thủ ý thức hệ.
Đối với ngành du lịch, lý thuyết xung đột cho thấy sự tác động nặng nề của đại
dịch Covid-19 đã ‘đóng băng’ toàn bộ hoạt động, dịch vụ liên quan đến du lịch tại Việt
Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng xem xã hội như là một hệ thống phức tạp mà các thành phần
riêng biệt làm việc với nhau để tạo ra sự ổn định và đồn kết (Holden, 2005 trích dẫn
Giddens, 2001). Thuyết chức năng nhận thức xã hội như nhiều bộ phận xã hội khác nhau
ví dụ, gia đình, tơn giáo, giáo dục và chính phủ, làm việc với nhau để làm cho xã hội như
một toàn thể.
Trong ngành du lịch, lý thuyết chức năng có vai trị giúp nhà nước đưa ra các biện
pháp phòng tránh Covid-19 tốt nhất và giúp doanh nghiệp du lịch tạo ra những sản phẩm
du lịch phù hợp với người dân trong tình hình dịch bệnh nhằm đáp ứng được nhu cầu của
họ và khôi phục lại nền du lịch nước nhà.
2.
Sơ lược về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, hay cịn gọi là Sài Gịn, một thành phố năng động và náo
nhiệt hơn bất kỳ thành phố nào khác trong khu vực. Đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,
văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Ban đầu, Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi
là Prey Nokor theo tiếng bản địa của người dân Khmer trước khi được sát nhập vào Đại
Việt nhờ công cuộc khai phá vùng đất miền Nam của chúa Nguyễn. Trải qua biết bao
nhiêu sự kiện lịch sử, cuối cùng vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất quyết định đổi tên Sài Gịn thành Thành phố Hồ Chí Minh – tên của vị Chủ
tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố nay
hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.061 km². Theo số liệu cập nhật,
năm 2020 dân số Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 9 triệu người, trở thành nơi có dân số
đơng nhất cả nước. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Đơng Nam Bộ, trong tọa độ địa
lý khoảng 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành
phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng và là một
cửa ngõ quốc tế. Bên cạnh đó, cịn có hệ thống sân bay lớn nhất cả nước, sân bay Tân Sơn
Nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng hạ lưu sơng Đồng Nai – Sài Gịn, có mạng
lưới sơng ngịi rất đa dạng. Bên cạnh đó, cịn có một con sơng khác nữa là sơng Nhà Bè,
được hình thành bởi hai con sơng Đồng Nai và Sài Gịn, chảy ra biển Đơng bởi hai ngả
chính Sồi Rạp và Gành Rái. Ngồi các con sơng chính, cịn có hệ thống kênh rạch gồm
Cầu Bơng, Nhiêu Lộc –Thị Nghè, Bến Nghé, Kênh Tẻ,…
Thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khơng có
bốn mùa xn, hạ, thu, đơng như những nơi khác mà thay vào đó là hai mùa mưa và mùa
khơ rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
cao và mưa nhiều. Mùa khơ thì bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khí hậu khơ,
nhiệt độ cao và mưa ít. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khơng có gió bão.
Độ ẩm khơng khí ở thành phố thường lên cao vào mùa mưa, và xuống thấp vào mùa khơ.
Từ lâu, Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam.
Trước giải phóng, cả Pháp lẫn Mỹ đều xem Sài Gịn là một khu vực cực kì quan trọng.
Chính vì vậy, họ đã đầu tư quy hoạch, áp dụng những chính sách phát triển, xây dựng và
từ đó Sài Gịn cịn có một cái tên khác là ‘Hịn Ngọc Viễn Đơng’. Kể từ thời điểm đó đến
nay, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nơi phù hợp để đầu tư những dự án lớn, nhiều
cơng trình kiến trúc cổ điển lẫn hiện đại lần lượt được ra đời như Nhà thờ Đức Bà, Bưu
điện Thành phố, Dinh Độc Lập,.... hay toà nhà Bitexco – với 64 tầng và Landmark – với
tổng số 81 tầng,... . Sở hữu hơn 200 tài nguyên du lịch phong phú và 2000 khách sạn, nhà
hàng từ bình dân cho đến sang trọng, Thành phố Hồ Chí Minh ln được xem là điểm
‘nóng’ thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi văn
hố Pháp và Mỹ, Sài Gịn cịn có nhiều danh lam thắng cảnh, mang đậm dấu ấn văn hóa,
lịch sử của người Việt, người Hoa, người Chăm.... . Bên cạnh đó cịn có khá nhiều khu vui
chơi giải trí tuyệt vời như Đầm Sen, Suối Tiên,… và một số khu trung tâm thương mai
sầm uất, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách như Diamond Plaza, Vincom Center,…
Khi nhắc tới Sài Gòn, du khách không chỉ nghĩ tới phố thị sầm uất, nhịp sống hối
hả, con người đông đúc, những tụ điểm vui chơi tấp nập mà người ta còn nghĩ tới những
khu phố ẩm thực với đủ loại các món ăn, đồ uống vơ cùng hấp dẫn và bắt mắt. Văn hóa
ẩm thực tại đây được ví như một ”nồi lẩu thập cẩm”, nơi hội tụ của nhiều nét văn hóa
Đơng – Tây, cổ xưa và hiện đại.
3.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đại dịch Covid-19
Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút được số lượng lớn khách du lịch tìm đến để
tham quan, khám phá. Bởi lẽ nó mang trong mình những nét riêng biệt mà khơng nơi nào
có thể có được. Với sự phân chia thành 7 vùng du lịch gồm vùng trung du và miền núi
phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng
sông Cửu Long mà mỗi năm trôi qua, đất nước Việt Nam ln hân hạnh chào đón các bạn
bè quốc tế đến tận hưởng và vui chơi. Năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt
đến 12,9 triệu, cao hơn so với năm 2016 (10 triệu). Cho đến năm 2018, con số ấy vẫn tăng
không ngừng, đạt 15,5 triệu lượt khách quốc tế. Đặc biệt vào năm 2019, Tổng cục Du lịch
cho biết Du lịch Việt Nam đã đạt được kì tích, ước tính đạt 18 triệu lượt khách quốc tế
đến Việt Nam, tăng 16,2% so với năm 2018.
Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hấp dẫn được nhiều khách du lịch quốc tế lẫn
nội địa nhất bởi đây là một thành phố có nhiều lợi thế để phát triển du lịch bền vững. Năm
2017, có đến hơn 6,4 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa ghé thăm
Thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 2018, con số đó đã nhảy vọt lên là 7,5 triệu lượt khách
quốc tế và 29 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2019, ngành du lịch tại Thành phố Hồ
Chí Minh đón trên 8,6 triệu lượt khách quốc tế và 32,77 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu
nhập của ngành du lịch đạt đến một con số khổng lồ, trên 140 nghìn tỷ đồng, tăng 10,15%
so với năm 2018. Theo thống kê của trang Tổng cục Du lịch cho thấy, phân theo thị
trường thì khách du lịch đến tham quan Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 2019 chủ yếu là các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái
Lan,..., Châu Âu gồm Nga, Vương Quốc Anh, Đức,..., Châu Mỹ gồm các nước như Hoa
Kỳ, Canada,..., Châu Úc có Úc, New Zealand,... và Châu Phi.
Đến với Thành phố Hồ Chí Minh, du khách thường muốn ghé thăm các địa danh nổi
tiếng, tham quan các bảo tàng lịch sử hay chỉ đơn giản là thưởng thức những món ăn
đường phố tuyệt vời như bánh mì, cơm tấm, chè,... . Bên cạnh đó, họ cịn ghé thăm Bùi
Viện – một nơi dành cho khách nước ngồi. Khi đến đây, khách du lịch có thể kết bạn,
giao lưu hoặc cũng có thể gặp gỡ được đồng hương của mình. Đặc biệt, nhiều du khách
nước ngồi đến đây thường rất ưa chuộng loại hình di chuyển bằng xích lơ vì có thể ngồi
vừa ngắm cảnh thành phố, tận hưởng khơng khí trong lành, thống mát mà vừa có thể trị
chuyện với những bác xích lơ về những đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm
2019 được xem là một trong những năm gặt hái được nhiều thành công nhất trong ngành
du lịch bởi trong năm nay, lượng khách quốc tế lẫn nội địa đổ về Thành phố Hồ Chí Minh
rất lớn. Nổi bật là ‘Ngày hội Du lịch’, được tổ chức vào tháng 4 năm 2019. Với mục tiêu
thúc đẩy kích cầu du lịch, nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn với mức giá ưu đãi lần
lượt được ra mắt nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cịn có lễ hội ‘Thành phố Hồ Chí
Minh – Phát triển và Hội nhập’ được tổ chức vào cuối tháng 11 năm 2019 nhằm mục đích
quảng bá những hình ảnh của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
đến bạn bè trên thế giới. Đồng thời, giới thiệu với cộng đồng quốc tế về những nét đặc
trưng, truyền thống của nền văn hố nước nhà. Từ đó, có thể góp phần giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia.
4.
Du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19
Vào cuối năm 2019, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã tác động rất
lớn đến kinh tế tồn cầu. Sau đó, khi Covid-19 tạm thời lắng xuống ở Trung Quốc thì một
làn sóng dịch ở giai đoạn hai lại bắt đầu bùng phát tại khắp quốc gia trên thế giới. Chính
vì vậy, nhiều nước và thành phố đã phải áp dụng mạnh mẽ các biện pháp phòng chống
như cách ly, phong toả, các hoạt động kinh tế bị đình trệ, các dịch vụ công cộng như bảo
tàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi,... buộc phải tạm dừng, học sinh – sinh viên
buộc phải nghỉ học, cấm tụ tập nơi đông người, hạn chế đi lại nếu khơng cần thiết,... . Có
thể thấy, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đã gây nghiêm trọng đến nền kinh tế, chính trị,
xã hội và làm đảo lộn đời sống sinh hoạt của toàn nhân loại trên khắp thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia phải chịu sự ảnh hưởng toàn diện của Covid19. Thành phố Hồ Chí Minh cũng khơng ngoại lệ. Do những tác động tiêu cực của dịch
Covid-19, nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 ước đạt 1,39%. Dù khơng
phải là một con số lớn nhưng trong tình hình diễn biến phức tạp thì đây chính là nỗ lực
của thành phố góp phần vào tăng trưởng GDP của cả nước. Đáng lo ngại nhất chính là
ngành du lịch, phải chịu sự tác động nặng nề nhất của Covid-19. Có thể thấy rằng, trước
khi dịch bùng phát, du lịch thành phố rất phát triển, đứng đầu trong những ngành kinh tế.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ảnh hưởng của Covid-19, ngành du lịch đã bị ‘đóng
băng’, khiến cho kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung
chao đảo khơng ngừng.
Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn lên ngành du lịch, Chính
phủ đã đưa ra các lệnh cấm bay và hạn chế đi lại khiến cho ngành dịch vụ tại các điểm
đến du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,... trở nên vắng khách. Các
hãng hàng không cũng phải chịu thiệt hại nặng nề do các chuyến bay đều phải bị huỷ.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ có trong tháng 1, tháng 2 và từ tháng 3 trở đi là
hầu như rất ích. Khách nội địa cũng giảm mạnh do có nhiều nơi thực hiện giãn cách xã
hội. Trong tháng 3 năm 2020, lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 449,9 nghìn lượt, thấp
hơn rất nhiều so với tháng 1 (1994,1 nghìn lượt) và tháng 2 (1242,7 nghìn lượt). Ngồi ra,
phân theo thị trường thì các du khách đến từ Châu Á giảm 77,2%, từ Châu Âu giảm
27,5%, từ Châu Úc giảm 49,9%, từ Châu Mỹ giảm 67,9% và từ Châu Phi giảm 37,8%.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, con số ấy chỉ đạt hơn 1,3 triệu người, giảm đến 84,8% so với
năm 2019. Về phần khách nội địa thì có phần vượt bậc hơn, Thành phố Hồ Chí Minh đã
đón khoảng 15 triệu lượt, giảm 54,2% so với năm 2019. Đối với tổng doanh thu của
ngành du lịch thành phố, năm 2020 chỉ đạt được 84 nghìn tỉ đồng, giảm 40% so với năm
ngối. Chính vì lẽ đó mà nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống buộc phải đóng cửa, khiến
cho nhân viên bị mất việc làm. Nếu tình hình khó khăn hơn thì sẽ dẫn đến nguy cơ thất
nghiệp.
May mắn thay, nhờ việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã tạo cơ
hội cho người dân và các doanh nghiệp du lịch bằng cách đẩy mạnh du lịch nội địa. Theo
đó, Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch đã thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa
‘Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam’ và có nhiều kết quả rất tích cực. Có thể nói, du lịch
nội địa được coi là vị cứu tinh của du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch cũng
nhanh chóng đưa ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn với mức giá thấp chưa từng có nhằm
thu hút nhiều du khách và luôn đề cao sự an toàn bằng cách chấp hành 5K của bộ y tế
gồm khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung, khai báo y tế và khoảng cách.
Các chương trình kích cầu du lịch khơng chỉ thu hút khách nội địa mà cịn thu hút được
khách nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Điểm nhấn là trong năm 2020, ngành du
lịch thành phố đã phối hợp với các ngành địa phương liên quan để triển khai các chương
trình kích cầu du lịch nội địa. Sở đã cơng bố chính thức website kích cầu du lịch thành
phố nhằm cung cấp các thông tin về du lịch và chương trình khuyến mãi của các doanh
nghiệp tham gia chương trình kích cầu du lịch. Trọng tâm của chương trình kích cầu du
lịch là chương trỉnh ‘Người Thành phố Hồ Chí Minh đi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh’,
với việc vận động người dân sinh sống tại thành phố tham gia và sử dụng các dịch vụ tại
đây. Một số doanh nghiệp trên địa bàn đã đẩy mạnh việc du lịch tại chỗ (city tour),
chương trình du lịch ngắn ngày ở khu vực Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Thay vì đi
bằng máy bay, các chương trình du lịch này sẽ sử dụng ơ tơ là phương tiện chủ yếu. Theo
Vietravel Holdings, chương trình tour này được doanh nghiệp lựa chọn những cung
đường an tồn, có phong cảnh đẹp, điểm tham quan hấp dẫn, dịch vụ lưu trú và ăn uống
đạt tiêu chuẩn. Du khách tham gia tour có thể sử dụng xe ơ tơ cá nhân hoặc nếu có nhu
cầu thì sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ xe và tài xế. Công ty Lữ hành Fiditour – Vietluxtour
sẽ tổ chức tour cho từng nhóm nhỏ như gia đình, bạn bè theo u cầu của du khách, bao
gồm các dịch vụ lẻ hoặc trọn gói. Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2020, xe buýt
hai tầng chính thức đi vào hoạt động nhằm phục vụ khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Xe buýt hai tầng sẽ đưa du khách tham quan những địa điểm nổi tiếng tại thành
phố. Đuọc trang bị đến 63 chỗ ngồi và các thiết bị hiện đại như wifi miễn phí, phía trước
mỗi chiếc ghế sẽ có hệ thống dịch đa ngơn ngữ được thuyết minh tự động giúp giới thiệu
cho du khách từng địa điểm tham quan nổi tiếng.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều hoạt động xúc tiến truyền thơng cho thương hiệu du lịch thành
phố ‘Thành phố Hồ Chí Minh Xin chào, Hello Ho Chi Minh City’ nhằm quảng bá hình
ành của du lịch thành phố, xây dựng các sản phẩm du lịch. Ngồi ra, Thành phố Hồ Chí
Minh cịn ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ, các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Hà Nội và các vùng trọng điểm
ở miền Trung. Trong thời gian gần đây, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nghiên
cứu, áp dụng khoa học – công nghệ vào các điểm đến như bảo tàng, Bưu điện Thành
phố,... bằng các giao diện 3D, công nghệ thực tế ảo,... để nâng cao việc sử dụng công
nghệ trong việc quảng bá du lịch và tạo cảm giác mới lạ cho du khách khi đến trải
nghiệm.
Vào giữa tháng 7 năm 2020, ‘Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh’ lần thứ 16 được
tổ chức tại công viên Lê Văn Tám. Do tác động của Covid-19 vẫn chưa dứt hẳn, nên sự
kiện năm nay chủ yếu là giới thiệu, đẩy mạnh du lịch trong nước. Các công ty du lịch dịp
này cũng đưa ra nhiều sản phẩm du lịch nội địa cũng như nhiều tour trải nghiệm tại Thành
phố Hồ Chí Minh với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Các co sở lưu trú cũng
nhân cơ hội này mà đưa ra nhiều mức giá ưu đãi nhằm thu hút du khách. Đây chính là cơ
hội lớn để khách du lịch có thể chọn cho mình nhiều tour du lịch nội địa lý tưởng cùng
nơi lưu trú đạt tiểu chuẩn với mức giá hết sức ưu đãi.
5.
Phát triển một số sản phẩm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với
tình hình dịch bệnh Covid hiện nay
a)
Staycation
Staycation là 1 cụm từ được ghép bởi “Stay” (ở lại) và “vacation” (kỳ nghỉ). Tại một số
quốc gia, staycation còn được biết đến với tên gọi khác là holistay, viết tắt của “stay” và
“holiday” (ngày lễ). Mang nghĩa 1 chuyến đi du lịch tại chính nơi bạn đang sống và
khơng cần phải đi đến bất cứ nơi nào xa.
Staycation bắt nguồn ngay từ thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Mỹ vào năm
2008. Vì cuộc khủng hoảng, nhiều hộ gia đình bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu cá nhân
cũng như việc chi tiêu cho du lịch. Đặc biệt là những chuyến du lịch nước ngoài đầy tốn
kém. Do đó, nhiều hộ gia đình đã quyết định lựa chọn du lịch tại chỗ và rồi phát hiện ra
những trải nghiệm không kém phần thú vị mà những chuyến du lịch đó mang lại. Như
mong đợi, Staycation đã đáp ứng được mục đích cốt lõi việc đi du lịch của mọi người. Cụ
thể là: khám phá, thư giãn và nghỉ ngơi. Nhờ đó, loại hình này dần được biết tới toàn bang
nước Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay, việc giãn cảnh xã hội, ngừng nhập cảnh ở các
quốc gia trên thế giới hay thậm chí việc hạn chế đi từ thành phố này đến thành phố khác
đã làm cho việc di chuyển cũng như đi du lịch khó khăn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó,
mối lo về tài chính cũng là một vấn đề lớn khi cả nền kinh tế đều bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch bệnh. Chính vì thế, staycation chính là một lựa chọn hợp lý để có thể trải nghiệm
chuyến du lịch một cách trọn vẹn.
Đối với người dân sống ở thành phố Hồ Chí Minh, có vơ vàn sựa lựa chọn để tạo nên một
kỳ nghỉ ngay chính khu vực mà mình đang sinh sống.
-
Nghỉ dưỡng: Là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí
Minh sở hữu khơng ít nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng độc đảo từ bình dân đến cao
cấp tại khu vực trung tâm (Quận 1, quận 3) lẫn ngoại thành (Quận 2, Quận 7). Hiện nay,
giá thành của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng được giảm giá rất nhiều do áp dụng
chương trình kích cầu du lịch.
-
Đi cà phê: Một thú vui của người Sài Gịn đó thích là “đi cà phê”. Đó khơng chỉ là
đi để thưởng thức nước uống ngon mà còn là dịp họp mặt bạn bè, hay đơn giản chỉ là tìm
một khơng gian n tĩnh, nhẹ nhàng để đọc sách, làm việc, thay đổi khơng khí.
-
Tham quan bảo tàng: Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với các viện bảo tàng
mang đầy tính lịch sử, văn hóa, nghệ thuật như Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo
tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Dinh độc
lập,... hay xa hơn nữa là địa đạo Củ Chi – nơi tìm hiểu về lịch sử nổi tiếng chỉ cách trung
tâm khoảng hơn 1 giờ đi xe.
-
Trải nghiệm ẩm thực đường phố: Ẩm thực ở Sài Gòn, đặc biệt là các món ăn vặt
dành cho các bạn trẻ khá phong phú và có nhiều khẩu vị phù hợp với từng sở thích của
mỗi người. Hơn hết là chi phí hợp túi tiền với mọi người. Một số khu ăn vặt nổi tiếng ở
Sài Gòn phải kể đến như: chợ Hồ Thị Kỷ,
-
Khám phá một số khu vực ngoại ô hoặc gần thành phố cũng là một ý kiến hay, ví
dụ như tham quan đảo khỉ và rừng ngập mặn ở Cần Giờ, vườn trái cây Lái Thiêu ở Bình
Dương, tham quan làng nổi Tân Lập (Long An), Khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai),...
b)
Sản phẩm du lịch sáng tạọ
Khái niệm du lịch sáng tạo được giáo sư Greg Richards và Crispin Raymond định nghĩa
lần đầu tiên vào năm 2000: “Du lịch sáng tạo là loại hình du lịch mang đến cho du khách
cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình nhờ tham gia vào các trải nghiệm học hỏi
văn hóa và đặc trưng của điểm đến.”
Nói cách khác, nhắc đến Du lịch sáng tạo có thể nhấn mạnh bằng hai từ “đồng sáng tạo”
và “chủ động”. Du lịch sáng tạo là một phần của du lịch văn hóa, nhưng bên cạnh việc
quan sát, thưởng ngoạn thắng cảnh hay sản phẩm mang nét văn hóa địa phương một cách
“thụ động”, du khách sẽ được “chủ động” tự tay sáng tạo nên những sản phẩm của vùng
đất đó cùng với người dân bản địa. Những hoạt động du lịch sáng tạo có thể bao gồm vẽ
tranh, điêu khắc, làm gốm, nhảy những điệu múa dân gian, nấu ăn,...
Tại thành phố Hồ Chí Minh, khơng ít những chương trình, workshop thủ công sáng tạo,
nấu ăn phục vụ cho khách du lịch. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc du lịch tại chỗ
và tham gia các sản phẩm du lịch sáng tạo tại địa phương vừa góp phần tạo ra thu nhập
cho người dân trong thời kỳ kinh tế khó khăn, đặc biệt đối với ngành du lịch, vừa giúp
chúng ta có thể khám phá, trải nghiệm thêm một vài hoạt động thú vị mà vẫn hạn chế việc
di chuyển, đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng trong thời kỳ dịch bệnh.
Một số các sản phẩm du lịch sáng tạo nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh phải kể đến
như:
-
Cắt – dán – in giấy thủ công (Khô Mực Studio): Khi tham gia, khách sẽ được
hướng dẫn và khuyến khích tự tay thiết kế, in ấn các sản phẩm từ giấy bằng một kỹ thuật
in bắt nguồn từ Nhật Bản được làm bằng dầu đậu nành, kết hợp in kéo lụa và in tự động.
-
Làm nước hoa, xà phòng, nến thơm (NOTE – The Silent Lab): Khi đến với NOTE,
khách sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức về hương phẩm, liệu pháp mùi hương và đặc
biệt là được tận tay tạo ra các sản phẩm thủ cơng như nến thơm, nước hoa tinh dầu, xà
phịng hữu cơ,... cho bản thân hoặc làm quà tặng cũng rất ý nghĩa.
-
Vẽ tranh thư giãn (Tipsy Art): Mỗi tuần sẽ có một buổi workshop kéo dài 3 tiếng
với chủ đề mới, mang lại từng trải nghiệm vẽ tranh khác biệt. Ngồi ra, khách đến tham
gia cịn được học hỏi cách pha màu và kỹ thuật vẽ cũng như thưởng thức âm nhạc và đồ
uống. Sau khi hoàng thành, bạn sẽ được mang tranh về để làm kỷ niệm hoặc trang trí nhà
cửa, làm q tặng...
-
Lớp nấu ăn Sài Gịn Hoa Anh Túc: Được hướng dẫn bởi nhà hàng Hoa Anh Túc,
nổi tiếng trong thành phố với những công thức nấu ăn truyền thống xen lẫn hiện đại,
khách tham gia sẽ được tận tay đi chợ để mua sắm và chuẩn bị nguyên liệu cho buổi học
nấu ăn, sau buổi học khác sẽ được thưởng thức mốn ăn do mình tự chuẩn bị và ngồi ra
cịn có một phần q lưu niệm cũng bản sao công thức được mang về.
-
Các workshop làm đồ gốm (Meow Pottery, Spin&Goth, Haru Craft): Tại đây sẽ có
sẵn tất cả nguyên liệu và người hướng dẫn để giúp bạn tạo ra những sản phẩm xinh xinh
bằng gốm như ly, tách, đĩa, lọ hoa,...Sau đó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với màu vẽ để
trang trí cho các vật dụng của mình.
Lợi ích rõ ràng nhất mà Du lịch sáng tạo có thể mang lại chính là bảo tồn và thúc đẩy sự
phát triển của những di sản phi vật thể. Để bảo tồn những sản phẩm truyền thống của địa
phương như đồ thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, ngôn ngữ, âm nhạc,... vừa cần có niềm tự hào
của người dân bản địa dành cho truyền thống địa phương, vừa cần đến sự cơng nhận và
u thích trải nghiệm từ du khách để có thể duy trì được những hoạt động đó.
Du lịch sáng tạo tuy chỉ mới là một phân khúc nhỏ trong du lịch văn hóa nhưng rõ ràng
đây là một hình thức du lịch tiềm năng trong tương lai, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh
làm cho ngành du lịch bị đình trệ do giãn cách xã hội. Ngoài các hoạt động nghỉ ngơi và
hưởng thụ tại chỗ thì các hoạt động trải nghiệm cá nhân cũng rất phù hợp trong tình hình
dịch bệnh phức tạp hiện tại.
c)
Du ngoạn sơng Sài Gịn
Du lịch trên sơng Sài Gịn là một loại hình du lịch tương đối mới mẻ, đang dần trở thành
một xu hướng mới cho cả du khách trong nước và quốc tế bởi những trải nghiệm thú vị.
Việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với sơng Sài Gịn đặc biệt phù hợp cho giai
đoạn dịch bệnh như thế này, khi người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các nơi
khác có biển mà vẫn có thể tham gia các hoạt động du lịch dưới nước ngay tại trung tâm
thành phố. có thể kể đến một số hoạt động như:
-
Chèo SUP sông Sài Gòn: SUP (Standup Paddle Board - lướt ván đứng) là một bộ
môn thể thao dưới nước vừa được du nhập vào Việt Nam khoảng thời gian gần đây. Để
trải nghiệm chèo SUP trên sơng Sài Gịn rất đơn giản, du khách có thể liên hệ trực tiếp với
hướng dẫn viên, sau đó chọn địa điểm muốn ngắm như Landmark 81, cầu Phú Mỹ (Q.7),
cầu Sài Gòn (Q.2), cầu Ánh Sao (Q.7). Chèo ván đứng cũng rất phù hợp với những bạn
trẻ u thích khám phá và muốn tìm một bộ môn rèn luyện sức khỏe mới. Không những
thế, khu vực ven sơng với khơng khí trong lành và nguồn nước sạch sẽ đem lại cảm giác
thư giãn cho người tập.
-
Du ngoạn sơng Sài Gịn bằng Water Bus: Xe bt sơng Sài Gịn được đưa vào hoạt
động từ giữa năm 2017 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, nó lại vơ
tình trở thành điểm để trải nghiệm, du lịch cuối tuần của rất nhiều bạn trẻ hoặc khách du
lịch từ các nơi đến.
-
Đi du thuyền sơng Sài Gịn (kết hợp ăn tối): Hiện nay, có rất nhiều du thuyền du
ngoạn sơng Sài Gịn với các mức chi phí và dịch vụ khác nhau, từ du thuyền cá nhân
ngắm hồng hơn đến các du thuyền to lớn phụ vụ các bữa tối sang trọng như Saigon
Princess, Bonsai Legacy,... đáp ứng không chỉ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của du khách
mà còn là một trải nghiệm khám phá quan cảnh thành phố trên sông.
d)
Phát triển sản phẩm du lịch mới “Virtual Tour” tại thành phố Hồ Chí Minh phù hợp
với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
“Virtual Tour” có nghĩa là chuyến tham quan thực tế ảo, nó cho phép khách hàng đến
không gian mà họ mong muốn một cách chân thực và sống động nhất, kích thích đầy đủ
các giác quan của người dùng nhằm tối ưu hóa cảm xúc mà khách hàng mong muốn nhận
được ngay trong chính khơng gian của họ.
Tại Việt Nam, những chuyến tham quan thực tế ảo như thế này chưa thực sự được nhiều
người biết đến. Tuy nhiên, chúng cũng đang dần được áp dụng trong một số lĩnh vực.
Chẳng hạn như trong bất động sản, những chuyến tham quan ảo ở căn hộ, nhà được thực
hiện để khách hàng có thể xem nhà ngay lập tức từ xa. Trong du lịch, các khách sạn, nhà
hàng, quán cà phê,...sử dụng tour thực tế ảo để giới thiệu về khơng gian của mình. Hay
trong kiến trúc, co-working space, spa,.... là các địa điểm đều có thể được số hóa và sử
dụng nhằm quảng bá và tạo trải nghiệm cho khách hàng.
Virtual Tour có những nét nổi trội so với cách du lịch truyền thống là tiết kiệm thời gian,
tiền bạc, công sức, hạn chế việc di chuyển, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, khách du lịch
chỉ cần ở nhà mà vẫn có thể du lịch, thăm thú mọi nơi trên thế giới, nó có thể tích hợp với
kính thực tế ảo “VR” (Virtual Reality) để mang đến cho du khách một trải nghiệm sống
động hơn hay đơn giản là chỉ tham gia các Vitual Tour qua các website như
virtualvacation.us để có thể khám phá mọi nơi trên thế giới với đa dạng các trải nghiệm
như tour đi bộ, tour lái xe, khám phá phố cổ Châu Âu,...
Bên cạnh đó, việt phát triển một nền tảng du lịch ảo tại thành phố Hồ Chí Minh với các
địa điểm nổi bật như nhà thờ Đức Bà, các bảo tàng, thảo cầm viên, các khu phố người
Hoa ở Chợ Lớn,... cũng là một ý kiến hay, vừa cung cấp thêm các trải nghiệm cho khách
du lịch, vừa góp phần quảng bá du lịch cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt
Nam nói chung trong thời đại dịch bệnh, cách ly xã hội, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Mở rộng hơn nữa, đây cũng là một sản phẩm du lịch mới đầy tiềm năng trong thời đại
công nghệ, kỹ thuật số 4.0, Virtual Tour sẽ không chỉ dừng lại ở giới hạn quốc gia, là sản
phẩm du lịch phù hợp trong tình hình dịch bệnh mà hơn nữa sẽ phát triển và mở rộng ra ở
cả thị trường quốc tế cả thời gian về sau bởi những tính năng nổi trội và phù hợp với thời
đại.
6. Một số đề xuất phát triển du lịch trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19:
Thực tế cho thấy, trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, du lịch là một trong những
ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Ngành du lịch đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ
tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, tình hình dịch bệnh
diễn biến ngày càng phức tạp, ngành du lịch Việt Nam phải chịu tổn thất rất nặng nề. Vì
thế, Nhà nước và các cơng ty du lịch cần tìm ra những giải pháp để khôi phục, phát triển
bền vững ngành du lịch Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát ổn định.
Thứ nhất, thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh
tế, xã hội". Cần có biện pháp để trấn an tâm lý du khách thông qua tăng cường các biện
pháp y tế, như phân bố nguồn lực để đảm bảo vệ sinh cho dịch vụ vận tải, cung cấp giấy
chứng nhận y tế; tổ chức thực hiện khai báo y tế đối với khách du lịch, nhân viên du lịch;
tuân thủ quy định 5K,...Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đẩy mạnh truyền thơng về tình hình
kiểm sốt dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam là một việc nên được chú trọng.
Thứ hai, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú và cung ứng dịch vụ du lịch đang tái
cấu trúc lại bộ máy hoạt động, chuyển từ đón các đoàn khách lớn, làm các tour/tuyến lớn
sang tiếp cận các nhóm khách gia đình nhỏ, an tồn. Ngồi ra, các doanh nghiệp du lịch
cần lựa chọn điểm đến phù hợp, với các tiêu chí điểm đến mới, nơi khơng bị dịch bệnh
hoặc khơng có khả năng tái phát dịch để thu hút du khách du lịch nội địa.
Thứ ba, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và điểm đến. Theo đó, cần kết hợp các
giải pháp về giảm giá dịch vụ song song với nâng cao chất lượng phục vụ. Về giá cả,
trong ngắn hạn, các doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng các cơng cụ tiêu chuẩn như giảm
phí, lệ phí, thực hiện những chương trình ưu đãi khách du lịch trong mùa Covid. Do vậy,
để hiệu quả hơn, cần tập trung vào chất lượng các sản phẩm du lịch. Để thực hiện tốt việc
nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, các công ty du lịch cần phải đồng lịng liên kết với
hàng khơng, vận tải, khách sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm
giúp cho du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng. Bên cạnh việc giảm chi phí
các dịch vụ cho khách du lịch của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có những chính sách
miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành Du lịch như miễn thuế giá trị gia tăng
cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí mơi trường cho các doanh
nghiệp du lịch, giảm thuế khốn đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức
giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du
lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ…
Thứ tư, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thể khách du lịch sẽ thay đổi xu hướng du
lịch của mình để đảm bảo an tồn sức khỏe. Xu hướng du lịch giai đoạn này là trong
khoảng cách gần bởi vì khách du lịch sẽ ưu tiên phương tiện cá nhân hơn là những chuyến
bay xuyên quốc gia, lục địa. Do đó, du lịch nội địa có thể sẽ là xu hướng du lịch trong
thời gian tới. Các chuyến đi sẽ ngắn ngày hơn, hướng về các di sản văn hố, thiên nhiên
tránh những tụ điểm đơng đúc. Vì thế, doanh nghiệp du lịch cùng với cộng đồng dân cư
địa phương xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên các di tích lịch sử, danh thắng, văn
hóa bản địa của các vùng miền và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo để đưa
sản phẩm du lịch tiếp cận gần hơn với người dân. Để hấp dẫn khách du lịch nội địa, cũng
cần có sự đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng
đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như, tại huyện Cần Giờ, địa phương
cần chú trọng quảng bá hình ảnh khu du lịch Rừng Sát, đảo Thạnh An,...
Thứ năm, mục tiêu phát triển ngành du lịch trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn ra khơng
chỉ địi hỏi các điểm đến hấp dẫn và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà bên cạnh đó, khách
du lịch cịn cần được tiếp cận dễ dàng hơn các thông tin và các ứng dụng đặt phịng trực
tuyến. Vì thế, cần chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động marketing số như triển khai
Chiến dịch “Explore Vietnam at home Today, Visit Someday” gồm các hoạt động truyền
thông truyền cảm hứng thông qua mạng xã hội; các cuộc thi video clip, thi ảnh; các hoạt
động giải trí trực tuyến gắn với văn hóa Việt Nam, du lịch qua cơng nghệ thực tế ảo; tổ
chức “webinar” (hội thảo trực tuyến) nhằm cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh, xu
hướng mới trong hành vi tiêu dùng du lịch, các sản phẩm, phân khúc thị trường tiềm
năng, dự báo các kịch bản phục hồi một số thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam
cho các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan của Việt
Nam. Để tiếp tục thu hút khách du lịch, cũng cần có các chính sách linh hoạt hơn về việc
huỷ hoặc thay đổi lịch đặt phòng hoặc phương tiện đi lại… Xây dựng bộ ấn phẩm quảng
bá du lịch mới với hình thức, thiết kế, nội dung, ngôn ngữ phù hợp với xu hướng tìm kiếm
thơng tin hiện nay của thị trường. Vì sự lựa chọn của du khách cũng sẽ bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi nguồn cung và chất lượng các dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó, triển khai các ứng
dụng trên điện thoại thông minh kết hợp với bản đồ số để khách du lịch tiếp cận nhanh
thông tin cập nhật về các khu vực có bệnh nhân, khu vực cách ly để cảnh báo cơng khai
cho du khách.
Ngồi ra, trong tình hình khó khăn chống đỡ dịch Covid-19, vấn đề hợp tác, liên kết du
lịch được các địa phương cũng được chú trọng, chia sẻ thực chất hơn, trở thành giải pháp
quan trọng để tăng lượng khách du lịch trong nước. Tăng cường liên kết vùng, liên kết địa
phương, liên kết ngành, doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, sản phẩm du lịch,
bảo đảm an toàn cho du khách... là những giải pháp trọng tâm.
Bên cạnh các giải pháp kích cầu du lịch, các biện pháp bảo đảm an tồn phịng chống dịch
cần được các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng
không… thực hiện triệt để, nghiêm túc để phịng chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
7. Kết luận:
Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức
tạp ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, trong đó có ngành du lịch cũng bị tổn
thất rất nặng nề vào năm 2020. Đại dịch Covid-19 như là phép thử cho ngành du lịch,
cũng là dịp để biến “nguy” thành cơ. Tuy cũng bị thiệt hại như những lĩnh vực khác
nhưng ngành du lịch lại có khả năng phục hồi nhanh nhất bởi những chính sách, những đề
xuất “khơn khéo” của Nhà nước. Trong một năm trải qua những khó khăn, thử thách bởi
dịch bệnh, cũng chính là lúc khả năng, sức trỗi dậy của ngành du lịch Việt Nam tìm được
thời cơ trong thách thức để phục hồi, phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà. Trong bài
báo cáo này, từ việc phân tích số liệu, thơng tin về ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí
Minh dựa trên thống kê của địa phương và các trang báo trên diễn đàn, từ đó chỉ ra tình
hình của ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh trước và sau khi bị ảnh hưởng dịch
bệnh Covid-19,giải pháp cụ thể kết hợp vừa phát triển du lịch vừa phòng, chống dịch
bệnh, những định hướng để phục hồi ngành du lịch, đồng thời cũng là những yếu tố nền
tảng để phát triển các nền lĩnh vực kinh tế khác. Dù dịch bệnh trải qua trong thời gian dài
và diễn biến phức tạp, nhưng cũng chính là động lực vượt qua mọi khó khăn và là sự thúc
đẩy sự phát triển ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như ngành du lịch Việt
Nam.