Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và thi công mô hình hệ thống giám sát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ
THI CƠNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
NI TRỒNG THUỶ SẢN
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
SVTH: NGUYỄN ĐỨC AN
MSSV: 16141100
SVTH: TẤT SIÊU THÀNH
MSSV: 16141280

SKL007377

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2020


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:



NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CƠNG MƠ
HÌNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
NƯỚC NI TRỒNG THUỶ SẢN
GVHD: ThS. Nguyễn Đình Phú
SVTH: Nguyễn Đức An
MSSV: 16141100
SVTH: Tất Siêu Thành
MSSV: 16141280

Tp. Hồ Chí Minh - 08/2020


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:
Chuyên ngành:
Hệ đào tạo:
Khóa:

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CƠNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
Tìm hiểu về phương pháp giao tiếp với module ESP32-WROOM-32 bằng thư viện chuẩn
của hãng – thư viện idf.
Tìm hiểu về mơi trường lập trình cho vi điều khiển STM32F103C8T6.
Tham khảo phương pháp giao tiếp với module LoRa Ra-02, cách thức truyền nhận dữ liệu từ
xa giữ hai module.

Nghiên cứu cách đọc dữ liệu cảm biến bằng giao thức Modbus RTU thơng qua RS485 và
UART.
Nhóm cịn tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến các thông số môi trường nước phù hợp
cho nuôi trồng thuỷ sản.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

i


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2. Nội dung thực hiện:
Nội dung 1: Nghiên cứu về các loại hình ni trồng thuỷ sản hiện nay ở nước ta, các chỉ số
của nước nuôi như độ pH, độ mặn, nồng độ chất rắn hồ tan, … ảnh hưởng đến chất lượng
con ni và thành phẩm của ngành thuỷ sản.
Nội dung 2: Tìm hiểu và nghiên cứu các cảm biến có khả năng đo pH trong nước, đo độ
mặn, nồng độ chất tan và nhiệt độ nước, cách sử dụng và đọc dữ liệu từ các cảm biến.
Nội dung 3: Tìm hiểu và nghiên cứu cách lập trình cho vi điều khiển ESP32 và
STM32F103C8T8 để giao tiếp với các cảm biến.
Nội dung 4: Tìm hiểu và nghiên cứu cách giao tiếp giữa vi điều khiển ESP32 với module
sim800C và module lora Ra2, giao tiếp giữa STM32F103C8T6 với module lora để truyền dữ
liệu không dây giữa các trạm với nhau.
Nội dung 5: Tiến hành liên kết các bộ phận lại thành một hệ thống với đầy đủ các bộ phận cần
thiết như cảm biến, bộ phận truyền nhận dữ liệu bằng lora, bộ phận truyền dữ liệu về server.

Nội dung 6: Tiến hành thiết kế và thi cơng mơ hình hồn thiện
Nội dung 7: Xây dựng trang web hiển thị các thông số của hệ thống đồng thời có thể điều
khiển thiết bị có trong hệ thống.
Nội dung 8: Chạy thử nghiệm hệ thống và sửa chữa các lỗi xảy ra.

Nội dung 9: Viết báo cáo đồ án tốt nghiệp
Nội dung 10: Báo cáo đồ án tốt ngiệp
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/07/2020
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

ThS. Nguyễn Đình Phú
BM. ĐIỆN TỬ CƠNG NGHIỆP – Y SINH

ii


LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CƠNG NGHIỆP – Y SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----o0o----

Tp. HCM, ngày 25 tháng 03 năm 2020

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Nguyễn Đức An

Lớp: 16141DT1A

MSSV: 16141100

Họ tên sinh viên 2: Tất Siêu Thành
Lớp: 16141DT2A

MSSV: 16141280

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG GIÁM

SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC NI TRỒNG THUỶ SẢN

Tuần / Ngày
Tuần 1
(9/3 – 15/3)
Tuần 2
(16/3 – 22/3)
Tuần 3
(23/3 – 29/3)
Tuần 4
(30/3 – 5/4)

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

iii


LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Tuần 5
(6/4 – 12/4)
Tuần 6
(13/4 – 19/4)
Tuần 7
(20/4 -26/4)
Tuần 8
(27/4 – 3/5)
Tuần 9
(4/5 – 10/5)
Tuần 10
(11/5 – 17/5)
Tuần 11
(18/5 – 24/5)
Tuần 12
(25/5 – 31/5)
Tuần 13
(1/6 – 7/6)
Tuần 14
(8/6 – 14/6)
Tuần 15
(15/6 – 21/6)
Tuần 16
(22/6 – 28/6)

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

iv



LỜI CAM ĐOAN

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài đồ án tốt nghiệp này là do chính nhóm chúng em gồm Nguyễn Đức An và Tất Siêu
Thành thực hiện trong suốt một học kỳ. Trong suốt q trình làm, nhóm chúng em đã tham khảo
một số tài liệu đã có sẵn trước đó để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách
hiệu quả. Nhóm xin cam kết khơng thực hiện sao chép bất kỳ nội dung nào từ những cơng trình
đã có trước đó hay ở các tài liệu khác. Nếu có việc gian lận trong việc làm đề tài thì nhóm xin
chịu mọi trách nhiệm theo quy định.

Người thực hiện đề tài
Họ tên sinh viên 1

Họ tên sinh viên 2

Nguyễn Đức An

Tất Siêu Thành

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

v


LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Sư phạm Ky
thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô trong khoa Điện - Điện tử nói riêng đã
truyền đạt, giảng dạy chúng em các kiến thức quý báo của các môn đại cương cũng như những

mơn chun nghành cho chúng em có được những kiến thức cần thiết để thực hiện đồ án tốt
nghiệp này và là hành trang kiến thức vững chắc để vào đời.
Lời tiếp theo, chúng em xin được gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
thầy Nguyễn Đình Phú, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
chúng em nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp này để nó đạt được thành quả như hơm nay.
Lời cuối cùng, chúng em xin gửi đến lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln
bên cạnh giúp đỡ, động viên, tạo động lực để chúng em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp cũng
như suốt q trình học tập ở trường.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện đề tài
Họ tên sinh viên 1

Họ tên sinh viên 2

Nguyễn Đức An

Tất Siêu Thành

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

vi


MỤC LỤC

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................................................
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ...............................................................
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................................

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................
MỤC LỤC ...................................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................................
TÓM TẮT ...................................................................................................................................
Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................

1.1Đặt vấn đề .............................................................................................

1.2Mục tiêu đề tài .......................................................................................

1.3Nội dung nghiên cứu .............................................................................

1.4Giới hạn đề tài .......................................................................................
1.5 Bố cục đồ án ..........................................................................................................................
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................

2.1Giới thiệu về ngành ni trồng thuỷ sản ................................................
2.1.1Các loại hình ni trồng thuỷ sản phổ biến

2.1.2Các chỉ tiêu sinh – hoá – lý của nước tác đ

2.2Giới thiệu công nghệ truyền dữ liệu không dây bằng sống RF – LOR

2.3Giới thiệu về công nghệ truyền dữ liệu di động GPRS ........................

2.3.1Khái niệm ...................................................

2.3.2Ứng dụng ...................................................


2.4Giới thiệu các chuẩn giao tiếp sử dụng ...............................................

2.4.1Chuẩn giao tiếp SPI ...................................

2.4.1.1 Giới thiệu giao thức truyền thông SPI .....................................

2.4.1.2 Cách thức hoạt động ................................................................

2.4.2Chuẩn truyền dữ liệu UART ......................

2.4.2.1 Giới thiệu về chuẩn truyền dữ liệu UART ...............................
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

vii


MỤC LỤC

2.4.2.2 Cách thức hoạt động.............................................................................................. 21
2.4.3 Chuẩn truyền dữ liệu Modbus..................................................................................... 22
2.4.3.1 Giới thiệu về Modbus RTU................................................................................... 22
2.4.3.2 Cách thức hoạt động.............................................................................................. 23
Chương 3: TÍNH TỐN THIẾT KẾ....................................................................................... 25
3.1 Giới thiệu tổng quan về đề tài............................................................................................ 25
3.1.1 Yêu cầu của hệ thống.................................................................................................. 25
3.1.2 Sơ đồ khối và chức năng từng khối............................................................................. 26
3.1.2.1 Sơ đồ khối của cả hệ thống................................................................................... 26
3.1.2.2 Trạm điều khiển trung tâm (Gateway)................................................................... 27
3.1.2.3 Điểm thu thập dữ liệu (Node)................................................................................ 28
3.1.2.4 Trạm điều khiển động cơ....................................................................................... 28

3.2 Tính tốn và thiết kế hệ thống............................................................................................ 29
3.2.1 Khối điều khiển........................................................................................................... 29
3.2.1.1 Khối điều khiển của Gateway............................................................................... 29
3.2.1.2 Khối điều khiển của trạm Node............................................................................. 30
3.2.2 Khối cảm biến............................................................................................................. 31
3.2.2.1 Mạch đọc dữ liệu từ cảm biến pH, nhiệt độ nước ASPSA2121,
độ mặn và nồng độ chất tan trong nước ASDSSTY8077.................................................. 32
3.2.2.2 Mạch cảm biến nhiệt độ độ ẩm DHT22................................................................ 34
3.2.3 Khối hiển thị................................................................................................................ 34
3.2.4 Khối truyền dữ liệu LoRa............................................................................................ 35
3.2.4 Khối kết nối với Server............................................................................................... 37
3.2.5 Khối kích relay............................................................................................................ 39
3.2.5 Khối nguồn.................................................................................................................. 40
3.3 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch................................................................................................ 43
3.3.1 Trạm điều khiển trung tâm.......................................................................................... 44
3.3.2 Trạm thu thập dữ liệu và trạm điều khiển động cơ...................................................... 45
Chương 4: THI CÔNG HỆ THỐNG....................................................................................... 46
4.1 Giới thiệu........................................................................................................................... 46

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

viii


MỤC LỤC

4.2Thi cơng hệ thống ................................................................................

4.2.1Thi cơng bo mạch ......................................


4.3Đóng gói và thi cơng mơ hình .............................................................

4.4Thiết kế website hiển thị và điều khiển ...............................................

4.5Lưu đồ giải thuật ..................................................................................

4.5.1Lưu đồ giải thuật của trạm điều khiển trun

4.5.2Lưu đồ giải thuật của trạm thu thập dữ liệu

4.6Giới thiệu các phần mềm đã dùng .......................................................

4.6.1Giới thiệu về phần mềm Visual Studio Cod

4.6.2Giới thiệu về phần mềm Keil C và CubeM

4.6.3Giới thiệu về phần mềm Microsoft SQL ...

4.6.4Giới thiệu về các ngôn ngữ web ................

4.6.4.1 Giới thiệu về ngôn ngữ HTML ...............................................

4.6.4.2 Giới thiệu về ngôn ngữ CSS ....................................................

4.6.4.3 Giới thiệu về ngôn ngữ C# .net ..............................................

4.7Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, thao tác ............................................
Chương 5: KẾT QUẢ - NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ ................................................................

5.1Kết quả đạt được ..................................................................................


5.2Nhận xét và đánh giá ...........................................................................
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................

6.1Kết luận ...............................................................................................

6.2Hướng phát triển ..................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Ni trồng thuỷ sản quy mơ nhỏ................................................................................5
Hình 2.2 Mơ hình ni trồng thuỷ sản ứng dụng cơng nghệ cao............................................6
Hình 2.3 Ao ni tơm cơng nghiệp........................................................................................... 10
Hình 2.4 Mơ hình thành phố thơng minh ứng dụng IoT có hỗ trợ LoRa.............................12
Hình 2.5 Ứng dụng LoRa trong truyền tín hiệu báo cháy trong tồ nhà.............................. 13
Hình 2.6 Ứng dụng LoRa trong nơng nghiệp thơng minh..................................................... 14
Hình 2.7 Giải pháp thu thập dữ liệu từ xa.............................................................................. 15
Hình 2.8 Ứng dụng GPRS trong quân sự................................................................................ 16
Hình 2.9 Ứng dụng của GPRS trong mạng lưới viễn thông................................................... 16
Hình 2.10 Ứng dụng của GPRS trong đời sống...................................................................... 17
Hình 2.11 Mô tả giao thức truyền thông SPI giữa thiết bị chủ và thiết bị tớ........................18
Hình 2.12 Mơ tả đường truyền dữ liệu đồng bộ giữa hai thiết bị bằng SPI..........................18

Hình 2.13 Kết nối giữa hai thiết bị trong bus SPI................................................................... 19
Hình 2.14 Truyền UART theo phương pháp nối tiếp............................................................. 20
Hình 2.15 Truyền UART theo phương pháp song song......................................................... 21
Hình 2.16 Cấu trúc một frame truyền của UART.................................................................. 21
Hình 2.17 Sơ đồ của 1 frame truyền dữ liệu Modbus RTU................................................... 23
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các trạm đo............................................................................................ 25
Hình 3.2 Sơ đồ khối của hệ thống............................................................................................ 26
Hình 3.3 Sơ đồ khối trạm điều khiển trung tâm..................................................................... 27
Hình 3.4 Sơ đồ khối điểm thu thập dữ liệu............................................................................. 28
Hình 3.5 Sơ đồ khối trạm điều khiển động cơ........................................................................ 28
Hình 3.6 Module ESP32-WROOM-32.................................................................................... 29
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý của khối điều khiển Gateway........................................................ 30
Hình 3.8 Chip ARM Cortex M3 dùng cho STM32F103......................................................... 31
Hình 3.9 Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển ở trạm đo và trạm điều khiển động cơ..............31
Hình 3.10 Cảm biến đo nồng độ pH........................................................................................ 32
Hình 3.11 Cảm biến độ mặn và nồng độ chất tan trong nước............................................... 33
Hình 3.12 Sơ đồ nguyên lý của mạch đọc dữ liệu cảm biến................................................... 33

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

x


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.13 Sơ đồ ngun lý cảm biến DHT22.......................................................................... 34
Hình 3.14 Sơ đồ nguyên lý mạch hiển thị LCD....................................................................... 35
Hình 3.15 Module LoRa Ra-02................................................................................................ 36
Hình 3.16 Sơ đồ nguyên lý module LoRa Ra-02..................................................................... 37
Hình 3.17 Module sim800C...................................................................................................... 38

Hình 3.18 Sơ đồ nguyên lý module sim800C........................................................................... 38
Hình 3.19 Sơ đồ ngun lý điều khiển relay đóng/ngắt.......................................................... 39
Hình 3.20 Sơ đồ kết nối để sặc ắc quy từ năng lượng mặt trời.............................................. 41
Hình 3.21 Sơ đồ nguyên lý khối nguồn của trạm điều khiển trung tâm...............................41
Hình 3.22 Sơ đồ ngun lý tồn mạch trạm điều khiển trung tâm....................................... 44
Hình 3.23 Sơ đồ nguyên lý trạm thu thập dữ liệu nước và điều khiển.................................. 45
Hình 4.1 Sơ đồ thiết kế PCB trạm điều khiển trung tâm....................................................... 46
Hình 4.2 Sơ đồ sắp xếp linh kiện 3D trạm điều khiển trung tâm.......................................... 47
Hình 4.3 Mạch sau khi thi cơng............................................................................................... 47
Hình 4.4 Sơ đồ thiết kế PCB trạm thu thập dữ liệu nước và điều khiển..............................48
Hình 4.5 Sơ đồ sắp xếp linh kiện 3D trạm thu thập dữ liệu nước và điều khiển..................48
Hình 4.6 Mạch sau khi thi cơng............................................................................................... 49
Hình 4.7 Bộ điều khiển của trạm trung tâm........................................................................... 51
Hình 4.8 Mạch điều khiển của trạm trung tâm...................................................................... 51
Hình 4.9 Tủ điều khiển trạm thu thập dữ liệu nước.............................................................. 52
Hình 4.10 Giao diện đăng nhập vào trang web quản lý......................................................... 53
Hình 4.11 Giao diện trang chủ của web................................................................................... 53
Hình 4.12 Thiết lập thơng số cảnh báo của nước.................................................................... 54
Hình 4.13 Giao diện khai báo thơng tin người dùng.............................................................. 54
Hình 4.14 Giao diện thay đổi mật khẩu người dùng.............................................................. 55
Hình 4.15 Giao diện thêm thơng tin của các trạm được lắp mới........................................... 55
Hình 4.16 Giao diện giám sát thông số và điều khiển động cơ.............................................. 56
Hình 4.17 Giao diện thiết lập thời gian tự động cho ăn......................................................... 56
Hình 4.18 Lưu đồ giải thuật chương trình chính.................................................................... 57
Hình 4.19 Lưu đồ khởi tạo module sim800C.......................................................................... 58

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

xi



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 4.20 Lưu đồ khởi tạo module LoRa Ra-02.................................................................... 58
Hình 4.21 Lưu đồ truyền nhận dữ liệu LoRa.......................................................................... 59
Hình 4.22 Lưu đồ chương trình đọc cảm biến độ mặn và độ pH.......................................... 59
Hình 4.23 Lưu đồ chương trình đọc cảm biến DHT22........................................................... 60
Hình 4.24 Lưu đồ chương trình gửi dữ liệu lên server........................................................... 60
Hình 4.25 Lưu đồ chương trình nhận lệnh điều khiển từ server........................................... 61
Hình 4.26 Lưu đồ chương trình chính trạm thu thập dữ liệu nước...................................... 61
Hình 4.27 Lưu đồ chương trình ngắt khi có lệnh từ LoRa của trạm trung tâm..................62
Hình 4.28 Giao diện soạn thảo code Visual Studio Code....................................................... 63
Hình 4.29 Biểu tượng của phần mềm Keil C khi khở động................................................... 64
Hình 4.30 Giao diện lập trình của phần mềm Keil C uVision5............................................. 64
Hình 4.31 Giao diện khởi động của STM32CubeMX............................................................ 65
Hình 4.32 Khai báo IO cho chip STM32 dùng STM32CubeMX.......................................... 65
Hình 4.33 Giao diện điều chỉnh các thơng số cấu hình cho các ngoại vi............................... 66
Hình 4.34 Biểu tượng phần mềm Microsoft SQL Server....................................................... 66
Hình 4.35 Màn hình làm việc của phần mềm Microsoft SQL Server................................... 67
Hình 4.36 Một đoạn code HTML mẫu.................................................................................... 68
Hình 4.37 Biểu tượng ngơn ngữ C# .NET của Microsoft....................................................... 69
Hình 4.38 Phần mềm Visual Studio 2019 phiên bản 16.3....................................................... 70
Hình 5.1 Bộ điều khiển trạm trung tâm.................................................................................. 72
Hình 5.2 Mơ hình phao nổi của trạm nhìn từ trên................................................................. 73
Hình 5.3 Mơ hình phao nổi của trạm nhìn từ măt bên........................................................... 73
Hình 5.4 Các thành phần bên trong tủ điều khiển................................................................. 74
Hình 5.5 Bộ điều khiển động cơ............................................................................................... 74
Hình 5.6 LCD hiển thị số liệu đo đạt của NODE.................................................................... 75
Hình 5.7 LCD hiển thị số liệu đo đạt ở GATEWAY............................................................... 75
Hình 5.8 Tin cảnh báo được gửi thơng qua e-mail................................................................. 76

Hình 5.9 Tin nhắn cảnh báo được gửi thơng qua hệ thống tin nhắn di động.......................77
Hình 5.10 Các thơng số được hiển thị trên website hệ thống................................................. 78

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

xii


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các thông số sinh – lý – hố của nước ni tơm.......................................................7
Bảng 2.2: Tỉ lệ các khống chất trong nước biển có độ mặn 35‰..........................................8
Bảng 3.1 Tính tốn cơng suất của từng thiết bị trong trạm điều khiển trung tâm..............42
Bảng 3.2 Tính tốn cơng suất của từng thiết bị trong trạm thu thập dữ liệu nước..............42
Bảng 3.3 Tính tốn cơng suất của từng thiết bị trong trạm điều khiển động cơ..................43
Bảng 4.1 Các linh kiện dùng trong hệ thống........................................................................... 49

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

xiii


TÓM TẮT

TÓM TẮT
Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản là một ngành quan trọng trong hệ thống nông nghiệp của
nước ta. Hằng năm ngành thuỷ sản đóng góp vào GDP hàng trăm nghìn tỷ đồng. Từ đó đã cho thấy
tầm quan trọng của ngành thuỷ sản đối với thu nhập bình quân đầu người của nước ta. Nhưng để
nâng tầm chất lượng cảu sản phẩm xuất khẩu của nước ta cao hơn nủa thì các cơng đoạn từ việc sản

xuất con giống, ni trồng và chế biến xuất khẩu thì q trình ni trồng lại cần phải được chú trọng
nhiều hơn. Do đó, trong q trình ni trồng, người nơng dân phải thường xuyên kiểm tra môi
trường nước nuôi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của nhiễm phèn, nhiễm mặn, nồng độ oxy thấp,
… Công việc này hiện nay được tiến hành thủ công và tốn nhiều thời gian, cơng sức. Vì vậy nhu cầu
về một hệ thống giám sát chất lượng nước từ xa thông qua Internet là điều vô cùng cần thiết vào lúc
này. Hệ thống này phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là giám sát các thông số cơ bản của nước nuôi.
Điều này có thể giúp tiết kiệm được ơng sức, chi phí quản lý chất lượng nước cho người dân, mở ra
bước phát triển mới cho ngành thuỷ sản nước nhà.

Với mong muốn giải quyết bài tốn này, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề tài:
“NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CƠNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN”, ứng dụng IoT vào quản lý chất lượng nước nuôi
trồng thuỷ sản. Hiện nay, theo xu hướng sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại thơng
minh, máy tính bảng, … trở nên rất phổ biến, nên việc truy cập và giám sát, điều khiển hệ thống
từ xa luôn được ưu tiên phát triển. Thông qua các thiết bị thơng minh, người dùng có thể truy
cập vào hệ thống để xem các thông số của nước. Đồng thời người dùng cịn có thể điều khiển
các động cơ như máy bơm, máy sục khí oxy, … thông qua giao diện web. Các thông số đo được
sẽ được lưu trên cơ sở dữ liệu và được hiển thị theo biểu đồ, tạo sự dễ dàng cho việc phân tích
sự thay đổi các thơng số nước, từ đó có những biện pháp phù hợp để bảo vệ con ni, phịng các
trường hợp con ni chết do mơi trường nước ơ nhiễm.

BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CƠNG NGHIỆP – Y SINH

xiv


Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng chiếm
3,4% GDP tồn quốc và chiếm 24,4% GDP tồn ngành nơng nghiệp. Tính đến thời điểm cuối năm
2019, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 111.846 tỷ đồng. Các mặt hàng thuỷ sản đông
lạnh của nước ta đã có thể thâm nhập vào thị trường các nước EU, My, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, … Trong đó Trung Quốc vẫn là nước có lượng tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản của ta nhiều
nhất. Từ đó ta có thể thấy đóng góp của ngành thuỷ sản vào GDP của tồn ngành nơng nghiệp nói
riêng và GDP của tồn quốc nói chung là rất lớn. Vì vậy để phát triển mạnh mẽ hơn nửa ngành thuỷ
sản của nước nhà, đặt biệt là với ngành nuôi trồng thuỷ sản, chúng ta phải lưu ý thật ky đến các điều
kiện cấu thành nên chất lượng và năng suất đạt được trong q trình ni trồng. Và một trong những
điều kiện tiên quyết đó là chất lượng của mơi trường nước nuôi.
Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ni thủy sản nhưng khó khăn trong việc dự
đốn và kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ
sống của các loại thuỷ sản. Tuỳ vào từng loại thuỷ sản khác nhau sẽ có nhu cầu về mơi trường nước
nuôi khác nhau. Con nuôi chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước.
Để thủy sản phát triển bình thường và có khả năng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tến cao thì
nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất,
chế độ cho ăn, thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá
bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp
thời để bảo vệ con nuôi. Nhận biết được tầm phát triển quan trọng trong việc phát triển ngành thuỷ
sản đóng góp vào nền kinh tế nước nhà nói chung và giúp cải thiện được đời sống người nơng dân
nói riêng, nhóm xin chọn đề tài “NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CƠNG MƠ HÌNH HỆ
THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN”.

1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài là thiết kế một hệ thống đo đạc các thông số của môi trường nước nuôi thuỷ
sản (ở đây lựa chọn việc nuôi tôm làm đại diện) bao gồm các thông số độ pH, độ mặn, nồng độ chất
tan, nhiệt độ nước nuôi. Các thông số này được bộ điều khiển tổng hợp và gửi về server hiển
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH



Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

thị lên website cho người dùng. Người dùng có thể lên trang web đã được thiết kế để xem các
thông số của nước và điều khiển các động cơ bơm từ xa thông qua các nút nhấn được thiết kế
trên trang web. Ứng dụng này sẽ giúp ích cho người nơng dân ni trồng thuỷ sản có thể nắm
được tình hình môi trường nước nuôi mà không cần phải ra ao đo đạc thủ cơng. Điều này cịn
giúp ích cho việc chủ động trong việc phòng tránh các loại bệnh hại do nguồn nước gây ra, hạn
chế thấp nhất tình trạng chết cá, gây thua lỗ cho bà con nông dân.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Quá trình thực hiện đồ án gồm 10 nội dung như sau:
Nội dung 1: Nghiên cứu về các loại hình ni trồng thuỷ sản hiện nay ở nước ta, các chỉ số
của nước nuôi như độ pH, độ mặn, nồng độ chất rắn hoà tan, … ảnh hưởng đến chất lượng
con nuôi và thành phẩm của ngành thuỷ sản.
Nội dung 2: Tìm hiểu và nghiên cứu các cảm biến có khả năng đo pH trong nước, đo độ
mặn, nồng độ chất tan và nhiệt độ nước, cách sử dụng và đọc dữ liệu từ các cảm biến.
Nội dung 3: Tìm hiểu và nghiên cứu cách lập trình cho vi điều khiển ESP32 và
STM32F103C8T8 để giao tiếp với các cảm biến.
Nội dung 4: Tìm hiểu và nghiên cứu cách giao tiếp giữa vi điều khiển ESP32 với module
sim800C và module lora Ra2, giao tiếp giữa STM32F103C8T6 với module lora để truyền dữ
liệu không dây giữa các trạm với nhau.
Nội dung 5: Tiến hành liên kết các bộ phận lại thành một hệ thống với đầy đủ các bộ phận cần
thiết như cảm biến, bộ phận truyền nhận dữ liệu bằng lora, bộ phận truyền dữ liệu về server.

Nội dung 6: Tiến hành thiết kế và thi công mô hình hồn thiện
Nội dung 7: Xây dựng trang web hiển thị các thơng số của hệ thống đồng thời có thể điều
khiển thiết bị có trong hệ thống.
Nội dung 8: Chạy thử nghiệm hệ thống và sửa chữa các lỗi xảy ra.
Nội dung 9: Viết báo cáo đồ án tốt nghiệp
Nội dung 10: Báo cáo đồ án tốt ngiệp
1.4 Giới hạn đề tài

Module lora Ra2 có thể truyền dữ liệu tốt trong phạm vi bán kính 500 mét.
BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Các thơng số được hiển thị trên màn hình LCD tại trạm đo và được gửi về server để hiển thị
lên website cho người dùng khi họ muốn xem thông số qua điện thoại thơng minh.
Cảm biến pH ASPS2221 có thể đo độ pH từ 0 – 14 với sai số ±1%, đo nhiệt độ nước trong
phạm vi từ 0 C đến 110 C.
Cảm biến độ mặn có thể đo nồng độ muối từ 0 đến 100 phần triệu, hay từ 0 – 0.1 phần nghìn,
độ dẫn điện từ 0 – 200mS, có sai số nằm trong khoảng ±2% trên tất cả thông số đo sử dụng
cảm biến này.
Cảm biến nhiệt độ độ ẩm DHT22 đo được độ ẩm từ 0 – 100% với sai số ±2%, nhiệt độ đo
được trong khoảng từ -40 C – 80 C với sai số ±0.5 C.
Module sim800C truyền dữ liệu về server dùng GPRS.
1.5 Bố cục đồ án
Với đề tài giám sát chất lượng nước trong hồ ni thuỷ sản có bố cục đồ án như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương này chủ yếu nói về phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, các giới
hạn thông số và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này giới thiệu về ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, lấy ví dụ các thơng số ở ngành
ni tơm, những lý thuyết nền tảng của các loại hình truyền thơng không dây được dùng rộng rãi
trong lĩnh vực IoT và một vài chuẩn truyền thông dữ liệu nối tiếp được sử dụng trong đề tài.
Chương 3: Tính tốn thiết kế
Chương này trình bày về thiết kế sơ đồ khối và giải thích chức năng từng khối, tính tốn thiết kế
mạch phần cứng của các khối trong sơ đồ khối, lựa chọn linh kiện phù hợp, thiết kế sơ đồ
nguyên lý tồn mạch.
Chương 4: Thi cơng hệ thống

Chương này trình bày về q trình thi cơng mơ hình hệ thống bao gồm thiết kế layout sơ đồ
mạch hệ thống, thi công mạch, lắp ráp và kiểm tra hệ thống. Đồng thời tiến hành viết chương
trình hồn chỉnh cho hệ thống, nạp chương trình, thiết kế website cho hệ thống và chạy kiểm tra
thử. Cuối cùng là đóng gói sản phẩm hồn chỉnh.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Chương 5: Kết quả, nhận xét, đánh giá
Chương này trình bày kết quả đạt được sau khi nghiên cứu, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá
quá trình thực hiện.
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
Chương này nêu lên kết luận chung về những gì đã thực hiện, đưa ra ưu – khuyết điểm của hệ
thống và hướng phát triển cho đề tài.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu về ngành nuôi trồng thuỷ sản
Ngành nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiện hoặc nhân tạo)
thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc các thiết bị nuôi như lồng, bè, …) và đối tượng nuôi được
sở hữu trong suốt q trình ni.
Sản phẩm từ ngành ni trồng thuỷ sản bao gồm:
Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt được tăng cường trên cơ sở
nuôi trồng - hoạt động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sơng
ngịi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt.

Thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người.
Sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản và vỗ béo cá tự nhiên.
2.1.1 Các loại hình ni trồng thuỷ sản phổ biến
Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: là loại hình ni trồng theo sở thích, sản phẩm tự tiêu thụ
hay để bán, sử dụng nguồn lực tự có như ao đào ở vườn nhà, kênh mương quy mơ nhỏ.

Hình 2.1 Ni trồng thuỷ sản quy mơ nhỏ

BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên: là hình thức thu gom “giống” ở
ngoài tự nhiên từ các giai đoạn con non đến con trưởng thành, sau đó ni tiếp đến cỡ
thương phẩm với việc sử dụng các ky thuật nuôi.
Nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến: nuôi trong một diện tích rộng, có bổ sung thêm
giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch.
Ni trồng thủy sản cao sản: là hình thức ni thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200
tấn/ha/năm, sử dụng hồn tồn thức ăn cơng nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu
của loài, thả giống ương từ các trại sản xuất giống, không sử dụng phân bón, kiểm sốt hồn
tồn địch hại và trộm cắp, có chế độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước
tự chảy hay bơm, hoặc nuôi trong lồng, sử dụng máy sục khí và thay nước hồn tồn, tăng
cường kiểm soát chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy.

Hình 2.2 Mơ hình ni trồng thuỷ sản ứng dụng cơng nghệ cao
2.1.2 Các chỉ tiêu sinh – hoá – lý của nước tác động đến con ni – lấy ví dụ cụ thể ở tôm.
Theo số liệu được cung cấp từ Công ty TNHH Sinh hố Mơi trường Bình Lan, ta có bảng số
liệu giới hạn các đặc tính của nước đối với việc ni tơm.
BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CƠNG NGHIỆP – Y SINH



Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Bảng 2.1 Các thông số sinh – lý – hố của nước ni tơm

Để đảm bảo chất lượng nước thì việc đánh giá chất đất, thiết kế ao, chuẩn bị ao nuôi lẫn việc
quản lý ao, kiểm sốt các thơng số trong giới hạn cho phép đều rất quan trọng. Tác động của
mỗi đặc tính nước được thể hiện như sau:
Chất lượng nước và chất đất: Đất phèn có tính axit, pH rất dễ xuống thấp nên khơng có lợi
cho tơm cá. Do đó nếu có thể, nên tránh đất phèn nặng. Vùng đất ven biển có nước lợ và
nước mặn, thuận lợi cho ni tôm nhưng thường là đất phèn. Để hạn chế ảnh hưởng của
phèn thì phải thiết kế ao tơm thích hợp và chế độ quản lý nước phù hợp. Muốn vậy thì trước
khi đào ao, nên biết rõ chất lượng đất và chiều sâu các lớp đất. Việc tìm hiểu chất đất vừa
giúp thiết kế ao sao cho giảm ảnh hưởng của phèn, vừa giúp tính lượng hóa chất cần thiết để
cải tạo đất, nhờ đó tiết kiệm nhiều chi phí.
Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt
độ tốt nhất cho tôm là 26 - 32°C. Cần chú ý khi nhiệt độ tăng trên 32°C. Ở nhiệt độ 35°C,
100% tơm dưới một tháng tuổi chết; trên 40°C thì tồn bộ tơm sẽ chết. Nhiệt độ thấp thì tơm
sẽ chậm lớn.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Độ mặn (độ muối): Độ mặn thích hợp cho tơm sú và tơm thẻ chân trắng là 5 – 35 (‰ - phần
ngàn). Tuy nhiên, hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng được khuyến cáo ở độ mặn 5‰ để giảm
nguy cơ bệnh gan tụy.
Độ pH: pH thích hợp cho đa số động vật thủy sinh là 6,5-9,0. pH tối ưu cho tôm là 7,5 – 8,5,
cho cá basa là 7 – 8,5. Ngoài ra, pH không được dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày để tránh

sốc cho tơm cá.
Nồng độ oxy hồ tan: Ơxy hịa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước ni tơm
phải đảm bảo ơxy hịa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.
Độ kiềm: Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3.
Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 - 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ
kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tơm. Độ kiềm rất dễ thay đổi, do đó cần kiểm tra
độ kiềm mỗi 3 - 5 ngày.
Độ cứng tổng và khoáng chất: Độ cứng (GH) là thước đo tổng lượng các khống quan trọng
cho tơm là Canxi (Ca) và Magiê (Mg) trong nước. Độ cứng được tính bằng đơn vị đo là mg/l
CaCO3 tương tự như độ kiềm, nhưng độ cứng và độ kiềm là các thơng số hồn tồn khác
nhau. Với tơm ni trong mơi trường nước lợ thì quan trọng hơn cả là tỉ lệ Mg:Ca:K. Tỉ lệ
này phải bằng với tỉ lệ trong nước biển để tôm phát triển bình thường. Độ khống và tỉ lệ
khống trong nước biển (độ mặn 35 ‰) được cho trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ các khống chất trong nước biển có độ mặn 35‰

Độ trong: Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn).
Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ ơxy hịa
tan. Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày ôxy hòa tan cao,
nhưng đêm ôxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù xa khơng có
lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù xa đã
lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30 - 35 cm là tối ưu cho
nước ni tơm.
BỘ MƠN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hydro Sunphua (H2S): Suynphua Hyđrô là khí rất độc đối với tơm và động vật trong đó có
người. H2S hình thành do sự phân hủy yếm khí thức ăn thừa, xác cây cỏ và chất thải của vật
nuôi, hay từ iôn Sunphat nhờ vi khuẩn khử Suynphat. Bùn đáy có màu đen và có mùi trứng

thối là vì sự hiện diện của H2S. Các ao đất phèn có nguy cơ bị nhiễm Suynphua Hydrơ cao.
Tơm ưa sống gần lớp bùn, nên sự tích tụ H 2S trong bùn đáy và lớp nước đáy ảnh hưởng rất
lớn. Tôm mệt mỏi khi H 2S 0,1 –0, 2 mg/l; chết từ từ và chìm xuống đáy khi nồng độ H 2S
trong nước đáy là 0,9 mg/l, cho dù ôxy cao; và chết ngay lập tức khi H 2S lên 4 mg/l. Theo
TCVN cho nước nuôi tôm, nồng độ sunphua tự do H2S không được vượt quá 0,05 mg/l.
Nitrat: Nitrat không độc và là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm không bị ảnh hưởng của nồng
-

độ NO3 ở 900 mg/l. Tuy nhiên NO3 quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng; tảo, trong đó
có tảo độc phát triển mạnh, làm giảm chất lượng nước.
Amôniac: Amôniac rất độc với tôm. Thử nghiệm trên 5 loại tôm cho thấy, NH 3 0.45 mg/l làm
giảm tốc độ lớn 50%. Theo TCVN, nồng độ amôniac tự do NH3 trong nước nuôi tôm không

được vượt ngưỡng 0,3 mg/l, nhưng ngưỡng tối ưu là 0,1 mg/l.
-

Nitrit: Nitrit NO2 là chất độc cho con nuôi. Nitrit ngấm vào cơ thể tôm cá qua mang và da.
Nitrit tác dụng với máu, làm quá trình vận chuyển ơxy trong cơ thể trở nên khó khăn, con
ni èo uột, chậm lớn, dễ bị bệnh và thậm chí tử vong. Đặc biệt, cá rất nhậy cảm với nitrit.
-

-

Giới hạn nitrit cho ao tôm là 1 mg/l NO2 (hay 0,3 mg/l NO2 /N).
2.1.3 Các tiêu chuẩn cho ao nuôi thuỷ sản – nuôi tôm sú
Theo nội dung văn bản Tiêu chuẩn ngành 28TCN 171:2001 về quy trình cơng nghệ nuôi thâm
canh tôm sú do Tổng cục Thuỷ sản ban hành ta có các tiêu chuẩn ao ni như sau:
Hình dạng ao ni: Hình vng hoặc hình chữ nhật có tỉ lệ kích thước dài/rộng khơng lớn
hơn 1.5/1.0.
Diện tích ao: Từ 0,5 đến 1,0 ha.

Ðáy ao: Bằng phẵng, được đầm nén chặt; độ dốc về phía cống tiêu từ 0,5 đến 0,8
%. Bờ ao:
u cầu khơng rị rỉ, khơng sạt lở.
Chiều cao: Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 m.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


×