Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giới thiệu về Chương trình kiểm toán mẫu và Danh mục từ viết tắt.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.43 KB, 3 trang )

Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Hà Nội ngày 01 tháng 10 năm 2010
Lêi nãi ®Çu
Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành từ năm 1991, đến nay đã có trên 170
Công ty kiểm toán đang hoạt động với trên 10.000 người làm việc, 1.400 kiểm toán viên hành
nghề. Để thực hành hoạt động kiểm toán độc lập trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán do Bộ
Tài chính ban hành, mỗi công ty đều tự xây dựng cho mình một bộ chương trình kiểm toán. Tuy
nhiên, chất lượng và quy mô chương trình kiểm toán của các công ty đều rất khác nhau: các công
ty quốc tế, công ty lớn và công ty thành viên Hãng quốc tế thực hiện hay áp dụng chương trình
kiểm toán của Hãng quốc tế; công ty vừa và nhỏ thường áp dụng chương trình kiểm toán của công
ty quốc tế hoặc tự xây dựng nhưng đều chưa có một chương trình phù hợp và khó áp dụng. Xuất
phát từ thực trạng đó, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), với sự tài trợ của Ngân
hàng Thế giới (WB), đã thành lập Dự án “Tăng cường năng lực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam” để tiến hành xây dựng bộ Chương trình kiểm toán (CTKT) mẫu với mục đích góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của
Chuẩn mực kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho việc đào tạo, cập nhật và kiểm tra chất lượng dịch
vụ hàng năm của hội viên VACPA.
Dự án đã nhận được sự quan tâm, bày tỏ nguyện vọng mong muốn tham gia từ rất nhiều
chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín đang làm việc tại các Công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam. Sau
khi trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, Ban Quản lý dự án đã cân nhắc kỹ lưỡng và chính
thức lựa chọn các chuyên gia:
(1) Ông Nguyễn Thành Lâm, CPA Việt Nam, Thạc sỹ kế toán Đại học Sydney – Australia,
Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Horwath DTL – Chuyên gia trong nước, Chuyên gia
chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng sản phẩm của Dự án;
(2) Ông Lê Thế Việt, CPA Việt Nam, CPA Australia, Thạc sỹ kinh tế, Giám đốc Kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Nexia ACPA – Chuyên gia trong nước, Chuyên gia chịu trách
nhiệm xây dựng sản phẩm của Dự án và phản biện;
(3) Ông Melvyn George Crowle, CPA Việt Nam, CPA Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH
Grant Thorton Việt Nam – Chuyên gia quốc tế, Chuyên gia chịu trách nhiệm soát xét và chứng
nhận chất lượng sản phẩm của Dự án.


Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, CTKT mẫu đã được xây dựng với sự chỉ
đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp của Ông Bùi Văn Mai, CPA Việt Nam, FCPA Australia, Phó Chủ
tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA, người đã có 38 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán,
kiểm toán, có 08 năm làm Giám đốc Công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam, 10 năm làm Vụ
trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính và Bà Trần Thanh Thảo, CPA Việt Nam,
Ủy viên Ban KSCL, Ban CMKT của VACPA, Thư ký chuyên môn của Dự án.
Sau thời gian làm việc tích cực, tham khảo kinh nghiệm và phương pháp luận của các công
ty kiểm toán lớn, với sự phối hợp chặt chẽ và trao đổi, nhận xét thường xuyên từ Ban Quản lý Dự
án, các chuyên gia đã hoàn thành Dự thảo lần 1 - Bộ CTKT mẫu. Sau khi hoàn chỉnh dự thảo,
CTKT mẫu này đã được đào tạo và thảo luận với các Công ty kiểm toán ngày 27, 28/10/2009 tại
Hà Nội; đã hoàn thiện theo ý kiến tham gia trong Hội thảo và bằng văn bản của hơn 20 Công ty và
chính thức lưu hành để áp dụng thử nghiệm cho mùa kiểm toán 2009/2010 tại 31 Công ty kiểm
toán. CTKT mẫu đã tiếp tục được hoàn thiện theo ý kiến tham gia tại hội thảo, đào tạo ngày 29,

Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
30/6/2010 tại Đà Nẵng và tham gia bằng văn bản của 27 công ty đã thực hiện thí điểm và 4 công ty
kiểm toán quốc tế (Big 4). CTKT mẫu đã được Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) ban hành tại Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 để áp dụng chính thức
rộng rãi từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011.
Trên cơ sở tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam, bộ CTKT mẫu là tài liệu xác định nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán
cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm cho loại hình doanh nghiệp sản
xuất và thương mại, nhưng không nhằm mục đích thay thế các Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế,
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các hướng dẫn có liên quan. Những thủ tục nêu trong bộ CTKT
mẫu này là những thủ tục mà các chuyên gia cho rằng đặc biệt quan trọng và khuyến nghị kiểm
toán viên và Công ty kiểm toán nên thực hiện đầy đủ trong mỗi cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên cần
cân nhắc kỹ lưỡng và phải giải thích được cơ sở của việc từ bỏ áp dụng bất kỳ thủ tục nào trong
số các thủ tục đã nêu trong bộ CTKT mẫu này. Tuy nhiên, các thủ tục đã nêu chưa phải là toàn bộ
các thủ tục cần áp dụng trong một cuộc kiểm toán. Trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện

cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải thường xuyên thực hiện những xét đoán
chuyên môn để đưa ra các thủ tục sửa đổi, bổ sung CTKT mẫu này cho phù hợp với đặc điểm và
yêu cầu của cuộc kiểm toán và đối tượng khách hàng cụ thể. Ban Quản lý Dự án, VACPA và các
chuyên gia sẽ không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp do kết quả
của việc áp dụng bộ CTKT mẫu này.
Theo cam kết với WB, bộ CTKT mẫu này đã được cung cấp miễn phí (bản cứng và bản
mềm) cho các Công ty kiểm toán sử dụng và trao tặng cho một số Học viện, trường Đại học kinh
tế, tài chính…phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, quyền đồng sở hữu của bộ
CTKT mẫu thuộc về VACPA và chuyên gia tư vấn. Mọi sự trích dẫn, sao chép, sử dụng, đề nghị
ghi rõ “Theo nguồn VACPA”. Hiện tại, bộ CTKT mẫu này được áp dụng theo phương thức kiểm
toán thủ công, kết hợp một số phần hành có thể thực hiện trên chương trình máy tính như
MsWord, MsExcel. Trong giai đoạn tiếp theo, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) sẽ
tiếp tục nâng cấp sản phẩm này thành phần mềm kiểm toán trên máy tính, có cập nhật, hoàn thiện
hàng năm và sẽ thu phí đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Ban Quản lý Dự án, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xin trân trọng cảm ơn
Ngân hàng Thế giới (WB) đã quan tâm và tài trợ cho Dự án. Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia
tư vấn đã hợp tác và nỗ lực để hoàn thành sản phẩm của dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ
đặt ra. Xin trân trọng cảm ơn các Công ty kiểm toán, các kiểm toán viên đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến
và nhiệt tình tham gia áp dụng thử nghiệm sản phẩm của Dự án. Ban Quản lý Dự án rất mong tiếp
tục nhận được những nhận xét, góp ý quý báu của các Công ty kiểm toán, các chuyên gia, các
kiểm toán viên và những người quan tâm… đối với bộ CTKT mẫu để có thể tiếp tục cập nhật, sửa
đổi, bổ sung cho sản phẩm của Dự án ngày càng hoàn thiện hơn. Ý kiến đóng góp xin gửi về địa
chỉ:
Văn phòng VACPA Hà Nội
P.304, Nhà dự án, Số 4 Ngõ I Hàng Chuối, Hà Nội
Tel: 04.39724334Fax: 04.39724354
Email: ; Website: www.vacpa.org.vn
Trân trọng!
Bùi Văn Mai
Giám đốc Dự án “Tăng cường năng lực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam”

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Đầy đủ Viết tắt Đầy đủ
BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho
BCKT Báo cáo kiểm toán KH Khách hàng
BCTC Báo cáo tài chính KSCL Kiểm soát chất lượng
BGĐ Ban Giám đốc KSNB (hệ thống) kiểm soát nội bộ
BQT Ban quản trị KTV Kiểm toán viên
CĐKT (Bảng) cân đối kế toán LĐ (người) lao động
CĐPS (Bảng) cân đối phát sinh QL (Thư) quản lý
CMKiT Chuẩn mực kiểm toán SPDD Sản phẩm dở dang
CMKT Chuẩn mực kế toán SXKD Sản xuất kinh doanh
Cty Công ty TK Tài khoản
DN Doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước VN Việt Nam
ĐTNN Đầu tư nước ngoài XDCB Xây dựng cơ bản
HĐQT Hội đồng quản trị
CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC
Ký hiệu Ý nghĩa

Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc
thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng
X
Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện không có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán
hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là sai
N/A
Không áp dụng / None applicable
BS

Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu
để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT
PL
Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này
đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD
PY
Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này
đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã
kiểm toán năm trước
TB
Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu
để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS
LS
Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau
số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp
GL
Khớp với số liệu trên Sổ Cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để
thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản
SL
Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để
thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản
AC
Khớp với số liệu trên Thư xác nhận/ Agreed to audit confirmation: Ký hiệu này đặt sau
số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên thư xác nhận do KTV
gửi
Lưu ý: Tất cả các ký hiệu tham chiếu cần được ghi bằng mực đỏ và ghi nhỏ, gọn bên cạnh số liệu.

×