Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hướng dẫn thực hiện chương trình kiểm toán mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.97 KB, 38 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
PHÇN I
Híng dÉn CHUNG

1
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
1. Mục đích
Từ lâu VACPA đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các công ty kiểm toán, đặc biệt là các công
ty kiểm toán vừa và nhỏ trong việc tiếp cận với một Chương trình kiểm toán mẫu hiện đại và phù hợp
với điều kiện kiểm toán đặc thù của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu kiểm toán của các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế.
Chương trình kiểm toán mẫu và tập tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu
đó, với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và
các chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôi hy vọng rằng các tài liệu này sẽ cung cấp cho các công
ty kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam các kinh nghiệm, công cụ để thực hiện các cuộc kiểm toán chất
lượng cao và hiệu quả.
2. Yêu cầu
Chương trình kiểm toán mẫu được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được cơ cấu
lại và ban hành mới có hiệu lực từ 15/12/2009 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành hoặc
đang trình Bộ Tài chính ban hành mới. Chương trình kiểm toán mẫu phải đảm bảo xây dựng mang tính
hiện đại, dễ hiểu và dễ áp dụng trong điều kiện kiểm toán bán thủ công và chủ trương xây dựng phần
mềm kiểm toán trong tương lai gần của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ.
3. Phạm vi áp dụng
Chương trình kiểm toán mẫu này là tài liệu hướng dẫn, được thiết kế nhằm trợ giúp các công ty kiểm
toán, KTV Việt Nam trong việc tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam, áp dụng đối với các cuộc kiểm toán cho doanh nghiệp độc lập thuộc ngành sản xuất, thương mại
và dịch vụ. Các công ty có thể dựa vào Chương trình kiểm toán mẫu này để phát triển cho các cuộc
kiểm toán của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác (trừ tổ chức tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm…có thể sử dụng hạn chế); áp dụng cho các doanh nghiệp không có sự phụ thuộc ở
mức độ cao vào công nghệ thông tin trong hoạt động cũng như công tác kế toán và lập báo cáo tài
chính.


Chương trình kiểm toán mẫu này áp dụng cho cuộc kiểm toán một năm. Trường hợp thực hiện cuộc
kiểm toán nhiều năm, các công ty kiểm toán có thể vận dụng như sau: Năm đầu tiên áp dụng đầy đủ
theo Chương trình kiểm toán này; Năm thứ 2 áp dụng chủ yếu là các phần B, C, D, E, F, G, H; còn
phần “A - Kế hoạch kiểm toán” có thể sử dụng các kết quả của năm trước để bổ sung các phần mới
phát sinh.
Chương trình kiểm toán mẫu này có thể áp dụng cho cuộc kiểm toán doanh nghiệp chưa niêm yết, đã
niêm yết, hoặc soát xét BCTC giữa kỳ với những điều chỉnh phù hợp
Mục tiêu chính của Chương trình kiểm toán mẫu này là giải thích, minh họa giúp công ty kiểm toán và
KTV hiểu rõ hơn về việc thực hiện kiểm toán để tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam, nhưng không nhằm mục đích thay thế các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các hướng dẫn có liên quan.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các công ty kiểm toán, KTV khi sử dụng Chương trình kiểm toán mẫu
này phải căn cứ vào đối tượng kiểm toán cụ thể, sử dụng sự xét đoán chuyên môn, cách thức thực
hiện các thủ tục kiểm toán của công ty, sự kiện và tình huống cụ thể để sửa đổi cho phù hợp với nhu
cầu của mình.
Việc áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu là không bắt buộc mà tuỳ thuộc quyết định của Giám đốc
công ty kiểm toán.
Chương trình kiểm toán mẫu sẽ được cập nhật khi thích hợp, các ý kiến đóng góp để hoàn thiện
chương trình này đều được hoan nghênh. Các ý kiến đóng góp vui lòng gửi về Hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ:
Phòng 301-304, Toà nhà dự án,
Số 4 Ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội;
Điện thoại: 043 9 724 334; Fax: 043 9 724 354;
Email:
Website: www.vacpa.org.vn.
2
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
4. Cơ sở xây dựng Chương trình kiểm toán mẫu
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)”
được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình kiểm toán mẫu này được xây dựng và phát

triển dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán tại
Việt Nam. Chương trình kiểm toán mẫu cũng có tham khảo thực hành kiểm toán của các công ty kiểm
toán quốc tế và các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam cũng như cập nhật các thay đổi mới nhất của
Dự thảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực từ
15/12/2009.
Chương trình kiểm toán mẫu cũng được xây dựng và hướng dẫn trên cơ sở các kinh nghiệm thực
hành kiểm toán của các công ty kiểm toán cũng như các hướng dẫn chi tiết hơn của Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Chương trình kiểm toán mẫu đã được đưa vào áp dụng thí điểm cho trên 100 khách hàng tại 31 công
ty kiểm toán từ ngày 15/12/2009, cho kỳ kiểm toán 2009/2010, sau đó đã được tổng kết, sửa đổi và
hoàn chỉnh để áp dụng chính thức rộng rãi trong cả nước từ tháng 11/2010, cho kỳ kiểm toán
2010/2011. Ban quản lý dự án rất mong nhận được thông tin phản hồi từ các công ty kiểm toán áp
dụng thử nghiệm cũng như áp dụng chính thức Chương trình kiểm toán mẫu này, để từ đó hàng năm
tiếp tục cập nhật, hoàn thiện Chương trình kiểm toán mẫu cho phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại Việt
Nam cũng như làm cơ sở cho việc thiết kế, ban hành chương trình phần mềm kiểm toán phù hợp
trong 1, 2 năm tới.
5. Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tắc cơ bản khác
Phương pháp luận kiểm toán của Chương trình kiểm toán mẫu này là phương pháp kiểm toán dựa
trên rủi ro. Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý rủi ro được thực hiện trong
suốt quá trình kiểm toán. Đây là phương pháp kiểm toán được thiết kế phù hợp với phương pháp tiếp
cận và nguyên tắc xây dựng hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực từ 15/12/2009.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng công ty kiểm toán khi thực hiện Chương trình kiểm toán mẫu này vẫn có 02
lựa chọn: hoặc thực hiện kiểm tra cơ bản 100% hoặc kết hợp kiểm tra cơ bản với kiểm tra kiểm soát
(kiểm tra hệ thống) theo mức độ khác nhau: kiểm tra cơ bản là chủ yếu, kiểm tra hệ thống là thứ yếu
hoặc ngược lại. Tuy nhiên dù có thực hiện theo phương pháp nào, KTV vẫn bắt buộc phải thực hiện
việc tìm hiểu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính có được
triển khai không.
3
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
6. Giới thiệu chu trình kiểm toán

Chu trình của một cuộc kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn: (1) Kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện
kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm
toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc của bước này bắt buộc phải
được Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán ký soát xét.
Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán. Các ô màu càng đậm càng
thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình của cuộc kiểm toán.
4
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
PHÇN II
Híng dÉn CHUNG vÒ
giÊy tê lµm viÖc


5
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
(1) Hồ sơ kiểm toán mẫu có file cứng và file mềm kèm theo. KTV có thể sử dụng file cứng để copy cấp
cho người sử dụng ghi chép bằng tay, hoặc dùng file mềm để ghi chép trên máy tính. Người sử dụng
cần lưu ý để sửa đổi các từ ngữ cho phù hợp với kỳ kiểm toán, với khách hàng và Công ty kiểm toán
của mình. Sau khi hoàn thành việc ghi chép trên file mềm phải in ra giấy để lưu trên file cứng.
(2) Trong mỗi giấy tờ làm việc chuẩn (có ký hiệu (C) tại phần chỉ mục hồ sơ) đều có các ô trên cùng phía
bên phải để ghi họ tên, ngày tháng dành cho người thực hiện công việc kiểm toán thể hiện trong giấy
tờ làm việc đó (hoặc người lập chương trình của phần hành kiểm toán đó) và người soát xét 1, 2. Ô
thứ 3 để trống dành cho người soát xét thứ 3, hoặc người soát xét công việc KSCL (là người đại diện
BGĐ hoặc chủ phần hùn, hoặc chuyên gia độc lập khác). Cá biệt có người soát xét thứ 4 thì ghi tiếp
ở phía dưới.
(3) Đối với các giấy tờ làm việc chuẩn (C) tại các phần D, E, F, G, do có kết hợp phần lập chương trình
kiểm toán với thực hiện kiểm toán nên ô trên cùng bên phải dành cho người lập chương trình kiểm
toán (người thiết kế các thủ tục kiểm toán), còn cột dưới dành cho người thực hiện từng thủ tục của
chương trình kiểm toán đó ghi họ tên và ngày, tháng. Trường hợp này người thực hiện chính còn

phải đưa ra ý kiến kết luận, chữ ký ở cuối trang; và kết luận của thành viên BGĐ và/hoặc chủ nhiệm
kiểm toán (nếu có).
(4) Đối với các giấy tờ làm việc chuẩn (C) có 03 cột “có”,”không”, “không áp dụng” (như Mẫu A110), KTV
tự xem xét, đánh giá để đánh dấu (x hoặc √) vào cột thích hợp:
- Trường hợp “có”: Nghĩa là khách hàng có đặc điểm như mô tả hoặc KTV đã thực hiện thủ tục
tương ứng. Nếu có giấy tờ làm việc khác để ghi chi tiết hoặc tài liệu khác của thủ tục đó thì ghi ký
hiệu tham chiếu vào bên cạnh. Ví dụ: Thủ tục kiểm toán đầu tiên của Mẫu A110 - “Đã gửi thư
đến KTV tiền nhiệm để tìm hiểu lý do không tiếp tục làm kiểm toán” được đánh dấu “có” và tham
chiếu đến A111. Sau Mẫu A110 sẽ là “Thư gửi cho KTV tiền nhiệm” có ký hiệu tham chiếu là
A111.
- Trường hợp “không”: Nghĩa là khách hàng không có đặc điểm như mô tả.
- Trường hợp “không áp dụng”: Nghĩa là KTV không áp dụng thủ tục tương ứng, do không phù
hợp với đặc điểm của khách hàng trong cuộc kiểm toán đó.
- Trường hợp có ý kiến “phản biện” cần ghi chú thì ghi ở bên cạnh (nếu ghi ít) hoặc có tham chiếu
đến giấy tờ làm việc kèm theo.
(5) “Các từ viết tắt” và nội dung “các ký hiệu kiểm toán quy ước” (√, X, N/A,…AC) đã có hướng dẫn đính
kèm trong file “Hồ sơ kiểm toán mẫu”.
(6) Ngoài các giấy tờ làm việc chuẩn (C), và mẫu giấy tờ làm việc D135 để tham khảo, phần còn lại tùy
theo tình hình kiểm toán cụ thể, KTV và Công ty kiểm toán có thể tự thiết kế và trình bày theo các
dạng giấy tờ làm việc khác nhau. Tuy nhiên, các giấy tờ làm việc này (ví dụ Mẫu D135) cần có các
nội dung sau:
- Mục tiêu;
- Nguồn số liệu;
- Phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương pháp chọn mẫu);
- Công việc đã thực hiện;
- Kết quả thực hiện;
- Kết luận;
- Đánh tham chiếu đến các phần hành liên quan;
- Tất cả giấy tờ làm việc (kể cả tài liệu của khách hàng) đều phải được đánh tham chiếu.
(7) Trong trường hợp KTV sử dụng tài liệu do khách hàng lập để làm bằng chứng kiểm toán, cần ghi rõ

họ tên người cung cấp, ngày tháng cung cấp.
(8) Ký hiệu tham chiếu: Để đạt được mục tiêu của Chương trình kiểm toán mẫu là tạo ra sự thống
nhất, thuận tiện cho việc đào tạo, kiểm tra; thuận tiện áp dụng phần mềm kiểm toán trong tương lai…
yêu cầu các KTV và các công ty chỉ được sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ
6
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
làm việc và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được (ví dụ: sau Mẫu A110 sẽ là “Thư gửi
cho KTV tiền nhiệm” sẽ có ký hiệu tham chiếu là A111; hoặc “Công văn trả lời của KTV tiền nhiệm”
sẽ có ký hiệu tham chiếu là A112…)
(9) Một số điểm rất quan trọng liên quan đến từng mẫu giấy tờ làm việc đã được hướng dẫn trực tiếp
ngay phía cuối của giấy tờ làm việc đó, mục “Lưu ý” hoặc “Ghi chú”. Ví dụ Mẫu A210 “Hợp đồng
kiểm toán”, có ghi chú: (1) Nếu hợp đồng kiểm toán được ký kết sau ngày kết thúc năm tài chính thì
công ty kiểm toán cần thoả thuận với khách hàng bổ sung thủ tục kiểm toán và phí kiểm toán về
kiểm kê HTK và TSCĐ…và (2) các điều khoản phải phù hợp với thoả thuận của hai bên…
(10) Mỗi giấy tờ làm việc của KTV, kể cả các tài liệu bằng chứng kiểm toán thu thập được cần thiết phải
ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếu
ngược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan. Tham chiếu thể hiện mối liên quan lẫn nhau
giữa các giấy tờ, bằng chứng kiểm toán. Một giấy tờ làm việc không có tham chiếu đến bất kỳ giấy tờ
làm việc nào khác trong hồ sơ kiểm toán thì giấy tờ đó có giá trị rất thấp, thậm chí sẽ không có giá trị.
(11) KTV không cần lưu trong hồ sơ kiểm toán tất cả các bản nháp đã bị thay thế, gồm giấy tờ làm việc,
dự thảo báo cáo tài chính, các bản ghi chép, các giấy tờ đã chỉnh sửa lỗi in và các tài liệu trùng lặp.
7
HNG DN THC HIN H S KIM TON MU
PHầN III
Hớng dẫn sơ bộ về
phơng pháp kiểm toán và lập
hồ sơ kiểm toán theo chơng
trình kiểm toán mẫu



8
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
1. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
1.1. Mẫu A110 & A120 - Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Chuẩn mực và người thực hiện
Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán “ quốc tế (ISQC1)
và Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220), các công ty kiểm toán
cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũ
theo Mẫu A110 hoặc A120. Một khách hàng chỉ thực hiện một trong hai mẫu: A110 (khách hàng mới)/
A120 (khách hàng cũ). Người thực hiện các mẫu này là chủ nhiệm kiểm toán và người phê duyệt là
thành viên BGĐ. Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, nên có sự tham khảo ý kiến của
Partner/hoặc thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi chấp thuận khách hàng. Điều này
tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty.
Thời điểm thực hiện
Giấy tờ làm việc được lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán.
Cách thực hiện
Các nội dung của Giấy tờ làm việc này được thực hiện như thông thường ngoại trừ phần đánh giá rủi
ro hợp đồng. Mỗi công ty phải tự xây dựng chính sách đánh giá rủi ro hợp đồng vì đây là vấn đề
thuộc về xét đoán chuyên môn. Các công ty cần căn cứ vào các yếu tố ngành nghề, mức độ quan
tâm của công chúng, hiểu biết ngành nghề, trình độ công nghệ và đặc thù của nguồn nhân lực của
Công ty để đưa ra hướng dẫn về đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng.
Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có một trong các đặc điểm sau
đây:
• Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán;
• Công ty đại chúng;
• Công ty không có hệ thống KSNB hiệu quả;
• Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục;
• Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
• Có nghi ngờ về tính chính trực của BGĐ/Ban Quản trị
• BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm;

• Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp;
• Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước;
• Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn;
• BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh,
liên kết…lớn;
• Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV…
Lưu ý:
(1) Trong mục “Thông tin cơ bản”, Mẫu A110 và A120 tương tự nhau ở 16 khoản mục. Riêng Mẫu
A110 (khách hàng mới) có bổ sung thêm khoản mục “13-Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 02
năm trước liền kề” và khoản mục “18 - Giải thích lý do thay đổi công ty kiểm toán”.
(2) Trong mục “II - Thủ tục kiểm toán”, Mẫu A110 (khách hàng mới) có nhiều thủ tục về tìm hiểu khách
hàng mới; Mẫu A120 (khách hàng cũ) có nhiều thủ tục liên quan đến kiểm toán năm nay.
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Việc chấp thuận giấy tờ làm việc này làm cơ sở để thực hiện các phần tiếp theo như ký hợp đồng
kiểm toán/Thư hẹn kiểm toán. Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc bố trí nhân sự
9
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
kiểm toán, thời gian kiểm toán và đặc biệt là cân nhắc khi xác định mức trọng yếu. Tất cả các vấn đề
này thuộc về xét đoán chuyên môn của KTV.
1.2. Mẫu 210 - Hợp đồng / Thư hẹn kiểm toán
Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện
Pháp luật dân sự và chuẩn mực kiểm toán “Hợp đồng kiểm toán” (VSA 210) yêu cầu công ty kiểm
toán phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thực hiện dịch vụ.
Hình thức giao kết: bằng văn bản dưới hình thức: “Hợp đồng kiểm toán” và một số dịch vụ tư vấn
không thường xuyên, thực hiện trong thời gian ngắn thì có thể giao kết dưới hình thức “Thư hẹn kiểm
toán”.
Hợp đồng kiểm toán có nhiều mẫu, áp dụng cho các trường hợp khác nhau:
(1) Trong khi Bộ Tài chính chưa ban hành chuẩn mực kiểm toán mới thay thế các chuẩn
mực ban hành năm 1999 thì áp dụng các mẫu sau:
• A210

(
*
)
- Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp thông thường);
• A211
(
*
)
- Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2 Cty cùng thực hiện một cuộc kiểm toán);
• A212
(
*
)
- Thư hẹn kiểm toán.
(2) Khi Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kiểm toán mới thay thế thì áp dụng các mẫu sau:
• A210 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp thông thường);
• A211 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2 công ty cùng thực hiện một cuộc kiểm toán);
• A212 - Thư hẹn kiểm toán.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán theo thoả thuận, các bên giao kết phải làm thủ tục thanh lý
hợp đồng và lập “Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán” theo Mẫu A213.
Các trường hợp phải: (1) bổ sung nội dung hợp đồng, (2) lập phụ lục hợp đồng, (3) lập hợp đồng
kiểm toán nhiều năm, hoặc (4) sửa đổi hợp đồng... thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán
210.
Hợp đồng kiểm toán phải được Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền theo quy định
của pháp luật của công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu đơn
vị theo quy định của pháp luật.
Thời điểm thực hiện
Hợp đồng kiểm toán cần được ký kết 30 ngày trước ngày kết thúc năm tài chính; và nhất thiết phải
được ký trước ngày triển khai công việc kiểm toán.
1.3. Mẫu A2 60, A270 và A280: tính độc lập của KTV

Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện
Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán” quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm toán. Các mẫu
giấy tờ này trợ giúp KTV kiểm tra lại tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán và ký cam
kết nếu như không thấy có vấn đề về tính độc lập.
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán. Các thành viên nhóm kiểm toán phải ký vào
Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán. Mẫu
A270 được sử dụng như một checklist để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán.
Nếu có bất kỳ yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập (có dấu (√) ở cột “Có” của Mẫu
A270), trưởng nhóm kiểm toán cần hoàn thành Mẫu A280 để khẳng định các yếu tố có thể làm suy
yếu tính độc lập đã được loại trừ một cách phù hợp chưa.
Thời điểm thực hiện
10
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
Các Mẫu A260, A270, A280 cần được hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần phải cập
nhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh
hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán.
Cách thực hiện
Rà soát các nội dung của giấy tờ làm việc để trả lời câu hỏi và ghi chép các thủ tục cần thực hiện/ đã
thực hiện để đảm bảo tính độc lập.
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các thông tin này được liên kết từ Mẫu A110, A120 và A210, A230, A310 (quan hệ giữa thành viên
HĐQT, BGĐ, kế toán trưởng…với nhóm kiểm toán).
1.4. Mẫu A290 – Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn A3 hướng dẫn
KTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được
kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán.
Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán.
Thời điểm thực hiện

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau khi kết thúc cuộc họp với Ban Giám đốc đơn
vị.
Cách thực hiện
Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán với Ban Giám đốc đơn vị
được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
• Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực thuộc nào, ...
• Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu sự phối hợp của đơn
vị,...
• Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán;
• Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng
đến đơn vị;
• Các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán;
• ......
Các trao đổi này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch, giúp Ban Giám đốc đơn
vị có sự chuẩn bị cần thiết để hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán. Ngoài ra, việc trao đổi này
cũng giúp KTV thu thập được một số thông tin làm cơ sở xét đoán và điền vào các Mẫu liên quan
như: Mẫu A310, A400, A610.
Tuy nhiên, khi thảo luận về kế hoạch kiểm toán, KTV cần thận trọng để không làm ảnh hưởng đến
hiệu quả của cuộc kiểm toán. Ví dụ, việc thảo luận quá chi tiết về nội dung, lịch trình các thủ tục kiểm
toán với Ban Giám đốc đơn vị có thể dẫn đến việc Ban Giám đốc có thể dự đoán được các thủ tục
kiểm toán mà KTV sẽ thực hiện và chuẩn bị sẵn các biện pháp mang tính đối phó, hoặc yêu cầu KTV
thực hiện những công việc ngoài phạm vi kiểm toán.
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Liên kết từ các giấy tờ làm việc trong Phần A – Lập kế hoạch kiểm toán.
Liên kết đến các chương trình kiểm toán và giấy tờ làm việc chi tiết tại từng phần hành kiểm toán có
liên quan từ Phần D đến Phần H.
11
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
1.5. Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện

Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần có hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị.
Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán.
Thời điểm thực hiện
Mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm
thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ.
Cách thực hiện
Khi thực hiện Mẫu này, KTV cần đọc kỹ mục tiêu của thủ tục “tìm hiểu khách hàng và môi trường
kiểm soát”. Sau đó thực hiện tìm hiểu và điền thông tin hiểu biết về những nhân tố bên trong và bên
ngoài tác động đến doanh nghiệp. Nội dung và phạm vi của thông tin cần tìm hiểu đã được hướng dẫn
chi tiết ngay trong từng mục của giấy tờ làm việc này.
Cuối cùng KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro trọng yếu liên
quan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể.
Các rủi ro có thể phát hiện trong quá trình hoàn thành Mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào ô
tương ứng. Các rủi ro trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định.
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Một số thông tin ở Mẫu A310 được liên kết với Mẫu A110, A120. Các rủi ro trọng yếu được phát hiện
trong quá trình hoàn thành mẫu này trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ được liên kết tới Mẫu A910 để
tổng hợp các rủi ro.
1.6. Mẫu A410 – A450: Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình KD quan trọng
Các mẫu này có nội dung tương tự nhau, do đó KTV căn cứ vào hướng dẫn dưới đây để thực hiện
cho các Mẫu từ A410 – A450. Các thủ tục kiểm soát chính nêu tại Mẫu này chỉ là các ví dụ giả định.
Tuỳ theo đặc điểm khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể, KTV phải căn cứ vào hệ thống kiểm soát nội
bộ thực tế, mục tiêu kiểm soát và rủi ro phát hiện để xác định chu trình kinh doanh chính cần tìm hiểu.
Trong hồ sơ kiểm toán mẫu, các chu trình kinh doanh chính được gợi ý bao gồm:
(1) chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền;
(2) chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền;
(3) chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn;
(4) chu trình lương và phải trả người lao động;

(5) chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản.
Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm khách hàng, có những trường hợp không cần phải tìm hiểu tất cả 5
chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính (như chu trình (1) và (2)). Ngoài ra, trong
một số trường hợp, ngoài 5 chu trình trên, KTV còn phải tìm hiểu các chu trình quan trọng khác. Ví
dụ: Đối với khách hàng là ngân hàng thì chu trình kinh doanh chính là chu trình huy động vốn (vay
ngân hàng và các tổ chức tài chính, huy động tiền gửi tiết kiệm trong nhân dân, mở tài khoản tiền gửi
của KH...); chu trình cho vay ngắn hạn, dài hạn...
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB về
mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện hiện gồm
12
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
02 phần: Phần 1 - Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (Mẫu A610); Phần 2 - Tìm hiểu
hệ thống KSNB về các chu trình kinh doanh chính (Các mẫu từ A410-A450).
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán.
Để thực hiện được Mẫu này đòi hỏi KTV phải tìm hiểu kỹ càng và có sự hiểu biết sâu sắc về đặc
điểm của khách hàng và các chu trình kinh doanh chính. Đối với các khách hàng mới (khách hàng
kiểm toán năm đầu tiên) có thể KTV chưa thực hiện được đầy đủ các mẫu này. Tuy nhiên, theo yêu
cầu của chuẩn mực kiểm toán, nhóm kiểm toán cần có hiểu biết nhất định về khách hàng và các chu
trình kinh doanh chính, do đó, cần thực hiện tối thiểu các mẫu A410, A420 cho một khách hàng kiểm
toán. Các mẫu còn lại cần thực hiện tùy thuộc tính chất quan trọng đối với đặc điểm khách hàng cụ
thể. Trong trường hợp kiểm toán từ năm thứ 2 trở đi, KTV cần tìm hiểu kỹ hơn để hoàn thiện các mẫu
này.
Thời điểm thực hiện
Các mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời
điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ.
Cách thực hiện
Trước khi thực hiện, KTV cần lưu ý mục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình

kinh doanh” để:
• Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng, có
ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát các
nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán;
• Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này;
• Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB hay không;
• Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh.
KTV cần tìm hiểu và điền nội dung thông tin liên quan tới các mục sau:
• Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan;
• Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng;
• Mô tả chu trình: Các nghiệp vụ chính và thủ tục kiểm soát chính phải được xác định và mô tả
bằng cách trần thuật bằng văn bản hoặc lập sơ đồ (flowchart) trong bước này.
Kết thúc phần mô tả các chu trình kinh doanh chủ yếu của khách hàng, KTV phải ghi chép lại nguồn
thông tin cung cấp (ai, bộ phận liên quan) và cách xác minh tính hiện hữu của các bước và thủ tục
trong từng quá trình (các mẫu chứng từ, các báo cáo nội bộ) và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
(phỏng vấn, quan sát, kiểm tra) để chứng minh tính hiện hữu của các thông tin thu thập được, phục
vụ cho quá trình tiến hành thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản.
KTV cần cân nhắc tiến hành thử nghiệm kiểm soát trong những trường hợp sau:
• KTV tin rằng hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát
hiện và sửa chữa các sai sót hoặc gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến các cơ sở dẫn liệu của
các chỉ tiêu trên BCTC.
• Các thử nghiệm cơ bản không đủ cơ sở cung cấp các bằng chứng kiểm toán phù hợp cho các cơ
sở dẫn liệu của các chỉ tiêu trên BCTC, chẳng hạn các chu trình kinh doanh chủ yếu phụ thuộc ở
mức độ cao vào hệ thống công nghệ thông tin.
Trong trường hợp KTV quyết định tiến hành thử nghiệm kiểm soát, để thực hiện việc đánh giá hệ
thống KSNB đối với chu trình kinh doanh chính, KTV cần thực hiện 05 bước công việc sau: (Tại các
Mẫu từ A410 – 450 là các ví dụ về mục tiêu kiểm soát, rủi ro và thủ tục kiểm soát chính. Các công ty
khi áp dụng phải sửa đổi cho phù hợp với công ty và từng khách hàng cụ thể.)
• Bước 1 - Xác định mục tiêu kiểm soát: Mục tiêu kiểm soát được xây dựng chủ yếu dựa vào
một số cơ sở dẫn liệu. Các cơ sở dẫn liệu hiệu quả đối với tìm hiểu, đánh giá và kiểm tra hệ

13
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
thống KSNB là tính hiện hữu, tính đầy đủ và tính chính xác. Các cơ sở dẫn liệu khác thường
được kiểm tra thông qua kiểm tra cơ bản.
• Bước 2 - Xác định rủi ro có thể xảy ra: Xác định được rủi ro có thể xảy ra dẫn đến mục tiêu
kiểm soát tương ứng không thực hiện được.
• Bước 3 – Xác định thủ tục kiểm soát chính: Xác định thủ tục kiểm soát chủ yếu mà doanh
nghiệp sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa một cách có hiệu quả các rủi ro đã xác
định.
• Bước 4 – Đánh giá thủ tục kiểm soát chính về mặt thiết kế: Sử dụng các thủ tục phỏng vấn,
trao đổi, quan sát và vận dụng xét đoán chuyên môn để đánh giá xem thủ tục kiểm soát chính
này có ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa có hiệu quả rủi ro đã xác định hay không.
• Bước 5 – Đánh giá thủ tục kiểm soát chính về mặt triển khai: Kiểm tra xem doanh nghiệp có
thực sự sử dụng các thủ tục kiểm soát này không bằng việc chọn mẫu một hoặc hai nghiệp vụ
kiểm tra chúng từ khi bắt đầu cho đến khi được ghi nhận vào BCTC.
Khi kết luận kiểm toán cho các mẫu giấy tờ làm việc phần này, KTV cần phải thực hiện các công việc
sau:
• Xác định xem có còn rủi ro trọng yếu nào không và thủ tục kiểm toán cơ bản để kiểm tra chúng;
• Kết luận sơ bộ về chu trình kiểm soát;
• KTV có thể quyết định việc tiếp tục thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB (sẽ thực hiện tiếp các mẫu
giấy tờ làm việc trong Phần C). Nếu KTV quyết định chỉ kiểm tra cơ bản thì cần thực hiện nốt các
giấy tờ làm việc trong Phần A- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao và không
cần thực hiện Phần C.
Lưu ý:
Các công ty kiểm toán nên xây dựng cho mình thư viện về các mục tiêu kiểm soát và thủ tục kiểm
soát chính cho các chu trình kinh doanh chính cho từng loại hình kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tìm hiểu và kiểm tra hệ thống KSNB.
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các thông tin trong các mẫu này được liên kết tới Mẫu A610, các mẫu tại phần C và Mẫu A910, về rủi
ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch dựa trên hiểu biết các chu trình.

1.7. Mẫu A510: Phân tích sơ bộ BCTC
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch
kiểm toán.
Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Thuyết minh BCTC.
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán.
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm kiểm toán sơ bộ
hoặc khi doanh nghiệp đã lập và trình bày BCTC.
Cách thực hiện
14
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các
số dư bất thường.
(1) Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoản mục
chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ
phải thu, lãi, lỗ...). Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV thực hiện
việc tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biến động. Nếu
có biến động mà KTV chưa thể giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi
thực hiện kiểm toán chi tiết.
(2) Phân tích hệ số:
Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào 04 nhóm hệ số phố biến như sau: (1) Hệ số thanh
toán; (2) Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; (3) Khả năng sinh lời; (4) Hệ số nợ. Khi phân tích hệ số
KTV dùng hiểu biết của mình về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến
động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát

hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Đây là quá trình KTV sử
dụng xét đoán chuyên môn của mình để thực hiện.
- Các hệ số thanh toán: Là các hệ số đó lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
và so sánh với chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số thanh toán thông thường chỉ giới
hạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán hoặc đánh giá khả
năng thanh toán ngắn hạn và kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
- Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động: Là các hệ số đo lường hiệu quả của vốn lưu động của
công ty. Việc phân tích hiệu quả hoạt động chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biến
động lớn trong việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
- Hệ số đo lường khả năng sinh lời: Là các hệ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp
và so sánh với chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số sinh lời thông thường chỉ giới hạn
trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng sinh lời của doanh nghiệp hoặc
đánh giá khả năng sinh lời gắn với kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Hệ số nợ: Là các hệ số đó lường khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp và so sánh với
chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số thanh toán thông thường chỉ giới hạn trong việc xem
xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hoặc kiểm tra
khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
(3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường:
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư có
giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu
xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do. Ví dụ, số dư quỹ tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồng trong
khi mức chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là 300 triệu...), ví dụ doanh nghiệp sản xuất mà hàng
tồn kho rất ít trong điều kiện thị trường đang khan hiếm thì cũng là bất thường...
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Lấy thông tin trong Mẫu A710 về mức trọng yếu chi tiết để đối chiếu với các chỉ tiêu của BCTC sẽ
giúp cho KTV xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu.
Trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi với Chủ nhiệm kiểm toán về các rủi ro phát hiện trong quá trình
phân tích sơ bộ. Các rủi ro này được trình bày tại mẫu này và tổng hợp về Mẫu A910 – Tổng hợp kế
hoạch kiểm toán.
1.8. Mẫu A610: Đánh giá chung về Hệ thống KSNB của đơn vị

Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB về
mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
15

×