Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.68 KB, 2 trang )
Phát triển kỹ năng suy nghĩ chiến lược
Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn khi
bạn ở trên mặt đất. Suy nghĩ chiến lược cũng giống như việc để cho bạn nhìn mọi thứ từ
trên cao. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải phát triển kỹ năng suy
nghĩ chiến lược.
Lên kế hoạch chiến lược là một quá trình mà
bạn làm cho tầm nhìn tổ chức trở nên thực tế
hơn bằng việc phát triển các kỹ năng trong
cách làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và suy
nghĩ có phê phán.
Nó cũng là một công cụ giúp bạn đương đầu với thay đổi, lên kế hoạch và tạo ra sự chuyển
tiếp, mường tượng các khả năng và cơ hội có thể.
Quá trình suy nghĩ giống như làm một bộ phim. Mọi bộ phim đều có bối cảnh (hoặc câu chuyện)
mà nó sử dụng để làm cho khán giả trải qua một kết quả lí tưởng (cảm xúc) khi kết thúc bộ
phim.
Suy nghĩ có chiến lược cũng đòi hỏi bạn mường tượng điều bạn muốn sẽ thành kết quả lí
tưởng cho tổ chức và sau đó tập trung vào cách bạn có thể tiến tới tầm nhìn của bạn.
Khi phát triển một tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức, có 5 tiêu chuẩn mà bạn nên tập trung vào để
xác định kết quả lí tưởng. Không chỉ thế, chúng sẽ giúp bạn thiết lập và phát triển những bước
cần thiết để làm cho tầm nhìn tổ chức của bạn trở thành thực tế.
5 tiêu chuẩn của quá trình suy nghĩ chiến lược:
+ Tổ chức: Tổ chức liên quan đến những người làm việc cho bạn, cấu trúc tổ chức và các
nguồn lực cần thiết để làm cho tất cả hoạt động.
Tổ chức của bạn như thế nào? Loại cấu trúc nào hỗ trợ tầm nhìn của bạn? Bạn sẽ phối hợp
nhân lực, nguồn lực, cấu trúc lại với nhau để giành được kết quả lí tưởng của bạn như thế nào?
+ Sự quan sát: Bằng việc tăng sức mạnh của việc quan sát, bạn sẽ bắt đầu nhận thức tốt hơn
về những điều có thể động viên mọi người, cách giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn và cách
bạn phân biệt các thay đổi.
+ Quan điểm: Quan điểm đơn giản là các cách nghĩ khác nhau về mọi việc. Trong suy nghĩ
chiến lược, có 4 quan điểm cần lưu ý khi thiết lập chiến lược tổ chức là quan điểm môi trường,
quan điểm thị trường, quan điểm dự án và quan điểm đánh giá.