Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHBK 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.23 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Năm học 2018 - 2019
Giáo viên giảng dạy: Th.S Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Trang
Lớp: Tiểu học B – K6
MSSV: 1161070111

Ngày 8 tháng 12 năm 2018


Vấn đề 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Mới đấy mà bốn tuần thực tập đã trơi qua một cách nhanh chóng, trong suốt quá
trình thực tập tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
hướng dẫn nhiệt tình từ phía thầy cơ trong nhà trường và các em học sinh. Đặc biệt
là cô hướng dẫn Cấn Thị Tâm và các em học sinh lớp 1/5. Qua chuyến đi thực tế
kiến tập lần 1 ở trường tiểu học tôi nhận thấy việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học hoàn toàn được đảm bảo.
- Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển tư duy
Khi quan sát các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn và q trình học tập của học sinh
tơi nhận thấy thông qua các câu hỏi cũng như những yêu cầu học sinh đã phải tư
duy, vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic khác để khái
quát hoá thành những khái niệm, những tri thức về ngôn ngữ. Và từ những kiến
thức đã thu nhận được, các em, một lần nữa, lại vận dụng năng lực tư duy logic của


mình để sử dụng những kiến thức đó trong giao tiếp bằng ngơn ngữ.
Ví dụ:
+ Ở bài học vần ôn – ơn giáo viên cho học sinh so sánh vần mới học và vần
đã học.
+ Phân tích vần mới học gồm những âm nào, âm nào đứng trước,âm nào
đứng sau,..
+ Giáo viên cho học sinh xem tranh hoặc vật thật và yêu cầu các em tìm từ
có tiếng chứa vần vừa học.( trong bài en – ên giáo viên cho hoc sinh xem tranh con
nhện học sinh rút ra từ “con nhện”.


+ Ở phần luyện nói giáo viên sẽ cho học sinh xem tranh và đưa ra các gợi ý
học sinh sẽ tự tìm ra chủ đề luyện nói. Sau đó giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho
học sinh thảo luận nhóm đơi trả lời các câu hỏi theo ngơn ngữ của mình. Như vậy,
học sinh sẽ phát triển ngôn ngữ cá nhân và tư duy của bản thân.
+ Ở tiết luyện từ và câu ( bài Tính từ ): Giáo viên cho học sinh chơi trị
chơi Rung chng vàng để củng cố bài học giúp kích thích sự tư duy nhanh nhẹn
của học sinh.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giao tiếp
Trong q trình quan sát tơi nhận thấy giáo viên ln lấy giao tiếp làm mục
đích.Thơng qua việc giáo viên hỏi, học sinh trả lời, học sinh nhận xét, giáo viên
nhận xét và giáo viên giải đáp các thắc mắc cho học sinh.Đồng thời thông qua các
hoạt động học tập và trò chơi giúp học sinh trao đổi, giao lưu với nhau, làm việc
trong nhóm để nêu ra quan điểm và ý kiến của mình. Như vậy, thì các em học sinh
sẽ cảm thấy gần gũi, yêu thương, biết lắng nghe và chia sẻ với nhau hơn.
Ví dụ:
+ Trong các bài học vần ở tiết 2 giáo viên khai thác tranh bằng các câu hỏi.
Học sinh thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi, học sinh đứng lên nhận xét câu
trả lời của bạn.
+ Ở tiết luyện từ và câu bài: Tính từ giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm

đơi, nhóm bốn giải các bài tập và sẽ đổi bài với nhóm khác kiểm tra bài lẫn
nhau.
+ Các tiết tập đọc, học sinh được làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi tìm hiểu
bài trong sách, được trao đổi ý kiến, nhận xét giọng đọc của bạn, luyện đọc với
nhau và học sinh cũng biết sửa lỗi sai cho nhau trong quá trình luyện đọc.
Như vậy, nguyên tắc giao tiếp này hoạt động chủ đao trong mọi tiết học, khi
thực hiện các em học sinh trong lớp với nhau sẽ giao lưu một cách rất tự nhiên,


mạnh dạn trao đổi. Tìm hiểu bài học một cách nhẹ nhàng, không bị áp lực về việc
học tập. Các em có thể nói ra những suy nghĩ của mình có thể đúng hoặc có thể sai
và các bạn khác sẽ nghe, quan sát và đánh giá. Có như vậy thì các em cũng sẽ dễ
dàng khắc sâu mà khơng cảm thấy bị áp đặt, quá nặng nề.
- Nguyên tắc 3 : Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH.
Trong q trình quan sát các tiết dự giờ và học tập trên lớp tơi nhận thấy
giáo viên chưa hồn tồn chú ý đến tâm lí của học sinh và vốn Tiếng Việt
của học sinh còn khá hạn chế đặc biệt là ở lớp 1.
Ví dụ:
+ Ở các tiết dự giờ giáo viên sẽ cho học sinh khởi động bằng các bài
hát hay các trò chơi làm các em hứng thú học tập nhưng ở các tiết học trên
lớp điều đó hầu như khơng được thực hiện. Học sinh chỉ có thể tập trung
35 phút đầu khoảng thời gian sau học sinh khá ồn lúc đó giáo viên sẽ yêu
cầu cả lớp im lặng bằng một số hình thức khác nhau như vậy lúc này sẽ tạo
cho học sinh cảm giác chán nản mệt mỏi khơng muốn học.
+ Trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học nói chung và
lớp 1 nói riêng ta có thể nhận thấy vốn từ của các em rất hạn chế. Ta luôn
phải sử dụng các từ ngữ rất dễ hiểu, gần gũi các em mới hiểu được. Giáo
viên chuẩn bị vở con gà có nhiều từ chứa các vần đã học ngoài sách giáo
khoa để các em luyện đọc vào giờ truy bài đầu giờ.

Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học với tiêu chí của một tiết
dạy tích cực:
 Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động
Các hoạt động học tập mọi học sinh đều tham gia đó là thảo luận theo
nhóm, đọc nối tiếp, đọc bài đồng thanh. Cịn trị chơi thì chỉ có trị bắn tên


những trị cịn lại như rung chng vàng, ơ của bí mật,tìm nhà cho thỏ hay
hái táo,… đều chỉ có một số ít học sinh tham gia. Nhìn chung tiêu chí này
cịn khá hạn chế, chưa được áp dụng xun suốt buổi học.
 Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức
Ở các lớp 4,5 học sinh thảo luận nhóm để giải quyết yêu cầu giáo viên
đưa ra, qua đó học sinh tự rút ra được phần ghi nhớ trong bài học. Giáo viên
có vai trị đúc kết lại phần kiến thức đó. Cịn ở lớp 1,2,3 đặc biệt là lớp 1
giáo viên truyền tải kiến thức theo kiểu rập khn, học thuộc học sinh chưa
có cơ hội tự sản sinh ra kiến thức. Ta có thể nhận thấy rằng tiêu chí này chưa
được đảm bảo xuyên suốt cả một cấp học, các em học sinh lớp 1,2,3 cịn khá
thụ động trong việc học tập.
 Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái.
Giáo viên xây dựng nhiều trò chơi để lớp học sinh động, tạo hứng thú
cho học sinh. Gây sự chú ý cho học sinh bằng các hình ảnh, clip minh họa
nhưng chỉ ở các tiết dự giờ. Cần có những trị chơi thư giãn tạo thoải mái
cho học sinh ở các tiết học bình thường trên lớp.
 Các tiêu chí cịn chưa được áp dụng tốt cho các tiết học, không đảm bảo
đủ 3 tiêu chí của một tiết dạy tích cực.
Vấn đề 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học và thử đưa ra lí giải (nếu thấy
“lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
1. Giáo viên chỉ dạy Toán và Tiếng Việt rất hiếm khi dạy những mơn phụ cịn
lại. Vậy kiến thức của các mơn phụ sẽ như thế nào?

Lí giải: Có thể do thời gian trên lớp nên giáo viên chỉ dạy chủ yếu Toán và
Tiếng Việt.


Giải pháp: Giáo viên cần sắp xếp thời gian hợp lí dạy thêm các mơn phụ để
các em học sinh không cảm thấy quá mệt mỏi, nhàn chán khi học Toán và
Tiếng Việt.
2. Trong các tiết dự giờ giáo viên thường gài bài học sinh như vậy chỉ có một số
ít học sinh học cịn lại các em học sinh khác sẽ cảm thấy chán nản với tiết
học.Làm như vậy có thực sự tốt hay khơng ?
Lí giải: Có thể do giáo viên sợ bị cháy giáo án và học sinh khơng trả lời
được câu hỏi của mình.
3. Trong tiết học bình thường giáo viên khơng cho học sinh cài bảng cài và viết
bảng con. Vậy các bước cài bảng và viết bảng con có thực sự cần thiết trong
một tiết dạy?
4. Các trò chơi giáo viên tổ chức thường lặp đi lặp lại, khơng có sự mới mẻ,
khơng đảm bảo mọi HS đều tham gia. Các trò chơi thường là các giáo viên sử
dụng của nhau nên hình thức đều giống nhau.
Lí giải: Để tìm ra một trị chơi mới mà cả lớp đều tham gia thường khá phức
tạp và cần đảm bảo độ thiết thực khi thực hiện; trình độ cơng nghệ thơng tin
của một số giáo viên còn hạn chế.
Giải pháp: Các giáo viên cần trau dồi thêm cho bản thân kiến thức về công
nghệ thông tin.
5. Khi giảng dạy không dự giờ giáo viên không thực hiện như quy trình bình
thường mà có thể cho các em tập viết trước, sau đó mới đọc bài. Ta có cần
đảm bảo đúng quy trinh một tiết dạy hay không?
6. Các giáo viên lên tiết dạy dự giờ trùng bài thường lấy bài nhau dạy lại. Như
vậy, sẽ được đánh giá như thế nào?
7. Tại sao không giảng dạy tiết dự giờ ở lớp mình mà lại phải qua lớp khác?



Lí giải: Có thể do sợ giáo viên gài bài học sinh hoặc học sinh chỉ sợ giáo
viên chủ nhiệm lớp mình nên sẽ im lặng nghe giảng. Như vậy,khơng đánh
giá đúng được thực lực của giáo viên.
8. Các bước học vần ln theo một quy trình nhất định, học sinh ln biết bước
tiếp theo ta làm gì.Vậy có cách sang tạo nào làm cho tiết học thêm mới mẻ
nhưng vẫn đúng quy trình?
Trên đây là phần trình bày của tôi về việc nhận xét, đánh giá các tiết học
Tiếng Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 cũng như
những thắc mắc, bất cập mà tơi cịn nhiều điều chưa biết,chưa hiểu. Một số
biện pháp đưa ra để khắc phục bất cập vẫn còn chưa đúng hoặc cịn nhiều
thiếu sót. Kính mong thầy xem xét giải quyết các thắc mắc và chỉnh sửa
những điều cịn sai, cịn thiếu sót trong bài. Tơi xin chân thành cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×