Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Nên thay đổi cách điều hành hệ thống ngân hàng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.56 KB, 3 trang )

Nên thay đổi cách điều hành hệ thống ngân hàng
Từ việc phân tích Chỉ thị 03 của NHNN dưới góc độ của Hiệp ước Basel II, các tác giả đặt
vấn đề về cách điều hành hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn
Một cỡ cho tất cả
Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm
mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Hiệp ước này ra đời dựa
trên việc điều chỉnh Hiệp ước Basel I và bắt đầu áp dụng từ năm 2006. Chỉnh sửa quan trọng
trong Basel II là việc không áp dụng một phương pháp, một hệ thống đánh giá duy nhất cho tất
cả các ngân hàng với quy mô khác nhau và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Trước
đây Basel I bị chỉ trích là “one size fits all”, tức là áp dụng một cách cứng nhắc một thang điểm hệ
số duy nhất cho nhiều loại tài sản, cho nhiều ngân hàng khác nhau.
Như vậy, nhìn vào Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hạn chế cầm cố cho vay
chứng khoán, có vẻ như chỉ thị này đang áp dụng quy tắc “one size fits all”: dùng một chỉ số 3%
tổng dư nợ cho tất cả các ngân hàng, dù đó là ngân hàng rất lớn có vốn hàng ngàn tỉ đồng hay
ngân hàng vốn chỉ vài chục đến vài trăm tỉ. Đấy là chưa kể mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống
quản trị rủi ro khác nhau, khả năng chịu đựng rủi ro, mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau.
Liệu đây có phải là cách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả với sân chơi
thế giới?
Ai cũng thấy mức 3% đối với tổng dư nợ của một ngân hàng lớn tất nhiên phải lớn hơn nhiều lần
mức 3% của một ngân hàng thường thường bậc trung. Chỉ thị này vì vậy đã dựng nên một rào
cản không nhỏ để một số ngân hàng nhỏ có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, làm hạn chế
khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, và tập trung ưu thế đó chỉ vào một số ngân hàng lớn.
Một chính sách ra đời tuy nhằm bảo đảm an toàn của toàn hệ thống nhưng vô hình trung làm
thiệt hại cho một số nhóm lợi ích và làm lợi cho một số nhóm lợi ích khác, liệu có mang lại lợi ích
cho toàn hệ thống như dự định ban đầu của NHNN?
Câu trả lời có thể thấy ngay: tính cào bằng không đáng có trong chính sách chẳng những hạn
chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhỏ mà còn đẩy rủi ro toàn hệ thống tập trung vào một
số ít ngân hàng lớn; đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ
thống tài chính hiện đại. Chính sự điều chỉnh của Basel II là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống
tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn.


Thay cho tinh thần của Chỉ thị 03 và nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các
ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản ngân hàng (bao gồm các khoản
vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp
(trong số nhiều phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo cách đánh giá,
phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần
Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình
đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn
(capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro. Nếu làm như vậy chứ không phải áp
dụng một tỷ lệ phần trăm “cứng” như kiểu 3% trên tổng dư nợ, mà là một tỷ lệ phần trăm vốn dự
phòng cần có trên các tài sản có rủi ro, tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro
của chúng, chính là ta đang hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của
hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.
Có phải chỉ có Việt Nam mới cho vay cầm cố chứng khoán?
Đúng là đa số các nước phát triển thường ít khi chấp nhận lấy chứng khoán để cầm cố cho các
khoản vay để đem đầu tư lại vào thị trường. Nhưng đó là xét về hoạt động của các ngân hàng
thương mại (commercial bank), còn các ngân hàng đầu tư (investment bank) với nhiều hoạt động
đa dạng vẫn thực hiện nghiệp vụ này nhưng dưới một biến tướng khác. Việc cho bán khống
thông qua các tài khoản ký quỹ (margin account) tại Mỹ, với một mức ký quỹ tính bao gồm các tài
sản trên tài khoản của khách hàng (tức là cả chứng khoán và tiền mặt trên tài khoản đều được
xem là phương tiện cầm cố) chính là một dạng cho vay chứng khoán bán ra, với tài sản dùng ký
quỹ có chứng khoán trong đó; hoặc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, hoặc
phòng ngừa rủi ro chứng khoán giảm giá Các nghiệp vụ này chính là một hình thức chấp nhận
cầm cố chứng khoán để cho vay kinh doanh chứng khoán của một số ngân hàng trên thế giới.
Mặt khác, từ khi hoạt động chứng khoán hóa (securitization) tài sản ngân hàng phát triển, nhiều
loại chứng khoán kiểu CMO (collateralized mortgage obligation) cũng đã ra đời. Đây là loại
chứng khoán hóa hai cấp, tức là các ngân hàng đầu tư đem “ký quỹ” các chứng khoán đã phát
hành dựa trên tài sản cầm cố của ngân hàng để “làm tin” rồi từ đó phát hành thêm một đợt
chứng khoán nữa. Như vậy nghĩa là ngân hàng đầu tư ở nước phát triển (điển hình là Mỹ) cũng
đem chứng khoán đã mua đi cầm cố rồi vay tiếp.
Dẫn ra một vài ví dụ như thế để thấy rằng thật ra ở nước ngoài vẫn có cầm cố chứng khoán để

vay kinh doanh chứng khoán tiếp. Vấn đề là các hoạt động đó thường nằm ở các tổ chức tài
chính không phải là ngân hàng thương mại, nên có người vin vào đó để cho rằng đã là ngân
hàng thì không được cho vay cầm cố bằng chứng khoán?
Điều hiển nhiên là hoạt động cho vay cầm cố bằng chứng khoán vẫn tồn tại ở các nước phát
triển (nhưng dưới hình thức phức tạp hơn), thông qua các định chế tài chính chuyên biệt như
ngân hàng đầu tư, trong khi đó ở Việt Nam do vẫn chưa tồn tại một dạng ngân hàng đầu tư đúng
nghĩa nên nguồn vốn cho kinh doanh (và cho thị trường chứng khoán) chủ yếu vẫn trông chờ
vào hệ thống ngân hàng thương mại hiện hữu. Vì vậy nếu loại trừ hay hạn chế quá mức mảng
cho vay kinh doanh chứng khoán chính vừa là hạn chế sản phẩm mà ngân hàng có thể cung cấp
cho người dân và doanh nghiệp, vừa là không khuyến khích tư duy phát triển sản phẩm mới và
tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) ở ngân hàng.
Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin
Điều hành ngân hàng thời hội nhập nên dựa vào những trụ cột cơ bản theo tinh thần của Hiệp
ước Basel II, đó là khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin. Theo đó, các
ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương
trình quản trị rủi ro riêng (dựa trên một số phương pháp hiện đại, được dùng rộng rãi nhưng “vừa
sức” với khả năng ứng dụng của ngân hàng Việt Nam cũng như khả năng giám sát của NHNN),
rồi gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là
một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu
báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy.
Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của
mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức
quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị
trường” cho các ngân hàng, nếu ngân hàng hoạt động quá rủi ro thì tự động cổ đông sẽ “trừng
phạt” bằng cách bán cổ phiếu đi, hạng mức tín nhiệm của ngân hàng sẽ thấp, và ngân hàng khác
sẽ nhăm nhe “nuốt chửng” ngân hàng đó. Nếu ai lo ngại rằng ngân hàng dạng cổ phần nông thôn
mà cũng cho vay chứng khoán, rủi có chuyện gì thì sao, thì đây chính là câu trả lời: “Nếu ngân
hàng cho vay quá rủi ro, đến khi gặp “chuyện gì”, thì trong điều kiện hiện nay, sẽ có ngân hàng
khác tìm cách mua lại ngân hàng có vấn đề đó với “giá rẻ”, rồi tái cấu trúc lại ngân hàng đó”. Có
khi chính điều này lại còn làm tăng tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Đương nhiên, luật chơi mới của Basel II cũng có nhiều khó khăn trong áp dụng ở những nước
đang phát triển, vấn đề là nên sáng tạo theo kiểu áp dụng tư tưởng mà giảm bớt phần kỹ thuật
(các mô hình phức tạp mà Basel II đề ra), trong quá trình điều hành. Thiết nghĩ, để áp dụng tư
tưởng của Basel II, không nhất thiết phải cần những mô hình quá phức tạp mà có thể có cách
vận dụng đơn giản hơn trong trường hợp Việt Nam. Chính các ngân hàng thương mại sẽ là
người tư vấn tốt nhất cho NHNN trong vấn đề này.
Admin (Theo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
)

×