Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi Dap an thi HSG Van 9 huyen Tien Du 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.62 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN TIÊN DU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2017 – 2018
Mơn thi: NGỮ VĂN 9
Thời
gian:
120
ĐỀ CHÍNH THỨC phút (khơng kể thời gian giao đề)

Câu 1:(2 điểm)
Em hãy cho biết từng câu thơ dưới đây Nguyễn Du đã viết về nhân vật nào
trong “Truyện Kiều”?
a- Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
b- Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao,
c- Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già
d- Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

e- Thoắt trơng nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.
g- Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
h- Quá niên chạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.


i- Thuyền quyên ví biết anh hùng
Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi

Câu 2:(8 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể,
như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(“Ánh trăng”- Nguyễn Duy)
a- Xác định các từ láy trong đoạn thơ.
b- Chỉ rõ các tín hiệu nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
Nêu ý nghĩa của những tín hiệu nghệ thuật đó.
c- Hãy trình bày suy nghĩ của em về cái “giật mình” giàu ý nghĩa nhân văn đặt
ra từ đoạn thơ trên.
Câu 3:(10 điểm)
Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ” của Thanh Hải và bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.


HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9

Câu
1

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời chính xác tên nhân vật trong từng câu thơ:
a- Kim Trọng
b- Từ Hải
c- Hoạn Thư
d- Thúy Vân

e- Tú Bà
g- Thúy Kiều
h- Mã Giám Sinh
i- Sở Khanh

Điểm

2 điểm

Trả lời đúng mỗi ý: 0,25 điểm

 Yêu cầu chung:
- Hiểu được yêu cầu của đề bài: Nắm chắc kiến thức về từ láy, chỉ
ra và phân tích được tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật trong
thơ, tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng,
lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu
riêng. Trình bày sạch đẹp khoa học
 Yêu cầu cụ thể:
a- Các từ láy trong đoạn thơ: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc

2

1
điểm


b- Tín hiệu nghệ thuật chủ yếu và ý nghĩa:
 Tín hiệu nghệ thuật:

-



Dùng nhiều biện pháp tu từ: so ánh, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, đối lập
Dùng từ láy gợi tả, gợi cảm, từ nhiều nghĩa( mặt, trịn, im)
Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng...
Thể thơ năm chữ ( ngũ ngơn), có sự sáng tạo trong việc dùng dấu câu và chữ viết đầu
dòng...

-

Kết hợp nhuần nhuyễn trữ tình và tự sự, giọng điệu tâm tình...
Ý nghĩa:

-

2,5
điểm

Gợi vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên: trịn đầy, nên thơ, nghĩa tình, bao dung.
Đó cũng là vẻ đẹp của quá khứ vẹn nguyên tròn đầy, vẻ đẹp tấm lịng của đồng chí, đồng
đội, nhân dân, đất nước nhân hậu, bao dung...

-




Thể hiện sự thức tỉnh, sám hối, ân hận, tự vấn của người lính ( nhân vật trữ tình) trước lỗi
lầm của mình và đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn của dân tộc”
Lưu ý: Học sinh phải trình bày bằng đoạn văn ( Hoặc bài văn ngắn)

c- Suy nghĩ về cái “ giật mình”giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra trong đoạn thơ:

-

Giải thích:
+ Giật mình: ở đây là một trạng thái tâm lí, cảm xúc đột nhiên ra điều mình làm chưa đúng “ có
tật giật mình”

0,5 điểm


+ Cái giật mình thể hiện trong đoạn thơ: nhân vật trữ tình- người lính giật mình vì thái độ sống
vơ tình, vơ nghĩa, lãng qn ánh trăng. Anh sám hối, tự vấn lương tâm...

0,5 điểm

-

Khẳng định: Cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn thể hiện sự bừng tỉnh tự ý thức đáng q cần
có để làm người theo đúng đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

2,5 điểm

-


Trình bày suy nghĩ của bản thân về cái “ giật mình”
+ Trong cuộc sống con người khó có thể tránh khỏi những sai lầm. Điều quan trọng là có sớm
nhận ra sai lầm từ đó có ý thức sửa chữa sai lầm, hoàn thiện bản thân.
+ Những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với người khác hay xã hội thì dễ nhìn thấy,
song có những sai lầm trong hành vi ứng xử hàng ngày không phải ai cũng nhận thức được
ngay. Sự sai lầm được soi chiếu dưới góc độ pháp luật thì dễ phát hiện, song những sai lầm
phán xét bằng lương tâm thì cần phải có thái độ phục thiện.
+ Để điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, hồn thiện bản thân con người khơng chỉ biết
noi gương học tập, lắng nghe ý kiến dư luận xã hội mà quan trong nhất biết tự nhìn nhận, soi
chiếu lại mình phải biết “ giật mình” trước những biến động của xã hội, của bản thân.
+ Trong cuộc đời cần biết “ Giật mình” khơng chỉ trước lối sống vơ tình vơ nghĩa mà trước mọi
thái độ, hành vi sai lầm của mình. Bởi ý thức tự nhận thức này giúp con người điều chỉnh hành
vi bản thân phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Giật mình là biểu hiện của ý thức tự giác, xuất
phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.

1 điểm

+ Phê phán thái độ vô cảm, lẩn tránh, không dám thừa nhận sai lầm không biết rút ra bài học từ
sai lầm.

-

Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức sâu sắc bài học phê bình và tự phê bình: dũng cảm nhận lỗi và có ý thức sửa lỗi
ngay từ những điều nhỏ nhất.
+ Biết độ lượng bao dung trước lỗi lầm của những người xung quanh và tạo cơ hội để họ sửa
chữa.




Lưu ý: Học sinh phải trình bày bằng bài văn

 Yêu cầu về kĩ năng:

3

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và trình bày hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận (phân tích, chứng
minh, bình luận, so sánh đối chiếu...)
- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, chữ
viết sạch đẹp khơng mắc lỗi chính tả; diễn đạt lưu lốt có chất văn...
 u cầu về kiến thức:
I/ Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề :

1 điểm


+ Giới thiệu khái quát về:
. Thanh Hải và bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”
. Hữu Thỉnh và bài thơ “ Sang thu”
Hoặc đi từ đề tài về thiên nhiên
- Nêu vấn đề:
+ Hai bài thơ của hai tác giả có hồn cảnh sáng tác...khác nhau
nhưng đều là những bức tranh thiên nhiên đẹp, đều mang tâm
trạng thi nhân.
II/ Thân bài: Cần đạt được các ý chính sau:
1-Tình u thiên nhiên của thi nhân qua “ Mùa xuân nho nhỏ”:

- Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, được Thanh Hải sáng tác trước
khi nhà thơ qua đời một thời gian ngắn.
- Đọc bài thơ ta không bắt gặp tâm trạng nặng nề bi ai. Ngược lại,
ta vẫn thấy toát lên một tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cuộc
sống, ước nguyện cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho quê
hương đất nước.
- Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để
khơi nguồn cảm hứng. Mùa xuân là mùa của sự sống. Từ hình
ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời tác giả đến ước nguyện
một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời cho đất
nước non sơng.
- Hình ảnh mùa xn trong bài thơ là một bức tranh thiên nhiên
đẹp đẽ, sống động hữu hương, hữu sắc, hữu tình.
+ Là dịng sơng xanh, bơng hoa tím biếc, lộc giắt đầy quanh
lưng, lộc trải dài nương mạ...
+ Là tiếng hót trong trẻo của lồi chim chiền chiện, lồi chim
q hương cất tiếng hót báo hiệu tin vui, đem lại cuộc sống ấm
no hạnh phúc cho con người.
+Tất cả mọi sự vật được tác giả nâng niu, trân trọng, khơng
muốn tất cả những gì đẹp đẽ tinh khiết của mùa xuân tan biến:
Tôi đưa tay tôi hứng hứng những giọt long lanh trong vắt của
tiếng hót say sưa từ trời xanh rơi xuống. Tiếng hót vang trời
xuân kia được cảm nhận bằng tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, bằng tấm
lòng tha thiết yêu mến cuộc sống tươi đẹp này. Với Thanh Hải,
giọt long lanh hữu hình cụ thể mà nâng niu giữ gìn mãi sức sống
mãnh liệt của mùa xuân.
 Bằng sự phối hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc cùng lối đảo
ngữ, ẩn dụ, nhân hóa...Thanh Hải đã vẽ ra trước mắt người đọc

3 điểm


3 điểm


một bức tranh mùa xuân rất đặc trưng cho đất trời xứ Huế
2- Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua “ Sang thu”
- Mùa thu là mùa của thi ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho
mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. Hữu Thỉnh viết bài
“ Sang thu” năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là
thời khắc giao mùa: hạ chưa qua hẳn mà thu vừa chợt đến trong
sự cảm nhận của thi nhân.
- Bốn câu thơ mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc
những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Nhà thơ cảm nhận bước
đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng
khứu giác ( nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác ( gió se),
bằng thị giác ( sương chùng chình qua ngõ) mà cịn bằng cả sự
rung động của tâm hồn, linh hồn: bâng khuâng, rạo rực, rung
động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
đồng điệu khá tinh tế, đầy chất thơ.
- Khổ thơ thứ hai: thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện
bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên bức tranh mùa thu đẹp
đẽ và trong sáng. Không gian nghệ thuật của bức tranh “ Sang
thu” được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh
chim bay và đám mây trơi; ở chiều dài của dịng sơng. Nghệ
thuật đối lập, nhân hóa, cách chọn từ, dùng từ sáng tạo... Hữu
Thỉnh đã diễn tả một cách tinh tế bức tranh thiên nhiên ở khoảnh
khắc giao thời từ hạ sang thu.
- Khổ thơ thứ ba: cánh cửa mùa thu đã mở, nàng thu đã bước ra,
thu đã thực là thu. Mùa thu vẫn có nắng là thứ nắng dịu nhẹ tinh
khơi chứ khơng rực rỡ, chói chang như nắng hạ. Mùa thu vẫn có

mưa nhưng mưa mùa thu cũng giảm dần. Sấm mùa thu cũng trở
nên lặng lẽ hơn trên “ hàng cây đứng tuổi”. Nhịp đập của mùa
thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm. Phép
đối, hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trầm lắng...khiến người đọc nhận
ra hai bức tranh thu: mùa thu của đất trời và mùa thu của của đời
người. Sự đúc kết chiêm nghiệm của Hữu Thỉnh ( khi con người
ta từng trải mọi thứ cần chắc chắn, đứng đắn, điềm tĩnh hơn
trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời) thật đáng
suy ngẫm.
3 - Đánh giá khái quát:
a- Điểm chung:
- Cả hai bài thơ đều sử dụng hình ảnh đặc trưng giàu sức biểu

1 điểm

1 điểm

1 điểm


cảm,sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...
- Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên
- Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng tinh tế nên
cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ khơng bị hịa lẫn vào cảnh
sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.
b- Điểm riêng:
 Mùa xuân nho nhỏ:
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế
- Cảm xúc của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ
của thiên nhiên đất trời – thể hiện niềm lạc quan yêu đời, tình

yêu tha thiết với cuộc sống, với quê hương, đất nước.
 Sang thu:
- Cảnh vườn thu, ngõ xóm của vùng đồng bằng Bắc bộ
- Cảm xúc thi nhân nghiêng về cảm nhận suy ngẫm, giàu triết lí,
giây phút nhẹ nhàng- tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.
III/ Kết bài :
- Khẳng định vấn đề -Liên hệ với bản thân
+ Tình yêu thiên nhiên- mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật
thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên
cho mỗi người đọc.
+ Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng hai nhà thơ
Thanh Hải, Hữu Thỉnh đã làm đẹp những trang thơ hiện đại ViệtNam.
* Lưu ý:

-

Trên đây chỉ là những định hướng giám khảo cần tôn trọng những bài viết sáng tạo mà vẫn đảm
bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt giàu cảm xúc, tư duy và tạo được chất văn.
Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

-

Tuyệt đối khơng được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài, khả năng
diễn đạt của học sinh..



×