Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Bí mật đằng sau giá cổ phiếu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.51 KB, 3 trang )

Bí mật đằng sau giá cổ phiếu
Suốt nhiều tháng nay, TTCKVN đi vào giai đoạn điều chỉnh sâu đã thử thách nhà đầu tư không ít. Theo
nhiều chuyên gia thì đây là giai đoạn thích hợp nhất cho nhà đầu tư bổ sung kiến thức đầu tư chứng khoán
để họ có thể hiểu hơn về những điều họ đang làm với chính khoản tiền của mình. Một ít kiến thức không
bao giờ là đủ để đánh thắng thị trường. Rất nhiều người vẫn cho rằng đầu tư chứng khoán chẳng qua chỉ là
một trò đánh bạc hợp pháp. Thắng- thua là do hên- xui. Tôi cũng không muốn tranh cãi nhiều, song hi vọng
với những gì bài viết thể hiện sẽ có thể có tác động tích cực nào đó đối với suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư.
Các yếu tố điều khiển giá cổ phiếu
Ai cũng biết giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường nơi mà cung - cầu gặp nhau, cung nhiều cầu ít thì
giá sẽ thấp và ngược lại. Tuy nhiên cũng chẳng thể tìm được một công thức đầy đủ diễn tả chính xác sự di
chuyển giá cả của các cổ phiếu, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết được một số nguyên nhân khiến giá cổ
phiếu lên hoặc xuống. Các nguyên nhân ấy được xếp thành 3 nhóm chính: các yếu tố cơ bản, các yếu tố kỹ
thuật và xúc cảm của thị trường.
Các yếu tố cơ bản tác động đến giá cổ phiếu .
Trong một thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu trước tiên sẽ được quyết định bởi các yếu tố cơ bản, thường
thấy là sự kết hợp của: một căn cứ về thu nhập (earning base) (chẳng hạn như EPS ) và hệ số nhân giá
trị( valuation multiple)( ví dụ như tỷ số P/E).
Chủ sở hữu của cổ phần thường sẽ có quyền đối với thu nhập của cổ phần đó và giá trị thu nhập trên mỗi
cổ phần EPS chính là phần giá trị mang về từ các khoản đầu tư của họ. Vì thế khi bạn mua một cổ phiếu thì
có nghĩa là bạn đang mua một phần trong toàn bộ dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp ấy. Đó cũng
là lý do vì sao xuất hiện hệ số nhân giá trị. Hệ số nhân giá trị chẳng qua chỉ nhằm mục đích xác định mức
giá mà bạn sẵn sàng trả để sở hữu dòng thu nhập trong tương lai.
Một phần trong thu nhập có thể được phân phối cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, phần còn lại có thể
được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư vào các dự án tiềm năng. Dòng thu nhập trong tương lai bao gồm
cả mức thu nhập hiện tại và tăng trưởng thu nhập kỳ vọng.
Nói chung, hệ số nhân giá trị hay giá chứng khóan cũng chỉ là cách thể hiện giá trị của dòng thu nhập dự
kiến trong tương lai chiết khấu về hiện tại.
Căn cứ về thu nhập
Mặc dù chúng ta đang sử dụng chỉ số EPS, tính theo phương pháp kế tóan để làm rõ nội dung của căn cứ
về thu nhập, tuy nhiên vẫn có nhiều cách thức đo lường khác về khả năng thu nhập. Có khá nhiều tranh cãi
cho rằng thước đo dòng tiền mới là thước đo chuẩn xác nhất cho căn cứ thu nhập. Ví dụ, dòng tiền tự do


trên mỗi cổ phần được sử dụng một thước đo được cân nhắc lựa chọn như căn cứ về khả năng thu nhập.
Việc đo lường khả năng thu nhập cũng tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi ngành khác nhau sẽ
có những thước đo chuẩn cho riêng mình. Thông thường với các công ty đã tương đối lớn mạnh so với các
công ty khác trong ngành thì thước đo lại là cổ tức trên mỗi cổ phần, tức là những gì mà các cổ đông thực
sự nhận được.
Hệ số nhân giá trị
Hệ số nhân giá trị nhấn mạnh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp. Như chúng ta đã nói
từ trước, hệ số nhân giá trị được cơ bản dựa trên nguyên tắc chiết khấu dòng thu nhập tương lai về hiện
tại. Do vậy, ở đây có hai yếu tố cần được xem xét, thứ nhất là tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng trong thu nhập và
thứ hai là lãi suất được dùng để tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai gọi là lãi suất chiết khấu.
Một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn sẽ cho một hệ số nhân giá trị cao hơn nhưng một lãi suất chiết khấu cao hơn
sẽ cho một hệ số nhân giá trị thấp hơn.
Đến đây câu hỏi đặt ra là: cái gì quyết định lãi suất chiết khấu? Yếu tố đầu tiên là rủi ro cổ phiếu. Thông
thường với mỗi loại cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ cảm nhận mức độ rủi ro khác nhau. Một cổ phiếu được xem là
rủi ro hơn sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn, do vậy sẽ có hệ số nhân giá trị thấp hơn. Yếu tố thứ hai
chính là lạm phát. Lạm phát cao hơn thì sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn, hệ số nhân giá trị cũng sẽ
thấp hơn vì dòng thu nhập tương lai sẽ kém giá trị hơn trong môi trường lạm phát cao hơn.
Nói tóm lại, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bao gồm: Mức độ của thu nhập( thường được
đo lường bằng EPS, dòng tìên trên mỗi cổ phần, cổ tức mỗi cổ phần…), tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và lãi
suất chiết khấu- yếu tố phụ thuộc vào rủi ro cảm nhận của nhà đầu tư và lạm phát của quốc gia.
Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến giá chứng khóan
Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chỉ có các yếu tố cơ bản mới khiến giá chứng khóan lên xuống.
Các yếu tố kỹ thuật bao gồm hỗn hợp nhiều điều kiện ngoại tác có thể thay đổi mức cung, cầu của một loại
cổ phiếu nào đó. Một vài yếu tố thì ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các yếu tố cơ bản (thí dụ như tăng
trưởng của nền kinh tế cũng có khả năng tác động đến tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp, dĩ nhiên là
mối quan hệ cũng không thật sự rõ ràng lắm).
Các yếu tố kỹ thuật bao gồm:
Lạm phát: Chúng ta đã nhắc đến lạm phát như một trong các yếu tố đầu vào của hệ số nhân giá trị. Thế
nhưng ngòai ra lạm phát còn có một sức điều khiển to lớn tòan bộ bối cảnh kỹ thuật. Thực tế đã chứng
minh, lạm phát thấp có tương quan nghịch khá rõ ràng đối với việc giá trị cổ phiếu (lạm phát thấp, hệ số

nhân giá trị cao và ngược lại).
Thị trường, ngành và các đối thủ ngang tầm: Cổ phiếu các công ty có khuynh hướng đi cùng với thị trường
và cùng với các doanh nghiệp ngang sức với nó. Một số công ty đầu tư thành công đã tranh luận rằng sự
kết hợp của tòan thị trường và sự dao động của ngành dù cho có tương phản với sự thể hiện đơn lẻ của
một doanh nghiệp thì chúng cũng sẽ quyết định phần lớn sự di chuyển của giá cổ phiếu. Thậm chí có
nghiên cứu đề nghị rằng yếu tố thị trường giải thích 90% sự di chuyển giá cổ phiếu. Thế nhưng vẫn có
trường hợp một viễn cảnh tệ hại đột ngột xảy ra đối với một loại cổ phiếu đơn lẻ thì nó cũng thường “ làm bị
thương” các cổ phiếu đơn lẻ khác, kéo thấp mức cầu của tòan ngành. Dĩ nhiên đây vẫn là vấn đề đang gây
nhiều tranh luận.
Các cơ hội đầu tư thay thế: Các công ty phải cạnh tranh tìm kiếm sự đầu tư tiền vào cổ phiếu công ty mình
với các lớp tài sản khác trong bối cảnh đầu tư tòan cầu. Các cơ hội đầu tư thay thế như trái phiếu doanh
nghiệp, trái phiếu chính phủ, bất động sản, cổ phiếu của doanh nghiệp nước ngòai… có thể là một nguyên
nhân gây nên sự thay đổi trong cung- cầu đối với cổ phiếu trong nước. Mối quan hệ của mức cầu đối với cổ
phiếu trong nước và các khỏan đầu tư khác thật sự cũng rất khó xác định, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai
trò không hề nhỏ. Nếu không thì với báo chí đã không tốn nhiều giấy mực đến thế khi viết về mối quan hệ
giữa thị trường chứng khóan và thị trường bất động sản.
Những giao dịch phát sinh : Những giao dịch phát sinh là những giao dịch mua bán cổ phiếu với động lực là
một lý do nào đó nằm ngòai yếu tố giá trị nội tại của cổ phiếu. Những giao dịch này bao gồm cả các giao
dịch bên trong nhằm mục tiêu quản trị, tức là chúng được thực hiện nhằm đáp ứng một mục tiêu quản trị
danh mục đầu tư đã lên kế hoạch trước. Một ví dụ khác là các nhà đầu tư có tổ chức mua hoặc bán chứng
khoán nhằm phòng ngừa rủi ro (hedge) cho các khoản đầu tư khác. Mặc dù những giao dịch này không
chính thức nói lên việc” ủng hộ” hay “ chống lại” cổ phiếu, nhưng chúng cũng đã thật sự ảnh hưởng đến
mức cung và cầu và do đó có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển giá của cổ phiếu.
Các yếu tố về nhân khẩu học: Một vài nghiên cứu quan trọng được thực hiện để nghiên cứu yếu tố cơ bản
về nhà đầu tư (các nghiên cứu nhân khẩu học) đã cho thấy : Trong khi các nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên
là những nhà đầu tư rất háo hức kiếm tiền, họ có khuynh hướng thích đầu tư vào cổ phiếu bởi vì đây được
xem là mảnh đất màu mỡ, thì các nhà đầu tư lớn tuổi hơn lại có khuynh hướng muốn rút ra khỏi thị trường
cổ phiếu, tìm kiếm những cơ hội đầu tư an tòan hơn nhằm phục vụ cho kế hoạch hưu trí. Lý thuyết trên
cũng cho biết khi tỷ lệ những nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân chúng đầu tư
thì mức cầu cổ phiếu cũng gia tăng và hệ số nhân giá trị cũng cao hơn.

Đường xu hướng: Thông thường các cổ phiếu sẽ di chuyển theo đường xu hướng ngắn hạn. Một mặt thì cổ
phiếu sẽ thường di chuyển theo đường xu hướng, nếu xu hướng đi lên tích cực thì ”thành công nối tiếp
thành công”, mặt khác đôi khi cổ phiếu cũng “cư xử” ngược với đường xu hướng. Thật không may, như vậy
thì việc nhận dạng cổ phiếu đang nằm trong xu hướng nào hình như cũng không giúp ích gì nhiều trong
việc tiên đoán tương lai.
Khả năng thanh khoản: Thanh khỏan là một yếu tố rất quan trọng và đôi khi được xem là yếu tố quan trọng
nhất. Thanh khoản cho thấy mức độ quan tâm và chú ý của nhà đầu tư đối với một cổ phiếu nào đó. Cổ
phiếu của Wal- Mart là cổ phiếu có tính thanh khoản rất cao, các công ty nhỏ hơn, có mức vốn hóa thấp thì
có tính thanh khỏan thấp hơn. Mức độ giao dịch cũng là một thước đo thanh khoản. Thanh khỏan cũng là
mục tiêu mà hoạt động truyền thông doanh nghiệp hướng tới (đó chính là mức độ thu hút nhà đầu tư).
Xúc cảm của thị trường: Xúc cảm của thị trường là muốn nói đến tâm lý của những người tham gia thị
trường. Đây là yếu tố khó đo lường nhất. Xúc cảm thị trường thường có là tính chủ quan, sự a dua hùa theo
hay còn gọi là tâm lý đám đông và sự cố chấp. Ví dụ, bạn có thể thực hiện một nhận định quan trọng về
viễn cảnh tăng trưởng tương lai của cổ phiếu và tương lai thậm chí cũng ủng hộ bạn nhưng vào lúc đó, thị
trường có thể đã nghĩ về những tin tức đang giữ giá cổ phiếu cao hoặc thấp và đôi khi bạn phải đợi một thời
gian dài để các nhà đầu tư khác cũng chú ý đến những giá trị cơ bản như bạn.
Xúc cảm thị trường được phát hiện ra thông qua một lĩnh vực mới trong tài chính có tên gọi : tài chính hành
vi. Nó bắt đầu với giả định rằng các thị trường không phải lúc nào cũng hiệu quả và sự không hiệu quả này
có thể được giải thích bằng tâm lý học và các khoa học xã hội khác. Rất nhiều ý kiến trong tài chính hành vi
cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư phản ứng mạnh hơn đối với nỗi đau khi bị thua lỗ hơn là niềm hạnh phúc
khi kiếm được tiền lời và do đó nhà đầu tư có khuynh hướng cứ cố chấp mãi trong sai lầm. Sai lầm tiếp nối
sai lầm!
Thay lời kết:
Các dạng nhà đầu tư khác nhau sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhà đầu tư ngắn hạn và các
chuyên gia” lướt sóng” có khuynh hướng giống nhau và ưu tiên xem trọng các yếu tố kỹ thuật. Nhà đầu tư
dài hạn thì lại xem trọng các yếu tố cơ bản và họ cũng nhận ra các yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan
trọng. Những nhà đầu tư nào có lòng tin mạnh mẽ vào các yếu tố cơ bản có thể trung hòa với các yếu tố kỹ
thuật thông qua sự tranh luận: các yếu tố kỹ thuật và xúc cảm thị trường có thể điều khiển thị trường trong
ngắn hạn nhưng các yếu tố cơ bản sẽ thiết lập giá cổ phiếu trong dài hạn. Nhưng chúng ta cũng hi vọng
rằng với sự phát triển đầy lý thú của lĩnh vực tài chính hành vi thì sẽ có thể giải thích được rõ ràng hơn về

sự di chuyển giá cổ phiếu, vén hết bức màn bí mật về sự chuyển động của giá cổ phiếu

×