Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THEO ANH (CHỊ) TRONG nội DUNG của hợp ĐỒNG TẶNG CHO KHÔNG đề cập đến điều KIỆN của hợp ĐỒNG TẶNG CHO THÌ hợp ĐỒNG TẶNG CHO đó có được xác ĐỊNH là hợp ĐỒNG TẶNG CHO KHÔNG có điều KIỆN KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.82 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
-------------------

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
CÔNG CHỨNG CÁC HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO,
THUÊ, TRAO ĐỔI, MƯỢN VAY TÀI SẢN
CHUYÊN ĐỀ: THEO ANH (CHỊ) TRONG NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO THÌ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO ĐĨ CĨ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH
LÀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO KHƠNG CĨ ĐIỀU KIỆN KHƠNG? ANH
(CHỊ) HÃY BÌNH LUẬN VỀ QUY ĐỊNH HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ.

Họ và tên

: Nguyễn Văn Thành Đạt

Sinh ngày

: 31 tháng 05 năm 1997

Số báo danh

: 07 Lớp: Cơng chứng viên

Cơng chứng khóa : K24 tại: TP. Đà Nẵng

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 2021



Báo cáo kết thúc học phần
MỤC LỤC

I. Mở đầu ............................................................................................................... 1
II. Nội dung ........................................................................................................... 1
1. Khái quát chung về Hợp đồng tặng cho tài sản ................................................ 1
1.1. Hình thức của Hợp đồng tặng cho tài sản ...................................................... 3
1.2. Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản ....................................................... 3
1.3. Tài sản ............................................................................................................ 4
1.4. Nội dung ......................................................................................................... 4
1.5. Thủ tục chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản: ........................................... 5
1.6. Quy định về hợp đồng tặng cho có điều kiện................................................. 7
2. Thực tiễn............................................................................................................ 8
2.1. Những mặt đạt được ....................................................................................... 8
2.2. Những mặt hạn chế ........................................................................................ 9
2.3. Tình huống minh họa ................................................................................... 10
3. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất .................................................. 12
3.1. Nguyên nhân ................................................................................................ 12
3.2. Kiến nghị - đề xuất ....................................................................................... 13
III. Kết luận ......................................................................................................... 14
IV. Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ 15

SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt


Báo cáo kết thúc học phần
I. Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của mình chủ yếu thơng qua các giao dịch dân sự. Khi xác lập các giao dịch này
đa số các bên tham gia đều mong muốn thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, nhưng

cũng có những trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan, mà một bên trong quan
hệ nghĩa vụ đó đã vi phạm nghĩa vụ của mình chẳng hạn khơng thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Việc vi phạm nghĩa vụ đó đã gây
thiệt hại cho chủ thể có quyền lợi trong giao dịch là nguyên nhân gây ra những tranh
chấp và những bất ổn cho xã hội.
Ch nh vì vậy để góp phần cho các cam kết hợp pháp được giao kết, thực hiện
đúng và đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu ch nh đáng của các bên, hạn chế tranh chấp và thúc
đẩy giao lưu dân sự phát triển nhà làm luật đã quy định các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ là các hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê, trao đổi, mượn vay tài sản.
Trong đó hợp đồng tặng cho với ưu điểm dễ thực hiện, t nh an tồn cao, t nh ràng buộc
chắc chắn và có t nh chế tài nghiêm khắc, được các chủ thể sử dụng khá phổ biến
trong giao dịch dân sự nói chung, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự liên quan đến
các đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất và các bất động sản khác. Hợp đồng tặng cho
tài sản cũng được thể hiện dưới hình thức của một hợp đồng nếu được các bên giao
kết. Hiện nay hợp đồng tặng cho tài sản ngày càng trở nên phổ biến do t nh an toàn
pháp lý và thực tiễn cao. Để đạt được điều đó thì các quy định về công chứng hợp
đồng tặng cho tài sản mang t nh chất rất quan trọng.
II. Nội dung
1. Khái quát chung về Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng
trong đời sống xã hội. Khác với hợp đồng mua bán tài sản, giữa hai bên giao kết hợp
đồng tặng cho tài sản thơng thường có mối quan hệ tình cảm nhất định tuy khơng nhất
thiết phải có quan hệ ruột thịt, huyết thống.
Được quy định tại Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển
quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho
đồng ý nhận.
Qua quy định nêu trên, chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm của hợp đồng
tặng cho tài sản như sau:
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng liên quan đến việc chuyển

quyền sở hữu tài sản.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

1


Báo cáo kết thúc học phần
Dựa trên tiêu ch chuyển giao quyền sở hữu tài sản, ta có thể phân chia hợp đồng
dân sự thành hai loại:
- Hợp đồng dân sự không chuyển giao quyền sở hữu tài sản: đối tượng của loại
hợp đồng này có thể là cơng năng sử dụng của tài sản (v dụ như: Hợp đồng thuê tài
sản, hợp đồng mượn tài sản...) hoặc là một công việc phải làm (v dụ như: Hợp đồng
uỷ quyền, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển...);
- Hợp đồng dân sự có chuyển giao quyền sở hữu tài sản: Đối tượng của loại hợp
đồng này ch nh là tài sản mà cụ thể hơn, đó là sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ
người này sang người khác (v dụ như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho
tài sản...).
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản, nghĩa vụ của người tặng cho tài sản không chỉ
dừng lại ở việc người tặng cho phải bàn giao tài sản cho bên được tặng cho mà người
tặng cho cịn có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản đó sang cho người được tặng
cho. Đối tượng của hợp đồng tặng cho là tài sản, quyền sở hữu tài sản chứ không đơn
thuần chỉ là quyền chiếm hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, giao tài sản. Hợp đồng tặng
cho cũng là một trong những căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu của một người đối với
một tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 221 và Điều 223 Bộ Luật Dân sự 2015.
Khơng chỉ có vậy hợp đồng tặng cho tài sản còn là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu
riêng của một người đối với một tài sản được quy định tại Điều 43 Luật Hơn nhân và
Gia đình 2014 khi người đó được tặng cho riêng tài sản, từ đó sẽ là căn cứ pháp lý để
cho một người xác lập quyền định đoạt riêng đối với một tài sản.
Thứ hai, việc chuyển quyền sở hữu tài sản này khơng có đền bù.
Thứ ba, cho dù hợp đồng tặng cho tài sản chỉ mang lại lợi ch cho 1 bên người

được tặng cho, tuy nhiên trong hợp đồng tặng cho tài sản buộc phải có hai bên.
Thứ tư, hợp đồng tặng cho có thể có điều kiện hoặc khơng có điều kiện.
Tại khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định: Bên tặng cho có thể yêu cầu bên
được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều
kiện ở đây được quy định là nghĩa vụ dân sự mà bên được tặng cho phải thực hiện theo
yêu cầu của bên tặng cho. Theo quy định tại Điều 274 Bộ Luật Dân sự 2015 thì: Nghĩa
vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ
phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng

SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

2


Báo cáo kết thúc học phần
việc hoặc không được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ch của một hoặc nhiều chủ
thể khác sau đây gọi chung là bên có quyền.
Dựa trên đặc điểm này ta có thể nói, hợp đồng tặng cho tài sản vừa là hợp đồng
đơn vụ trong trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản khơng có điều kiện vừa là hợp
đồng song vụ trong trường hợp hợp động tăng cho tài sản có điều kiện.
1.1 Hình thức của Hợp đồng tặng cho tài sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
- Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng
thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài

sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động
kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng
thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc tặng cho tài sản bắt buộc phải lập thành hợp đồng không thể là hành vi pháp
lý đơn phương của bên có tài sản người tặng cho được. Điều đó có nghĩa là việc cho
và nhận tài sản phải được sự bàn bạc, thống nhất ý ch của cả bên tặng cho lẫn bên
được tặng cho. Nó được thể hiện ở chỗ bên được tặng cho có quyền từ chối khơng
nhận tài sản mà mình được tặng cho hoặc nếu có đồng ý nhận tài sản thì bên được tặng
cho cũng phải thể hiện sự đồng ý của mình.
1.2 Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản
a) Bên tặng cho:
Điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định, đối với bên tặng cho tài sản phải là chủ
sở hữu tài sản kể cả trong trường hợp bên tặng cho tài sản giao kết hợp đồng tặng cho
tài sản thông qua người đại diện. Bởi vì, chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới có quyền
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

3


Báo cáo kết thúc học phần
quyết định có chuyển giao hay không chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho
người khác.
- Cá nhân: Cá nhân là chủ thể phổ biến nhất nếu khơng muốn nói là 100% các
giao dịch đều do cá nhân thực hiện cả trong trường hợp nhân danh bản thân mình hay
là với tư cách đại diện cho chủ thể khác.
- Tổ chức: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là tổ chức, ta có thể tạm chia
thành: Hộ gia đình, pháp nhân, …

b) Bên nhận tặng cho:
Theo quy định về hợp đồng tặng cho tài sản đã được phân t ch trong phần trên,
thì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng mang lại lợi ch cho bên được tặng cho. Với
ý nghĩa đó ta có thể thấy sự hạn chế của pháp luật đối với chủ thể là bên được tặng cho
khơng nhiều như bên tặng cho. Tuy nhiên vì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng
liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nên một đòi hỏi tất yếu đối với
bên nhận tặng cho tài sản, đó là bên nhận tặng cho tài sản có đủ điều kiện để trở thành
chủ sở hữu tài sản tặng cho hay khơng? Nói một cách khác dường như rào cản duy
nhất, hạn chế duy nhất đối với bên nhận nhận tặng cho tài sản, đó là điều kiện để họ
trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
1.3 Tài sản
Khi ta nói đến hợp đồng tặng cho tài sản thì có nghĩa là tài sản được nhắc đến là
tài sản theo nghĩa chung nhất quy định của luật dân sự và được phép lưu thơng, đó có
thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ Luật
Dân sự 2015.
Cũng như khách thể của các loại hợp đồng, giao dịch khác, khách thể của hợp
đồng tặng cho tài sản cho dù tồn tại ở dạng nào: Tài sản riêng và sản riêng nằm trong
khối tài sản chung, tài sản là vật, tài sản là tiền, tài sản là quyền tài sản, tài sản phải
đăng ký theo quy định của pháp luật, tài sản không buộc phải đăng ký theo quy định
của pháp luật thì tài sản đó cũng phải đáp ứng được hai tiêu ch sau:
- Phải có giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu đó, với tài sản đó;
- Phải là loại tài sản mà pháp luật cho phép lưu thông.
1.4. Nội dung
Tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

4



Báo cáo kết thúc học phần
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, theo thứ tự được nêu trên đây, điều đầu tiên chúng ta cần phải nhắc đến
trong Hợp đồng tặng cho tài sản đó là: Đối tượng của hợp đồng là cái gì.
- Việc mơ tả tài sản địi hỏi chúng ta cần phải mô tả về đặt điểm của tài sản đó
cũng như về căn cứ xác định quyền sở hữu của bên tặng cho đối với tài sản đó. Khơng
chỉ vậy, trong trường hợp tài sản tặng cho có khuyết tật, ta cũng có thể mơ tả cụ thể
trong phần này. Đây cũng là một nội dung không thể thiếu được của hợp đồng tặng
cho tài sản.
- Phải có sự khẳng định ý ch mong muốn giao kết hợp đồng của cả bên tặng cho
lẫn bên được tặng cho.
- Nội dung tiếp theo cần phải thể hiện trong hợp đồng tặng cho tài sản đó là “điều
kiện” của việc tặng cho tài sản.
- Thời hạn bàn giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản.
1.5. Thủ tục chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản:
Thủ tục chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại việc bắt buộc phải có
cơng chứng, chứng thực.
Thơng thường, khi chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản Công chứng viên sẽ
yêu cầu người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ như sau:
- Phiếu u cầu cơng chứng, trong đó có thơng tin về họ tên, địa chỉ người u
cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức
hành nghề công chúng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm
tiếp nhận hồ sơ:

- Dự thảo Hợp đồng tặng cho tài sản;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh nhân dân,
Căn cước công dân, Hộ chiếu, Chứng minh quân đội…);
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

5


Báo cáo kết thúc học phần
- Bản sao các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy
tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp với những tài sản tặng cho;
- Các giấy tờ cần thiết khác;
- Bản sao các giấy tờ, tài liệu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung
đầy đủ, ch nh xác như bản ch nh và không phải chứng thực. Cơng chứng viên phải có
trách nhiệm đối chiếu với bản ch nh của các giấy tờ trước khi chứng nhận văn bản.
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ
yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào
sổ công chứng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh các vấn
đề sau đây:
- Xác định thẩm quyền công chứng;
- Xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
- Xác định tặng cho những ai hay cho riêng, điều kiện tặng cho là gì;
- Kiểm tra các giấy tờ mà các đương sự đã nộp;
- Xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người tặng cho;
- Xác định thời hạn bàn giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản;
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo Hợp đồng tặng cho tài sản nếu nội dung
trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trải đạo đức xã hội, đối tượng hợp
đồng khơng phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho

người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng khơng
sửa chữa thì Cơng chứng viên có quyền từ chối công chứng;
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy
định về thủ tục cơng chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện
tặng cho tài sản; giải th ch cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và
lợi ch hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tặng cho tài sản.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề
chưa rõ, có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự
của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mơ tả cụ thể
thì Cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định; trường hợp khơng làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

6


Báo cáo kết thúc học phần
1.6. Quy định về hợp đồng tặng cho có điều kiện
Hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015 như
sau: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu
cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Như vậy, về bản chất hợp đồng tặng cho tài sản chính là sự chuyển giao quyền sở
hữu quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Dân sự
2015 tài sản cho người khác.
Tặng cho tài sản có điều kiện là trường hợp rất hay gặp trong thực tiễn. Theo quy
định tại Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản có điều kiện là việc bên tặng
cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc
sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không

trái đạo đức xã hội.
Điều kiện ở đây là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một
hoặc nhiều nghĩa vụ. Thời điểm phát sinh là trước hoặc sau khi tặng cho. Như vậy có
hai trường hợp:
Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó bên được tặng cho
phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.
Thứ hai: Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Bên được tặng cho thực hiện nghĩa
vụ sau khi được tặng cho.
Vấn đề chúng ta cần hiểu ở đây bản chất của điều kiện là gì? Theo quy định tại
khoản 1, Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015, điều kiện được tặng cho không được vi phạm
điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: A tặng cho B một mảnh đất với điều kiện B phải thực hiện đóng nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước mà A còn nợ đối với mảnh đất đó.
Hoặc A tặng cho B một căn nhà với điều kiện là B phải cho A sống cùng trong
ngôi nhà đó.
Hậu quả pháp lý phát sinh nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ như
đã cam kết được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015
như sau:
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho
đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho khơng giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh
tốn nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

7


Báo cáo kết thúc học phần
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho khơng
thực hiện thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trên thực tế có nhiều trường hợp hiểu sai bản chất của điều kiện được tặng cho

nên dẫn đến trong điều khoản quy định về điều kiện tặng cho trái quy định pháp luật.
Ví dụ như Ơng A và Bà B muốn tặng cho con trai là anh C một mảnh đất với điều kiện
Anh C phải đưa cho Ông A và Bà B số tiền 500.000.000 đồng. Về bản chất đây là việc
Ông A và Bà B chuyển nhượng cho Anh C cho nên phải lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất mới đúng.
Hoặc có rất nhiều trường hợp bố mẹ muốn tặng cho con quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất nhưng với điều kiện con không được chuyển nhượng, thế chấp,
tặng cho người khác. Những điều kiện mà bên tặng cho tài sản đưa ra khơng đúng với
quy định pháp luật vì nó hạn chế quyền năng của chủ sở hữu quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt. Cho nên những điều kiện này không được đưa vào trong hợp đồng
tặng cho tài sản.
Trong thực tế một số ngân hàng thường yêu cầu bên thế chấp phải xuất trình hợp
đồng tặng cho tài sản đối với tài sản có nguồn gốc nhận tặng cho với lý do Ngân hàng
xem xét trong Hợp đồng tặng cho tài sản đó bên tặng cho có đưa ra điều kiện là bên
được tặng cho không được thế chấp hay khơng. Như vậy bên tổ chức tín dụng đang
hiểu sai về bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Khi chủ sở hữu thực
hiện các quyền năng của mình khi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng
khơng bị giới hạn thì họ có tồn quyền thực hiện những việc mà pháp luật không cấm.
Cho nên trong những trường hợp này, bên tổ chức tín dụng không cần phải xác minh
nguồn gốc bằng cách yêu cầu bên thế chấp xuất trình Hợp đồng tặng cho.
Trên đây là một số quan điểm của cá nhân về bản chất của hợp đồng tặng cho tài
sản có điều kiện. Hy vọng sẽ góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất pháp lý, nắm
vững nội dung, đảm bảo hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có hiệu lực pháp lý.
2. Thực tiễn
2.1 Những mặt đạt được
Trong đời sống việc việc tặng cho bao gồm cả việc tặng cho tài sản giữa cá nhân
với cá nhân và việc tặng cho người khác tài sản hợp pháp của mình là chuyện bình
thường. Nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương
đối với cá nhân, gia đình người có cơng đối với đất nước trong công cuộc bảo về, xây
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt


8


Báo cáo kết thúc học phần
dựng đất nước và đối với người có hồn cảnh khó khăn đặc biệt được thực hiện hàng
năm để tri ân đối với các gia đình, cá nhân được hưởng ch nh sách ưu đãi của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và để gắn bó t nh đồn kết với người có
hồn cảnh khó khăn.
Về mặt pháp luật, các giao dịch dân sự về tặng cho tài sản nêu trên được hiểu
như thế nào là hợp pháp.
Việc tặng cho tài sản có thể bằng hình chức hợp đồng, cũng có thể là hành vi
pháp lý đơn phương của chủ sở hữu tài sản làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự đối
với bên tặng cho tài sản và đối với bên nhận tài sản tặng cho. Còn tài sản tặng cho có
thể là bất động sản hoặc là động sản.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật Dân sự 2015 hiện hành về Bất động sản và
động sản thì: Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với
đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; Tài sản khác theo
quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Trường hợp tặng cho tài sản được lập thành văn bản thì gọi là hợp đồng tặng cho
tài sản. Hợp đồng tặng cho tài sản lại có hai trường hợp khác nhau là: Hợp đồng tặng
cho tài sản có điều kiện và hợp đồng tặng cho tài sản khơng có điều kiện.
2.2 Những mặt hạn chế
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có vai trị quan trọng về mặt chính
trị, kinh tế và xã hội. Xuất phát từ tính chất quan trọng này, pháp luật dân sự và đất đai
có rất nhiều các quy định về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực
hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó có hình thức tặng cho. Tuy nhiên
trên thực tế thực hiện các quy định về điều kiện tặng cho đối với chủ thể và quyền sử
dụng đất là đối tượng tặng cho, một số quy định pháp luật còn chưa phù hợp.

Trong thực tế việc tặng cho quyền sử dụng đất trong xã hội được thể hiện dưới
nhiều hình thức đa dạng khác nhau, khơng tn theo hình thức mà pháp luật quy định,
đồng thời cũng khơng tn theo các trình tự thủ tục do luật định. Đây là thực trạng bắt
nguồn từ hệ lụy của hệ thống pháp luật đất đai nước ta trong các thời kỳ trước đây có
quá nhiều thiếu sót với quan điểm, định hướng sai lầm không thừa nhận giá đất, không
cho phép chuyển nhượng đất. Đây là yếu tố dẫn đến việc trong một thời gian dài,
người dân phải thực hiệc việc chuyển nhượng chui nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

9


Báo cáo kết thúc học phần
đất của bản thân trong đó có hình thức tặng cho quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó các
giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất thường diễn ra giữa những người có mối quan hệ
gia đình, họ hàng, thân thuộc nên bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tình cảm, tế nhị, khó
phân định rạch rịi. Do đó đa phần các quan hệ tặng cho thường khó đảm bảo các yếu
tố về hình thức cũng như thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy vậy không thể phủ
nhận ngay những quan hệ tặng cho này trên thực tế nếu có những sai phạm về hình
thức hoặc thủ tục xác lập, bởi những hậu quả khó lường có thể ảnh hưởng tới tính ổn
định và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Tiêu biểu cho hạn chế này có thể thấy rõ trong các tranh chấp liên quan đến quan
hệ tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con khi con lập gia đình riêng để sinh
sống. Các tranh chấp này đã tồn tại rất lâu trong ngành tòa án và hiện vẫn chưa có một
căn cứ pháp lý cụ thể để giải quyết các tranh chấp tế nhị như vậy. Khi con xây dựng
gia đình, cha mẹ giao tài sản cho con sử dụng, thường chỉ nói cho vợ chồng ra ở phần
đất hay phần nhà, về việc đã cho hay chưa cho các tài sản đó là một trong những vấn
đề có nhiều vướng mắc, rất khó giải quyết. Đây là câu hỏi không dễ trả lời đã tồn tại
mấy chục năm nay. Thực tế này đã tồn tại từ rất lâu và đã được rất nhiều các nhà khoa
học nghiên cứu, tìm cách giải quyết. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một cơ sở

pháp lý phù hợp để giải quyết hạn chế này.
2.3 Tình huống minh họa
 Tình huống 1:
Anh A và chị B có 2 người con là M (sinh năm 1991) và N (sinh năm 1996).
Năm 2009, UBND huyện G cấp cho Hộ gia đình anh A một mảnh đất có diện t ch 50
m2 . Nay do mâu thuẫn vợ chồng phát sinh, anh A, chị B không muốn ly hôn nhưng
muốn tách bạch về tài sản. Họ thỏa thuận anh A sẽ được sở hữu căn nhà mà gia đình
đang sinh sống, chị B sẽ được quyền sử dụng thửa đất. Để chị B được tồn quyền sử
dụng thửa đất nói trên, anh A, chị B đến Văn phịng Cơng chứng H yêu cầu công
chứng Hợp đồng tặng cho tài sản với nội dung anh A, cháu M, cháu N tặng cho phần
quyền sử dụng đất của mình cho chị B; đại diện cho cháu N để lập và ký hợp đồng là
anh A.
Việc có chấp nhận đưa nội dung thỏa thuận như trên vào văn bản công chứng hay
không hiện có hai quan điểm:
+ Khơng chấp nhận: Vì theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật Dân sự 2015: Người
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

10


Báo cáo kết thúc học phần
đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ch của
người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, anh A là đại diện
đương nhiên của cháu N không thể đại diện cho cháu đem tài sản tặng cho người khác.
Hành vi đem tài sản của con chưa thành niên để tặng cho người khác khơng thể được
coi là vì lợi ch của người được đại diện.
+ Chấp nhận: Những người theo quan điểm này cho rằng, khái niệm lợi ch ở đây
còn bao gồm cả vấn đề lợi ch về tinh thần; điều luật trên không giới hạn ở việc giao
dịch thông qua người đại diện phải hướng tới lợi ch vật chất của người được đại diện.
Mặt khác, giám hộ một chế định tương tự đã có quy định rất rõ như sau: Người giám

hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác được quy
định tại khoản 2 Điều 69 Bộ Luật Dân sự 2015. Nếu nhà làm luật thấy cần thiết phải
quy định cấm như vậy đối với trường hợp đại diện đương nhiên thì sẽ đưa ra quy định
rõ ràng như vậy. Tơi ủng hộ quan điểm thứ nhất. Có thể thấy việc chứng minh giao
dịch tặng cho được thực hiện hướng tới lợi ch tinh thần của cháu N là rất khó. Nếu
Cơng chứng viên chấp nhận cơng chứng văn bản với nội dung như vậy thì khả năng
rủi ro là rất lớn. Toàn bộ giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ lưu trữ chỉ thể hiện việc anh A đã
đại diện cháu N đem tài sản của cháu tặng cho người khác; khơng có căn cứ thể hiện
đổi lại việc tặng cho này, cháu N nhận được lợi ch gì. Do vậy, nếu sau này phát sinh
tranh chấp sẽ rất bất lợi.
 Tình huống 2:
Anh A và chị B có một căn nhà và một sổ tiết kiệm. Nay anh A, chị B muốn ra
nước ngoài để làm ăn; họ xác định sẽ chỉ đầu tư vào công việc kinh doanh trong phạm
vi số vốn đã t ch lũy được. Anh chị quyết định sẽ giao căn nhà cho con mình là cháu P
(12 tuổi). Anh A, chị B và cháu N đã đến Phịng cơng chứng số 10 tỉnh K để yêu cầu
công chứng hợp đồng tặng cho nhà. Yêu cầu công chứng trong trường hợp này đã
không được chấp nhận. Công chứng viên thụ lý hồ sơ đưa ra lý do: Cháu P là người
chưa thành niên, theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015: Người từ đủ sáu tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác như vậy, mọi giao dịch của cháu
phải thông qua đại diện đương nhiên là cha hoặc mẹ được quy định tại khoản 1 Điều
141 Bộ Luật Dân sự 2015. Trong trường hợp này anh A, chị B sẽ ký hợp đồng tặng
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

11


Báo cáo kết thúc học phần
cho với tư cách là Bên tặng cho; Bên được tặng cho là cháu P, nhưng người đại diện

để ký hợp đồng không ai khác sẽ phải là anh A hoặc chị B. Và như vậy,việc giao kết
hợp đồng này đã vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là quy định tại khoản 5 Điều
144 Bộ Luật Dân sự 2015: Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự với ch nh mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của
người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Có thể thấy trong tình huống này, Cơng chứng viên đã từ chối cơng chứng đúng
căn cứ pháp luật. Nhưng nhìn nhận từ góc độ nhu cầu của người tham gia giao dịch thì
chưa ổn, bởi lẽ đây là nhu cầu hoàn toàn ch nh đáng. Khơng thể nói việc tặng cho tài
sản của anh A, chị B là nhằm trốn tránh việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó, bởi giao
dịch tặng cho được xác lập trước khi anh chị bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Hơn
nữa nội dung giao dịch nói trên hồn tồn khơng tiềm ẩn rủi ro. Cháu P là người chưa
thành niên nhưng lại là bên được tặng cho, bên mang quyền trong hợp đồng khơng có
đền bù. Theo quan điểm cá nhân tôi nên trong trường hợp này, Công chứng viên áp
dụng các quy định về giám hộ để giải quyết. Cụ thể được quy định tại Điều 61 Bộ Luật
Dân sự 2015 về Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên cho phép cha,
mẹ được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ nếu khơng có điều
kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên Trong tình huống yêu cầu cơng chứng
nói trên anh A, chị B ra nước ngồi hồn tồn có thể xác định thuộc trường hợp khơng
có điều kiện chăm sóc, giáo dục cháu P. Do vậy anh A, chị B hồn tồn có thể đến Ủy
ban nhân dân phường nơi cư trú của gia đình để yêu cầu cử người giám hộ cho cháu P.
Sau khi có Quyết định cơng nhận việc giám hộ, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng
tặng cho: Anh A, chị B là Bên tặng cho; cháu P là Bên được tặng cho, do người giám
hộ đại diện ký hợp đồng. Với hướng giải quyết như vậy, một mặt đảm bảo tuân thủ
đầy đủ các quy định pháp luật, mặt khác, đáp ứng được nguyện vọng hoàn toàn ch nh
đáng của người dân.
Nhìn nhận trên phương diện rộng, thơng qua tình huống nói trên và những tình
huống tương tự phát sinh trên thực tế, có thể thấy quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ
Luật Dân sự 2015 còn hạn chế; nên nhà làm luật cần có hướng sửa đổi quy định này
cho phù hợp, đảm bảo được quyền lợi ch nh đáng của các bên trong quan hệ dân sự.
3. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất

3.1 Nguyên nhân
Quy định tặng cho tài sản và quy định tặng cho tài sản có điều kiện tại các Điều
457, Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành không phải là quy định mới. Vì các quy
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

12


Báo cáo kết thúc học phần
định này đã quy định tại các Điều 465, Điều 470 Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông
qua ngày 14/06/2005 (sau đây viết là Bộ luật Dân sự năm 2005) mà quy định tại các
Điều 457, Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung là căn bản giữ nguyên quy định
tại các Điều 465, Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy có sửa đổi một vài từ nhưng
khơng ảnh hưởng đến nội dung ch nh của điều luật. Đối với cụm từ không được bán
ghi trong hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở được hiểu như thế nào là đúng? Nội
dung ghi như thế này hiện đang có hai ý kiến khác nhau như sau:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng cụm từ không được bán trong Giấy cho nhà là chấp
nhận được. Vì khơng vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.
- Ý kiến thứ hai cho rằng từ không được bán trong Giấy cho nhà là ảnh hưởng
đến quyền định đoạt của bên nhận tặng cho. Vì theo quy định tại Điều 457 Bộ Luật
Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu. Nếu có
cụm từ: Khơng được bán trong Giấy cho nhà ở thì cụm từ này đã hạn chế quyền định
đoạt căn nhà đối với bên nhận tặng cho. Như vậy cụm từ: Không được bán trở thành
điều kiện tặng cho tài sản mà không rõ thuộc trường hợp khoản nào của Điều 462 Bộ
Luật Dân sự 2015. Cụ thể là:
+ Khoản 2 Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp người được
nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được nhận tài sản tặng cho.
+ Khoản 3 Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp người được
nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận tài sản tặng cho.
+ Còn khoản 1 Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền được yêu cầu

thực hiện nghĩa vụ của người tặng cho đối với người được tặng cho.
3.2 Kiến nghị - đề xuất
Để bảo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về
tặng cho tài sản có điều kiện, tơi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản
hướng dẫn một số vấn đề sau đây:
+ Trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở mà trong hợp đồng có ghi
điều kiện là Khơng được bán thì hợp đồng tặng cho tài sản này thuộc khoản nào của
Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015.
+ Tuy đã có quy định tài sản hình thành trong tương lai tại khoản 2 Điều 108 Bộ
Luật Dân sự 2015, nhưng trong thực tế nhận thức về quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ
Luật Dân sự 2015 tài sản hình thành trong tương lai là không thống nhất nên rất cần sự
hướng dẫn để có sự nhận thức thống nhất.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

13


Báo cáo kết thúc học phần
- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật cơng chứng nói riêng
và pháp luật có liên quan nói chung, kết hợp với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo
dục pháp luật cho các ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng về hoạt
động và nghề công chứng;
- Kiến nghị Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan hộ tịch tại địa
phương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu
về bất động sản, thông tin hộ tịch và liên thông với Cơ sở dữ liệu công chứng của Bộ
Tư pháp nhằm đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về công chứng được hiệu quả,
tạo thuận lợi cho việc tra cứu và xác thực thông tin người yêu cầu công chứng, thông
tin về bất động sản khi hoạt động công chứng để tránh các rủi ro khơng đáng có;
- Cơng chứng viên cần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, trách nhiệm và
cái tâm của nghề để nhận ra các dấu hiệu bất thường của các giao dịch, giả mạo giấy

tờ, giả mạo người u cầu cơng chứng. Tổ chức các kì thi kiểm tra năng lực hàng năm
để đánh giá trình độ, nghiệp vụ của Công chứng viên.
III. Kết luận
Tặng cho tài sản là một quan hệ giao dịch phổ biến, tuy nhiên đây cũng là giao
dịch dân sự đòi hỏi Công chứng viên phải rèn luyện kỹ năng ngay từ khi tiếp xúc với
khách hàng. Vì vậy Cơng chứng viên cần phải nghiên cứu, nắm vững những quy định
của pháp luật để có thể chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản khi có u cầu cơng
chứng.
Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy khi hành nghề công chứng, Công chứng
viên phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng
2014, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng, am hiểu pháp luật, ln phải tn thủ
theo Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, phải khách quan trung thực, phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mà mình đã công chứng và phải tuân theo
đạo đức hành nghề cơng chứng, phải có nhiều kinh nghiệm để giải quyết hồ sơ.
Từ tình huống thực tế trên kết hợp với những kiến thức nhận được từ quý thầy cô
cũng như từ những nguồn khác nghiên cứu hồ sơ, đọc các Văn bản pháp luật có liên
quan đến việc cơng chứng điều đó sẽ tạo điều kiện cho tơi trong lĩnh vực công chứng
sau này. Tất cả những điều này sẽ giúp tơi rất nhiều trong việc hồn thành tốt cơng
việc của mình nói riêng cũng như góp phần đưa nghề cơng chứng trở nên hồn hảo
hơn dưới góc nhìn của người dân, của những nhà làm luật nói chung nhằm hướng đến
một cuộc sống văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn trong khuôn khổ tuân theo Hiến pháp
và pháp luật.
SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

14


Báo cáo kết thúc học phần
IV. Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Bộ Luật Dân sự 2015.

[2]Luật Đất đai 2013.
[3]Luật Nhà ở 2014.
[4]Luật Hộ tịch 2014.
[5]Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[6]Luật Cơng chứng 2014.
[7]Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014.
[8]Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ
tịch 2014.
[9]Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Công chứng 2014 .
[10]Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016.

SVTH: Nguyễn Văn Thành Đạt

15



×