Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.68 KB, 2 trang )
Làm gì để lần sau không "rớt"?
Thất bại trong phỏng vấn sẽ là một trong những yếu tố giúp có thêm kinh nghiệm. Làm
thế nào để các ứng viên biết được những ưu - khuyết điểm của mình sau cuộc phỏng
vấn?
Nhiều ứng viên có tâm trạng lo lắng khi bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp trong cuộc phỏng vấn.
Thậm chí có bạn đă xuống tinh thần trước lời từ chối của nhà tuyển dụng. Vậy bạn nên chuẩn bị
gì cho cuộc phỏng vấn lần sau?
Tìm những điểm chưa đạt ở lần phỏng vấn trước
Tất cả nhà tuyển dụng đều hiểu rằng thất bại là một trong những yếu tố giúp ứng viên có thêm
kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn sau. Nếu bạn thành công trong cuộc phỏng vấn thì đấy
là tín hiệu đáng mừng, nhưng ngược lại khi gặp thất bại bạn cũng không nên tỏ ra chán nản.
"Không ai đánh giá mình tốt nhất bằng người đối diện".
Chính vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng là người trực tiếp nhận biết từng ưu
khuyết điểm của mỗi ứng viên và họ có quyền chọn lựa ứng viên theo quan điểm của họ, của
công ty. Thế nhưng hầu hết các ứng viên sau khi dự phỏng vấn thường không biết mình được
nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào. Thường ứng viên cũng ngại đặt câu hỏi này cho nhà
tuyển dụng. Đây cũng là sai lầm lớn vì ứng viên sẽ không biết được điểm nào mình cần phát huy
hay điểm nào phải tránh trong các kỳ phỏng vấn sau.
Tự tạo cơ hội cho mình
Điểm các ứng viên khi đi xin việc thường vấp phải là chỉ nộp một hồ sơ dự tuyển cho mỗi đơn vị
trong khi cùng một chức danh có nhiều công ty khác nhau rao tuyển. Chính vì thế, bạn đừng nên
bỏ lỡ cơ hội trước các nhà tuyển dụng. Khi làm hồ sơ dự thi bạn nên sao thành nhiều bộ, sau đó
gởi đến nhiều công ty khác nhau.
Trường hợp bạn chỉ nộp đơn vào một đơn vị mà bị nhà tuyển dụng từ chối, bạn sẽ cảm thấy hụt
hẫng và chẳng hy vọng một cơ hội khác. Điều này càng dễ làm cho ứng viên cảm thấy chán
chường.
Tạo ra sự khác biệt giữa bản thân ứng viên với những người cùng đi xin việc là điểm gây ấn
tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên khi tìm việc đều có quan niệm mình là người đi
bán sức lao động nên họ hay tự hạ mình. Một giám đốc nhân sự công ty nước ngoài đưa ra bí
quyết: Ứng viên nên xem nhà tuyển dụng là người đang cần mình.
Để gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng, khi nộp hồ sơ ứng viên cần gởi thật sớm hoặc trễ hơn so