Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.46 KB, 12 trang )

BÀI DỰ THI “ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2021”
Học sinh Nguyễn Thái Tòng Hưng
Câu 1. Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc
một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của
em.
Sách là kho tàng tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, là
nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Đọc sách không
chỉ để tiếp nhận kiến thức mà cịn để hồn thiện nhân cách, phát
triển con người, nâng cao năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ,
năng lực nhận thức cuộc sống... Đến với cuộc thi Đại sứ Văn hố đọc
năm 2021, tơi xin chia sẻ một quyển sách mà tơi u thích, và cũng
chính quyển sách ấy đã làm thay đổi nhận thức về cuộc sống trong
tơi. Đó là quyển “Người trong bao” của tác giả A. P. Sê-khốp.
A. P. Sê-khốp (Anton
Pavlovich Chekhov) (1860 –
1904) sinh ra trong một gia
đình bn bán nhỏ bên bờ
biển A-dốp, miền Nam nước
Nga. Ông tốt nghiệp Đại học Y
khoa, vừa làm bác sĩ nông
thôn vừa viết văn, viết báo và
tham gia các hoạt động giáo
dục, văn hóa, xã hội. Sê-khốp
đã có những đổi mới táo bạo
về nghệ thuật viết truyện
ngắn và kịch, ông đã để lại
cho đời hơn 500 tác phẩm mà
nội dung thường xoay quanh
những vấn đề có ý nghĩa hiện
thực và ý nghĩa nhân đạo sâu
sắc. Sê-khốp được trao Giải


thưởng Pu-skin năm 1887 và
được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn
lâm khoa học Nga năm 1890.
Ơng được tơn vinh là nhà văn

Anton Pavlovich Chekhov
(Антон Павлович Чехов)
(1860–1904)


lớn của nền văn học Nga thế
kỉ XIX.
Những sáng tác của Sêkhốp đã đi vào lịch sử văn học
Nga và nhân loại như một kiệt
tác. Với khối lượng tác phẩm
đồ sộ (hơn 500 truyện ngắn,

truyện vừa, tiểu thuyết), các sáng tác của Sê-Khốp thường đặt ra
nhiều vấn đề có ý nghĩa cho xã hội và nhân bản sâu sắc. Trong đó,
truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp khơng chỉ phản ánh
hiện trạng xã hội Nga đương thời với những góc khuất bên trong tâm
hồn con người mà những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm cịn có
ý nghĩa thời sự đến tận ngày nay.

Bìa sách Người trong bao, xuất
bản tại Nga

Belicop
(tranh của Kukrunhiexop, Nga)


(Nguồn: truy
xuất 13:00, ngày 25/5/2021)


Truyện ngắn “Người trong bao” sáng tác năm 1898, trong thời
gian Sê-khốp an dưỡng ở thành phố l-an-ta. Xã hội Nga đương thời
đang ở tình trạng bế tắc và ngạt thở bởi bầu khơng khí chun chế
nặng nề. Mơi trường ấy đã đẻ ra những kiểu người kì quái mà Bê-licốp là một nhân vật điển hình đặc sắc của nhà văn Sê-khốp trong
tác phẩm Người trong bao. Tác phẩm gồm 3 phần: cuộc trò chuyện ở
gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo, về cuộc
đời và tính cách của Bê-li-cốp và nhận xét của bác sĩ thú y – người
nghe chuyện. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ
kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối
với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi
mọi người cần phải thay đổi cách sống, khơng thể sống tầm thường,
hèn nhát, ích kỉ, vơ vị và hủ lậu mãi như thế.
Truyện được bắt đầu bằng việc bác sĩ Ivan Ivanych và giáo viên
trung học Burkin đi săn về quá muộn đành phải nghỉ đêm tại nhà
kho của ơng trưởng xóm ở cuối làng Myrosiskoye. Tại đây, Burkin đã
kể cho bác sĩ Ivan câu chuyện của Bê-li-cốp. Bê-li-cốp là một giáo
viên dạy tiếng Hy Lạp. Đây là một con người kỳ lạ. Dù thời tiết có
như thế nào, Bê-li-cốp đều đi "giày cao su, cầm ô và nhất thiết là
mặc áo bành tô cốt ấm bông". Mọi vật dụng của Bê-li-cốp cũng được
để trong bao. Hầu như khơng ai có thể nhìn thấy mặt ơng ta vì lúc
nào ơng ta cũng "đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông,
và khi ngồi xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên". Bê-li-cốp
cũng khá kín đáo vì "cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào
bao". Cả buồng ngủ của ông giáo viên này cũng ngột ngạt vì kín như
hộp. Lúc nào, ơng ta cũng trùm chăn kín đầu. Câu nói quen thuộc
của ơng ta đó là: "Nhỡ xảy ra chuyện gì". Sống với một con người

như thế, ai cũng phải sợ, vì mỗi khi làm việc gì, việc đó lại gây phiền
cho con người kỳ lạ đó.
Và rồi, hai chị em Varenka và Kovalenko xuất hiện. Kovalenko là
một thầy giáo vừa mới chuyển về ngôi trường mà Bê-li-cốp đang làm
việc. Bê-li-cốp có tình cảm với người chị gái, Varenka. Ý nghĩ lấy vợ
chốn lấy tâm trí của ơng giáo viên kia, nhưng ơng ta cứ sợ này sợ
nọ. Rồi tình cảm đó cũng nhanh chóng qua đi. Một ngày nọ, Bê-li-cốp
đã nhìn thấy hai chị em kia đi xe đạp, điều mà Bê-li-cốp cho là khủng
khiếp. Ông ta đến nhà của họ, nhưng chỉ gặp Kovalenko vì Varenka
đã đi vắng và chỉ trích rất nhiều về việc đó. Kovalenko cũng khơng
phải vừa, tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt. Cuối cùng, Kovalenko


túm lấy cổ áo của Bê-li-cốp, xô ông ta xuống cầu thang, làm ông ta
ngã đau điếng. Tất cả, kể cả chuyện yêu đương, chấm hết bằng điệu
cười “ha- ha- ha” của Varenka. Bê-li-cốp trở về nhà mà không
đi bệnh viện, một tháng sau thì chết. Khi Bê- li-cốp chết, mọi người
nhẹ nhõm như trút đi được gánh nặng, cuộc sống thoải mái, dễ chịu
hẳn ra. Nhưng chưa đầy một tuần sau thì cuộc sống của người dân ở
trong thành phố lại trở nên nhạt nhẽo, vô vị như cũ.
Sau khi kể câu chuyện đó, Burkin bước ra khỏi nhà. Bác sĩ Ivan,
sau khi nghe câu chuyện của Bê-li-cốp, đã trầm ngâm suy nghĩ về xã
hội Nga cuối thế kỷ XIX. Ơng đã đi kết luận: "Khơng thể sống mãi
như thế được!"
Bằng ngịi bút tài năng của mình, Sê-khốp đã xây dựng nên hình
tượng nghệ thuật “cái bao” mang ý nghĩa biểu tượng. Cái bao là một
vật dụng thường dược dùng để gói, đựng đồ vật, hàng hóa, có hình
túi hoặc hình hộp. Sê-khốp đã biến nó thành một biểu tượng nghệ
thuật giàu ý nghĩa ngụ ngôn trong tác phẩm của mình. Cái bao được
tác giả nhắc đến nhiều lần và gắn chặt với nhân vật Bê-li-cốp. Nhà

văn đã dùng hình ảnh cái bao để nói về lối sống, tính cách của Bê-licốp và hơn thế, ông đề cập đến kiểu “người trong bao”, “lối sống
trong bao” - một kiểu người, và lối sống phổ biến trong tầng lớp trí
thức Nga cuối thế kỉ XIX. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc của
tác phẩm.
Cái chết của Bê-li-cốp là một lôgic tất yếu trong sự phát triển
của tính cách nhân vật. Lối sống “trong bao” bản thân nó đã là một
cái chết, chết trong khi đang sống! Hơn thế, ngay trong lúc sống,
khát vọng mãnh liệt nhất của Bê-li-cốp là được chui vào bao. Kể cả ý
nghĩ, vốn là sở hữu của riêng mình anh ta cũng giấu kín, cho vào
bao! Niềm hạnh phúc lớn lao của Bê- li-cốp là được nằm trong cái
bao vĩnh viễn, không phải chịu bất kì sự ảnh hưởng nào từ bên
ngồi. Bằng cái chết khá lạ lùng này, nhà văn đã tơ đậm và đẩy tính
cách của nhân vật lên tới điểm đỉnh. Cái chết của nhân vật Bê-li-cốp
chỉ ra cho mọi người thấy thực chất lối sống “trong bao” và tính cách
ấy đâu phải chỉ có ở một mình anh ta. Bê-li-cốp chết nhưng rồi mọi
thứ lại vẫn đâu vào đấy. Cuộc sống vẫn nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù
túng y như khi Bê-li-cốp còn sống và kiểu người như anh ta vẫn nhan
nhản hiện hữu trên cõi đời. Qua chi tiết ấy, nhà văn Sê-khốp nhấn
mạnh rằng Bê-li-cốp chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện
tượng xã hội đáng báo động trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ
XIX. Nó chỉ chấm dứt khi có một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tận


gốc rễ quan niệm sống, nếu khơng thì cũng giống như kết thúc của
Bê-li-cốp kia mà thôi. Mặc dù Bê-li-cốp chết nhưng lối sống “trong
bao” của anh ta vẫn tồn tại.
Tài năng của Sê-khốp thể hiện rất rõ qua nghệ thuật kể chuyện
hấp dẫn, qua cách chọn ngôi kể, cách xây dựng nhân vật điển hình.
Vì thế nên truyện ngắn “Người trong bao” đã để lại ấn tượng khó
quên trong lịng người đọc. Nhân vật điển hình Bê-li-cốp tuy có nét

riêng kì qi, khơng giống bất cứ ai nhưng lại tiêu biểu cho một kiểu
người, một lối sống khá phổ biến trong xã hội Nga đương thời. Bê-licốp đã vĩnh viễn nằm “trong bao” cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu
“người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của
nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại.
Chẳng hạn vẫn có khơng ít người chẳng bao giờ dám sống thật,
nói thật những điều mình nghĩ, hoặc chỉ lo vun vén cho cuộc sống cá
nhân, trang bị đầy đủ cho cái bao của mình mà khơng cần biết đến
những người xung quanh. Vì thế mà ý nghĩa thời sự của truyện
“Người trong bao” đến nay vẫn cịn ngun vẹn. Đó là căn bệnh sợ
hãi cuộc sống.
Căn bệnh sợ hãi cuộc sống không chỉ là "căn bệnh" tồn tại ở một
bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX mà còn là căn bệnh chung của
rất nhiều con người trong xã hội ngày nay. Có lẽ bởi vậy mà Người
trong bao của Sê-khốp dù đã ra đời hơn một thế kỉ thì truyện ngắn
vẫn có sức hút mạnh mẽ với độc giả. Để thấy được tính thời sự của
hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay
Thực trạng sợ hãi cuộc sống và kiểu người trong bao tồn tại
trong xã hội Nga đương thời như một căn "bệnh dịch" có khả năng
lây lan một cách mạnh mẽ. Đây là lí do vì sao sau khi Bê-li-cốp chết
đi, người dân trong thành phố cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu như vừa
được giải thốt khỏi một thứ gì đó kinh khủng lắm, thế nhưng trạng
thái ấy chẳng kéo dài lâu, chỉ ít ngày sau khi Bê-li-cốp chết đi cuộc
sống lại u ám, tù túng như trước, bởi lẽ trong chính mỗi người dân
trong thành phố đều ít nhiều mang trong mình "căn bệnh" Bê-li-cốp.
Sợ hãi là tâm lí thơng thường của con người, đứng trước cuộc
sống mn hình vạn trạng lại vận động, biến đổi không theo mong
muốn chủ quan của con người làm nảy sinh những nỗi sợ hãi, e ngại.
Nỗi sợ khiến con người trở nên yếu đuối, nhỏ bé, thậm chí làm con
người gục ngã và khơng bao giờ có thể vượt qua nó. Bê-li-cốp cũng
vậy, hắn mang trong mình quá nhiều nỗi sợ hãi nhưng không dám



đối mặt mà ln hèn nhát giấu mình trong những chiếc bao tù túng:
Đó là căn nhà chật chội hình vng, là chiếc áo chồng dài, là chiếc
kính đen, là chiếc ủng cao su. Thậm chí, ngay cả khi chết đi, nằm
trong quan tài Bê-li-cốp vẫn gợi cho người đọc một suy nghĩ: Phải
chăng đây là một sự giải thoát và liệu hắn có cảm thấy hạnh phúc vì
cuối cùng mình cũng tìm thấy “chiếc bao an tồn”, nơi có thể bảo vệ
hắn trước những biến cố của cuộc sống?
Như vậy, nhà văn Sê-khốp đã mạnh mẽ phê phán lối sống thu
mình trong bao cùng thái độ sống hèn nhát, bạc nhược, chính lối
sống ấy đã tạo ra những chiếc bao vơ hình ngăn cách con người với
thế giới bên ngồi. Thơng qua câu chuyện về Bê-li-cốp nhà văn Sêkhốp đã khéo léo mà đầy sâu sắc tái hiện lại bầu khơng khí ngột
ngạt, tù túng của xã hội Nga thế kỉ XIX, đồng khẳng định lối sống
nhu nhược, giáo điều là một thứ u nhọt có thể bào mịn đời sống tinh
thần, gây nên tình trạng trì trệ, tăm tối trong xã hội.
Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp là phát hiện nghệ thuật vô cùng
độc đáo của nhà văn Sê-khốp, bởi "người trong bao" Bê-li-cốp không
chỉ là một nhân vật trong thế giới nghệ thuật nữa mà đã trở thành
biểu tượng có sức gợi mạnh mẽ về một kiểu người, một kiếp người,
một lối sống tiêu cực trong xã hội tăm tối, tù túng Nga đương thời.
Người trong bao mang ý nghĩa thời sự sâu sắc bởi nó khơng chỉ là
phương tiện phản ánh thực trạng xã hội đầy nhức nhối của xã hội
Nga trong một giai đoạn nhất định mà còn mang ý nghĩa đến tận
ngày nay, đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận định:
"Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: Hình
thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ
ngày nay vẫn có tác dụng lớn".
Cuộc sống hiện đại với những bước phát triển mạnh mẽ mang
đến những đổi thay cho cuộc sống con người, tuy nhiên nó cũng làm

cho con người cảm thấy bất an, lo sợ hơn. Xung quanh chúng ta và ở
bất kì đâu trên thế giới vẫn và đang tồn tại căn bệnh Bê-li-cốp bởi ai
cũng mang trong mình những nỗi sợ và trong hành trình phát triển
con người vẫn phải đối diện với rất nhiều chiếc bao của mình. Để
vượt qua con người cần mạnh mẽ đối diện để thức tỉnh bản thân
khỏi những trạng thái tâm lí tiêu cực. Để sống một cách ý nghĩa, mỗi
người chúng ta cần có ý thức loại bỏ căn bệnh Bê-li-cốp, sống mạnh
mẽ để khám phá ý nghĩa đích thực của cuộc sống.


Chekhov đã sử dụng hình ảnh Bê-li-cốp để phê phán một bộ
phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua câu
chuyện của Bê-li-cốp, Chekhov đã nhắc nhở rằng, Bê-li-cốp là sản
phẩm của một chế độ phong kiến Nga hồng ngột ngạt, bức bách,
cần có thay đổi, qua đó, ơng thức tỉnh mọi người rằng: "Khơng thể
sống mãi như thế được!".
Trong truyện ngắn Người trong bao, Sê-khốp không trực tiếp
bộc lộ thái độ và quan điểm của mình. Nhưng bằng việc xây dựng
hình tượng nhân vật điển hình - Người trong bao, chúng ta có thể
thấy được những thông điệp, những điều mà nhà văn muốn trần
thuật cùng với giọng điệu châm biếm, mỉa mai, nhà văn đã khắc
họa rõ nét hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Điều nổi bật ở nhân vật
này chỉ duy nhất là chữ “sợ” cộng với cái hình hài lúc nào cũng
nằm trong cái bọc như một con ốc thu mình trong vỏ một cách
đáng thương, khiến người đọc phải cười chua chát cho cuộc sống
thật của những con người. Họ luôn phải bóp méo đi cho hợp với
thời cuộc, thậm chí ngã đau đến bỏ mạng như họ vẫn sợ làm trị
cười cho thiên hạ. Bê-li-cốp cũng vậy, anh ln mang bên người
những thứ như ô, giày, đồng hồ, ảo... những cái đó đã làm cho
nhân vật nổi lên với chân dung biếm họa, hay hình ảnh cái bao

được nhắc đi nhắc từ một tập hợp những chi tiết đồ vật lỉnh kỉnh
mà anh ta trang bị cho bản thân để rồi người ta phát hiện ra ở hắn
khát vọng mãnh liệt thu mình trong vỏ, tạo ra những cái bao để
bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng bên ngồi. Hình ảnh cái bao
giúp chúng ta có thể thấy rằng đó khơng chỉ là cái thực mà người
ta có thể nhìn thấy, sờ mó được. Nó cịn là những cái bao khơng
thể nhìn được bằng mắt thường, Bê-li-cốp ln lãng tránh sự thực,
không dám đối mặt với hiện thực, không dám nhìn nhận hiện thực
đúng với bản chất vốn có của nó. Nhân vật ln lẫn tránh nó bằng
cách ca ngợi q khứ, ca ngợi những cái khơng có thực, che giấu
những ý nghĩa của mình. Dường như chúng ta cịn nhìn thấy đây
Raghin - Bác sĩ giám đốc bệnh viện tâm thần, ông bác sĩ này cũng
đã làm ngơ trước hiện thực bệnh viện mà cái bệnh viện ô hợp hạng
người đó cũng chẳng khác nào cái xã hội Nga thu nhỏ (trong Căn
phịng số). Người trong bao là hình tượng những con người bất lực
trước xã hội, ở xã hội đó con người ln phải sống một cách sợ sệt,
khơng dám ngẩng đầu, họ phải sống chui lủi. Chính hồn cảnh xã
hội ngột ngạt đó đã đẻ ra những con người hèn nhát, khơng dám
sống là chính mình, ln mang bên mình những cái bao khơng chỉ


hữu hình mà cịn vơ hình. Có lẽ khơng phải bất cứ nhà văn nào
cũng dũng cảm nói lên được điều đó. Sê-khốp với lương tâm của
mình, nhà văn đã lên tiếng tố cáo, phê phán xã hội. Thức tỉnh con
người hãy sống là mình, hãy sống là chính mình, để làm được điều
đó mỗi người phải biết đấu tranh để vứt bỏ những cái bao khơng
chỉ bên ngồi mà cả bên trong đang bọc lấy mình. Nếu trước đây
khi đại dịch COVID-19 chưa diễn ra thì có lẽ cách sống lạnh lùng, kì
dị theo kiểu “Người trong bao” như thế thì khơng hiếm. Nhưng bây
giờ, khi đại dịch COVID-19 diễn ra một cách rất phức tạp thì cách

sống như thế sẽ gây “họa chồng thêm họa”. Thử nghĩ xem sẽ ra
sao khi một người bệnh mà không khai báo, có lối sống như “Người
trong bao” thì rất nguy hiểm. Hơn nữa cũng biết ơn đối với các
“người hùng” như các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, các bộ đội biên
phòng canh gác ngày đêm để bảo vệ Tổ quốc không bị người nhập
cảnh trái phép gây dịch cho đất nước, các đồng chí cơng an, qn
đội hợp lực cùng Chính phủ, cùng Nhà nước ngày đêm chống dịch.
Với tư tưởng “Chống dịch như chống giặc” các “người hùng” ngày
đêm ra sức chiến đấu hết mình, bảo vệ Tổ quốc. Cũng giống như
tác phẩm “Người trong bao” của tác giả Sê-khốp, chúng ta thấy
rằng cần thoát khỏi những cách sống lập dị, thoát khỏi những tư
tưởng độc đoán, vượt ra khỏi chế độ chuyên chế của nước Nga lúc
bấy giờ, mở ra một kỉ nguyên mới, một trang sử mới bằng một tư
tưởng mới và một cách sống mới.
Bê-li-cốp thực sự là một hình tượng nhân vật độc đáo khơng chỉ
với nền văn học dân tộc Nga mà còn với văn học thế giới. Đây là một
nhân vật điển hình, khác biệt, không giống với khuôn mẫu của bất
kỳ nhân vật nào khác. Qua hình tượng ấy, Sê-khốp đã kể một câu
chuyện với một giọng mỉa mai, châm biếm, nhưng cũng u buồn, mặc
dù ai đọc truyện ngắn cũng sẽ tưởng rằng câu chuyện này được kể
bởi Burkin. Đó là hình thức truyện lồng trong chuyện độc đáo.
Nhà văn hiện đại Việt Nam Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Truyện
Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ
nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay
vẫn cịn tác dụng lớn”. Với nghệ thuật viết truyện ngắn độc đáo,
bằng những dòng đối thoại là chủ yếu, cốt truyện đơn giản dễ hiểu,
Sê-khốp đã thành cơng với hình tượng Người trong bao. Tác phẩm
giúp người ta nhìn nhận lại xã hội của một thời đã qua và ln phải
nhìn lại bản thân mình. Chính điều đó đã góp phần tăng thêm ý



nghĩa của Người trong bao, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn
trong lịng người đọc.

Câu 2. Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế
hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người
đọc sách nhiều hơn?
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập cùng thế giới. Quá trình
hội nhập đem lại cho đất nước và dân tộc chúng ta nhiều cơ hội.
Nhưng đi kèm với những cơ hội đó là việc các thách thức và cạnh
tranh ngày một gia tăng và khốc liệt hơn. Vấn đề này đã đặt ra một
yêu cầu cấp thiết cho các cơng dân tồn cầu, đó là phải ln tích
cực cập nhật thơng tin mới, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của
văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu học hỏi
nâng cao nhận thức của tồn xã hội, có rất nhiều kênh để chúng ta
lựa chọn. Và một trong những kênh hiệu quả nhất chính là sách.
Trong thời đại ngày nay, việc khuyến khích mọi người đọc sách
nhiều hơn đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khơng
chỉ của Chính phủ, các cơ quan hữu quan mà cịn là nhiệm vụ của
tồn xã hội.
Để có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm khuyến
khích mọi người đọc nhiều sách hơn, chúng ta cần đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi: Vì sao người Việt Nam đang có xu hướng đọc sách ít đi?
Khi tìm hiểu nguyên nhân của một vấn đề, chúng ta cần phải xem
xét cả hai loại nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan muốn nói tới những tác động tới từ ngoại
cảnh, những ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi đã tác động tới việc
gây ra hiện tượng đọc ít sách của người Việt Nam có thể là: Môi
trường không thuận lợi cho việc đọc sách. Ở các nước phát triển,

nhiều người đọc sách khi đi trên xe điện hoặc họ đọc sách vào những
kỳ nghỉ. Ở Việt Nam, đa phần người dân đi xe máy và cả năm hầu
như khơng có kỳ nghỉ nào đủ dài hoặc kì nghỉ dài như Tết thì phải
bận rộn việc bếp núc, thăm viếng… Ô nhiễm tiếng ồn là một bất lợi
thứ hai. Một không gian ồn ào, chật chội, chen chúc chắc chắn không
phải là điều kiện lý tưởng để đọc sách. Sự phát triển mạnh của công
nghệ thông tin và các thiết bị thông minh là bất lợi thứ ba. Mặt trái
của sự phát triển này chính là khiến cho con người tiêu tốn khá nhiều
thời gian vào những hoạt động liên quan tới việc sử dụng thiết bị


thông minh như sử dụng mạng xã hội, chơi game, lướt web, xem
phim,....
Bên cạnh các tác động của khách quan, những nguyên nhân
chủ quan xuất phát từ chính nội tại của nền văn hóa đọc hiện nay
cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc đọc ít sách của người Việt
Nam. Giá thành sách còn cao, gây trở ngại trong việc tiếp cận sách
của nhiều người, đặc biệt là với học sinh, sinh viên. Sự xâm chiếm
của sách in lậu, sách photo,... kém chất lượng và dẫn đến vi phạm
quyền tác giả. Kỹ năng quản lí thời gian của nhiều người còn chưa
tốt, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ. Điều này thường sẽ gây tiêu
tốn nhiều thời gian cho những hoạt động vô bổ, dẫn tới việc bộ phận
này khơng cịn đủ thời gian dành cho việc đọc sách nữa. Nhiều bạn
trẻ coi rằng đọc sách là một việc nhàm chán, thậm chí áp lực. Điều
này dẫn đến việc họ khơng đủ kiên nhẫn để có thể đọc trọn vẹn một
cuốn sách.
Sự kết hợp của nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan đã gây ra hiện tượng nhiều người Việt Nam khơng đọc sách và
khơng thích đọc sách. Hệ quả là, người Việt đang ngày càng đọc ít
sách đi. Đây là một tiếng còi báo động đối với nền văn hóa đọc nói

riêng và nền giáo dục nước ta nói chung.
Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, tôi xin đề
xuất một số biện pháp nhằm hướng tới ba đối tượng quan trọng
trong nền văn hóa đọc. Đó là các nhà in, các nhà xuất bản; các
“Mạnh Thường Quân” (nhà hảo tâm); người đọc.
Các nhà in, các nhà xuất bản phải thực sự coi người đọc là khách
hàng của mình, kiên quyết khơng đưa ra thị trường những “sản
phẩm” sách kém chất lượng, sao chép. Những ấn phẩm kém chất
lượng, những cuốn sách “khơng có tâm” sẽ chỉ càng khiến độc giả xa
rời hơn với sách mà thơi. Đồng thời, nhà xuất bản cũng có thể góp
phần trong việc hạ giá sách xuống (bằng việc giảm lợi nhuận của
họ).
Cần phải có một biện pháp tác động tới giá nhằm giúp cho độc
giả có thể tiếp cận được với nhiều đầu sách hơn, đặc biệt là các danh
mục sách có giá trị cao như ngoại văn, tiểu thuyết, sách khoa học.
Đó là khi vai trị của các “Mạnh Thường Quân” được thể hiện. Các
nhà hảo tâm có thể tài trợ sách cho những “thư viện cơng cộng”,
những tủ sách “siêu rẻ”, và phân phối chúng rộng rãi trong cộng
đồng, trong các trường học.


Đối tượng cuối cùng chúng ta khơng thể qn chính là độc giả, đặc
biệt là những bạn trẻ, những người đang còn ngồi trên ghế nhà
trường. Các bạn đừng nên chỉ đọc sách một mình, hãy chia sẻ niềm
u thích sách của mình với nhiều người hơn nữa thơng qua các hội
nhóm. Điều trước tiên, các bạn cần rèn luyện cho mình một tư duy
đọc sách đúng đắn, khơng hề gị bó hay áp lực. Các bạn cũng nên
khuyến khích bản thân mình nói ra quan điểm về những điều mà bạn
thấy là hay, là thú vị trong cuốn sách mà bạn đang đọc. Qua việc đọc
và phản biện với chính mình và với tác giả, qua việc hình dung ý

nghĩa từng con chữ, từng ngày từng giờ bạn sẽ tích tụ được một kho
kiến thức, rèn luyện óc sáng tạo và trí tưởng tượng của mình. Đây là
q trình tự học hỏi, hồn thiện mình từ sách báo, từ các tri thức của
tiền nhân trí tuệ. Để rèn luyện được tư duy này, các bạn nên lập
những nhóm, câu lạc bộ những hội yêu thích đọc sách, và hãy
thường xuyên trao đổi, tương tác với các thành viên khác trong hội
nhóm. Khi đọc một cuốn sách và thấy hay, bạn nên chia sẻ nó với
đơng đảo các bạn đọc khác nữa, có thể là dưới hình thức một bài
review sách, một video cảm nhận. Hãy dùng “Face” để đọc “Book”
thay vì sử dụng Facebook! Bạn cũng sẽ nhận ra rằng đọc sách có
nhiều điểm tương đồng với những việc bạn vẫn làm hàng ngày để
tương tác với những người xung quanh trên mạng xã hội. Từ đó, các
bạn cững nhận ra đọc sách là một hoạt động rất thú vị và hữu ích.
Tóm lại, thơng qua bài viết này, tơi muốn đưa ra ba biện pháp
nhằm khuyến khích mọi người đọc nhiều sách hơn, đặc biệt là các
bạn trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Một số biện pháp
nhằm hướng tới khuyến khích các bạn và mọi người đọc nhiều sách
hơn là ba đối tượng quan trọng trong nền văn hóa đọc: các nhà in,
các nhà xuất bản; các “Mạnh Thường Quân” (nhà hảo tâm); người
đọc. Ba biện pháp trong bài viết cũng không phải là những biện pháp
duy nhất, nhưng tơi tin đó là những đề xuất đáng được cộng đồng
chúng ta quan tâm – một cộng đồng những người yêu thích đọc sách
và mong muốn lan tỏa nền văn hóa đọc.




×