ĐỀ BÀI
Một số tờ báo và một số tổ chức nước ngồi trong thời gian gần đây đã chỉ trích
Việt Nam khơng có tự do ngơn luận, khơng có tự do báo chí. Với kiến thức về
Pháp luật và đạo đức truyền thống và sự hiểu biết về thực tiễn báo chí – truyền
thơng Việt Nam thời gian qua , sự hiểu biết báo chí – truyền thơng quốc tế em hãy
nêu quan điểm của mình về nhận xét này
BÀI LÀM
Một số tờ báo và một số tổ chức nước ngồi trong thời gian gần đây đã chỉ trích
Việt Nam khơng có tự do ngơn luận, khơng có tự do báo chí. Em khơng đồng ý với
nhận xét trên.
Như chúng ta đã biết: Quyền tự do ngôn luận là quyền của cơng dân được tham gia
bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất
nước. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân
phố, trường lớp,...); trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo
chí); kiến nghị với Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp
xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn
bản luật, bộ luật quan trọng,...
Tuy nhiên sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật để
phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của cơng dân, góp phần xây dựng nhà
nước, quản lý xã hội.
Báo chí là phương tiện truyền thơng thiết yếu trong đời sống xã hội. Hoạt động
báo chí góp phần khơng nhỏ đáp ứng nhu cầu thông tin phong phú, đa dạng về mọi
mặt của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong q trình phát triển của báo chí,
quan điểm về Tự do báo chí đã ra đời. Có nhiều quan điểm khác nhau về tự do, có
ý kiến cho rằng “Tự do là quyền được làm tất cả những gì mình muốn”. Tuy nhiên,
trong một xã hội văn minh, có giai cấp thì “Tự do phải được hiểu là quyền được
làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép”. Do đó, chúng ta hiểu một điều là
khơng thể có Tự do báo chí một cách tuyệt đối, bởi con người sống trong một xã
hội bao giờ cũng chịu sự tác động của các mối quan hệ, của pháp luật, không thể
sống không phụ thuộc vào thiên nhiên, xã hội.
Theo quan điểm của các nước phương Tây thì “Tự do báo chí là khơng có
bất kỳ sự can thiệp nào của Chính phủ đối với truyền thơng” hay “Tự do báo chí
được hiểu là tự do phổ biến thơng tin và quan điểm trên các phương tiện truyền
thông đại chúng mà khơng chịu sự kiềm chế của Chính phủ”… Những điều này chỉ
có thể thực hiện được khi báo chí tồn tại ở một mơi trường đặc biệt, khơng có giai
cấp, khơng bị ràng buộc, hạn chế bởi bất kì điều gì. Đó là điều khơng thể xảy ra.
Phương Tây đã tự huyễn hoặc mình và coi thứ Tự do báo chí mà họ hướng tới là
chuẩn mực, là văn minh.
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản và Nhà nước luôn coi trọng quyền tự do báo
chí của cơng dân. Điều 69, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định rõ: “Cơng dân có
quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin”, hay tại Điều 1,
Luật Báo chí năm 1999 một lần nữa nhấn mạnh: “Báo chí ở nước CHXHCN Việt
Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ
quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn
của nhân dân”…
Trước những biến động phức tạp bởi tình hình chính trị thế giới, quan điểm
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí vẫn khẳng định: “Nhà báo tự do thực
hiện quyền thơng tin của mình, đồng thời tơn trọng và bảo đảm quyền thông tin
của người khác. Tự do phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương; dân chủ phải trong
khuôn khổ pháp luật. Tự do báo chí phải gắn với đạo đức và trách nhiệm trước
cộng đồng. Đó là thực chất của tự do báo chí ở nước ta”.
Quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên
tạc. Và những ai lợi dụng tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức,
công dân cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thực tế, trong chiến lược chống phá chế độ xã hội, Nhà nước ta, các thế lực thù
địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là
quyền tự do ngơn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ
độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà
họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm sốt và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”;
Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Vậy thực
chất quyền tự do ngôn luận báo chí ở nước ta như thế nào?
Trong các văn kiện quan trọng nhất về QCN, trong đó có “Cơng ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị” năm 1966, quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí đều được
quy định rõ ràng. Tuy nhiên, những quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà là
một quyền bị hạn chế. Khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966 ghi: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều
này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ
quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định (những hạn chế này phải được
quy định trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo
vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Trong Hiến pháp Việt Nam 2013, quyền tự do ngơn luận, báo chí đã được quy định
tương thích với Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: “Cơng dân có
quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).
Đồng thời, những quy định trong Luật Báo chí về quyền tự do ngơn luận của công
dân; về nghĩa vụ của cơ quan báo chí hồn tồn tương thích với các văn kiện quốc
tế về QCN.
Thực tế sự phát triến báo chí Việt Nam :Đến nay, Việt Nam đã có có 859 cơ quan
báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Hiện nay, khơng chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm
việc ở Việt Nam có đầy đủ thơng tin từ những hãng thơng tấn báo chí lớn. Hiện ở
Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngồi “online”, trong đó có các kênh
lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg...
Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngồi đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam,
nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua
Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thơng
tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo,
Economist, Financial Times...
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng
đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của Facebook,
hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài
khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di
động. Được biết nhiều cơ quan, tổ chức và công chức Việt Nam đã sử dụng mạng
Facebook để trực tiếp liên hệ với người dân… Một cơ quan quốc tế về Internet
đánh giá Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet lớn thứ 3 tại khu
vực Đông Nam Á.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với báo chí :
Thực tế khơng có chuyện “Hà Nội nghiêm cấm báo chí viết về tham nhũng, lợi ích
nhóm” như một số tin nêu trên mạng. Trong một lần tiếp xúc với cử tri Hà Nội,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng, sự suy thối về tư tưởng chính trị và
đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, rất nguy hiểm và hậu quả khơn
lường. Về giải pháp, Tổng Bí thư nêu rõ “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy
chế lập pháp”.
Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn ln khuyến khích báo giới tham gia
trận chiến chống tham nhũng và hơn nữa còn xem đây là một lực lượng chống
tham nhũng có hiệu quả cao. Nhiều vụ việc tham nhũng, do giới báo chí phát hiện
và Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu điều tra, xử lý.
Chẳng hạn vụ Trịnh Xuân Thanh mở đầu từ thông tin báo chí mà Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu cấp ủy và cơ quan chức năng của Nhà nước vào
cuộc. Sau đó, báo chí cũng nêu vấn đề tài sản “khủng” không rõ ràng về “nguồn
gốc” của bà Thứ trưởng Bộ Công Thương đã dẫn đến các cơ quan chức năng và Bộ
Cơng Thương xác minh...
Khơng có bất cứ chế độ xã hội hiện đại nào ngày nay lại khơng bảo vệ quyền tự do
ngơn luận báo chí. Vì đây là một điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Đối với
Đảng và Nhà nước ta thì quyền tự do ngơn luận, báo chí khơng chỉ là quyền cần
phải bảo đảm hơn nữa còn được xem là một động lực cho sự phát triển của xã hội.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đề ra những quy định
pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngơn luận,
tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, tiêu biểu như: Điều 79, 88, 258 BLHS; Điều 6, 10, 28 Luật Báo
chí; Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử
dụng dịch vụ Internet”… Việc trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng có
những hình thức xử lý đối với các cá nhân như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hữu
Quốc Duy, Mai Phan Lợi, Đỗ Hùng… về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân
nhằm xâm hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước đã
cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là khơng thể phủ nhận,
xun tạc. Và những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngơn luận, tự
do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế.
Hiện nay, có khơng ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh ngày đêm chĩa
vào chống phá cách mạng Việt Nam. Nhiều tổ chức báo chí, như Liên minh Báo
chí Đơng Nam Á (Seapa), Tổ chức Phóng viên khơng biên giới (Reporters sans
frontières-RSF) trong phúc trình thường niên đã đưa ra những nhận định xuyên tạc
Nhà nước Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, "kiểm sốt chặt tự do báo chí, trấn áp
báo chí, trấn áp các bloggers"; rồi cố tình "xếp" Việt Nam nằm trong danh sách
nhóm nước là “kẻ thù của Internet”... Từ đó, họ yêu sách Nhà nước ta phải thực
hiện tự do báo chí, tự do Internet "khơng giới hạn”.
Những người đưa ra quan điểm trên không hẳn họ không hiểu thế nào là tự do báo
chí, nhưng đã cố tình làm sai lệch bản chất của vấn đề. Họ thể hiện một cách nhìn
nhận, đánh giá hồ đồ, thiếu khách quan, vơ căn cứ, khơng đúng với tình hình tự do
báo chí và sự phát triển Internet ở Việt Nam; thể hiện thái độ thù địch, thiếu thiện
chí đối với Việt Nam, nhằm dụng ý xấu, gây mất ổn định chính trị - xã hội đất
nước.
Những luận điệu trên khơng có gì là mới, chỉ có điều chúng được tung ra khơng chỉ
từ một nơi, mà từ nhiều nơi, nhiều hướng, được phát tán trên các phương tiện
thông tin truyền thông, đặc biệt là Internet, họ mong muốn làm "rùm beng" và
phức tạp vấn đề nhằm gây khó khăn cho việc kiểm soát và đấu tranh.
Việc Nhà nước Việt Nam xử lý hành động lợi dụng báo chí, lợi dụng Internet
chống Tổ quốc và nhân dân là việc làm bình thường, cần thiết để bảo vệ pháp luật,
đảm bảo quyền tự do báo chí đúng với nghĩa đích thực của nó, thực sự có ích đối
với Tổ quốc và dân tộc, tránh bị lợi dụng, không bị hoen ố bởi những hành động
trái pháp luật. Khơng thể vì thế mà quy chụp cho rằng, Việt Nam "vi phạm" tự do
báo chí, tự do Internet. Khơng có nhà nước nào lại cho phép báo chí lợi dụng tự do
để chống đối nhà nước, để gây "bất ổn xã hội".
Ơng Nick Clegg, Phó Thủ tướng nước Anh đã từng nói, báo chí cần tự do để kiểm
soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng
báo chí cũng khơng được phép lạm dụng quyền lực của họ.
Tháng 8 năm 2011, Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố trước phiên họp của
Quốc hội: “Chính phủ sẽ trừng trị nghiêm khắc những phần tử sử dụng các trang
mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội để âm mưu gây bạo loạn và bất ổn
xã hội”.
Trong Ðiều 110 của Hiến pháp tiểu bang Bavaria (CHLB Đức), khoản 2 ghi rõ:
“Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và
các cơ quan địa phương”. Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi:
“Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi
hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”.
Qua đây chúng ta có thể thấy, Đảng và Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do báo
chí, tự do ngơn luận sao cho phù hợp với quyền và lợi ích mà nhân dân Việt Nam
hướng tới được quy định tại Hiến pháp và pháp luật. Những kẻ lợi dụng Tự do báo
chí để xuyên tạc sự thật, kích động những hành vi gây rối an ninh trật tự sẽ bị lên
án. Pháp luật sẽ trừng trị thích đáng những kẻ như vậy để làm gương cho hành vi
coi thường pháp luật, coi thường kỉ cương. Điểm qua chúng ta có thể kể đến một
số đối tượng như: Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Bùi Chát, Cù Huy Hà Vũ, Lê
Công Định… Chắc hẳn nhân dân cả nước sẽ đồng tình với những bản án dành cho
các đối tượng này.