ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG PHÚ
CHI BỘ TRƯỜNG THCS HƯNG PHÚ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hưng Phú, ngày 09 tháng 3 năm 2018
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH “NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA
ĐẢNG VIÊN TRONG SINH HOẠT CHI BỘ”
-------------Họ và tên: Trương Phước Long, sinh năm 1976
Chức vụ trong Đảng hiện nay: Chi ủy viên; chính quyền: Giáo viên
Hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ: Trường THCS Hưng Phú.
Được sự phân công của Chi uỷ- Chi bộ, tơi xin trình bày chun đề
“Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ đảng viên trong
giai đoạn hiện nay” ở Chi bộ cụ thể như sau :
1/ Lí do chọn chuyên đề
Xuất phát từ tình hình thực tế trong quá trình sinh hoạt Chi bộ thường kỳ
cũng như việc đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm cho thấy phần lớn đảng
viên đều hay ngại, khơng dám nói thẳng, nói thật vì sợ mất lịng, ngại đụng
chạm, khơng dám đấu tranh phê bình hoặc có phê bình nhưng rất hạn chế, phê
bình qua loa, chiếu lệ… Nhiều cuộc họp trở nên nghèo nàn, trầm lắng, chất
lượng sinh hoạt khơng cao, ít có ý kiến đóng góp xây dựng.
Với trách nhiệm của người đảng viên muốn nói lên tiếng nói của mình, góp
sức cùng xây dựng Chi bộ thay đổi các hình thức sinh hoạt sao cho đạt hiệu quả,
thấm nhuần việc học tập và làm theo tấm gương của Bác, góp phần thay đổi tư
duy, hành động, nếp sinh hoạt cũ của từng đảng viên. Muốn làm được như vậy,
trước hết, mỗi người đảng viên phải tự đấu tranh với bản thân mình, nhìn lại
mình, nhìn lại người để học hỏi, phấn đấu. Chính vì lý do trên, tơi mạnh dạn
đưa ra sinh hoạt Chi bộ lần này với chuyên đề “ nâng cao chất lượng tự phê
bình và phê bình của đảng viên trong sinh hoạt Chi bộ” để góp phần xây dựng
đảng trong sạch, vững mạnh, góp phần bảo vệ hình ảnh người đảng viên trong
thời kỳ hiện nay là phải giữ vững lập trường quan điểm rõ ràng, phẩm chất, đạo
đức tốt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước đảng, trước dân.
2/ Đánh giá khái quát ưu điểm, hạn chế của Chi bộ trong thời gian
qua
Chi bộ thường xuyên tổ chức tự phê bình và phê bình trong mỗi kỳ sinh
hoạt, nội dung sinh hoạt có tính cụ thể, thiết thực hướng vào việc kiểm điểm,
phân tích, đánh giá, phê phán những vấn đề cấp bách của Chi bộ và đảng viên,
hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chức trách, nhiệm vụ, tu dưỡng,
rèn luyện phẩm chất năng lực, phong cách làm việc của đảng viên, công chức
viên chức.
Chi bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực
hiện, nhất là trong quá trình chuẩn bị, tổ chức kiểm điểm và việc xây dựng, thực
hiện kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm qua tự phê bình và phê bình.
Cơng tác tự phê bình và phê bình ở Chi bộ Trường THCS Hưng Phú hiện
tại vẫn còn nhiều hạn chế, một số Đảng viên còn nể nang, ngại va chạm, ít phát
biểu ý kiến trong sinh hoạt Chi bộ. Việc phát biểu ý kiến chỉ tập trung vào đảng
viên giữ vị trí lãnh đạo, cịn một số đảng viên trẻ rất ít phát biểu trong các kỳ
sinh hoạt Chi bộ, một số Đảng viên có những ý kiến chưa đi sâu vào trọng tâm.
Qua đó cho thấy tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của đảng viên cịn
hạn chế, chưa nêu cao tính xây dựng, tính chiến đấu của người đảng viên.
Nguyên nhân của hạn chế nêu trên là do tư tưởng “ngại va chạm”, tính thụ động,
tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình của một số đảng viên
chưa cao.
3/ Giải pháp thực hiện hạn chế vừa nêu:
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã coi tự phê bình và phê bình là: “Qui luật phát
triển Đảng”. Trước lúc đi xa, Người để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
bản “Di chúc” vơ cùng q báu. Trong đó, Người đã căn dặn: “Trong Đảng thực
hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là
cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Để thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Chi bộ
một cách nghiêm túc, hiệu quả, cần làm tốt một số vấn đề sau:
Một là, Chi bộ cần quan tâm chỉ đạo các đồng chí đảng viên nghiên cứu,
học tập để hiểu đầy đủ, sâu sắc nội dung ý nghĩa của việc tự phê bình và phê
bình trong Đảng, giúp đỡ đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị trong sinh hoạt
Đảng, trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đồng thời tạo cho đảng viên
trong Chi bộ có ý thức, nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình.
Hai là, thực hiện có hiệu quả, duy trì thường xuyên việc tự phê bình và
phê bình trong sinh hoạt Chi bộ. Trong đó Bí thư Chi bộ giữ vai trò tiêu biểu,
gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc cũng như trong việc tự phê bình và phê
bình.
Ba là, Chi bộ cần đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây
dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh bằng những việc làm thiết thực hàng ngày
gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt đối với
đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo và đội ngũ đảng viên trẻ. Cụ thể như: Chi bộ
quyết tâm khơng để xảy ra tình trạng có đảng viên nhũng nhiễu, tham ơ, vụ lợi;
khơng có đảng viên bè phái, cục bộ, cửa quyền; khơng có đảng viên vi phạm đạo
đức, lối sống xa hoa, lãng phí…
Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, chú trọng củng cố, xây dựng và nâng
cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ, tăng cường tính giáo dục và tính chiến đấu của
đảng viên, vững vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
Bốn là, Chi bộ cần giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò
tiên phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người, công chức, viên chức, công
dân mẫu mực, nghiêm chỉnh chấp hành và vận dụng, thuyết phục gia đình chấp
hành đúng các chủ trương đường lối của đảng, pháp luật của Nhà nước. Chi bộ
tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao
trình độ về mọi mặt. Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm
vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công
tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những
đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
Năm là, việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Chi bộ có ý nghĩa
quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếu đấu của
tổ chức Đảng, giữ gìn phẩm chất, tư cách Đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng
và củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Thành thật với mình, thành
thật với mọi người, đó chính là nhân cách là trách nhiệm của người cơng chức,
viên chức nói chung và đối với đội ngũ Đảng viên nói riêng, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay.
Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình sẽ là cơ sở góp phần để chi bộ trường
THCS Hưng Phú nói riêng, Đảng bộ Xã Hưng Phú nói chung thực hiện thắng lợi
Nghị quyết mà Đại hội Đảng đã đề ra và đó cũng là tiền đề để góp phần cùng
Đảng bộ Xã Hưng Phú tiếp tục phát huy dân chủ, khơi dậy trí tuệ của từng đảng
viên, công chức, viên chức và người lao động trong việc xây dựng Đảng bộ
trong sạch, vững mạnh trong thời gian tới./.
4/ Một số câu hỏi thảo luận qua chuyên đề :
Câu 1 : Theo các đồng chí, tự phê bình và phê bình giống hay khác nhau ?
Câu 2 : Các đồng chí có suy nghĩ “ một số đảng viên lợi dụng sự tự phê bình và
phê bình để chỉ trích lẫn nhau” khơng ?
Câu 3 : Theo các đồng chí, chúng ta cần phải làm gì để cơng tác tự phê bình và
phê bình đi vào chiều sâu và thật sự có ý nghĩa ?
Câu 4 : Khi nào thì chúng ta thực hiện tự phê bình và phê bình là phù hợp ?
Câu 5 : Qua chuyên đề vừa nêu các đồng chí có giải pháp nào thêm để thực hiện
tự phê bình và phê bình đạt hiệu quả ?
Người viết chuyên đề
Trương Phước Long