Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sang kien kinh nghiem mon tin hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.47 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Rô Men, ngày 25 tháng 11 năm 2018

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 4 TRƯỜNG
TIỂU HỌC BẰNG LĂNG HUYỆN ĐAM RÔNG
HỌC TỐT MÔN TIN HỌC LỚP 4
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Họ và tên: Đào Văn Thực
2. Chức vụ: Giáo viên.
3. Đơn vị công tác: Trường TH Bằng Lăng.
4. Lý do chọn đề tài:
Tin học là một ngành khoa học với mục tiêu khai thác hiệu quả nhất dạng
tài nguyên thông tin phục vụ mọi hoạt động của con người. Do đó ở bất kì lĩnh
vực hay hoạt động nào, con người cần phải xử lí thơng tin thì ở đó tin học đều
có thể phát huy tác dụng. Tin học xuất hiện ở bất cứ nơi nào xung quanh chúng
ta, và được ứng dụng mọi lúc mọi nơi. Khi chúng ta cần tìm kiếm thông tin, Khi
chúng ta xử lý thông tin, Khi chúng ta muốn chia sẻ thông tin.
Với học sinh tin học giúp các em tiếp cận với những thông tin cần thiết dễ
dàng, nhanh chóng và đầy đủ hơn. Việc tìm kiếm thông tin trên google dường
như đã quá quen thuộc so với việc đi thư viện, tìm hiểu qua sách…Với mọi
người, tin học có trong các máy móc thiết bị giúp cuộc sống của con người “dễ
thở” hơn, công việc thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn. Ngồi ra, tin học cũng
chính là những email, tin nhắn, những mạng xã hội hay cả chiếc tivi mà chúng ta
vẫn thường dùng, kết nối chúng ta dễ dàng hơn, chia sẻ thông tin nhanh hơn,
biết các tin tức chính xác, nhanh chóng, và giúp chúng ta giải trí sau những giờ
lao động mệt mỏi. Với những người đi làm, nhất là những người làm cơng việc
văn phịng tin học hỗ trợ họ trong cơng việc, giúp họ tính tốn dễ dàng, xử lý


cơng văn, giấy tờ hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và công


sức hơn. Hay như những giáo viên, tin học giúp bài giảng của họ trở nên hay và
sinh động hơn, giúp học sinh của họ tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn, hứng thú
hơn.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn
tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn
tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học
những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Môn tin học ở bậc tiểu học bước
đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số
bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng
sử dụng máy tính, …Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần
thiết cho người lao động hiện đại như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy
thuật giải, hình thành năng lực tổ chức và xử lý thơng tin, Có ý thức và thói quen
sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. Trong
chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học,
vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong q trình
chơi những trị chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ
học căng thẳng ở lớp.
Bản thân là một giáo viên Tin học cấp tiểu học tôi đã chứng kiến cảnh học
sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các
em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em học sinh đặc biệt là các em học
sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc học mơn Tin học. Vì vậy tôi mạnh
dạn chia sẻ một số kinh nghiệm, giải pháp giúp các em học tốt mơn tin học hơn
đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh khối 4 trường TH
Bằng Lăng huyện Đam Rông học tốt môn tin học”.
5. Giới hạn (Phạm vi nghiên cứu):
Sử dụng một số giải pháp, kĩ năng giúp học sinh khối lớp 4 trường Tiểu
học Bằng Lăng - Đam Rông - Lâm Đồng học tốt môn Tin học.
6. Thời gian nghiên cứu:



Áp dụng trong quá trình giảng dạy năm học: 2017– 2018 và tiếp tục áp
dụng cho những năm học tiếp theo.
Phần II: NỘI DUNG
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan:
1.1: Thuận lợi.
Được nhà trường tạo mõi điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh có thể
học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy và học môn Tin học.
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học.
Đa số học sinh ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cơ.
Một số em nhanh nhẹn tích cực trong các hoạt động học tập, năng nổ, chủ
động trong giờ học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
1.2: Khó khăn.
Nhà trường đã có một phịng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy
đã cũ, chất lượng khơng cịn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng học tập của học sinh.
Đây là môn học khá mới mẻ về kiến thức, phương pháp học cũng khác so
với các môn học khác cho nên địi hỏi các em phải có điều kiện để rèn luyện tư
duy, tránh tình trạng học xong rồi quên song đa số các em học sinh hầu như chỉ
được tiếp xúc với máy tính ở trường. Do đó sự tìm tịi và khám phá máy vi tính
với các em còn hạn chế dẫn đến việc học tập của học sinh vẫn cịn mang tính
chậm chạp.
Hầu hết gia đình các em chủ yếu làm nghề nông nên việc tiếp cận cơng
nghệ thơng tin khơng rộng rãi, gia đình khơng có điều kiện để mua máy tính và
nối mạng Internet cho các em học tập.
2. Những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại:



2.1 Tính mới của giải pháp:
Như chúng ta đã biết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì
phương dạy học và truyền đạt của giáo viên chiếm một vị trí quan trọng tạp nên
kết quả học tập của các em, giáo viên tin học cũng như vậy. Phải tìm ra được
phương pháp giảng dạy hiệu quả cho bộ mơn của mình để các em học sinh
hứng thú với mơn học. Vì vậy, người giáo viên phải làm gì để giúp các em học
tập tốt, rèn luyện theo những mục tiêu đã đề ra với tâm lý thoải mái, thích thú
hơn là bị ép buộc? Muốn làm được điều này, phương pháp giáo dục của giáo
viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mỗi giáo viên cần phải thực
hiện.
2.2 Phạm vi áp dụng
Các giải pháp đề ra có thể áp dụng cho tất cả giáo viên giảng dạy môn tin
học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh.
2.3. Giải pháp cụ thể
Giải pháp 1: Khảo sát học sinh để đưa ra phương pháp, kế hoạch giáo
dục phù hợp
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công. Tôi đã tiến hành
khảo sát chất lượng của các em học sinh sau kỳ nghỉ hè. Khảo sát số học sinh có
máy tính ở nhà và kiểm tra số lượng sách vở của các em phụ vụ cho mơn học.
Sau q trình khảo sát tôi nhận thấy: Số lượng các em chưa nắm chắc kiến
thức của năm trước vẫn còn, đặc biệt là các câu lệnh và cách gõ dấu bằng hai
kiểu Telex và Vni. Số lượng học sinh có máy tính thực hành ở nhà chỉ khoảng
20%. Số lượng học sinh có đầy đủ sách vở đạt 90%.
Trước tình hình đó, tơi đã tiến hành tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ
các em hiểu về bộ môn tin học và tác dụng của bộ mơn đối với các em học sinh.
Để từ đó phụ huynh thấy được trách nhiệm của cha mẹ phải quan tâm đến việc
học tập, rèn luyện của con em mình, từ đó họ có ý thức cùng giáo viên quan tâm
đến việc giáo dục con em và giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục

các em phù hợp.


Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn khơng
đủ điều kiện mua sách vở. Tơi đã vận động các em học sinh lớp cũ ủng hộ lại
sách giáo khoa cho các em lớp sau. Kết hợp với nhà trường, Ban đại diện cha
mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em mọi mặt
về tinh thần cũng như vật chất: Hỗ trợ cho các em học sinh nghèo sách, vở, dụng
cụ học tập, quần áo đi học,…
Ví dụ: Vào đầu năm học, sau khi khảo sát thăm nắm được hoàn cảnh của
học sinh. Đối với những em học sinh khó khăn chưa mua được sách giáo khoa,
tơi đã xin lại của các em năm trước và trao tặng lại cho các em để đảm bảo em
nào khi đến trường đều có sách giáo khoa để học tập. Cịn những em chưa có
sách vở thì tơi cũng đã tham mưu với nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh,
các ban ngành, đoàn thể tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em mọi mặt về tinh thần
cũng như vật chất: Hỗ trợ cho các em học sinh nghèo sách, vở, dụng cụ học tập,
quần áo đi học,…
Ngồi ra, tơi cịn có kế hoạch phân loại học của học sinh ngay từ đầu năm
học, nắm bắt xem các em chưa hoàn thành về kỹ năng nào, mạnh về kỹ năng
nào để xây dựng kế hoạch kèm cặp, giúp đỡ, bồi dưỡng cho các em.
Ngồi ra, tơi cịn điều tra xem Hội đồng tự quản của lớp là những em như
thế nào? các em có những khả năng gì? Các em đã điều hành lớp ra sao? Các em
đã làm tốt những gì, cịn tồn tại những gì? Ngun nhân các em làm chưa tốt?
Từ việc điều tra khảo sát tình hình của lớp, tôi đã nắm được tất cả các
thông tin về từng học sinh cũng như Hội đồng tự quản của lớp và bắt tay vào
việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục trong năm học hợp lí và triển khai
thực hiện có hiệu quả.
Giải pháp 2: Xây dựng ban tự quản lớp học và các nhóm học tập phù
hợp
Từ những thông tin đã điều tra được, tôi bắt tay vào việc xây ban tự quản

của lớp, chọn ra những học sinh có năng lực trong học tập, năng lực điều hành,
năng lực tập hợp, gương mẫu, nhiệt tình trong công việc được giao. Sau khi thực
hiện xong, tôi phân công nhiệm vụ cho từng em. Sắp xếp vị trí ngồi cho từng em


để đảm bảo được em nào cũng được thực hành trên máy, sắp xếp xen kẽ giữa
những em hoàn thành tốt với các em chưa hoàn thành và các em hồn thành. Để
từ đó các em có thể giúp đỡ nhau trong q trình thực hành. Phân chia các cặp
đơi bạn cùng tiến để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Ví dụ: Lớp trưởng: Theo dõi, điều khiển chung các hoạt động của lớp
trước khi vào học.
Lớp phó học tập: Thực hiện kiểm tra sách vở, đồ dùng của các bạn học
sinh. Kiểm tra bài cũ của các bạn học sinh.
Lớp phó lao động: Nhắc nhở các bạn trong lớp ln giữ gìn vệ sinh sạch
sẽ mọi lúc, mọi nơi theo quy định, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống để tăng cường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng…..
Thành lập các nhóm đơi bạn cùng tiến để trong mỗi nhóm đều có những
em học tốt, tích cực, có em học cịn chậm, chưa cố gắng,... để các em hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau.
Trong nhóm, những em tiếp thu bài chậm, tơi xếp các em ngồi cạnh em
học tốt để thuận tiện cho việc các em kèm cặp, giúp đỡ nhau, giao nhiệm vụ cho
những em tiếp thu bài tốt giúp đỡ bạn qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ
học. Đặc biệt tôi cũng đã chú trọng tới công tác phát triển tư duy, nâng cao kiến
thức, bồi dưỡng cho những học sinh có năng lực đặc biệt, có năng khiếu nổi trội
và giúp đỡ, kèm cặp cho những em chưa hồn thành kiến thức, kĩ năng, năng lực
cịn hạn chế. Trong lớp, tơi đã xây dựng được các nhóm học tập để các em giúp
đỡ nhau như: Đôi bạn cùng tiến. Qua đó thường xuyên kiểm tra động viên
khuyến khích các em bằng phong trào thi đua hoa điểm tốt.
Giải pháp 3: Tạo môi trường học tập, lớp học thân thiện
Để làm tốt việc xây dựng môi trường học tập, lớp học thân thiện, tôi đã

rèn cho học sinh thói quen biết giữ gìn và làm sạch, đẹp trường lớp, chăm sóc
chậu hoa, cây cảnh,...Để các em ln có ý thức tạo cảnh quan trường, lớp xanh,
sạch đẹp, môi trường học tập thân thiện.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy với trò, trò với thầy, trò với
trò: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện giữa thầy với trò, trò với thầy và trò


với trị. Trong q trình đánh giá, nhận xét hoặc nhắc nhở, giáo dục học sinh
chưa ngoan, chưa chăm, tôi ln cố gắng chọn lọc những lời nói, nhận xét,
những câu nhắc nhở mang tính tích cực, động viên, khơng chê bai các em trước
lớp. Làm như vậy, tôi thấy học sinh phấn khởi và dễ gần hơn, tạo được mối thân
thiện giữa thầy và trò.
Đối với những học sinh cá biệt, tôi luôn tạo sự gần gũi thân thiện, luôn
luôn quan tâm, theo dõi để nhắc nhở uốn nắn kịp thời những sai sót mà các em
mắc phải đồng thời phát hiện để phát huy, khen thưởng những việc làm tốt,
những tiến bộ dù nhỏ để dần giúp các em có những thái đội đúng đắn hơn trong
học tập, rèn luyện. Mặt khác tôi thường xuyên liên lạc, thông báo với cha mẹ
học sinh cùng theo dõi, nhắc nhở và thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với
giáo viên, nhà trường để giáo dục, giúp đỡ các em.
Tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh để kịp thời động viên,
khen ngợi trước lớp để các em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu. Bên cạnh đó tơi
cịn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hồn cảnh đặc biệt và
những em chậm tiến.
Tạo được tâm thế cho học sinh trong buổi học là vơ cùng cần thiết. Hiểu
điều đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học
sinh nào. Ln tìm hiểu lý do cụ thể mới nhắc nhở học sinh dù hơm đó học sinh
đi muộn hay sách, vở, thiếu phần chuẩn bị. Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại
cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè nặng, phá tan sự tiếp thu của học
sinh trong cả buổi học hơm ấy. Để tránh tình trạng trên, khi bước chân vào lớp
tôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm hỉnh. Đến cuối tiết học tơi

cho các em bình chọn ai học ngoan và ai tiến bộ nhất trong tiết, lúc đó là lúc mà
tơi nhắc nhở khuyết điểm mà các em mắc phải. Cho các em tự nhận lỗi và hứa
sẽ tự sửa những sai lầm đó.
Giải pháp 4: Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học.
Qua q trình dạy học tơi nhận thấy các tiết sử dụng giáo án điện tử đem
lại một kết quả khả quan. Khi dạy học bằng giáo án điện tử tôi thấy học sinh
hứng thú học tập, hăng say phát biểu và có thể tổ chức được các trị chơi củng cố


kiến thức sinh động thu hút các em hăng say phát biểu. Từ đó kiến thức được
các em ghi nhận nhan và nhớ lâu hơn, không gây nhà chán cho các em học sinh.
Muốn được như vậy tơi đã tìm kiếm các hình ảnh phù hợp với tiết học,
cách trình bày giáo án sinh động. Xây dựng Giáo án có nội dung ngắn gọn cụ
thể để các em dễ tiếp thu.
Trong q trình dạy học tơi cho học sinh chủ động khám phá những bộ
phận mà các em đã biết. Từ đó giúp các em nhớ được các bộ phận của máy tính.
Để các em có thể tiếp cận và sử dụng linh hoạt hơn.
Ví dụ: Trong bài 2: Khám phá máy tình. Để giúp học sinh hiểu được máy
tính xưa và này như thế nào? Và các bộ phận của máy tính có hình dạng kích
thước như thế nào? Thì ngồi các hình ảnh trong sách giáo khoa tơi cịn chiếu
thêm cho các em học sinh các hình ảnh khác để các em có cái nhìn khái qt và
cụ thể hơn về các bộ phận. Và cho các em xem q trình phát triển về máy tính
từ xưa đến nay:


Máy tính đầu tiên trên thế giới

Máy tính ngày nay

Các bộ phận của máy tính

Khi chiếu các hình ảnh khác nhau gây cho học sinh sự tò mò và muốn tìm
hiểu hơn. Từ đó chất lượng bài học được đưa lên.
3. Kết quả thực hiện:


Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy môn tin học lớp 4,
các em học sinh lớp tôi đã học tập sôi nổi, chất lượng học tập, rèn luyện của các
em ngày càng được nâng lên. Trong giờ học các em đã tích cực, tự giác phát biểu
ý kiến xây dựng bài khơng cịn rụt rè, e ngại như trước nữa. Nề nếp lớp học được
củng cố, các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đề ra.
Nhiều em đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập. Các em đã mạnh dạn
hơn trong giao tiếp. Điều này có tác động rất lớn đến các em, giúp các em tự tin
hơn trong học tập. Số lượngHS hoàn thành kiến thức – kĩ năng các môn học,
năng lực, phẩm chất đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Kết quả cụ thể như sau:
Chất lượng môn Tin học của các lớp được nâng lên rõ rệt. Khơng có học
sinh chưa đạt, số học sinh hoàn thành tốt là 60%, hoàn thành là 30%.
Các em trong lớp rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, lễ phép, nề nếp học
tập của của các em ngày càng được nâng cao hơn. Đây là kết quả do các em
phấn đấu, rèn luyện và cố gắng đạt được trong thời gian qua.
Ban tự quản của lớp đã góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện các hoạt
động của nhà trường, hoạt động học tập của lớp. Các em đã biết điều hành, tổ
chức lớp, biết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện.
Giờ học thực hành thoải mái đối với các em. Khơng khí lớp học ln luôn
sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo.


4. Bài học kinh nghiệm:
Để giảng dạy tốt bộ môn tin học giáo viên cần: Nắm vững hoàn cảnh
những học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục, hỗ trợ giúp đỡ các em phù hợp.
Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để thông báo kịp thời kết quả học

tập, rèn luyện của các em. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để
nắm được tình hình học tập của các em.
Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững
chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời
những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức.
Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động
viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao
động hiện đại như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải, Bước đầu
hình thành năng lực tổ chức và xử lý thơng tin, Có ý thức và thói quen sử dụng máy
tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại, Có thái độ đúng khi sử dụng
máy tính các sản phẩm tin học, Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học
tập, Giáo dục học sinh thực hành tiết kiệm trong quá trình học tập.
5. Kết luận
Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong
nghành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” cuộc
vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây
dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế đã thực
sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ửng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và toàn xã hội.
Song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì
việc đưa giảng dạy bộ mơn tin học là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế
xã hội trong thời kỳ mới - Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin phù hợp với
quan điểm của Đảng là : Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước công nghiệp hiện
đại. Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương


trình phát triển nguồn nhân lực CNTT và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và
truyền thông của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi

mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện tổ
chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh
khối 4 trường TH Bằng Lăng huyện Đam rông học tốt môn Tin học”. Sẽ phần
nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan
trọng vào việc giảng dạy bộ mơn tin học cịn mới mẻ trong trường tiểu học hiện
nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong trường
tiểu học.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tơi đã nghiên cứu trong q
trình giảng dạy với mục đích trao đổi, học hỏi đồng nghiệp áp dụng vào việc dạy
học môn tin học lớp 4 ở trong trường tiểu học. Trong quá trình nghiên cứu thực
tiễn và chuyển thành đề tài sẽ gặp những thiếu sót khơng thể tránh khỏi. Vì vậy
rất mong nhận được những lời góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng
nghiệp để giải pháp ngày càng được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị
Trường, ban chuyên môn hoặc tương đương

Rô Men, ngày 25 tháng 11 năm 2018
Người thực hiện

(phải ghi rõ nhận xét)
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..

Đào Văn Thực



Hội đồng xét duyệt sáng kiến trường đánh giá, nhận xét
(ký tên, đóng dấu của đơn vị)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………




×