Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Toan hoc 1 De thi hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.8 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐHTĐ HÀ NỘI

CÁC VẤN ĐỀ ƠN TẬP

Mơn : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 2

Câu 1: Những cơ sở để tiến hành hai bước cơ bản trong quy trình dạy chữ
viết cho HS tiểu học lớp 1:
- Tín hiệu ngơn ngữ có thể do chất liệu âm thanh hoặc chữ viết biểu thị. Hệ thống
âm vị và hệ thống chữ viết tuy sử dụng những chất liệu khác nhau nhưng đều có
thể vận dụng phương pháp phân tích và miêu tả thành các nét khu biệt và thành các
đối hệ dựa trên sự đối lập các nét khu biệt. Một điểm quan trọng là khi thể hiện âm
vị các nét khu biệt đồng thời xuất hiện. Còn sự thể hiện âm chữ viết xảy ra theo
trình tự thời gian và khơng gian nhất định. Do đó sự thể hiện chữ viết là một chuỗi
hoạt động nhằm liên kết các nét chữ theo một trình tự thời gian và sắp xếp trong
một không gian cụ thể.
- Tuy nhiên, khác với hệ thống âm vị, hệ thống chữ cái La tinh ghi âm vị Tiếng
Việt ngồi những nét cơ bản cịn có những nét dư. Những nét dư này có chức năng
tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau.
- Sáng kiến cải tiến chữ cái bằng cách đơn giản hóa những nét dư này đã làm mờ
sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp. Mặt khác, làm
cho chữ viết không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm.
- Để xác định đúng hướng quy trình viết chữ, trước hết cần tập hợp đối hệ chữ cái
theo các khu biệt thành hai nhóm đồng dạng:
+ Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u,..


+ Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, e, ê, q, d,...
- Các đặc điểm cấu tạo chữ viết giúp cho việc xác định quy trình dạy viết cho HS
đi từ nét cơ bản, theo trình tự thời gian và không gia thực hiện sự liên kết tuyến
tính và đảm bảo sự khu biệt giữa các chữ cái đồng dạng


- Chữ viết được thể hiện chủ yếu bằng các hoạt động cơ bắp của bàn tay và ngón
tay với cơng cụ và vật liệu để viết. Các động tác chuyển động bàn tay viết phù hợp
với trình tự thể hiện các nét chữ, trình tự liên kết các nét chữ. Do đó dạy viết chữ
cho HS phải dạy kết hợp quy trình thể hiện các nét chữ với quy trình chuyển động
của bàn tay viết.
Câu 2: Khi dạy Tập viết cho HS tiểu học cần tập trung vào khâu thực hành
viết vì:
Trong phân mơn Tập viết khơng có tiết học lí thuyết riêng về chữ
viết và kĩ thuật viết chữ. Các kiến thức và kĩ năng sẽ được hình
thành một cách tự nhiên thơng qua việc tập viết. Vì tập viết là
một cơng việc địi hỏi sự làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm
cao, theo một quy trình nghiêm nhặt, cần phải coi trọng nguyên
tắc thực hành, tức phải coi dạy tập viết là dạy một kĩ năng. Việc
rèn luyện kĩ năng trước hết địi hỏi người học phải quan sát chính
xác sản phẩm từ hình dáng, cấu tạo tới độ lớn của chữ, khoảng
cách giữa các chữ, phải lặp đi lặp lại các thao tác viết chữ theo
quy trình chung và theo quy trình viết mẫu của giáo viên. Chữ viết
tiếng Việt được tạo bởi hệ thống chữ Latinh gồm nhiều nhóm chữ
cái có đặc điểm riêng về cấu tạo, từ đó có quy trình viết chữ
khơng giống nhau. Do vậy, nên thực hành viết các chữ theo nhóm
chữ cái có cùng cấu tạo, kĩ năng viết chữ sẽ mau chóng được


nâng cao. Có thể luyện viết trên những phương tiện khác nhau:
viết vào vở tập viết, vở luyện chữ, bảng con, bảng lớp…
Để các kĩ năng viết chữ của học sinh được hình thành một cách tự
nhiên và chắc chắn, nên cho các em thực hành tập viết ở hai mức
độ:
- Tập viết đúng hình dáng, cấu tạo, quy trình viết các nét chữ và
chữ cái.

- Tập liên kết các chữ cái (viết liền mạch). Chú ý điều tiết các nét
chữ, viết dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí và đúng quy trình. Trong
quá trình luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh, giáo viên cần chú ý
cho các em phân tích chữ mẫu và quy trình viết chữ. Cần nhắc
học sinh ngồi viết đúng tư thế, để vở, cầm bút đúng cách, phối
hợp một cách uyển chuyển các bộ phận cơ thể tham gia vào việc
viết chữ.Việc đánh giá sản phẩm chữ viết của học sinh phải gắn
liền với việc đánh giá các hoạt động viết chữ của các em.
Câu 3: Nguyên tắc chung của dạy học Tập viết:
- Nguyên tắc phát triển lời nói yêu cầu, trong quá trình dạy học
Tập viết, giáo viên cần chú ý tới mục đích giao tiếp của việc dạy
tiếng và của phân mơn, cần tạo các tình huống để học sinh thực
hành một cách hiệu quả. Ngoài ra, để học sinh hiểu đầy đủ những
điều mình viết, nên đặt các đơn vị chữ cần tập viết vào hoạt động
hành chức, giải nghĩa từ, giải thích nội dung bài viết ứng dụng,
nếu thấy cần thiết.
* Ví dụ: Tuần 31 của lớp 2, khi dạy viết bài ứng dụng Người ta là
hoa đất, ngoài việc rèn cho học sinh viết đúng chữ N hoa, liên kết


chữ N với chữ g đứng sau, liên kết các chữ cái thành chữ ghi âm,
vần, tiếng, giáo viên còn cần giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu
tục ngữ để các em hiểu nội dung cơ bản của bài viết ứng dụng,
thêm vốn vào hành trang ngôn ngữ cho các em giao tiếp sau này.
Ngoài ra, nguyên tắc phát triển lời nói cịn địi hỏi giáo viên phải
sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm hiểu
chữ viết và kĩ thuật viết chữ, từ đó hỗ trợ cho việc hình thành kĩ
năng viết chữ ở các em.
- Nguyên tắc phát triển tư duy yêu cầu giáo viên chú ý rèn luyện
cho học sinh các thao tác, phẩm chất tư duy trong giờ tập viết;

phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ hay câu,
bài tập viết, tạo tình huống để các em tập viết thường xuyên và
hiệu quả.
- Trong dạy học Tập viết, nguyên tắc tính đến đặc điểm của học
sinh yêu cầu giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, đặc
điểm về trình độ ngơn ngữ (bao gồm cả trình độ tiếng Việt và
trình độ tiếng mẹ đẻ) của học sinh. Những hiểu biết này là căn cứ
để giáo viên lựa chọn từ ngữ cần giải nghĩa, lựa chọn hình thức tổ
chức dạy học Tập viết phù hợp với đặc điểm của học sinh.
- Thực hành không phải là nguyên tắc mới trong hệ thống các
nguyên tắc dạy học. Yêu cầu thực hành thực ra đã có trong các
nguyên tắc dạy học Tiếng Việt nêu trên. Ví như, ngun tắc phát
triển lời nói có u cầu tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các
hoạt động lời nói; nguyên tắc phát triển tư duy cũng yêu cầu học
sinh phải rèn luyện các thao tác, phẩm chất tư duy thông qua việc
thực hiện các nhiệm vụ học tập… Tuy nhiên, do nhiệm vụ chủ yếu


của phân môn Tập viết là rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh – một
kĩ năng đòi hỏi phải rèn luyện nhiều theo một quy trình nghiêm
nhặt, địi hỏi sự kiên trì bền bỉ và một thái độ làm việc nghiêm
túc, nên cần coi thực hành là một nguyên tắc độc lập và đặc thù
của phân môn Tập viết. Nguyên tắc thực hành yêu cầu phải coi
việc dạy tập viết như là dạy một kĩ năng. Phải tạo điều kiện cho
học sinh tri giác một cách chính xác các sản phẩm chữ viết và quy
trình viết chữ, kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác tập viết để rèn kĩ
năng một cách hiệu quả.
Câu 4: Vận dụng Phương pháp phân tích trong dạy học Tập
viết:
Trong phân mơn Tập viết, phân tích ngơn ngữ chính là phân tích

cấu tạo chữ, kích thước chữ, mối liên kết giữa các nét chữ trong
chữ cái hoặc mối liên kết giữa các chữ cái, dấu thanh trong chữ
ghi tiếng. Phương pháp phân tích ngơn ngữ u cầu học sinh chủ
động phân tích hình dáng, kích thước, cấu tạo chữ, tìm sự tương
đồng, khác biệt giữa chữ cái đang học và chữ cái đã học, nắm bắt
được quy trình viết chữ cái và liên kết các chữ cái. Trong quá trình
dạy, giáo viên cần cho học sinh quan sát các mẫu chữ trực quan
để khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường:
kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Có những hình thức trực
quan chủ yếu sau đây:
- Chữ mẫu phóng to: Giúp học sinh dễ quan sát, phân tích hình
dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết.


- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng: Giúp học sinh nắm được
quy trình viết chữ, cách liên kết các nét chữ thành chữ cái, liên
kết chữ cái thành chữ ghi âm / vần / tiếng.
- Chữ mẫu trong vở Tập viết: Giúp học sinh quan sát và rèn viết
chữ trong vở một cách hiệu quả. Phương pháp Phân tích ngơn ngữ
cịn biểu hiện ở thao tác tổng hợp các nét chữ thành các chữ cái,
liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, ghi vần hoặc ghi tiếng…
Câu 5. Quan sát trong dạy Tập viết tiến hành như thế nào? Cho ví dụ minh
họa..
1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
1.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ cái viết hoa.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét cấu tạo của nét chữ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về cách viết chữ. (Quy trình chữ viết)
* Lưu ý: Gợi ý Giáo viên khơng nên giảng giải thuyết trình đơn điệu mà cần gợi ý
học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng để nhận biết, so sánh theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Tên gọi chữ cái viết hoa này là gì ?

+ Chữ cái viết hoa này được viết bởi mấy nét ?
+ Phần nét nào giống với nét viết ở chữ cái hoa đã học, (Phần nào khác) ?
+ Muốn viết đúng, đẹp cần lưu ý nét nào ?
* Giáo viên viết mẫu chữ cái hoa lên bảng, kết hợp nhắc lại một số điểm cần lưu ý
về cách viết.
1.2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- Học sinh tập viết 2, 3 lượt.


- Giáo viên nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để học sinh viết
đúng.
2. Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng.
2.1. Giới thiệu học sinh cụm từ ứng dụng.
- Giáo viên gợi ý học sinh tự nêu nghĩa (giải nghĩa cụm từ ứng dụng trước khi chốt
lại ý đúng).
2.2. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng.
Nhận xét những điểm cần lưu ý khi viết.
Ví dụ : Độ cao ; Quy trình viết liền mạch ; Khoảng cách giữa các chữ ; Nét nối ...
- Giáo viên viết chữ ghi tiếng đầu trong cụm từ ứng dụng.
Lưu ý : Nét nối ; khoảng cách giữa chữ cái hoa và chữ cái thường.
2.3. Hướng dẫn học sinh viết chữ ứng dụng trên bảng.
- Học sinh tập viết chữ ứng dụng (bảng con) 2 - 3 lượt.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn - Học sinh có thể nhắc lại quy trình viết để học sinh
viết
đúng.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên nêu nội dung và yêu cầu viết trong vở. (Số chữ và số dòng tập viết).
* ví dụ : Chữ hoa V
I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ

Lớp ổn định


-

Yêu cầu 2 HS viết trên bảng - HS thực hiện
lớp chữ U, Ư hoa. HS cả
lớp viết bảng con.

-

Yêu cầu HS nhận xét bài

- HS nhận xét

bạn.
-

GV nhận xét, đánh giá

- Lắng nghe

III. Dạy- học bài mới
1. Giới thiệu bài
- “ Bài học hôm nay sẽ giúp

- Lắng nghe


các em hiểu và biết viết
thêm một chữ hoa mới đó là
chữ hoa V theo cỡ vừa và
nhỏ. Đồng thời viết được từ
ứng dụng Vượt suối băng
rừng theo cỡ nhỏ.”
- GV ghi tên bài

- Nhắc lại tên bài

2. Hướng dẫn HS viết chữ
hoa.
2.1. Huớng dẫn HS quan sát
và nhận xét chữ V hoa.
- GV đưa mẫu chữ V hoa

- Quan sát và trả lời:

gắn lên bảng. Yêu cầu HS
quan sát và cho biết:
+ Chữ V hoa cao mấy li?

+ Chữ V hoa cao 5 li, rộng 5 li

Rộng mấy li?
+ Chữ V hoa được viết bởi

+ Chữ V hoa được viết bởi 3 nét (

mấy nét?


nét 1: là nét kết hợp của nét cong


trái và nét lượn ngang; nét 2: là
nét lượn dọc; nét 3: là nét móc
xi phải. )
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV thực hiện thao tác

- Lắng nghe và quan sát thao tác

mẫu, vừa viết nêu cách viết: mẫu của GV
+ Nét 1: từ điểm đặt bút
nằm trên đường kẻ ngang 5,
viết nét cong trái rồi lượn
ngang như các chữ H, I, K ,
dừng bút ở đường kẻ ngang
6.
+ Nét 2: từ điềm dừng bút
của nét 1 , đổi chiều bút,
viết nét lượn dọc từ trên
xuống dưới, dừng bút ở
đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3: từ điểm dừng bút
của nét 2, đổi chiều bút, viết
nét móc xi phải ( đưa bút
về phía trên hơi uốn lượn
đến đường kẻ ngang 6 thì
tạo một nét móc xi phải ).

Điểm dừng bút nằm trên
đường kẻ ngang 5.
- GV nhắc lại và thực hiện
thao tác mẫu lần 2. ( nếu


được)
2.2. Hướng dẫn HS viết trên
bảng con.

- 1-2 HS nhắc lại

- Gọi HS nhắc lại quy trình
viết chữ hoa V

- HS viết trên không trung.

-Yêu cầu HS viết trên
không trung.

- HS viết bảng con, chỉnh sửa

- Yêu cầu HS tập viết chữ V dưới sự hướng dẫn của GV.
2 đến 3 lượt trên bảng con.
GV nhận xét, chỉnh sửa cho
HS.
3. Hướng dẫn HS viết cụm
từ ứng dụng
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng
dụng


- 1 HS đọc: Vượt suối băng rừng.

- Gọi HS đọc cụm từ ứng
dụng

- HS nêu: Vượt suối băng rừng là

- Gọi HS nêu cách hiểu cụm vượt qua nhiều đoạn đường,
từ trên.

khơng quản ngại khó khăn, gian
khổ.

I.2. Hướng dẫn HS quan
sát, nhận xét cụm từ
ứng dụng.
- Gọi HS nhận xét về độ cao - HS quan sát, trả lời:
của các chữ:
+ Chữ cái nào cao 2,5 li?

+ Chữ cái cao 2, 5 li là: V, b, g.


+ Chữ cái nào cao 1,5 li?

+ Chữ cái cao1,5 li là: t

+ Chữ cái nào cao 1,25 li?


+ Chữ cái cao 1, 25 li là: r, s.

+ Chữ cái nào cao 1 li?

+ Chữ cái cao 1 li là các chữ cái
cịn lại: ư, ơ, u, ơ, i, ă, n.

- Gọi HS nêu cách đặt dấu

- HS nêu: dấu nặng đặt dưới con

thanh ở các chữ.

chữ ơ trong chữ Vượt. Dấu huyền
đặt trên con chữ ô trong chữ suối.
Dấu huyền đặt trên con chữ ư
trong chữ rừng.

- GV nhận xét, hỏi thêm:

- Lắng nghe, trả lời:

+ Khoảng cách giữa các chữ + Mỗi chữ trong câu cách nhau
trong câu cách nhau như thế một con chữ o.
nào?
+ Trong câu ứng dụng chữ

+ Chữ Vượt

nào có chữ cái hoa V?

- GV viết mẫu chữ Vượt lên

- Quan sát, lắng nghe

bảng lớp, nhắc HS lưu ý:

- HS viết vào bảng con.

khoảng cách giữa chữ ư với
chữ V gần hơn bình thường
(nét 1 của chữ ư sát vào nét

- HS lắng nghe, thực hiện theo

3 của chữ V)

yêu cầu của GV

3.3. Hướng dẫn HS viết chữ
Vượt vào bảng con.
- Yêu cầu HS viết chữ Vượt
vào bảng con (2 lượt).
- GV nhận xét, chỉnh sửa
cách viết cho HS.


4. Hướng dẫn HS viết vào
vở Tập viết.
- GV nêu số lượng dòng
viết:

+ 1 dòng chữ V cỡ vừa, 2
dòng chữ V cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Vượt cỡ vừa,
1 dòng chữ vượt cỡ nhỏ.
+ 2 dòng dụng cỡ nhỏ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
viết
- GV thu 5 – 7 bài HS nhận
xét để cả lớp rút kinh
nghiệm.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS viết thêm trong
vở Tập viết
- Chuẩn bị bài sau


Câu 6. Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt và việc dạy chính tả ở trường Tiểu
học
Chữ viết Tiếng Việt thường được gọi là chữ Quốc ngữ , cách gọi này có tác dụng
phân biệt với chữ Hán và chữ Nôm . Chữ Hán và chữ Nôm tồn tại trong thời kì
phong kiến và có phạm vi sử dụng hạn chế . Chữ Hán là văn tự ngôn ngữ chủ yếu
trong hành chính , giáo dục một số lĩnh vực như : văn , sử , địa … dưới các triều
đại vua chúa Việt Nam hay chính quyền đơ hộ của phong kiến phương Bắc . Chữ
Nôm là một thứ chữ quốc ngữ nhưng chưa bao giờ thực hiện được chức năng của
một ngôn ngữ quốc gia thống nhất . Chữ Nôm dựa vào cấu tạo chữ Hán để ghi âm
Tiếng Việt .Những người sáng tạo và sử dụng chữ Nôm thường vận dụng nguyên
tắc cấu tạo chữ Hán theo chủ quan , tùy nghi , nên ngày nay các văn bản cịn lưu
lại thường khó hiểu , khó đọc do cách viết không thống nhất .
Chữ viết Tiếng Việt ( chữ Quốc ngữ ) hiện nay có nguồn gốc từ Châu Âu , được

du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ VXII . Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ
sở bộ chữ cái La Tinh gồm 26 kí hiệu cơ bản . Mỗi kí hiệu biểu hiện một âm vị
tương ứng trong ngôn ngữ . Ở cấp độ âm tiết nói chung có một sự đối ứng một –
một giữa âm và chữ - “ phát âm như thế nào thì viết thế ấy ”. Như vậy về cơ bản ,
chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm .
Trong giờ chính tả , học sinh sẽ xác định được cách viết đúng ( đúng chính tả )
bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh ( vd bằng hình thức chính tả nghe – viết ) .
Cơ chế của việc viết là xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết . Về
mặt lí thuyết , trong chính tả tiếng việt , giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau , còn thực tế sự biểu hiện giữa mối quan hệ giữa đọc ( phát âm ) và viết
( chính tả ) lại khá phong phú , đa dạng . Cụ thể , chính tả Tiếng Việt khơng dựa
hồn tồn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào :


+ Chữ viết phân biệt cách viết 2 âm tiết nhưng trong cách phát âm phương ngữ lại
không phân biệt . Vd : người nói phương ngữ Bắc khơng phân biệt các phụ âm đâu
ch-tr ,s-x ,d-gi/r … do đó gặp khó khăn khi viết các từ có chứa những phụ âm đầu
này . Cịn người nói phương ngữ Nam Bộ lại có vấn đề với các phụ âm cuối là n và
ng , viết dấu hỏi hay dấu ngã
+ Chữ viết phân biệt hai cách ghi mà phát âm tiếng việt ngày nay khơng cịn phân
biệt như d/gi , i/y …
Câu 7: Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm và chính tả
ngữ nghĩa vì:
- Tiếng Việt là một ngơn ngữ thuộc hình đơn lập – âm tiết tính.
Trong hệ thống các đơn vị ngữ âm Tiếng Việt, âm tiết có vị trí đặc
biệt quan trọng. Âm tiết biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất
những đặc điểm của Tiếng Việt về mặt ngữ âm. Đồng thời, âm tiết
là đơn vị cơ bản trên bình diện biểu hiện của hệ thống các đơn vị
ngữ pháp và hệ thống các đơn vị từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt.
- Âm tiết TV có thể trực tiếp mang ý nghĩa và có kích thước giới

hạn trùng với kích thước giới hạn của các đơn vị từ vựng và ngữ
pháp. Cấu trúc âm tiết TV chặt chẽ.
=> Chính tả TV về cơ bản là chính tả âm tiết. Viết đúng chính tả
TV chủ yếu là biết viết đúng các tổ hợp chữ cái ghi âm tiết. Do đó
việc lựa chọn chữ - âm tiết làm đơn vị để dạy Chính tả.
- Ngồi ra, chính tả TV là chính tả ngữ âm nhưng trong thực tế
muốn viết đúng chính tả việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng.
Hiểu nghĩa từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng


chính tả. Vì vậy chính tả cịn là chính tả ngữ nghĩa vì đây là một
phương diện quan trọng của chính tả TV
* Ví dụ: ghép âm “dờ” với “a” thì viết như thế nào cho đúng, viết
gia hay da? Câu trả lời là: Viết thế nào tùy theo nghĩa. Với nghĩa
là” “lớp bì bọc ngồi cơ thể động vật” thì viết da. Cịn sẽ viết gia
khi nghĩa là: “thêm vào”, “nhà”.
Câu 8. Tìm lỗi chính tả trong các văn bản viết của học sinh. Phân tích nguyên
nhân và nêu cách chữa.
Lỗi về phụ âm đầu
-Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ l/n:đi nàm, no nắng ...
+ c/k:Céo cờ...
+ g/gh:Con gẹ , gê sợ...
+ ng/ngh:Ngỉ ngơi, nge nhạc.
+ ch/tr:Cây che, chiến chanh...
+ s/x: Cây xả , xa mạc...
-Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, l/nđối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ biến hơn
cả.Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr,
s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn vvà d. Ngoài ra, trong quy ước
về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ghi bằng c / k /qu...) dĩ

nhiên là cónhững quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học
(nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn lộn
2 . Lỗi về âm chính


Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính :
-Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm/ă/lại được
ghi bằng chữ atrong các vần ay, au,các nguyên âm đôi / ie, ươ, uô/ lại được ghi
bằng các dạng iê,yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia -khuya, biên -tuyến, lửa -lương, mua
-muôn); âm đệm lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
-Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam Bộ đối
với các âm chính trong hầu hết các vần trên.
3. Lỗi về âm cuối
-Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ an/ang:cây bàn, bàngbạc...
+ at/ac:lang bạc, lường gạc, rẻ mạc...
+ ăt/ăc:giặcgiũ, mặtquần áo...
+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần...
+ ât/âc:nổi bậc, nhấtlên...
+ ên/ênh:bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển...
+êt/êch:trắng bệt ,...
Người Miền Nam phát âm hồn tồn khơng phân biệt các vần có âm cuối
n/ng/nhvà t/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm
cuối i,u/lại được ghibằng 4 con chữ i/y(trong: lai/lây), u/o(trong: sau/sao) do đó
lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam.
4. Lỗi về dấu thanh
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng)thì nhiều học sinh
khơng phân biệt được 3 thanh hỏi, ngã, sắc. Tuy chỉ có 3 thanh nhưng số lượng



tiếng mang 3 thanh này khơng ít và rất phổ biến -kể cả những người có trình độ
văn hố cao.Ví dụ:Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lấn lộn, lẩn lộn,...Theo
các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2
thanh hỏi, ngã.Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam khơng có thanh
ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất
phổ biến. Một số học sinh miền Bắc thường hay lẫn lộn 2 thanh sắc, ngã với nhau
Biện pháp nhằm khắc phục lỗi viết sai chính tả của học sinh
Luyện phát âm:
-Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học
sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ
ghi âm -âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy
Câu 9: Nguyên tắc cơ bản trong dạy học Chính tả:
a. Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực:
- Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung chính tả phải sát sao với
phương ngữ, nghĩa là xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính
tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung
giảng dạy. Ví dụ:
+ Phương ngữ Bắc Trung Bộ: Chưa phân biệt rõ thanh hỏi và ngã
+ Phương ngữ Nam Bộ: Có hiện tượng đồng hóa hai phụ âm đầu v
và z khi phát âm.
b. Nguyên tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng có ý thức
trong dạy học chính tả:
- Chính tả khơng có ý thức: là việc giáo viên hướng dẫn học sinh
viết đúng chính tả từng trường hợp cụ thể mà không học quy tắc,


khơng cần biết nghĩa như thế nào thì được viết thế nào. HS viết
được đúng là do thói quen và biết nhiều nên nhớ được trường hợp
chính tả đó đã được viết như thế.
- Chính tả có ý thức: là việc giáo viên hướng dẫn HS thực hiện các

bài tập chính tả dựa trên những hiểu biết về ngữ âm, chữ viết, từ
vựng, ngữ nghĩa có liên quan đến chính tả.PP này địi hỏi người
biết phải có hiểu biết nhất định về ngữ âm và ý thức về nghĩa từ,
đòi hỏi nhiều công sức trong suy xét, ghi nhớ
Việc phối hợp giữa phương pháp có ý thức và khơng có ý thức
trong dạy học chính tả có vai trị quan trọng trong quá trình xây
dựng và tổ chức các bài tập chính tả
- Quan hệ âm – nghĩa: là quan hệ dễ nhìn nhận nhất bởi vì nghĩa
là cái hiển nhiên đối với người nói
* Ví dụ: để phân biệt x – s tác giả Phan Ngọc đưa ra những mẹo
chính tả sau:
+ Tên các thức ăn thường viết bằng x: xơi, xúc xích, thịt xá xíu,....
+ Tên gọi các đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn cũng bắt
đầu bằng x: cái xanh,...
+ Ngoài ra các danh từ hều viết với s: ông sư, cây sung,...
+ Ngoại lệ: cái xe, cây xoan, trạm xá,....
- Quan hệ trong âm tiết: âm tiết TV ở dạng đầy đủ nhất gồm có 5
thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Các thành phần này có quan hệ qua lại với nhau và căn cứ vào tác
động có tính quy luật đó.


* Ví dụ: Trong TV trừ 4 ngoại lệ: bà góa, khăn voan, nỗn sào, cu –
roa âm đệm khơng bao giờ xuất hiện sau các phụ âm môi (b, ph,
m, v) và sau các âm: g, gi, n, r. Dựa vào quy luật nào có thể xác
lập được quy tắc chính tả: trước âm đệm nếu có băn khoăn giữa
gi, r, v, d thì cứ viết d.
- Quan hệ trong từ:
+ Trong từ láy âm: Từ láy âm là từ gồm 2 tiếng hoặc 3,4 tiếng,
trong đó các tiếng xét về mặt ngữ âm có sự lặp lại tồn bộ hay bộ

phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Ngoài yêu cầu về thanh
điệu, xét về nghĩa, từ láy âm phải có ít nhất một tiếng khơng có
nghĩa.. Trong từ láy âm, những tương úng ngữ âm đều có tính quy
luật.
+ Trong từ Hán – Việt: là những từ vay mượn của tiếng Hán thời kì
Đường – Tống mà cách đọc hiện nay đã biến đổi theo quy luật ngữ
âm của Tiếng Việt. Từ Hán – Việt hiện nay được sử dụng khá phổ
biến, chiểm tỉ lệ 60% tổng số từ trong tiếng Việt.
c. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và
loại bỏ cái sai trong học chính tả
- Phương pháp xây dựng cái đúng: Phương pháp này cung cấp cho
HS các quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập
nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả.
- Phương pháp loại bỏ cái sai: Phương pháp này đưa ra các trường
hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi
từ đó hướng dẫn đến cái đúng, loại bỏ các lỗi chính tả.


Câu 10. Nêu và phân tích những điểm cần chú ý khi xây dựng bài tập Chính
tả.
a) Phân loại các kiểu bài tập âm – vần:
- Các loại bài tập chính tả âm – vần điển hình:
+ Ơn các quy tắc viết chính tả.
+ Cấu tạo của tiếng, vần.
+ Các quy tắc viết hoa.
+ Quy tắc đánh dấu thanh.
+ Phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn: l/n, ch/tr, s/x, r/d/gi.
+ Phân biệt âm cuối: ng/n, t/c.
+ Phân biệt các vần: ao/au, iêm/im, iêp/ip, ut/uc, ên/ênh, ât/âc, uôn/uông,


+ Phân biệt thanh: thanh hỏi/thanh ngã.
+ Phân biệt âm chính: o/ơ.
- Các loại bài tập trên được thể hiện dưới những hình thức sau:
+ Điền âm, vần vào chỗ trống hoặc điền dấu trên những chữ chưa đánh
dấu thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
+ Tìm phần vần của tiếng.
+ Phân tích cấu tạo của vần.
+ Tìm quy tắc chính tả.
+ Điền tiếng vào chỗ trống trong câu, đoạn văn, bài văn.
+ Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống.
+ Giải câu đố.
+ Tìm từ ngữ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.
+ Tìm từ láy phù hợp với mơ hình cấu tạo đã cho.
b) Bài tập chính tả bắt buộc và bài tập chính tả lựa chọn:
- Bài tập chính tả bắt buộc: Là loại bài tập được sử dụng chung cho tất cả
các vùng phương ngữ trong toàn quốc. Số lượng bài tập chính tả âm vần
bắt buộc giảm dần theo từng lớp.
- Bài tập chính tả lựa chọn: Là loại bài tập dành cho những vùng phương
ngữ khác nhau. Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế
phát âm của học sinh lớp mình để lựa chọn bài tập nhỏ thích hợp cho
từng học sinh, từng nhóm học sinh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×