Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHTN 9 Bai 47 Nam cham dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.13 KB, 5 trang )

Ngày soạn:
Bài 47: NAM CHÂM ĐIỆN( 2 TIẾT)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện;
- Nêu được vai trò của lõi sắt;
- Nêu được đặc tính nhiễm từ của sắt, thép;
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện;
- Lấy được ví dụ ứng dụng của nam châm điện trên thực tế;
- Nêu được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện;
- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện.
2. Kĩ năng:
- Tiến hành được thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Phân tích được hình ảnh;
- Vận dụng được KT giải bài tập.
3. Thái đô: Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học và có tác phong của nhà khoa học
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS
- Năng lực tự học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực tính tốn, trình bày trao đởi thơng tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm
II- Chuẩn bi
1. Giáo viên: KNC, bộ nguồn, dây nối, ampe kế, bộ thí nghiệm nam châm điện, máy chiếu.
2. HS: Tài liệu HDH, vở ghi, giấy nháp.
III- Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung: PP thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài
Sử dụng pp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. ĐVĐ bằng cách quan sát vào nam châm điện
và chỉ ra các bộ phận, tác dụng của các bộ phận đó. Qua đó tìm hiểu sự nhiễm từ của sắt và thép
và nam châm điện. Các ứng dụng của nam châm điện
Sau khi hệ thống hoá kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, tình huống


trong thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ngoài lớp học.
Ch̃i các hoạt động học
STT Nội dung
Hoạt
Tên hoạt động
Thời Ngày giảng
động
lượn
g
1
Khởi động
HĐ 1
Nam châm điện
2
Hình thành HĐ 2
I- Sự nhiễm từ của sắt- thép. Nam châm
kiến thức
điện
1. Sự nhiễm từ của sát và thép
HĐ 3
2. Nam châm điện
HĐ 4
II- Ứng dụng của nam châm
1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của
loa điện
3
Hoạt động
HĐ 5
Luyện tập
luyện tập

4
Vận dụng
HĐ 6
Về
nhà


5

Tìm tịi mở
rộng

HĐ 7

Về
nhà

HĐ 8
HĐ 9
HĐ 10
2- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỢNG
A- Hoạt đợng khởi đợng
HĐ 1: Nam châm điện
a. Mục tiêu: - Trình bày các hiểu biết về Nam châm điện thông qua mô hình.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Gv: Yêu cầu HS quan sát mơ hình nam châm điện và chỉ ra các bộ phận của Nam châm điện dựa
vào các kiến thức đã học ở chương trình KHTN 7.
? Hãy mơ tả cấu tạo của NCĐ
? Lõi sắt non trong NCĐ có tác dụng gì?
? NCĐ có những ứng dụng gì trong đời sống và kĩ thuật

+ HS quan sát và trả lời theo ý hiểu của bản thân.
c. Sản phẩm hoạt động: Cá nhân HS báo cáo, Các HS khác có thể ghi nhanh vào vở nháp
- NCĐ: Cuộn dây- lõi sắt lon.
- Lõi sắt non để tăng lực hút của cuộn dây
- Dùng để kéo- bốc-rỡ hàng, gắn bản, loa...
d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?
- Tác dụng của lõi sắt HS ko giải thích. GV gợi ý theo em nếu khơng có lõi sắt thì lực hút của
NCĐ mạnh hơn hay yếu hơn...
B- Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 2: I- Sự nhiễm từ của sắt thép- NCĐ
1. Sự nhiễm từ của sắt, thép.
a. Mục tiêu: - Nêu được đặc tính nhiễm từ của sắt, thép;
- Tiến hành được thí nghiệm, rút ra kết luận.
b. Gợi ý phương thức t.chức
- GV yêu cầu HS nêu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành
+ HS: Các bước tiến hành như hình 47.1
+ Mắc mạch điện như hình 47.1
+ Đặt ống dây sao cho trục của KNC không trùng với trục của ống dây
+ Khi KNC đứng cân bằng, đóng K, Quan sát góc lệch của KNC so với vị trí ban đầu.
+ Ngắt K, đặt lõi sắt vào trong lòng ống dây, đóng K, quan sát góc lệch của KNC so với vị trí cân
bằng ban đầu của KNC
+ Tiến hành tương tự với lõi thép
+ So sánh góc lệch của KNC trong 3 TH
- GV nhấn mạnh:
+ Trước khi đóng K, KNC phải đứng cân bằng
+ Không để KNC có trục trùng với trục ống dây
+ Chỉnh ởn áp 3V trong cả 3 lần thí nghiệm
- Yêu cầu HS tiến hành TN và hoàn thành nhận xét mục 1c – trang 83
- GV yêu cầu HS đề xuất phương án làm thí nghiệm so sánh sự nhiễm từ của sắt và thép.
+ HS suy nghỉ và thảo luận để đưa ra phương án:

+ Bố trí TN như hình 47.2, sử dụng lõi sắt
+ Đóng K, quan sát hiện tượng xảy ra với các đinh ghim bằng sắt
+ Sau 1 phút, ngắt K, quan sát hiện tượng xảy ra với đinh ghim


+ Tiến hành tương tự với lõi thép
c. Sản phẩm hoạt động: HS làm được thí nghiệm và ghi kết luận
1. Sự nhiễm từ của sắt và thép
- Khi có lõi sắt non (hoặc lõi thép), góc lệch của KNC (so với phương ban đầu) lớnhơn khi
không có lõi sắt non (hoặc lõi thép) trong lịng ống dây.
- Từ tính của ống dây có lõi sắt non (hoặc lõi thép) lớn hơn từ tính của ống dây khơng có lõi
sắt non (hoặc lõi thép)
- Lõi sắt non (hoặc lõi thép) làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua
2) So sánh sự nhiễm từ của sắt, thép
Giống nhau
Khác nhau
Sắt, thép khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm Sau khi bị nhiễm từ:
từ
Sắt non không giữ được từ tính lâu dài
Thép giữ được từ tính lâu dài
d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- HS để NCĐ xa KNC hoặc dòng điện để ở mức HĐT. HĐT nên để mức 6-9V, để KNC gần với
cuộn dây.
HĐ 3: Nam châm điện
a. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo của nam châm điện;
- Giải thích được hoạt đơng của nam châm điện;
- Nêu được vai trị của lõi sắt;
- Nêu được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện
b. Gợi ý phương thức t.chức
- GV: Yêu cầu thảo luận nhóm mục 3 – trang 84

+ HS quan sát mơ hình+ hình 47.3 và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày được cấu tạo và giải thích sự hoạt động của NCĐ
Cấu tạo:Gồm 2 bơ phận chính:
- 1 cn dây
- 1 lõi sắt non
Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
- Tăng số vịng dây
- Tăng cường đơ dịng điện qua nam châm điện
d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- HS chưa hiểu rõ các làm tăng độ mạnh của NCĐ bằng cách tang vòng dây.
HĐ 4: II- Ứng dụng của NC
a. Mục tiêu: - Lấy được ví dụ ứng dụng của nam châm điện trên thực tế;
b. Gợi ý phương thức t.chức
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện khi nào vật phát ra âm. Và Loa có phải là một nguồn âm hay
không
+ HS cá nhân nhớ lại kiến thức và trả lời: Vật phát ra âm khi vật dao động. Loa điện là một nguồn
âm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 47.4 nêu cấu tạo của Loa điện
+ HS trình bày cấu tạo của loa điện: Chỉ rõ các bộ phận và tác dụng của các bộ phân
- GV yêu cầu HS nêu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm hình 47.5. Cách làm cho cuộn dây dao
động.
+ HS: Dụng cụ: Cuộn dây, NC chữ U, dây nối, giá đỡ, Biến trở, Nguồn điện
P.A: Đóng nguồn điện, tăng giảm CĐ D Đ thông qua biến trở, quan sát hiện tượng xảy ra với
cuộn dây.
+ HS rút ra kết luận và đưa ra nguyên tắc hoạt động của loa điện


c. Sản phẩm hoạt động: Tiến hành làm được thí nghiệm và hồn thiện Ghi vở.
a. cấu tạo: Bơ phận chính của loa điện gồm:
- Nam châm

- Ống dây
Ngoài ra cịn có: Màng loa; Lõi sắt
b. Ngun tắc hoạt đơng
Loa điện hoạt đông dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua
d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- Để thấy rõ hiện tượng xảy ra với cuộn dây, có thể cho HS tăng giảm nhanh biến trở, hoặc thay đổi
chiều của dịng điện một cách đột ngột.
C- HOẠT ĐỢNG LUYỆN TẬP
HĐ 5: C- HĐ luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về Nam châm điện- ứng dụng vào giải bài tập
b. Tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS làm bài tập( Chuẩn bị trước ở nhà) và báo cáo cụ thể
- HS chuẩn bị trước và thực hiện báo cáo theo yêu cầu
c. Sản phẩm hoạt động
C.1: A, B, C
C2: A, B
C3: a. a) nhiễm từ
b) lõi sắt
c) lực từ
C4: Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Vì mũi kéo
đã bị nhiễm từ nên nó có từ tính.
C5:.
C6: Nam châm b mạnh hơn nam châm a: số vòng dây lớn hơn
Nam châm d mạnh hơn nam châm c vì I qua nam châm d lớn hơn
Nam châm e mạnh hơn nam châm d vì số vòng dây lớn hơn
Nam châm e mạnh hơn nam châm b vì số vòng dây và I lớn hơn
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Loa điện động và loa điện thế là 2 loại loa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tất cả các loại loa đều hoạt động dựa trên nguyên tắc chung đó là làm cho khơng khí chủn động theo sự
điều khiển của tín hiệu điện để tạo nên các sóng âm lan trùn trong khơng khí, tác động đến tai người nghe

làm cho chúng ta nghe được âm thanh phát ra. Tuy nhiên thì để phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau, nhà sản
xuất cũng như người kỹ thuật viên âm thanh thường lựa chọn các loại loa có đặc điểm khác nhau để phục
vụ cho các nhu cầu đó. Hãy cùng tìm hiểu qua 2 loại loa: loa điện động và loa điện thế cũng như ứng dụng,
ưu nhược điểm của cả 2 loại dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.
1. Loa điện động và ứng dụng
a) Ngun tắc hoạt đợng:
Loa điện động hay cịn được gọi là loa điện trở (Ký hiệu: Ω). Đây là loại loa phổ thông nhất trong số tất cả
các loại loa. Các loại loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc đặt một cuộn dây trong từ trường mạnh
của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Cuộn dây được nối với màng loa vì
thế mà các dao động này sẽ được trùn ra khơng khí, tạo sự rung động trong khơng khí và trùn đến tai
người nghe để chúng ta nghe được âm thanh.
b) Cấu tạo:
Ở bất kỳ loại loa nào đi chăng nữa thì cũng khơng thể thiếu thành phần màng rung (hay được gọi là màng
loa). Đây chính là bộ phận truyền âm thanh phát đến tai người nghe. Các màng loa này sẽ được gắn với cuộn


dây , được đặt trong khe hẹp từ trường. Khi có dịng điện di qua thì cuộn dây sẽ rung và làm chuyển động
màng loa.
Do đặc trưng về cấu tạo, mỗi loại loa điện động thường sẽ chỉ cho âm thanh tốt ở một dải tần nhất định:
- Ở dài tần thấp, âm thanh cần có biên độ lớn để tai người cảm nhận được, màng loa phải có kích thước
rợng. Chính vì thế mà các củ loa bass thường có màng loa rất lớn.
- Ở dài tần cao, màng loa phải đủ nhỏ và mềm để không gây cản trở cũng như đáp ứng kịp cho những dao
động nhanh và liên tục được tạo ra. Vì thế mà củ loa treble thường được thiết kế kích thước rất nhỏ so với
loa bass.
Loa điện đợng thường có kích cỡ rất đa dạng
Vì vậy mà để truyền tải âm thanh đủ mọi dải tần, các bộ loa điện động thường bao gồm nhiều củ loa con với
đường kính, kích thước khác nhau nằm trong một chiếc loa cụ thể.
c) Ứng dụng:
Với cấu tạo đặc trưng như trên, các loại loa điện động thường được ứng dụng trong lĩnh vực âm thanh trình
diễn, sân khấu, các chương trình biểu diễn. Người dùng có thể sử dụng các loại loa điện động ở từng nhu cầu

như làm loa sub, loa full vì các loại loa này có thể đáp ứng tốt ở dải tần nhất định dựa trên kích cỡ màng loa.
Tùy vào nhu cầu cụ thể người dùng có thể sử dụng từng kích cỡ loa phù hợp nhất cho mình. Tuy nhiên thì có
một nhược điểm của các loại loa điện động đó là kích cỡ thùng loa thường rất to và việc di chuyển loa sẽ tốn
nhiều công sức và chiếm không gian.
2. Loa điện thế và ứng dụng
Loa điện thế được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày: loa trong tivi, radio, cassette... thường
sử dụng các loại loa điện thế. Đặc trưng của các thiết bị này đó là chỉ dùng một loa duy nhất để tái hiện các
dải âm thanh. Vì chỉ dùng một loa nên loa điện thế thường không cần phải trang bị thêm bộ phân tần như các
loại loa điện động, tín hiệu sẽ được truyền thẳng từ ampli đến loa.
Các loại loa điện thế có hệ thống cộng hưởng âm thanh qua 3 lần trước khi phát ra ngồi. Tại vị trí màng
rung được thiết kế buồng khép kín khơng có lối thốt hơi ra ngồi và trong buồng khép kín có lót nhiều bông
thủy tinh cách âm.
Loa điện thế Soundking FP205T chun cho phát thanh
Cũng chính vì khơng cần sử dụng mạch phân tần mà các loại loa điện thế có lợi thế về mặt chất lượng tín
hiệu, sẽ khơng bị suy hao như các loại loa điện động khi tín hiệu phải truyền qua nhiều linh kiện như tụ điện,
cuộn cảm, điện trở... mang lại chất lượng âm thanh tốt cho các loại loa điện trở. Đặc biệt là các loại loa điện
thế thường có độ nhạy rất cao, khoảng 90-99 dB, và chất lượng âm thanh không phụ thuộc vào khoảng cách
và chất lượng dây loa.
Chính vì những ưu điểm đó mà loa điện thế thường được ứng dụng chủ yếu trong các nhu cầu phát thanh, các
hệ thống âm thanh công cộng như: bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp,... Và cũng do chỉ sử dụng một loa
duy nhất với dải tần từ 200Hz-10KHz nên các loại loa điện thế này thường không thể mang lại nhưng âm
trầm và âm cao như các loại loa điện động, vì thế chúng không được ứng dụng vào các nhu cầu trình diễn sân
khấu, biểu diễn, ca hát. mà chỉ chủ yếu dùng để phát thanh công cộng, truyền tiếng nói là chủ yếu.

D- VẬN DỤNG
E- Hoạt đợng tìm tịi mởi rộng
Nhận xét sau giờ
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................
Xác nhận của tổ CM

Bùi Thi Hải Yến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×