Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Niềm tin của người tiếp thị pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.26 KB, 2 trang )

Niềm tin của người tiếp thị
Bất cứ nhân viên tiếp thị nào cũng cần hiểu rõ sản phẩm mà mình sẽ bán ra, đồng thời
cũng cần thực sự nắm bắt tình hình công việc mà mình đang làm. Nếu chỉ nhớ hóa đơn
hàng hóa không thôi thì chưa đủ để thích ứng với tình hình, mà bạn còn cần phải quan
sát bằng mắt và nghe ngóng khắp nơi bằng đôi tai của mình để nắm rõ xu hướng cạnh
tranh của thị trường. Với tốc độ truyền bá thông tin trên thế giới nhanh chóng như hiện
nay, thì bất kể là người ta mua một chiếc lò nướng bánh, một chiếc xe hơi, hay là một
chiếc máy tính, đều sẽ chạy đi khắp nơi hỏi giá cả, bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi
những khách hàng bận bịu đó sẽ tín nhiệm bạn như thế nào, đồng thời để lại trong lòng
họ sự xúc động vô cùng.
Ngoài ra, bạn còn phải có lòng tin vào sản phẩm mà bạn muốn bán ra. Alber Motry – ông
chủ tờ tạp chí “Nước Mỹ” từng nhớ lại câu chuyện bán một loại viôlông vào năm 1919.
Dưới sự chỉ đạo của ông, loại đàn này bán chạy giống như việc bán nước giải khát vào
mùa hè vậy. Motry mua buôn mỗi chiếc với giá buôn luôn luôn trên 10 USD một chiếc.
Khi đó mỗi lần ông bán đi một chiếc thì đồng thời ông cũng tặng cho họ 30 trang nhạc
phổ. Cuối cùng vào một ngày, khi có một khách hàng đến tìm ông đòi lấy nhiều trang
nhạc phổ hơn, thì đột nhiên ông phát hiện ra loại đàn cổ này chỉ có thể chơi ở tiết tấu
cung C, đối với các bản nhạc ở giọng khác không thể chơi nổi. Ông nhớ lại: “Từ khi tôi
phát hiện ra loại đàn này chỉ có thể chơi ở cung C, thì số lượng bán đàn ra mỗi ngày,
mỗi tuần không nhiều như trước nữa!”
Đương nhiên, muốn có được niềm tin đối với sản phẩm cũng cần thiết phải tạo dựng
trong đó chất lượng của sản phẩm, HBS đã từng tiến hành điều tra nghiên cứu về
“những nhân tố có thể đảm bảo được thành thích của Công ty trên thị trường” đối với
200 Công ty. Kết quả là 80% người lãnh đạo Công ty trả lời dứt khoát rằng đó chính là
“chất lượng”. Cho dù giá cả cao thấp cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc đảm bảo
lợi nhuận của Công ty, nhưng không một Công ty nào đặt giá cả lên vị trí số một. Phần
lớn các Công ty đều coi “chất lượng” là cách để kiếm được lợi nhuận và là điều kiện để
định ra giá cả có lợi. Giám đốc của rất nhiều các Công ty ở Mỹ đã nói: “chất lượng là
thứ mà chúng tôi bán ra, cũng là thứ mà khách hàng cần, danh tiếng và sự thành bại
của Công ty được xây dựng trên cơ sở này”. Ở Nhật Bản, các doanh nghiệp đều trưng ở
khắp nơi những biểu ngữ như: “Chất lượng là số một”, “không ngừng nâng cao chất


lượng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có tương lai tươi sáng”… Điều “tâm đắc” đầu tiên
của rất nhiều Công ty chính là sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao làm vừa lòng khách
hàng.
Trong sự cạnh tranh của thị trường, cạnh tranh phi giá cả ngày càng quan trọng, chất
lượng đã trở thành tiêu chuẩn của cạnh tranh thị trường. Chất lượng là điều kiện quyết
định cơ bản nhất đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, chỉ có chất lượng cao, chất
lượng tốt với giá cả hợp lý thì doanh thu mới nhiều và mới có hiệu quả kinh tế cao. Chất
lượng là cơ sở cơ bản nhất trong bất cứ mục tiêu dự đoán kinh tế nào của doanh
nghiệp, cũng là cơ sở cho niềm tin của người tiếp thị.
Làm bất kỳ công việc gì đều cần phải có sự tự tin, tránh cam chịu đầu hàng, tiếp thị
cũng không phải là ngoại lệ. Lòng tin của nhân viên tiếp thị và lòng tin của họ đối với
sản phẩm có liên quan đến nhau. Trường hợp của Morty được nhắc tới ở trên cũng
hoàn toàn tương tự. Nhân viên tiếp thị ít nhất cũng phải để lại ấn tượng và cảm giác tự
tin của mình trong lòng khách hàng. Chính vì thế nhân viên tiếp thị cũng cần bọc lót tốt
cho mình, đồng thời rèn luyện kỹ năng thích ứng với mọi tình huống. Trước thái độ tự tin
của bạn khách hàng cũng sẽ có được cảm giác yên tâm đối với bạn và sản phẩm của
bạn. Hãy ghi nhớ rằng: song song với việc quảng cáo sản phẩm, bạn cũng đang quảng
cáo chính bạn!

×