Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khẩu hiệu - phương châm tiếp thị hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.25 KB, 4 trang )

Khẩu hiệu - phương châm tiếp thị
hiệu quả


Trong cuộc sống hàng ngày, để dễ nhận ra, chúng ta thường gọi nhau bằng biệt
hiệu riêng biệt, thì trong kinh doanh, khẩu hiệu của mỗi doanh nghiệp không chỉ để
phân biệt mà còn được xem là phương châm hoạt động, một cách tự quảng cáo cho
mình.

Lâu nay, dường như chúng ta mới chỉ quan tâm đến thương hiệu mà quên lãng
hai khía cạnh hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là:
Biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan).

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, chỉ cần nhắc đến câu nói đó là ai
cũng biết ngay là tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Mỹ, Prudential. Hoặc “Gửi trọn niềm
tin”, “Vì tương lai con em chúng ta” được biết đến nhiều hơn cái tên AIA, và Bảo
Việt. Một công ty có một chiến lược kinh doanh riêng và không công ty nào là phiên
bản của công ty kia, tuy trong thời buổi “khách hàng là thượng đế” thì tôn chỉ chung là
đều nhằm phục vụ khác hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất theo từng cách
riêng của mình. Để chiếm được tình cảm, niềm tin của khách hàng và sau đó là những
ý đồ lớn hơn, các nhà doanh nghiệp thường bắt đầu bằng những điều nhỏ nhất, đơn
giản nhất, nhưng lại rất có ý nghĩa như trường hợp của ba công ty bảo hiểm kể trên.

Khẩu hiệu là nét riêng để phân biệt, thậm chí gọi thay tên công ty và cũng từ sự
phân biệt mới thấy được bản chất văn hoá, triết lý kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Qua khẩu hiệu có thể thấy ngay tiền đồ của công ty được xác định như thế nào: “Your
future, our future” (tương lai của bạn, tương lai của tôi – Hong Kong Bank), rồi động
lực vươn tới “The world’s new leader” (Lãnh đạo tin tức thế giới – CNN) và tất cả
thách thức như Heineken với “The world’s no.1 International” (số 1 thế giới).

Ngày nay, những câu khẩu hiệu có ý nghĩa đến mức các công ty không cần phải


cầu kỳ, tốn kém tiền bạc và thời gian mà vẫn có thể làm cho mọi người biết được về
mình bằng cách giới thiệu biểu tượng và khẩu hiệu trước công chúng. Đó chính là
phương thức quảng cáo được sử dụng ở Mecerdes Benz (The future of the
automobile), Nokia (Connecting people – Liên kết mọi người), IBM (Solution for the
small planet - Giải pháp cho một hành tinh nhỏ)... Ưu điểm của cách quảng cáo này
ngoài lợi thể trên còn thể hiện ở chỗ dễ nhớ, chân thực và nhanh chóng chiếm lĩnh
được niềm tin của khách hàng.

Khẩu hiệu luôn được các tập đoàn trên thế giới quan tâm xây dựng, quảng bá và
bảo vệ bằng cách đăng ký giữ bản quyền. Có tập đoàn không chỉ có một mà nhiều
khẩu hiệu và mỗi sản phẩm thường có một khẩu hiệu, thậm chí một số hàng hoá dịch
vụ đôi khi còn có hai khẩu hiệu trở lên.

Tại Việt Nam, hình như hầu hết các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự
quan tâm đến vấn đề xây dựng, sáng tạo nên khẩu hiệu cho hàng hoá dịch vụ của riêng
mình. Thấp thoáng chỉ nghe một vài khẩu hiệu như “Nâng niu bàn chân Việt” (Bitis),
“Sức khoẻ và trí tuệ” (Vinamilk), “Lấy lợi ích người tiêu dùng làm trọng” (Dasso),...
còn lại hầu như chẳng thấy bóng dáng một doanh nghiệp nào hiện diện qua những
khẩu hiệu gây ấn tượng. Trong khi đó, người tiêu dùng lại quá quen thuộc với
“Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” (Omo-Uniliver), “Màn hình phẳng tuyệt đối” (LG),
“Bản lĩnh đàn ông thời nay” (Tiger), “Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux” (Elec

Điều đáng nói là những khẩu hiệu gây ấn tượng được nhiều người biết đến đều
là những doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Vì vậy để phát triển bền vững, phải chăng các
doanh nghiệp nên bắt đầu bằng điều đơn giản nhất mà hiệu quả lại cao đó là: Sáng tạo
khẩu hiệu. Gần đây, công ty càfê Trung Nguyên đã đăng ký nhãn hiệu càfê Trung
Nguyên tại Mỹ với khẩu hiệu “Nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Hy vọng các doanh
nghiệp khác sẽ nhanh chóng có nhiều khẩu hiệu ấn tượng mạnh, tạo niềm tin cho
khách hàng trong và ngoài nước.

×