Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De Cuong Vat Li 6 Hoc Ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.82 KB, 3 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: ĐO ĐỘ DÀI
CHỦ ĐỀ 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
CHỦ ĐỀ 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHƠNG THẤM NƯỚC
CHỦ ĐỀ 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
CHỦ ĐỀ 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
CHỦ ĐỀ 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
CHỦ ĐỀ 9: LỰC ĐÀN HỒI
CHỦ ĐỀ 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
CHỦ ĐỀ 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
CHỦ ĐỀ 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
CHỦ ĐỀ 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
CHỦ ĐỀ 15: ĐÒN BẨY
CHỦ ĐỀ 16: RÒNG RỌC

Trang 2
Trang 2
Trang 5
Trang 6
Trang 8
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 15

Trang 1




PHẦN 1: CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: ĐO ĐỘ DÀI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1) Đơn vị đo độ dài

(m) .
 Ngoài ra cịn có các đơn vị khác như: km,hm,dam,dm,cm,mm, .. .
 Đơn vị đo độ dài thường dùng và hợp pháp ở nước ta là mét

2) Dụng cụ đo độ dài
 Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
 Có nhiều loại thước như: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,…

3) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước
 Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp nhau trên thước.
 Cơng thức tính độ chia nhỏ nhất:
số lớn −số nhỏ
ĐCNN =
+( đơn vị)
số khoảng giữa hai số đó
4) Cách đo độ dài: gồm 5 bước.
 Bước 1: Ước lượng độ dài vật cần đo.
 Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 Bước 3: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho 1 đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
 Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vng góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
 Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
5) Tìm ĐCNN từ kết quả đo: Kết quả đo và ĐCNN:

 Phải cùng đơn vị.
 Phải cùng dạng số.
 Nếu kết quả đo là số tự nhiên thì ĐCNN có thể là: 1 hay 2 hay 5.
 Nếu kết quả đo là số thập phân thì ĐCNN có thể là: 0,1 hay 0,2 hay 0,5.
 Phải chia hết cho ĐCNN.
6) Bảng quy đổi đơn vị đo độ dài cơ bản
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1
10
100
1000
10.000
100.000
1.000.000
II. KIẾN THỨC NÂNG CAO
 Hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (System International) gồm 7 đơn vị đo cơ bản ứng với 7 đại lượng vật lí
cơ bản: độ dài (đo bằng mét), khối lượng (đo bằng kilôgam), thời gian (đo bằng giây), cường độ dòng điện
(đo bằng ampe), nhiệt độ động lực học (đo bằng kenvin), lượng chất (đo bằng mol) và cường độ ánh sáng
(đo bằng canđêla).
 Các đơn vị được suy ra từ các đơn vị đo cơ bản (qua các cơng thức vật lí) gọi là các đơn vị đo dẫn xuất.
 Đơn vị đo hợp pháp của nước ta bao gồm các đơn vị đo cơ bản, các đơn vị đo dẫn xuất và các đơn vị đo
khác như đơn vị thiên văn (đvtv), dặm, hải lý (đo chiều dài); ngày, giờ, năm (đo thời gian); tấn, tạ, yến (đo
khối lượng); độ C (đo nhiệt độ),…
 1 đvtv = 149600000km

Trang 2


 1 dặm (mile) = 1610m
 1 hải lý (dặm biển) = 1852m
 1 in (inch) = 2,54cm
 1 ngày = 24h = 86.400s
 1 h = 3.600s
 1 năm = 365 ngày
 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1) Đổi các đơn vị đo độ dài: Cần nhớ:
 1km = 1000m hay 1m = 0,001km
 1dm = 0,1m hay 1m = 10dm
 1cm = 0,01m hay 1m = 100cm
 1mm = 0,001m hay 1m = 1000mm
 Chú ý: Có thể bài yêu cầu đổi các đơn vị đo độ dài khác như dặm, hải lý,… Cần vận dụng phần Kiến
thức nâng cao để giải.
2) Ước lượng và chọn thước đo:
 Để ước lượng độ dài cần đo cần quan sát vật và dựa vào kinh nghiệm trong cuộc sống để dự đoán độ dài
của vật.
 Để lựa chọn thước đo phù hợp cần chú ý:
 Với vật có kích thước lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn nhất trong các thước đo đã có để số lần đo
là ít nhất.
 Với vật có kích thước nhỏ: Chọn thước đo có ĐCNN nhỏ nhất trong các thước đo đã có để độ
chính xác khi đo là lớn nhất.
3) Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đó:
 GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
 ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
4) Cách đặt thước và đọc kết quả:

 Cách đặt thước: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 của thước tại một đầu của vật.
 Cách đọc kết quả: Đặt mắt nhìn theo hướng vng góc với đầu còn lại của vật cần đo, kết quả đo được
ứng với số chỉ của vạch gần đầu còn lại của vật nhất.
5) Viết kết quả của một phép đo:
 Giá trị mà dụng cụ đo được phải lớn hơn hoặc bằng ĐCNN của thước đo.
6) Đo độ dài của vật trong những tình huống khó:
 Khi độ dài của vật rất nhỏ so với ĐCNN của thước (ví dụ đo độ dày của một trang sách): Có thể:
 Chập nhiều lần những độ dài nhỏ bằng nhau đó cho đến khi được một độ dài lớn hơn ĐCNN của
thước.
 Đo độ dài tổng cộng đó rồi chia cho số lần chập ta được độ dài của vật.
 Khi độ dài của vật rất lớn so với GHĐ của thước (ví dụ đo chiều dài của lớp học): Ta có thể:
 Dùng một sợi dây hoặc một vật phù hợp để đo độ dài của vật, đánh dấu vị trí ứng với độ dài của
vật.
 Dùng thước đo độ dài sợi dây hoặc vật trên (có thể chập sợi dây lại), giá trị đo được là độ dài của
vật cần đo.
CHỦ ĐỀ 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1) Đo thể tích là gì?

https://giaidethi24h . net

Trang 3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×