Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Giải pháp chống ngập úng cho TP HCM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.6 KB, 2 trang )

Ngập úng nay đã thật sự trở thành “hiểm họa” cho môi trường của TPHCM. Thành phố
đầu tư gần 16.000 tỷ đồng cho 4 dự án thoát nước lớn và chuẩn bị xây 200km đê bao,
song tiến độ thi công quá chậm do gặp nhiều vướng mắc. Hy vọng, suy nghĩ và đề xuất
của người viết bài này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mà nhân
dân thành phố mong đợi.
1. Ứng dụng công nghệ mới “Cọc ván bê-tông cốt thép dự ứng lực dạng sóng” để làm đê bao và
kè kênh, rạch. Đây là sản phẩm do Tập đoàn PS Nhật Bản phát minh cách đây 50 năm, được
ứng dụng rất có hiệu quả ở Nhật. Cách đây 9 năm, Nhật đã dùng công nghệ này làm kênh dẫn
nước cho Nhà máy Điện Phú Mỹ 1, với chiều dài 1.000m, rộng 45m, sâu 8,7m, đến nay công
trình này vẫn bền vững và bạn đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam (Công ty cổ phần Bê
tông 620 Châu Thới, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư).
Cách làm bờ bao như hiện nay tại TP là quá tạm bợ. Nền đất TP yếu nhưng lại đắp bờ bao bằng
các loại đất nhão nhoét, lắm hữu cơ… nên dù có gia cố bằng cừ tràm vẫn dễ dẫn đến hiện tượng
xói mòn, vỡ bờ khi thủy triều lên. Nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng hàng năm để gia cố, sửa
chữa (167 tỷ)… mà vẫn không bền vững, mất nhiều đất (mỗi bờ bao rộng từ 2 – 3m), thiệt hại
cây trái, hoa màu, đình trệ công việc làm ăn, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dịch sốt
xuất huyết phát sinh…
Vậy tại sao không dùng cọc ván bêtông dự ứng lực dạng sóng để làm đê bao? Chỉ cần mất 1m
đất chiều ngang, lại vô cùng bền vững vì sản phẩm này làm bằng thép cường độ cao, bêtông
mác cao (M700), nhờ cấu tạo “dạng sóng” nên có khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều so với
dạng phẳng, lại dễ thi công, ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Tùy từng vị trí sức ép của
triều cường mà chọn độ dày cọc ván khác nhau (60 – 80 – 100 – 110 – 120 – 160 – 200mm) để
có giá thành hợp lý, chỉ cần một lớp ván cọc cùng dầm mũ là đã trở thành con đê xinh xắn. Cao
trình của đê phải đảm bảo an toàn sau 50 năm nữa. Nhà nước đầu tư xây dựng toàn bộ công
trình, khi hoàn thành sẽ thu hồi vốn qua “phí chống ngập úng”. Ưu điểm của cọc ván này là dễ
thay thế, nơi nào không cần nữa thì có thể nhổ lên để sử dụng ở nơi khác.
Những nơi cần kết hợp đê bao với đường giao thông thì dùng cọc ván bê tông đóng về 2 phía rồi
đổ đất, cát, đá, tráng nhựa thì sẽ thành đường, tất nhiên phải có dầm dằng và dầm mũ.
Dùng cọc ván bêtông để làm “đập” ở các cửa kênh, rạch… có cửa đóng, mở cơ học cũng rất
thuận tiện. Đóng lại khi triều cường lên quá cao, mở ra khi triều cường xuống để thay nước. Ở
các cửa đập cần có “trạm bơm dự phòng công suất lớn”, trạm bơm này chỉ vận hành khi “cần


thoát nước cưỡng bức”, tức những lúc mưa to và triều cường dâng cao. Vì vậy, có thể ví triều
cường là một máy bơm khổng lồ để thoát nước khi triều cường xuống nhưng không cần sử dụng
năng lượng, nên ta cần khai thác triệt để cơ chế này.
Diện tích toàn thành phố ta khá rộng (khoảng 2.095km
2
), lại lắm kênh, rạch, nên làm đê bao cho
toàn thành phố thì rất khó. Theo chúng tôi, nên nghiên cứu làm đê bao cho “từng khu vực”, chọn
các khu vực thường xuyên bị ngập do triều cường làm thí điểm trước, khi có kinh nghiệm mới
mở rộng thực hiện tiếp theo.
2. Với hơn 1.000km kênh, rạch là nơi thoát nước tốt nhất, song hiện nay lại bị lấn chiếm, san lấp
vô tội vạ, lại không được nạo vét định kỳ, bao nhiêu rác, nước thải độc hại đổ hết xuống, trở
thành những con “kênh nước đen”… Cần phải cương quyết giải tỏa, chỉnh trang và định kỳ nạo
vét.
- Cần công khai công bố quy hoạch tất cả các kênh, rạch ở thành phố, công bố lộ trình giải tỏa,
khuyến khích những ai tự nguyện giải tỏa sớm (như cấp đất, đền bù thỏa đáng…), cương quyết
cưỡng chế những ai đi ngược lại lợi ích của đông đảo nhân dân thành phố.
- Dùng cọc ván bê tông tiền áp để làm kè hai bờ kênh, rạch là tốt nhất, nhanh nhất… so với làm
kè đá dễ bị lún nứt do làm móng ở hai bờ kênh, rạch rất khó khăn.
3. Nếu thành phố chấp nhận dùng “cọc ván bêtông cốt thép dự ứng lực dạng sóng” để làm đê
bao, kè bờ kênh, rạch… thì nhanh chóng đầu tư cơ sở sản xuất sản phẩm này. Nếu sử dụng sản
phẩm này làm kè lấn biển… thì ít ra phải làm hàng chục ngàn kilômét chiều dài bờ biển thì lo gì
đầu ra cho sản phẩm.
Doanh nghiệp này vừa sản xuất vừa thi công dưới hình thức tổng nhận thầu xây dựng chìa khóa
trao tay, không lo thiếu việc làm vì không những ở thành phố mà còn nhiều tỉnh lân cận cũng có
nhu cầu. Giá thành sản phẩm lúc đó chắc chắn sẽ giảm hơn nhiều so với việc làm thí điểm (như
ở thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TPHCM).
Trường hợp không muốn hình thành doanh nghiệp mới thì có thể liên doanh với hai doanh
nghiệp đang sản xuất các sản phẩm trên là Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới và Công ty
cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư, họ đã có kinh nghiệm nhờ thi công chống sạt lở, lấn
biển… ở nhiều tỉnh phía Nam.

4. Cần có “Ban chỉ đạo hỗn hợp chống ngập, úng”, bởi chỉ một mình Sở Giao thông Công chính
sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì việc giải quyết ngập, úng liên quan nhiều ngành, nhiều quận –
huyện… Ban chỉ đạo này do một đồng chí có “đủ quyền lực”, có quyết tâm cao chỉ huy, biết lắng
nghe và tiếp thu những ý kiến xây dựng, đồng thời phải “quyết đoán”, không nên để “lắm thầy rầy
ma”, “lắm cha con khó lấy chồng”… khiến việc giải quyết hiểm họa ngập, úng kéo dài, thiệt hại
ngày càng lớn… Khối lượng công việc nhiều, đầu tư lớn nên phải có thời gian cần thiết chừng 7
– 10 năm mới hoàn thành.
5. Khi thành phố không còn ngập úng thì ngoài việc thu phí thoát nước, còn phải có thêm “phí
chống ngập úng” để thu hồi dần vốn đầu tư, cũng như để trang trải phí vận hành cho cả hệ
thống.
KS PHAN PHÙNG SANH
(Phó Chủ tịch Thường trực Hội KHKT Xây dựng TPHCM)

×