Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Bạn có "đáng giá" không? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.51 KB, 2 trang )

Bạn có "đáng giá" không?
Khi đặt câu hỏi "bạn làm công việc này có phải vì tiền không?" với trên 150 phụ nữ có
thu nhập cao, các chuyên gia đều nhận được câu trả lời: không. Theo họ, họ nhận làm
công việc này vì muốn được thừa nhận, được đối đầu với thử thách và thể hiện bản lĩnh.
Đổi lại, họ muốn được trả xứng đáng bởi họ tin họ đáng được hưởng điều đó. Tuy nhiên,
không phải ai cũng biết được giá trị của mình và biết mình đáng giá bao nhiêu?
Hầu hết chúng thường tự hạ thấp giá trị của mình bởi lúc nào trong đầu họ cũng văng
vẳng ý nghĩ: "Mình là ai chứ? Không ai có thể trả cho mình cao hơn đâu?".
Tất nhiên bạn có thể tham gia các khoá học, đọc thêm các sách tham khảo để nâng cao kỹ
năng. Nhưng có một điều không thể thay đổi được: nếu bạn muốn có mức lương cao hơn,
bạn phải thực sự tin vào giá trị của mình. Thiếu niềm tin này, chúng ta sẽ không đủ tự tin
để thuyết phục người khác tin vào năng lực của ta.
Thực hiện theo những lời khuyên sau sẽ giúp bạn nâng cao tự tin và nắm rõ được giá trị
của mình.
Biết được giá trị của mình
Hầu hết chúng ta, nhất là chị em phụ nữ, thường có suy nghĩ sai lầm khi tự giới hạn mức
thu nhập của mình thấp hơn cái họ mong đợi. Thậm chí cả với những người đã được đào
tạo về các chiến lược đàm phán, họ vẫn để hình ảnh của mình bị vùi sau nam giới và
bằng lòng nhận mức lương thấp hơn.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng không nên tự
hạ thấp giá trị của mình, mà hãy đặt mình ngang hàng với những người khác trong cùng
lĩnh vực, trình độ với bạn.
Định giá bản thân
Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn khi đàm phán là đưa ra đại khái một con số nào
đấy để rồi sau đó khám phá ra rằng mình đã đòi quá thấp. Một người khôn ngoan là phải
biết tránh được những sai lầm đó bằng cách tính toán, so sánh đối chiếu năng lực với
công việc mà bạn đã chọn rồi đưa ra mức lương "trong khoảng", sau đó đưa ra những đề
xuất và yêu cầu linh động trong khoảng đó.
Thể hiện
Bạn hãy chứng tỏ mình bằng những bằng cấp và kinh nghiệm cụ thể mà bạn có. Chẳng
hạn, bạn đã từng tiết kiệm bằng này tiền cho công ty, bạn đã có những sáng kiến này giúp


công ty tăng trưởng. Hãy cho họ thấy tất cả những gì bạn đã làm được. Sau đó hãy đề
nghị được nhận những nhiệm vụ, thách thức mới. Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được
chính xác bạn là ai. Đưa ra những sáng kiến là phương thức hoàn hảo để bạn chứng minh
giá trị thực của mình.
Luôn tự nhắc nhở mình
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên đưa ra những tuyên ngôn tích cực như một
điều chắc chắn nó sẽ thành hiện thực. Chẳng hạn, "Tôi đủ tự tin để yêu cầu những cái mà
tôi muốn", "Tôi cần nhiều tiền hơn cho cuộc sống của tôi". Hãy viết những câu đó và dán
chúng vào một chỗ dễ nhìn, sau đó đọc to nó lên bất cứ khi nào bạn có thể. Một khi bạn
tự nói ra đựơc điều đó bạn sẽ có đầy nhiệt huyết và thâm tâm bạn mách bảo bạn điều đó
sẽ thành hiện thực.
Chấp nhận những thử thách ngoài công việc
Hãy thả mình vào cuộc sống, vào những lĩnh vực có tác động tiêu cực đến bạn. Nếu như
tự bạn không thể làm cho mình hoàn hảo hơn thì hãy tham gia một lớp học nghệ thuật,
hoặc là chạy manatong. Bởi bất cứ môi trường nào cũng có thể gây dựng cho bạn sự tự
tin và cho những kinh nghiệm giá trị.
Cư xử như bạn thể bạn rất tự tin
Nhiều nghiên cứu cho thấy một số người thường bối rối và lo lắng khi đòi hỏi mức lương
cao. Do vậy các chuyên gia khuyên bạn hãy tự tin vào chính bản thân mình khi nói ra
những điều đó. Nếu bạn coi đó là chuyện bình thường thì không những bạn giữ được bình
tĩnh, chân không run, tim không đập tình thịch mà bạn còn khẳng định được cái tôi của
mình với các nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ tự tin với chính bản thân mình mà còn tự tin
với những người khác.

×