Kinh doanh kiểu gia đình
Đại văn hào người Nga Lev Tonstoi có nói một câu rất hay ngụ ý rằng hạnh
phúc của con người ta có thể giống nhau, nhưng bất hạnh và khổ đau thì mỗi người
một kiểu.
Trong kinh doanh gia đình cũng vậy. Nhiều công ty ăn nên làm ra, cha truyền
con nối và phát triển hưng thịnh từ đời này qua đời khác nhưng cũng có nhiều công ty
gia đình lâm vào cảnh khánh gia bại sản.
Ngày nay, các “bố già” thương gia đã biết gắn kết đế chế của mình với các yếu
tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Hàn quốc nổi tiếng với các cheabon, còn Châu Mỹ la
tinh thì nổi danh với các grupos. Còn tại Bắc Mỹ hay châu Âu chắc chẳng ai lạ lẫm gì
với các công ty gia đình kiểu Wal-Mart Stores, Bertelsmann & Bombardier…
Tuy nhiên, cũng có không ít công ty gia đình đã nếm cảnh buồn nhiều hơn vui:
hy vọng chỉ để hy vọng. Các nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey cho ta thấy rằng
chỉ có 5% các công ty gia đình là còn giữ được giá trị cổ phiếu của mình đến thế hệ
thứ ba.
Thông thường, mâu thuẫn trong các công ty đại gia đình xảy ra khi các doanh
nhân thuộc thế hệ thứ ba - những người muốn thay đổi cung cách làm ăn cũng như
cách suy nghĩ tiểu chủ của cha ông họ.
Mâu thuẫn về lợi nhuận, về khoảng cách học vấn, tư tưởng cũng như về quyền
thừa hành lãnh đạo giữa các thành viên gia đình là những yếu tố dẫn đến sự thất bại
của nhiều công ty đại gia đình.
Để có được một hình dung cụ thể về các công ty gia đình, hãng tư vấn
McKinsey đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với 11 vị lãnh đạo của các công ty gia
đình mà trong số đó 9 vị đại diện cho nước Mỹ, 2 vị đại diện cho các quốc gia phát
triển của châu Âu.
Tất cả các công ty kiểu này đều đã có một bề dày lịch sử tồn tại va 2phát triển
không dưới 100 năm: công ty trẻ nhất cũng đã tồn tại đến thế hệ thứ tư, còn công ty
“già” nhất cũng đã có tới 250 năm thăng trầm biến đổi với 11 thế hệ. Bảy trong số 11
công ty này có doanh thu trên 10 tỷ dollars/năm, và tất cả 11 công ty này đều kinh
doanh hợp pháp với hệ thống tài chính công khai, ổn định.
Các công ty này đã từng phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử
phát triển và tồn tại của mình: nạn lạm phát tài chính, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh
và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, các công ty này vẫn vượt qua được những khó
khăn đó để giữ được tầm kiểm soát kinh doanh trên thương trường.
Chìa khóa của mọi sự thành công ở đây có lẽ phải tính đến khả năng lãnh đạo
của các công ty đại gia đình cũng như luật kinh doanh “khắc nghiệt” được truyền từ
đời này sang đời khác.
Các thành viên trong các công ty đại gia đình phải hiểu rõ thế nào là quyền điều
hành đế chế của mình. Bản chất của quyền điều hành hay sở hữu công ty luôn luôn có
hai mặt: vừa vinh quang vừa sỉ nhục - người ta có quyền giải tán công ty cũng như có
quyền được tận hưởng từng xu lợi nhuận.
Những ông chủ của các công ty đại gia đình này đều thừa nhận với McKinsey
sự nguy hiểm mang tính chất “hai mặt” đó. Bởi vậy, họ đã lập nên một hệ thống luật
của riêng mình dựa trên cơ sở ba chỉ số có tính chất đo lường đế chế của họ: quyền sở
hữu, hội đồng thanh tra và quyền quản lý.
Nhiều công ty đại gia đình cho rằng, các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty
phải thuộc về “người của mình”. Còn nhiều công ty đại gia đình khác thì lại cho rằng
một phần ba trong các vị trí quản lý nên dành cho “người ngoài”.
Dĩ nhiên, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không thể nói rằng tất cả các
công ty đại gia đình đều có một cấu trúc tổ chức kinh doanh giống nhau.
Trong nhiều trường hợp, các công ty đại gia đình thường có mô hình của các
holding với hệ thống các công ty con. Vì là công ty tư nhân cho nên các holding kiểu
này ít khi bị ảnh hưởng bởi áp lực của các cổ đông bên ngoài. Điều này cho phép các
công ty đại gia đình theo đuổi chiến lược của mình một cách độc lập để thu được lợi
nhuận cũng như vượt qua được những “sóng gió” của thương trừơng.
Khả năng dự đoán trước tình hình thị trường đóng một vai trò quan trọng trong
các công ty đại gia đình. Người ta bỏ ra 5 triệu dollars để đầu tư vào một dự án nào đó
một cách hợp th72i và đúng lúc để 10 năm sau có thể thu về 50 triệu dollars. Lĩnh vực
bất động sản và kinh doanh hàng tiêu dùng là hai thế mạnh của các công ty đại gia
đình.
Các công ty đại gia đình làm ăn phát đạt đều muốn duy trì phong cách điều
hành kiểu cha truyền con nối. Và hết thế hệ này đến thế hệ khác, dòng dõi của một gia
đình cứ thế mà mở mang phát triển hệ thống kinh doanh của mình.
Đó cũng là một điểm mạnh mang tính truyền thống của các công ty gia đình
trong xã hội hiện đại: họ có được một vị thế trọng vọng trong xã hội, niềm kiêu hãnh
về một dòng họ, một mác hàng hóa của riêng gia tộc mình, long tự hào về truyền thống
gia đình… Rấi hiếm khi mà một thành viên chủ chốt của công ty đại gia đình dám dứt
áo bỏ gia tộc và sự nghiệp kinh doanh của cha ông.
Niềm tự hào về dòng tộc, quy chuẩn về mỹ học trong kinh doanh gia đình được
các thành viên công ty gia đình coi trọng thiêng liêng như báu vật. Nếu một thành viên
gia đình muốn bán cổ phiếu của mình ra thị trường, anh ta phải được sự hậu thuẫn và
đồng ý của các thành viên khác trong họ tộc. Và hơn thế nữa, các cổ phiếu này thường
được người ta trích quỹ mua ngay, theo một điều kiện nào đó.
Ví dụ như một công ty gia đình X nào đó muốn bán ra một lượng cổ phiếu Y
với giá chỉ bằng 1/3 giá thị trường, nhưng với điều kiện là người mua phải là thành
viên của gia đình. Quyền sở hữu ở đây không phải là quyền rao bán mà là trách nhiệm
với dòng tộc để chấn hưng sự nghiệp kinh doanh của gia đình cho các thế hệ theo sau.
Tuy nhiên tính gia đình, gia tộc nhiều khi cũng là một yếu tố có thể hủy hoại
nền kinh tế gia đình vì nếu như thành viên gia đình không hội đủ trình độ để quản lý