TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VI MƠ
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI
IPHONE
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai
Lớp Kinh tế vi mô (Ca 4, Thứ 3 )
Nhóm : 12
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Phạm Phương Dung
2. Phạm Dương Hồng Anh
3. Phạm Tấn Trường An
4. Chu Xuân Sơn
5. Huỳnh Thoại Mỹ Ngân
TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2020
DANH MỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
ST
T
1
2
3
Họ và tên
Phạm Phương
Dung
Phạm Dương
Hồng Anh
Phạm Tấn
Trường An
MSSV
719H0628
719H1133
Phân Công
- Tổng hợp
- Chương II
- Thiết kế Power
Mức độ
Chữ ký
đóng
sinh
góp
viên
20%
20%
Point.
71902052
- Thuyết trình
10%
- Chương I
4
Chu Xuân Sơn
719H1030
- Chương III
30%
- Thuyết trình
5
Huỳnh Thoại Mỹ
Ngân
- Tổng hợp
717H0797
- Lời mở đầu
- Chương IV
20%
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VI MÔ 20%
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020
Đề tài: Phân tích thị trường điện thoại Iphone
Nhóm thực hiện: ……………………12………………………ca: ...……4………thứ …3..
Đánh giá:
TT
1
2
Thang
điểm
Tiêu chí
Điểm
chấm
Ghi chú
Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,
mục lục, bảng biểu,…)
0.5
- Khơng lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu
tham khảo
0.5
- Đa dạng số liệu, đồ thị minh họa
1,0
- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối nghĩa
1,0
Nội dung:
Lời mở đầu:
0,5
Chương 1: Giới thiệu
1,5
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2,0
Chương 3: Phân tích và thảo luận
2,0
Chương 4: Kết luận và giải pháp đề tài
1,0
Tổng điểm
10,0
Điểm chữ: ............................................................................... (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VI MƠ 20%
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019– 2020
Đề tài: : Phân tích thị trường điện thoại Iphone
Nhóm thực hiện: …………………12…………………………ca: ...……4………thứ …3..
Đánh giá:
TT
1
2
3
Tiêu chí
Thang
điểm
Điểm
chấm
Ghi chú
Hình thức trình bày:
- Nội dung thuyết trình
1,5
- Thiết kế slides
2,0
- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình
1,5
- Tương tác với lớp
1,0
Phản biện:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi
1,0
- Tinh thần nhóm
1,0
- Đặt câu hỏi
1,0
Kiểm sốt thời gian
1,0
Tổng điểm
10
Điểm chữ: ............................................................................... (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo của nhóm, chúng em xin chân thành cảm ơn sự
giảng dạy, chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Mai cho bài báo cáo
của nhóm được hồn tất. Đồng thời chúng em xin cảm ơn Trường Đại học Tôn Đức
Thắng đã tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục
vụ cho việc học tập và nghiên cứu của chúng em đạt hiệu quả tốt.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài báo cáo này
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, phục vụ tốt hơn cho công
tác thực tế sau này.
Lời cuối cho chúng em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại 4.0, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa như ngày nay khơng ai có
thể phủ nhận vị trí quan trọng của điện thoại di động trong cuộc sống sinh hoạt và
làm việc hàng ngày. Đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, thị trường điện thoại di động đang tăng cao và dần dần chiếm một vị quan
trọng trong nền kinh tế. Có thể nói, cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là
Alexander Graham Bell. Và để phục vụ nhu cầu con người càng tăng, các nhà
cung cấp hiểu được vấn đề này nên họ nắm bắt, không ngừng sản xuất và phát
triển sản phẩm của mình. Từ một chiếc điện thoại di động với kích ước to với chức
năng nghe và gọi, theo thời gian đã được cải tiến nhỏ gọn hơn và tích hợp nhiều
chức năng vượt trội hơn như thu thập thơng tin, giải trí, học tập. Từ đó điện thoại
thơng minh ra đời - xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 26/11/1992 tại Hội chợ
COMDEX diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), hãng máy tính IBM đã cho ra mắt nguyên
mẫu của chiếc điện thoại di động thơng minh với tên gọi IBM Simon (cịn biết đến
với tên mã Angler). Điện thoại thông minh ngày càng phát triển làm tăng nhu cầu
sử dụng điện thoại của mọi người nhiều hơn và chiếm một phần thị phần trong thị
trường thế giới, ảnh hưởng khơng ít đến kinh tế thế giới, làm cung cầu liên tục
thay đổi. Và tiêu biểu có thể kể đến là tập đồn Apple - một trong những nhà cung
cấp hàng đầu, có thể gọi là anh cả trong thị trường điện thoại này. Đề tài này sẽ tìm
hiểu và phân tích rõ hơn về tập đoàn này.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu về thị trường điện thoại (cụ thể là điện thoại thông minh –
smartphone)
1.1.1.
-
Điện thoại thơng minh là gì?
Điện thoại thơng minh hay smartphone là khái niệm để chỉ loại điện thoại di
động tích hợp nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên
tiến về điện tốn và có khả năng kết nối với nhiều thiết bị điện tử hiện đại như
TV thơng minh, máy tính, robot, nhà thơng minh, tích hợp hoặc trí thơng minh
nhân tạo, dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường (điện
thoại phổ thông).
1.1.2. Điện thoại thông minh ra đời khi nào?
- Khái niệm smartphone ra mắt từ những năm 2003–2005. Ban đầu điện thoại
thơng minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp
với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ
thuật số, hệ thống định vị tồn cầu GPS. Điện thoại thơng minh hiện đại ngày
nay bao gồm hầu như tất cả chức năng của laptop, máy tính như duyệt web,
Wi-Fi, đồ họa, văn phịng, chơi game,… và những chức năng tiện lợi hơn như
chụp ảnh, quay phim, video call, định vị toàn cầu, trợ lý ảo, các ứng dụng của
-
bên thứ 3 trên Kho ứng dụng di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.
Trong lịch sử đã từng có nhiều nền tảng hệ điều hành di động cũng như nhiều
phong cách thiết kế được sinh ra và bị khai tử. Năm 2007, với sự ra đời của
chiếc iPhone thế hệ đầu tiên của Apple với màn hình cảm ứng điện dung,
IPhone đã được coi là định hình cho kiểu dáng thiết kế điện thoại thông minh
hiện đại. Những chiếc điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay gần như
đều dựa trên hai hệ điều hành duy nhất còn trụ lại hiện nay là Android của
Google và IOS của Apple.
1.2. Các hãng điện thoại nổi tiếng và thị phần của chúng
1.2.1.
Các hãng điện thoại nổi tiếng
1.2.1.1.
Samsung
- Samsung là một tập đồn đa quốc gia có trụ sở ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Được
thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung-chul, cho đến nay tập đoàn này đã tạo ra
rất nhiều kỳ tích và đạt được nhiều giải thưởng danh giá trên tồn thế giới. Có lẽ
giờ đây Samsung đã trở thành hãng sản xuất và bán điện thoại nhiều nhất trên
thế giới hiện nay.
- Cùng với mẫu mã đẹp, nhiều chức năng cho người dùng, độ mỏng của máy thì
sử dụng hệ điều hành Android chính là lợi thế cho hãng điện thoại này.
Hình 1: Điện thoại Samsung Galaxy Z Flip màn hình gập
Nguồn: hoanghamobile.com
1.2.1.2. Apple.
- Apple là một tập đồn cơng nghệ của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Cupertino, bang
California thuộc Mỹ. Apple được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi ba
Hình 2: IPhone 11 Pro Max 64 GB.
Nguồn: Thegioididong.com
nhà sáng lập là Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne, dưới tên gọi ban
đầu là Apple Computer Inc sau này đổi thành Apple vào đầu năm 2007. Hiện tại
Apple đang là tập đồn cơng nghệ có thị phần đứng thứ 3 ở mảng điện thoại với
thương hiệu iPhone.
- Theo thời gian thì iPhone đã có hàng loạt thay đổi ấn tượng và được tích hợp các
cơng nghệ hiện đại nhất so với các thiết bị tiền nhiệm. Đến nay, iPhone là một
trong những thương hiệu điện thoại đáng tin cậy trong mắt người dùng trong nền
công nghệ điện thoại thông minh bởi khả năng dẫn đầu về khả năng nắm bắt thị
trường và tạo dựng xu hướng.
1.2.1.3.
Một số thương hiệu điện thoại lớn khác.
- Huawei: Huawei được người dùng biết đến với nhiều dịng smartphone giá rẻ
nhưng cấu hình cao, camera tốt, selfie đỉnh cao, thiết kế đẹp mắt để đáp ứng
hoàn hảo cho nhiều nhu cầu của người dùng khác nhau. Được sản xuất và lắp ráp
tại quê nhà Trung Quốc, với công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế, chinh phục được
người sử dụng với độ bền bỉ và chất lượng đỉnh cao. Hiện Huawei đang có thị
phần nhiều thứ hai sau Samsung.
- Xiaomi: Là tập đồn cơng nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, được xem là Apple của
Trung Quốc, sinh sau đẻ muộn nhưng sớm có được thành công, Xiaomi là nơi
quy tụ các anh tài làng công nghệ, đội ngũ nhân viên và ban quản trị đều là
những chuyên gia từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Motorola. Điểm
đầu tiên và cũng là nguồn gốc của thương hiệu Xiaomi chính là giao diện hệ điều
hành. Được tùy biến từ nền tảng Android, Xiaomi hướng đến xu hướng giao diện
tối giản nhưng đẹp bóng bẩy, chạy mượt mà và sử dụng đơn giản như những
chiếc iPhone.
- Oppo: Oppo là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn, được thành lập từ năm 2004, có
trụ sở đặt tại Trung Quốc. Đến nay thì Oppo đã xuất hiện rộng khắp trên các thị
trường tiềm năng cao như Bắc Mĩ, Châu Âu, Châu Á và châu Phi. Oppo hướng
đến đối tượng người dùng là những người trẻ, năng động, hay chụp ảnh selfie
với đa dạng các sản phẩm nên camera của Oppo là một trong những thứ được
chú trọng nhất. Cùng với giá cả phải chăng, dịch vụ tốt thì Oppo cịn tiên phong
trong các cơng nghệ vân tay dưới màn hình, camera ẩn dưới màn hình,…
1.2.2.
Giới thiệu tổng quát về thị phần của các hãng.
- Có thể nói chưa bao giờ sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại lại lớn đến vậy,
từ sự sụt giảm của ông lớn Samsung, sự loay hoay tìm kiếm giải pháp để nắm lại
vị thế ở mảng Smartphone của Apple đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các hãng điện
thoại mới mẻ nhưng tiềm năng như Huawei, Xiaomi hay các hãng điện thoại già
dặn hơn một chút nhưng mưu cầu sự ổn định như Oppo và Vivo. Trong năm
2019, Samsung vẫn là tập đoàn dẫn đầu về thị phần nhưng đang dần bị Huawei –
cũng là thương hiệu đứng thứ hai về số sản phẩm bán ra trên thị trường – rút
ngắn khoảng cách. Apple thì có một sự trở lại mạnh mẽ vào quý IV trên thị
trường smartphone, phá tan sự ảm đạm của ba quý đầu năm. Vị trí thứ tư, thứ
năm và thứ sáu lần lượt thuộc về các hãng Xiaomi, Oppo và Vivo với thị phần
gần như tương đương nhau. Điểm tương đồng là cả ba hãng đều có những chiến
lược khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng vào thị trường Ấn Độ, nơi có tầng
lớp lao động đang phát triển khá đơng và mong muốn có những chiếc điện thoại
chất lượng với giá cả phải chăng.
1.3. Giới thiệu thương hiệu iPhone của Apple
1.3.1.
Tập đoàn Apple
- Như đã giới thiệu ở phần trên, Apple là tập đồn cơng nghệ lớn của Mỹ, được
thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào năm 1976 với tên
gọi Apple Computer Inc và đổi thành Apple vào năm 2007. Lúc đầu Apple
Computer Inc là một công ty được thành lập dưới nhà để xe của Steve Wozniak
ở Silicon Valley (nay được gọi là thung lũng công nghệ Silicon). Apple đã có
một giai đoạn đứng trên bờ vực phá sản thì Steve Jobs (sau khi rời khỏi Apple và
lập một công ty riêng vào năm 1980 nhưng bị Apple mua lại) đã trở thành CEO
và với khả năng kinh doanh của mình, ơng biến Apple trở thành một trong những
tập đồn mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực cơng nghệ. Tập đoàn với biểu tượng “quả
táo cắn dở” đặc trưng nhất trong các hãng công nghệ, hiện đang đứng thứ ba thế
giới về thị phần điện thoại nhưng là tập đồn cơng nghệ có giá trị vốn hóa thị
trường cao nhất sau khi kết thúc năm 2019 bằng việc tung ra dòng sản phẩm
iPhone 11 với 1242 tỷ USD (Nguồn: Quick-FactSet), tăng thêm hơn 400 tỷ USD
kể từ đầu năm nhưng chủ yếu nhờ vào các dịch vụ như i-Tunes, i-Pay,… và kế
hoạch mua lại cổ phiếu của công ty. Các sản phẩm chủ lực của hãng hiện tại là:
iPhone, ipad, Macbook, tất cả đều được sử dụng hệ điều hành độc quyền cho các
sản phẩm của Apple – iOS – đồng thời cũng là hệ điều hành được đánh giá là
hoàn thiện nhất vào thời điểm hiện tại.
1.3.2.
Điện thoại iPhone
- iPhone là mẫu smartphone của hãng điện tử Mỹ Apple Inc, phiên bản đầu tiên
được ra mắt vào 09 – 01 – 2007. Bên cạnh tính năng của máy điện thoại thông
thường (hoạt động bốn băng tầng GSM và EDGE), iPhone cịn được trang bị
màn hình cảm ứng, camera, khả năng chơi nhạc và chiếu phim, trình duyệt web,
… qua nhiều thế hệ thì hiện tại, những chiếc smartphone đời mới nhất của Apple
đó chính là những chiếc iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max, với
nhiều sự cải tiến nhỏ để giúp người dùng tiện lợi hơn và nhận được sự đánh giá
cao từ giới chuyên mơn nhưng vẫn chưa có q nhiều sự khác biệt với các thế hệ
trước trừ bộ “camera lỗ” gây sốt thế giới. iPhone vẫn ln là doanh thu chính
của Apple nhưng trước sự tấn công từ các hãng điện thoại Trung Quốc và việc
thị trường Trung Quốc không mặn mà lắm với iPhone đã khiến doanh số trong
năm 2019 không thực sự ấn tượng. Mặc dù vậy, Apple luôn hướng iPhone đến
các phân khúc tầm cao là chủ yếu vì vậy nên doanh thu của Apple ở mảng điện
thoại gần như không thay đổi nhiều, mặc cho thị phần của iPhone đang có phần
bị lép vế khi doanh số liên tục giảm trong những năm gần đây. iPhone gần như
giữ vị trí độc tơn trong phân khúc tầm cao, điều đó cũng cho thấy rằng iPhone là
một mặt hàng được đánh giá là xa xỉ, với mức giá từ 1000 – 1200 USD để sở
hữu một chiếc iPhone đời mới nhất.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Phân tích cung thị trường điện thoại di động.
- Khi giá đầu vào giảm làm cho sản xuất thêm nhiều lợi nhuận. Khi đó, cơng ty
cung ứng một sản lượng cao hơn tại mỗi mức giá.
• Tiền nhân cơng và giá linh kiện điện thoại đầu vào giảm thì đối với mỗi
dịng Iphone vẫn giữ giá nhưng gia tăng thêm sản lượng.
- Công nghệ quyết định bao nhiêu yếu tố đầu vào đạt yêu cầu để sản xuất một đơn
vị sản phẩm. Vậy nên cải tiến công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, làm giảm giá đầu
vào.
• Một chiếc Iphone của Apple được sản xuất từ các linh kiện của nhiều nhà
cung cấp khác nhau đến từ nhiều khu vực, thậm chí một loại linh kiện có thể
có nhiều nhà cung cấp. Khi Apple cải tiến 1 chiếc Iphone sẽ có những điều
kiện đặt ra và các nhà cung cấp phải cạnh tranh với nhau, phải chấp nhận
những điều kiện khắt khe nhất của Apple, phải đưa ra một giá thành phù hợp
để được lựa chọn là nhà cung cấp.
- Sự gia tăng số lượng người bán làm tăng lượng cung tại mỗi mức giá.
• Sự gia tăng số lượng các nhà phân phối, nhà bán lẻ về sản phẩm Iphone trên
thế giới cũng sẽ làm tăng lượng cung ứng.
- Khi công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại thì lượng cung càng cao. Khi đó, thị
trường sẽ có xu hướng dư thừa và sẽ làm giá hàng hóa giảm.
• Cơng nghệ sản xuất điện thoại ngày càng hiện đại thì lượng cung của các
Iphone mới ra mắt sẽ càng cao. Từ đó, giá của các Iphone đời trước sẽ có xu
hướng giảm để hạn chế lượng dư thừa.
2.2.
Phân tích cầu thị trường điện thoại di động
- Sự gia tăng trong số lượng người mua kéo theo sự gia tăng lượng cầu tại mỗi
mức giá.
• Tùy vào sự gia tăng người mua các dòng Iphone sẽ kéo theo sự gia tăng
lượng cầu tại mỗi mức giá của các dịng Iphone đó.
- Khi thu nhập tăng thì cầu của mặt hàng thứ cấp giảm, còn cầu của mặt hàng thiết
yếu và xa xỉ lại tăng lên. Khi đó, giá của hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên do thị
trường bị khan hiếm hàng hóa.
• Iphone được xem là mặt hàng xa xỉ, nếu thu nhập của người dân tăng lên thì
cầu của Iphone cũng sẽ có xu hướng tăng lên. Từ đó, làm cho giá của Iphone
sẽ có xu hướng tăng lên.
- Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia.
• Khi giá của Iphone ra mắt tăng lên thì cầu của các hãng điện thoại khác cũng
-
sẽ tăng lên.
Khi giá hàng hóa này tăng thì cầu của hàng hóa kia giảm.
• Khi giá của Iphone tăng lên thì người mua các linh phụ kiện của Iphone sẽ
giảm.
- Thị hiếu đối với một loại hàng hóa tăn lên sẽ làm tăng cầu của hàng hóa.
• Khi các ứng dụng độc quyền của hệ điều hành IOS trở nên phổ biến thì sẽ
làm cầu về Iphone tăng.
- Trên trục tọa độ có trục tung là giá và trục hồnh là sản lượng (số lượng).
Nguyên tắc khi giảm giá thì người ta mua nhiều hơn vì vậy đường cầu xuống
dốc.
Hình 3: Ví dụ
Nguồn: chienluocsong.com
•
Khi Iphone mới ra Apple sẽ bán ở giá tối đa, giả sử là 25 triệu đồng/cái. Sản
lượng bán sẽ tăng dần sau đó sẽ giảm dần. Chu kỳ tới đỉnh rồi giảm có thể
kéo dài trong 1 tới 2 tháng. Ngun nhân vì số người “có khả năng mua” sẽ
•
giảm dần khiến cho sản lượng bán mỗi ngày giảm dần.
Khi sản lượng giảm tới mức nào đó họ sẽ giảm giá bán xuống còn 23 triệu
đồng/cái. Lúc này số người “có khả năng mua” tăng lên khiến cho sản lượng
•
bán ra lại tiếp tục tăng. Sau khi tới điểm tối đa sản lượng lại giảm xuống.
Khi sản lượng giảm tới mức nào đó thì Apple lại tiếp tục giảm xuống 21
triệu đồng/cái. Và sản lượng lại tăng lên, rồi lại giảm. Họ cứ làm như vậy
cho tới khi giá giảm tới mức gần điểm tối thiểu mà họ đã định trước. Họ sẽ
không lập tức bán ngay tại điểm 21 triệu vì nếu thế họ sẽ bị thiếu 4triệu/cái
đối với những người sẵn sàng bỏ ra 25tr để mua.
• Hành vi của người tiêu dùng tương đối giống nhau ở tất cả các lần ra Iphone
mới vì vậy dần dần Apple có thể khơn khéo vừa tối đa hóa giá bán vừa khiến
cho áp lực sản xuất không quá căng.
2.3.
Sự thay đổi trạng thái cân bằng.
- Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị trường. Vì vậy
khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi.
Ta có 3 trường hợp:
• Trường hợp 1: Cung khơng đổi, cầu thay đổi:
+ Khi cầu của một dịng Iphone tăng lên, nhưng mặt hàng đó khơng cịn sản
xuất. Khi đó, giá của dịng Iphone đó sẽ tăng lên.
• Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi:
+ Khi cung của một dòng Iphone tăng lên, nhưng lượng cầu của mặt hàng đó
khơng đổi, thì lúc đó giá của dịng Iphone sẽ bị giảm xuống.
• Trường hợp 3: Cung và cầu thay đổi:
+ Khi cung và cầu của Iphone đều tăng lên, nhưng cung tăng lớn/nhỏ hơn
cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm/tăng.
+ Khi cung và cầu của Iphone đều tăng lên và tăng lên với một lượng như
nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng.
Ngược lại với trường hợp cung và cầu đều giảm.
2.4. Đặc điểm của thị trường.
- Thị trường cạnh tranh hồn hảo là thị trường có nhiều người mua và bán, trao
đổi một loại sản phẩm đồng nhất, giá cả và sản lượng của hàng hóa trao đổi
khơng được người bán và người mua quyết định.
- Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường trong đó có nhiều người bán
những sản phẩm có thể thay thế gần gũi, nhưng khơng phải là hồn hảo và được
phân biệt bằng sự dị biệt hố sản phẩm, mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm sốt
được giá cả, sản phẩm của hãng mình.
- Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường chỉ có một người mua và nhiều
người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua. Tuy nhiên trong xã
hội ngày nay loại thị trường này xuất hiện rất ít mà chủ yếu là thị trường độc
quyền nhóm, nơi có một nhóm người mua hoặc bán. Thị trường Apple đang hoạt
động là thị trường độc quyền nhóm.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực tế diễn ra trên thị trường
- Strategy Analytics cho biết Apple bán ra được 43,1 triệu iPhone trong quý
II/2019, giảm 17% so với con số 52,2 triệu chiếc vào cùng kì năm 2018 (năm tài
khóa). Một số liệu khơng mấy tốt đẹp khác đó là doanh thu từ iPhone của Apple
đã giảm từ 38 tỷ USD trong quý II/2018 xuống còn 31 tỷ USD trong quý vừa
qua. Giá trung bình của mỗi chiếc iPhone bán ra trong quý vừa qua cũng giảm
còn 720 USD, so với mức 728 USD của năm ngoái, mặc dù hãng đã ra mắt chiếc
iPhone đắt nhất, iPhone XS Max cuối năm 2018. Những số liệu này cũng tương
đồng với các số liệu do Counterpoint Research công bố. Theo báo cáo mới của
công ty thống kê này, 4 mẫu điện thoại bán chạy nhất thế giới trong năm qua đều
là iPhone, nhưng lại toàn là iPhone đời cũ. Cụ thể, iPhone X là điện thoại bán
chạy nhất năm 2018, theo sau là iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone 7. Điều này
cho thấy rõ sự ảnh hưởng của thị hiếu lên giá của những đồ điện tử và đặc biệt là
những chiếc điện thoại – thứ còn xem như là một thứ “trang sức” đa dụng nhất –
ngay khi hãng ra một phiên bản mới thì lập tức các điện thoại đời cũ hơn sẽ
xuống giá liên tục. Đơn cử như một chiếc iPhone XR (smartphone bán chạy nhất
thế giới năm 2019 với 46,3 triệu máy theo Wikipedia) có mức giá khởi điểm là
749 USD thì chỉ trong chưa đầy 1 năm từ ngày mở bán cho đến khi loạt iPhone
11 được phát hành (26/10/2018 – 20/9/2019) thì đã giảm đi 20% xuống chỉ cịn
599 USD. Đó là thực tế phũ phàng với thị trường cơng nghệ khi thị hiếu đóng
một vai trị rõ nét trong việc điều phối giá các thiết bị điện tử có danh tiếng lớn.
Chỉ cần từ iPhone 7 trở lên là đã có thể cập nhật các gói iOS mới nhất và chất
lượng cũng khá tốt với giá cả phải chăng nên số lượng mua không kém nhiều so
với chủng iPhone X. Vả lại việc iPhone chiếm 47% lượng smartphone cao cấp
xuất xưởng trong quý I/2019, cao gần gấp đôi con số 25% của Samsung cho thấy
phân khúc tầm cao (có giá trên 400 USD) có lợi nhuận lớn là thứ thực sự Apple
đang nhắm tới và định hướng cho iPhone. Dù doanh số hiện chỉ đứng thứ ba sau
Samsung và Huawei, Apple lại chiếm tới 66% tổng lợi nhuận của toàn thị trường
smartphone trong quý 3/2019. Chưa hết, Apple cũng dẫn đầu thị trường
smartphone với doanh thu chiếm 32%. Trong khi đó thì “ngơi vương doanh số”
khơng khiến Samsung bớt lép vế trong cuộc đối đầu về lợi nhuận khi chỉ chiếm
17%, chỉ hơn một phần tư khoảng lợi nhuận mà iPhone mang lại cho Apple.
Hình 4: Tỷ suất lợi nhuận của các hãng smartphone lớn của thế giới theo từng
quý của các năm 2018 và 2019
- Nói như vậy nhưng khơng thể phủ nhận áp lực của đại kình địch Samsung hay
các hãng đến từ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Vivo, OPPO,… Biết rằng
không thể nào cạnh tranh được với iPhone ở phân khúc cao cấp nên những tập
đồn cơng nghệ này đã đề ra chiến lược để có thể san sẻ thị trường ở phân khúc
smartphone tầm trung với mục tiêu là đem đến cho người tiêu dùng giá trị trải
nghiệm cao nhất với mức giá ưu đãi nhất. Điển hình là sự thành cơng của ơng
lớn Samsung (hãng đã tìm ra phương pháp này), Xiaomi những ngày đầu thành
lập hay Huawei, chú ngựa ô khiến cho hai ông lớn Samsung và Apple phải “tốt
mồ hơi hột” (đặc biệt là Samsung khi thị trường của hai hãng có nhiều sự tương
đồng hơn khi các sản phẩm trải đều các phân khúc thị trường từ thấp đến cao,
hay nói cách khác sự cạnh tranh sẽ gắt gao hơn so với sự cạnh tranh của các
hãng khác). Hiện nay với cơng nghệ cao thì các điện thoại có mức giá tầm trung
của các hãng như Huawei hay Samsung sở hữu một chất lượng như một chiếc
điện thoại cao cấp dẫn đến sự tăng mạnh của dòng smartphone này.
- Sơ đồ trên cho ta thấy tốc độ tăng nhanh chóng của dịng điện thoại xu hướng
của dòng smartphone tầm trung mà em đã đề cập ở trên. Đồng thời cũng là sự
Hình 5: Tỉ trọng các phân khúc điện thoại từ sơ cấp đến cao cấp vào
quý I,II/2018 và cùng kì năm 2019
giảm mạnh về tỉ trọng của các phân khúc sơ cấp và cao cấp chỉ trong vịng 1
năm. Nhưng thực tế thì doanh thu của Samsung bị giảm nhưng đã lấy lại được
một phần thị phần mất đi trong những năm gần đây. Ngược lại, mặc dù phân
khúc điện thoại tầm cao bị giảm nhưng không hề làm giảm doanh thu của
iPhone, thậm chí cịn tăng đáng kể sau khi ra mắt dòng iPhone 11.
- Với sự ưu ái từ hai thị trường tiềm năm bậc nhất là Trung Quốc và Ấn Độ (với
tổng dân số đơng và GDP bình qn đầu người tăng nhanh Trung Quốc và Ấn
Độ nhanh chóng trở thành hai thị trường điện thoại thông minh lớn nhất kỉ
nguyên số), làm cho nhu cầu sử dụng smartphone mà đặc biệt là smartphone tầm
trung tăng cao vào những năm 2014 – 2016. Vì sao chủ yếu là smartphone tầm
trung? Bởi vì mặc dù có GDP bình qn đầu người cao nhưng việc các nhà máy,
xí nghiệp hay các cơng ty, tập đoàn phát triển quá nhanh khiến cho GDP không
thực sự phản ánh đúng về thu nhập chung của đại đa số bộ phân lao động hiện
nay, khi thực tế là số lượng người có đồng lương tầm trung hiện tại chiếm phần
lớn số lượng người lao động. Nhưng vì đời sống, an sinh xã hội phát triển làm
cho nhu cầu sử dụng điện thoại cũng tăng lên nên các loại điện thoại có giá rẻ
nhưng chất lượng cao của các hãng smartphone Trung Quốc rất được ưa chuộng.
Mặc dù nhu cầu sử dụng những chiếc điện thoại thực sự cao cấp và đắt tiền của
người dân hai thị trường màu mỡ nhất thế giới này là không cao lắm, nhưng vẫn
tăng rất nhiều so với trước kia trong các năm trở lại đây (nhất là Ấn Độ). Tuy
vậy thì vào hiện tại, nhu cầu sử dụng điện thoại không cao như trước khiến cho
thị trường Trung Quốc giảm doanh số. Nhưng ở chiều hướng khác, Counterpoint
thống kê rằng trong q II/2019, số lơ hàng smartphone có giá từ 430 USD trở
lên tăng 33% lên mức cao kỉ lục trong khi thị trường điện thoại Ấn Độ chỉ tăng
6%. Tổng kết lại cơ cấu thị trường của Trung Quốc và Ấn Độ thì ta thấy thị
trường điện thoại thơng minh Trung Quốc hiện đang được thống trị bởi 4 thương
hiệu chủ nhà: Huawei (42%), Vivo (18.3%) và OPPO (16.6%) và Xiaomi
(9.8%). Các thương hiệu này cũng chiếm ưu thế ở Ấn Độ với thị phần trong
Q3/2019 là Xiaomi (27.1%), Vivo (15.2%), Realme (14.3%) và OPPO (11.8%),
tăng trưởng từ 8,5 đến 400% so với năm ngoái (theo IDC Quarterly Mobile
Phone Tracker vào tháng 11/2019). Trong khi đó thì Samsung hiện chiếm 18,9%
thị phần thị trường Ấn Độ nhưng đang trên đà sụt giảm mạnh và đặc biệt là
chiếm không đến 1% thị phần của thị trường Trung Quốc. Những thực trạng này
cho thấy sự đi xuống đáng kể của Samsung, ông lớn nắm nhiều thị phần nhất của
toàn bộ thị trường trên thế giới. Mặc dù vậy, với kinh nghiệm cùng với sự lão
làng của mình thì Samsung đã cho ra đời các dòng Galaxy A, C, J series với giá
thấp và tạo nên xu hướng trên toàn thế giới với việc liên tục cho ra các sản phẩm
mới có chất lượng cao và giá thành rẻ nhằm kích cầu tăng doanh số. Chiến lược
của Samsung chấp nhận việc giảm doanh thu để đổi lại tăng doanh số và lấy lại
hay chí ít là ổn định thị phần trước những địn tấn công mạnh mẽ từ các hãng
điện thoại lớn của Trung Quốc.
- Quay trở lại thị trường thế giới, tình hình thị trường smartphone từ 2019 đến nay
thực sự rất khó đốn khi mà gần như tất cả các tập đoàn đều hướng đến các mục
tiêu như: mẫu điện thoại gập, camera lỗ hay màn hình cong nhưng đặc biệt nhất
là liên kết mạng 5G. Các thương hiệu Android đã và đang gấp rút chạy đua để
cho ra đời các sản phẩm có thể sử dụng được mạng 5G với giá rẻ nhằm kích cầu
khi doanh số điện thoại trên thị trường toàn cầu đang liên tục giảm. Chúng ta vẫn
có thể chờ đợi một sự trở lại mạnh mẽ thường thấy từ ông lớn Apple như mọi khi
với chiến lược quen thuộc là nhường thị phần 3 quý đầu năm lại cho các hãng
khác để rồi bùng nổ vào quý IV cuối năm như chiến lược những năm trở lại đây.
Chiến lược của Apple được định hình từ khi bắt đầu đạt được thành cơng sau khi
xuất xưởng dịng iPhone 8 năm 2017. Trái ngược với các hãng điện thoại nhắm
nhiều tới phân khúc điện thoại có mức giá trung bình, ra mắt các dịng mới, sản
phẩm mới liên tục thì iPhone chỉ ra mắt 2 kiểu sản phẩm trong 1 năm, giữa năm
cho ra một sản phẩm tầm trung và đánh mạnh vào cuối năm với một sản phẩm
cao cấp và có nhiều điểm đặc biệt hơn với các dịng trước đó. Biểu đồ dưới đây
sẽ cho thấy rõ chiến lược của Apple cho thương hiệu iPhone của họ trong thị
trường những năm gần đây.
- Tốc độ phát triển của Huawei vài năm trở lại đây là rất lớn, chiếm vị trí thứ hai
về thị phần điện thoại tồn cầu của iPhone và áp sát vị trí thứ nhất của Samsung.
Tuy nhiên tham vọng vượt qua Samsung để đứng đầu doanh số bán ra của
smartphone tồn cầu hiện đang bị chững lại và có phần bất khả thi hơn khi chịu
sức ép hạn chế thương mại từ Mỹ và bị Google tước giấy phép sử dụng Android.
Tuy vậy, nhờ vào 40% thị phần của thị trường nước nhà (60% tổng doanh số của
Huawei trong 2019 theo Counterpoint Research) và việc những người dân Trung
Quốc vẫn quyết định lựa chọn tiếp tục tin tưởng thì năm 2019 của Huawei khơng
q tệ như dự đốn. Nhưng việc bị đình trệ này đã tạo tiền đề cho iPhone tăng
sức tấn công hơn trước sự suy yếu của Huawei. Cụ thể là không cạnh tranh trực
tiếp với Huawei tại thị trường Trung Quốc nữa mà sẽ thâm nhập thị trường Ấn
Độ, nơi mà Huawei không được ưa chuộng cho lắm. Quan trọng hơn, Apple đã
chấp nhận bỏ một khoản lợi nhuận lớn trên mỗi chiếc iPhone 11 Pro Max (chi
phí sản xuất 490,5 và giá bán 1099 USD) so với mỗi chiếc iPhone XS Max (chi
phí sản xuất 443 và giá bán 1099 USD) mà theo TechInsights tính tốn là 47,5
USD. Chiến thuật kích cầu này giúp cho dòng iPhone 11 đè bẹp các đối thủ khác
cả về doanh số và doanh thu quý IV/2019.
- Vậy tại sao Apple khơng giảm giá thêm cho dịng iPhone 11 Pro Max để tăng
thêm thị phần? Theo báo cáo kinh doanh của công ty trong quý IV/2018, doanh
số bán lẻ trong khoảng thời gian này là 47 triệu iPhone với mức giá trung bình
1000 USD/ 1 chiếc, sau khi trừ đi hết chi phí đầu vào và các chi phí vận
Hình 6: Thị phần các hãng điện thoại lớn từ quý IV/2018 đến q IV/2019
chuyển, đóng gói,… thì thu được 237 USD hay tương đương 23% giá bán lẻ và
tỉ lệ lãi gộp là 30%, một con số khá ấn tượng trong ngành sản xuất điện thoại.
Nhưng nếu Apple giảm giá khoảng 10% thì sao? Có thể thu được một doanh số
lớn hơn nhiều bởi vì iPhone là nhãn hiệu điện thoại được nhiều người yêu thích
và doanh số tăng thêm sẽ bù đắp được mất mát từ việc giảm giá bán lẻ. Nhưng
không, theo Gerardo Dada, một chuyên gia tiếp thị có trên 20 năm kinh nghiệm
trong mảng kinh doanh đồ cơng nghệ thì nếu sử dụng dữ liệu trên, giả sử Apple
giảm giá iPhone 10% thì lợi nhuận của họ sẽ giảm 45%. Tương tự, nếu mức
giảm giá là 20% thì mức lợi nhuận sẽ giảm sâu hơn 90%. Đồng ý là nếu giảm
giá, Apple sẽ bán được nhiều iPhone hơn nhưng không ai thực sự biết chắc
chắn là nhiều hơn bao nhiêu. Đó là tỷ lệ nhu cầu / giá bán, là khái niệm "độ co
giãn cung/cầu theo giá" mà các nhà sản xuất đều phải cân nhắc trong khâu định
giá sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Thường thì nhu cầu sẽ tăng lên khi
giá bán thấp hơn, nhưng đó khơng phải một mối quan hệ tuyến tính. Nhu cầu sẽ
chỉ tăng đến một mức nào đó sẽ dừng lại, chứ khơng thể tăng mãi được.
3.2. Phân tích S.W.O.T về tiềm năng của iPhone.
3.2.1.
-
Strengths (Điểm mạnh)
Biểu tượng điện thoại được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới: iPhone là
nhãn hiệu điện thoại thuộc Apple tập đồn cơng nghệ lớn nhất thế giới với biểu
tượng quả táo cắn dở nổi tiếng. Điều này giúp iPhone nâng cao giá trị thương
hiệu, và ngược lại, iPhone kiếm về hàng tỷ khách hàng với mức tăng ổn định
mỗi năm. Ngoài ra, Apple là một thương hiệu được u cầu trong các văn
phịng cơng ty. Apple có một trang kinh doanh cụ thể cung cấp các giải pháp
-
công nghệ chất lượng hàng đầu cho mọi nhu cầu của mọi tập đồn.
Cơng nghệ hàng đầu: Khi iPhone 4 lần đầu ra mắt đã làm thay đổi cả thế giới
với định nghĩa về smartphone. Ngày nay, iPhone vẫn là nhãn hiệu đi đầu về
công nghệ và hiện đang quyết tâm xây dựng, chế tạo các thiết bị tốt hơn, hiện
-
đại hơn.
Nghiên cứu thành thạo: Với số sản phẩm được ra mắt trong 1 năm quá ít đã cho
thấy iPhone được các nhà nghiên cứu đặt sự cống hiến vào việc thiết kế, tạo ra
sản phẩm như thế nào. CEO hiện tại của Apple thường đọc vài trăm mail phản
hồi của khách hàng, người đứng đầu có khao khát hiểu nhu cầu và yêu cầu của
khách hàng như vậy thì tại sao các nhân viên đầy nhiệt huyết lại khơng chứ
-
nhỉ?
Tính bền vững và có thể tái chế: Hầu hết các bộ phận của iPhone đều có thể
được tái sử dụng. Chính vì sự bền vững đó, Apple tạo ra một con robot tên là
Liam để có thể tái chế lại nhằm tạo nguồn nguyên liệu mới, giảm chi phí đầu
vào cho sản phẩm và đồng thời giảm tác hại đến môi trường.
3.2.2.
-
Weaknesses (Điểm yếu)
Thiếu chiến lược Marketing – dịch vụ kèm theo như khuyến mãi: Apple củng
cố cho cơ sở của họ bằng cách thiết lập một lượng khách hàng hùng hậu, trung
thành nhưng không đề cao lắm chiến lược tiếp thị bởi sự thành công của họ rất
-
lớn so với các hãng khác.
Thiếu cạnh tranh: iPhone không thực sự cạnh tranh với các đổi thủ, bạn chỉ
nghe về chúng khi Apple tung ra một sản phẩm điện thoại mới hay một bản cập
-
nhật (những thứ thực sự quan trọng).
Sản phẩm có giá cao: Các sản phẩm iPhone có thể được đánh giá là mặt hàng
xa xỉ do giá cao và giá trị thương hiệu lớn, điều này làm thu hẹp thị trường lại
-
thành chỉ có những cá nhân có thu nhập trung bình cao mới có thể mua được.
Hệ điều hành riêng biệt và khơng tương thích với các thiết bị khác: Khi bạn sử
dụng iPhone thì tất cả mọi thứ xoay quanh nó đều được tạo ra bởi Apple, kể cả
hệ điều hành cũng vậy, rất nhiều thứ được tạo ra để chỉ có thể dùng cho “vũ trụ
Apple”. Điều này gây bất lợi khi Aindroid chiếm 72,33% thị phần thế giới
trong khi iOS chỉ chiếm 24,55%.
3.2.3.
-
Opportunities (Cơ hội)
Tăng trưởng khách hàng nhất quán: Apple dẫn đầu về công nghệ, họ cung cấp
chất lượng hàng đầu và công nghệ tiên tiến mang đến sự đột phá cho trải
nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ duy trì khách hàng lên tới 92% là một con số phi
-
thường.
Chun gia có trình độ: Apple đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối
-
và quan tâm đến tiếp thị hơn như thời của Steve Jobs.
Các phụ tùng, thiết bị đeo điện tử đi kèm: Theo Forbes, doanh số thiết bị đeo sẽ
tăng gấp đôi vào năm 2020. Và với sự liên kết mật thiết và độc lập của “vũ trụ
Apple” thì điều này thúc đẩy sự tăng trưởng trên tất cả các mặt hàng.