Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KIEN THUC DOC HIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 5 trang )

ĐỌC – HIỂU, CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI
TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
A. Nắm vững những kĩ năng/kiến thức cơ bản sau:
I. Các phương thức biểu đạt:
1. Miêu tả: Câu thơ, câu văn vẽ lại hình ảnh thiên nhiên hoặc chân dung con
người, sự vật
2. Tự sự: đoạn thơ, đoạn văn trần thuật (hoặc kể) các chi tiết, sự việc xảy ra
trong cuộc sống
3. Thuyết minh: đoạn văn nói rõ, hoặc giải thích những đặc điểm sự vật, sự việc
theo thực tế khách quan, không miêu tả hay hư cấu như các tác phẩm truyện
4. Biểu cảm: Xen kẽ những hình ảnh, sự việc, sự vật tác giả bày tỏ những
cảm xúc chủ quan: yêu thương, trân trọng, tự hào, buồn đau, xót xa, căm ghét,...
5. Nghị luận: Xen kẽ miêu tả và kể chuyện, người viết dùng lí lẽ nêu những suy
ngẫm, triết lí về những quy luật của thiên nhiên, của xã hội con người. Phương
thức này thường xuất hiện trong những áng văn của một số tác giả có phong
cách đặc biệt: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm...
6. Điều hành
II. Các phong cách ngôn ngữ:
1. Sinh hoạt
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về khơng gian, thời gian, hồn cảnh giao tiếp, nhân vật
giao tiếp, nộii dung và cách thức giao tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ,
thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có
thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích,
nghề nghiệp,…
Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân
vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.
2. Nghệ thuật


– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so
sánh, hốn dụ, điệp…
+ Tính truyền cảm: ngơn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm
xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang
viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngơn ngữ cịn
thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện
ngắn, tiểu thuyết, tuỳ


3. Báo chí
– Tính thơng tin thời sự: Thơng tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian,
nhân vật, sự kiện,…
– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn,
quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng khơng q 3 trang báo và
thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
– Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự
tị mị của người đọc.
Nhận biết :
+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và
ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thơng
tin trong văn bản có tính thời sự
4. Chính luận
Cách nhận biết ngơn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :
-Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn
hóa, tư tưởng,…

-Có quan điểm của người nói/ người viết
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị
– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của
các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
5. Khoa học
…….. …….
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hồ, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái qt cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình
bày,
6. Hành chính
Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở
đầu và kết thúc
+Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản
+Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản
Ngoài ra, văn bản hành chính cịn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể
nhận biết một cách dễ dàng.
III. Các thao tác lập luận:
1. Giải thích: cắt nghĩa từ ngữ, ý tưởng...( đặt và trả lời câu hỏi: Nghĩa là gì?)
2. Phân tích: chia đối tượng thành nhiều bộ phận để khám phá, giải mã
3. Chứng minh: dùng dẫn chứng để minh chứng cho lí lẽ đã nói trong luận đề và
luận điểm
4. So sánh: Đối chiếu ý tưởng, hình ảnh, sự việc này với sự việc khác tương
đồng hoặc đối lập


5. Bác bỏ: Nêu những ý tưởng hoặc sự việc trái với lẽ thường, những sai
lầm để phê phán, bác bỏ

6. Bình luận: khen chê một đối tượng nghị luận/mang tính chủ quan cua người
viết
IV. Ba cách dẫn dắt ý, sáu bút pháp, bốn cách trần thuật, hai thời gian trần
thuật
1. Ba cách dẫn dắt ý: Diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp
2. Sáu bút pháp: Hiện thực, lãng mạn, trữ tình, triết lý, tượng trưng, lạ hóa
3. Bốn cách trần thuật: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng tôi, kể chuyện), Ngôi thứ
hai (Nhân vật phụ kể về nhân vật chính), Ngơi thứ ba (Tác giả kể), Ngơi thứ ba
gián tiếp (tác giả hịa vào nhân vật kể chuyện)
4. Hai thời gian trần thuật: Thời gian kể chuyện thường ngắn, thời gian được kể
trong câu chuyện thường dài
V. Những nghệ thuật ngôn từ:
1. Dùng từ: từ tượng hình, tượng thanh, phối hợp các thanh điệu giàu tính nhạc,
phối hợp các từ ngữ thuần Việt với từ Hán, Hán – Việt...
2. Viết câu: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê,...lặp cấu trúc, đối lập, câu hỏi tu từ, cảm
than...
3. Các phép liên kết: Phép nối, Phép lặp, Phép thế, Phép liên tưởng,...
B. Vận dụng các kĩ năng để trả lời câu hỏi:
I. Ngữ liệu của đề là thơ ca (Bài thơ hay đoạn thơ). Những câu hỏi thường xuất
hiện và cách trả lời:
1. Thể thơ, giọng điệu?: Trả lời
- Thơ lục bát: giọng mềm mại, có vần có nhịp uyển chuyển, gần lời ru, tiếng hát
trong dân ca
- Thơ thất, bát, ngũ ngôn: giọng rắn rỏi, nhịp cân đối mang âm hưởng thơ ca
trung đại
- Thơ tự do: câu thơ dài ngắn linh hoạt tuy không vần nhưng thanh điệu đầy tính
nhạc, nhịp điệu hài hịa, trơi chảy, trau chuốt...
2. Những phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ?
3. Những dấu hiệu nghệ thuật (hoặc tu từ) đặc sắc trong văn bản? Trả lời:
- Huy động kiến thức về nghệ thuật ngôn từ ( Đã nêu ơ trên)

- Trả lời theo đúng yêu cầu (Nếu yêu cầu là “những biện pháp” thì cần chỉ ra từ
hai dấu hiệu nghệ thuật trở lên)
- Nội dung trả lời gồm: Chỉ rõ dấu hiệu nghệ thuật => Nêu tác dụng và hiệu quả
trong văn bản
4. Chủ đề, nội dung hoặc cảm hứng toát ra từ văn bản? Viện dẫn những tác
phẩm cùng đề tài? Phát biểu cảm nghĩ về riêng mình? Trả lời:
- Chủ đề, nội dung và cảm hứng chính: Dựa vào nhan đề (Nếu có), hoặc những
từ khóa, hình ảnh nổi bật để trả lời (Chú ý ngắn gọn, thường chỉ là 1 hoặc 2 câu)
- Viện dẫn tác phẩm cùng đề tài: Nêu ít nhất hai tên tác phẩm, tác giả
- Phát biểu cảm nghĩ: Nên viết theo phương thức nghị luận, dẫn dắt kiểu tổng –
phân – hợp
II. Ngữ liệu của đề là truyện, kịch, kí...: Những câu hỏi thường xuất hiện và
cách trả lời:
1. Phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ? (Cách trả lời tương tự câu hỏi
về thơ)


2. Những dấu hiệu nghệ thuật? (Cách trả lời tương tự câu hỏi về thơ)
3. Chia đoạn, nêu đại ý mỗi đoạn, chủ đề của truyện, đoạn văn? Đặt nhan đề cho
văn bản? Trả lời:
- Chia đoạn: Dựa vào dấu hiệu của hình thức văn bản: xuống dịng, các từ khóa,
từ đó nêu đại ý mỗi đoạn
- Chủ đề, đặt nhan đề: dựa vào từ khóa để trả lời
4. Phát biểu cảm nghĩ? Nên viết theo phương thức nghị luận, dẫn dắt kiểu tổng
– phân – hợp
III. Ngữ liệu của đề là bài (hoặc đoạn) báo, bài (hoặc đoạn) chính luận,nghị luận
văn học, bài (hoặc đoạn) thuyết minh khoa học. Những câu hỏi thường xuất
hiện và cách trả lời
1. Phương thức biểu đạt? Phong cách ngôn ngữ? Trả lời:
a. Trong bài (hoặc đoạn) báo thường là tự sự kết hợp miêu tả...Trong bài

(hoặc đoạn) thuyết minh thường là miêu tả kết hợp thuyết minh...Trong
bài( hoặc đoạn) nghị luận thường là phương thức nghị luận
b. Trong bài (hoặc đoạn) báo thường là phong cách ngơn ngữ báo chí “Thơng
tin kịp thời, ngắn gọn, hấp dẫn”... Trong bài (hoặc đoạn) thuyết
minh thường là phong cách ngôn ngữ khoa học “Khái quát, trừu tượng,logic,
phi cá thể”... Trong bài( hoặc đoạn) chính luận thường là phong cách ngơn ngữ
chính luận “Cơng khai tư tưởng, chính kiến, chặt chẽ, truyền cảm”...
2. Những dấu hiệu nghệ thuật?
3. Chia đoạn, nêu đại ý mỗi đoạn, chủ đề của truyện, đoạn văn? Đặt nhan đề cho
văn bản? Trả lời:
- Chia đoạn: Dựa vào dấu hiệu của hình thức văn bản: xuống dịng, các từ khóa,
từ đó nêu đại ý mỗi đoạn
- Chủ đề, đặt nhan đề: dựa vào từ khóa để trả lời
4. Giải thích một hình ảnh, câu văn...hoặc phát biểu cảm nghĩ về một ý tưởng,
đề xuất trong văn bản?
a. Huy động kĩ năng giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, giải mã đề để thực hiện
yêu cầu
b. Phát biểu cảm nghĩ: nên viết ngắn gọn nhưng có luận điểm rõ ràng và đặc
biệt thể hiện được quan điểm cá nhân.
C. Các bước làm bài:
I. Đọc kĩ văn bản, xác định cơ bản về nội dung và phân loại văn bản
II. Thực hiện các yêu cầu của đề:
- Chú ý những khái niệm dễ nhầm lẫn như phong cách ngôn ngữ và thao tác lập
luận...
- Nên trả lời lần lượt để bài làm bám sát được đáp án.
- Trả lời theo đoạn văn hoặc câu văn. Hết mỗi ý, mỗi câu xuống dịng.
Tuyệt đối khơng gạch đầu dòng
- Chú ý phân chia thời gian cho các câu hỏi hợp lý
III. Kiểm tra lại bài làm



IV. Tóm lại
Bắt đầu từ đâu?
Với 3 mức độ: Nhận biết, thơng hiểu và vận dụng, các thí sinh học Tự nhiên hay
Xã hội đều có thể đạt từ 2 điểm phần đọc hiểu. Các em không thể học ôn tất cả
từng bài từ THCS nhưng cần quan tâm trọng điểm sau:
1. Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi
dưới phần trích của đề bài để chọn. Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học,
Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính cơng vụ.
2. Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách
trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc
động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết
trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật,
sự việc (Miêu tả).
3. Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, lặp từ, nói q, nói
giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo
ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê.). Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng
nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp
dẫn, sâu sắc.
4. Đọc kỹ đoạn trích trong đề bài, đặt tên nhan đề, nêu đại ý, hay cảm xúc trong
đoạn văn ngắn 5-7 dịng. Thí sinh cần trả lời các câu hỏi: Đoạn trích viết về ai?
Vấn đề gì? Biểu hiện như thế nào? Đặt trong tình huống bản thân để nêu hành
động cần thiết.
5. Văn bản trong đề chưa thấy bao giờ nên các trò cần đọc nhiều lần để hiểu
từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết
câu, cách ngắt dòng...




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×