Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Môi trường chính trị luật pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.85 KB, 2 trang )

Mơi trường chính trị - luật pháp
Yếu tố mơi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần
xem xét. Các yếu tố của mơi trường chính trị và luật pháp cần xem xét đánh giá bao gồm
bao gồm:
1.1. Sự ổn định chính trị
Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo điều kiện hay gây nên rủi ro không lường trước
được đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại hay xuất khẩu hàng hoá
quốc tế. Một doanh nghiệp kinh doanh ln bị ảnh hưởng bởi chính sách, thể chế của đất
nước cũng như nước nhập khẩu hay đầu tư. Môi trường chính trị lý tưởng cho doanh
nghiệp là một chính phủ ổn định và thân thiện. Việt Nam hiện tại được đánh giá là một
nước ổng định về chính trị.
1.2. Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện
Thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, chưa có sự
đồng bộ thực sự và nhuần nhuyễn của cả ba hoạt động nói trên. Có thể nói, do quan niệm
truyền thống về hệ thống pháp luật của chúng ta chỉ là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật đã dẫn đến sự tách bạch, rời rạc của các hoạt động liên quan. Hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện nay về hình thức chúng ta mới chỉ làm tương đối tốt ở khâu giữa là
xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, còn khâu đầu và khâu cuối là phân tích, định hướng
chính sách và tổ chức thi hành pháp luật còn rất yếu kém.
1.3. Luật cạnh tranh, chống độc quyền
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất
quán. Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách
nào theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Chưa có những
hiệp hội người tiêu dùng đủ mạnh dể hỗ trợ cho việc giám sát cạnh tranh và độc quyền.
1.4. Các chính sách thuế
Chính sách thuế đã dần hồn thiện nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân.
Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi thuế như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
ưu đãi thuế, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Ưu đãi thuế thuế doanh nghiệp gồm:
Ưu đãi về thuế suất và miễn, giảm thuế. Đối tượng được ưu đãi thuế là doanh nghiệp
thành lập mới từ dự án đầu tư, không áp dụng đối với đầu tư mở rộng; nội dung ưu đãi
thuế được thay đổi căn bản.


1.5. Luật lao động
Những chính sách mới nhất của nhà nước trong luật lao động 2021 vẫn đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý công việc hợp pháp, dân chủ, công


bằng, văn minh và nâng cao trách nghiệp xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để tạo việc làm
cũng như đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.6. Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
Nhà nước Việt Nam đã ban hành các điều luật đảm bảo các quy định về an tồn, bảo vệ
người tiêu dùng, bảo vệ mơi trường như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010, Nguyên tắc bảo vệ môi trường Luật Môi Trường 2020,…
1.7. Quy tắc trong thương mại quốc tế
Doanh nghiệp muốn tham gia thương mại quốc tế cần cân nhắc những vấn đề sau:
+ Thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngồi: ví dụ ấn Độ, Việt Nam khống chế ngoại tệ
chuyển ra nước ngoài, quy định hạn ngạch nhập khẩu, hay xuất khẩu.
+ Sự ổn định chính trị, hệ thống chính trị dễ thay đổi thì chính sách đối với tư bản và
hàng hố nước ngồi cũng thay đổi. Khi nghiên cứu marketing quốc tế, các nhà kinh
doanh cần xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của mơi trường.
+ Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc thương mại, nạn hối
lộ… trong những tình huống như vậy, marketing cần áp dụng những dạng khác nhau,
phức tạp và hoà nhập hơn, đó là “supermarketing”.
+ Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải đối mặt với một thế
giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản phi thuế được thiết kế nhằm bảo vệ thị
trường một nước khỏi sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu chuẩn nhằm bảo vệ
sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn này nhiều khi được sử dung quá
mức chặt chẽ và quá phân biệt nhằm hạn chế thương mại.




×