Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Biểu tượng phồn thực trong thơ nôm hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.16 KB, 74 trang )


B Ộ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO T

ẠO

TRƯ ỜNG Đ Ạ I H ỌC SƯ PH Ạ M TP. H Ồ CHÍ MINH

----- 🙞🙞 🙞 🙞🙞 -----

TI Ể U LU Ậ N K Ế T THÚC MÔN
VĂN H ỌC TRUNG Đ Ạ I VI Ệ T NAM III VÀ IV
(Mã h ọc ph ần: LITR145904)

Đề tài:

M Ộ T S Ố BI Ể U TƯ Ợ NG PH Ồ N TH Ự C
TRONG THƠ

NÔM H Ồ XUÂN HƯƠNG

Sinh viên th ực hi ện: Trương Th ị Thùy Dung

TP. HCM, 12 /2020


B Ộ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO T

ẠO

TRƯ ỜNG Đ Ạ I H ỌC SƯ PH Ạ M TP. H Ồ CHÍ MINH


----- 🙞🙞 🙞 🙞🙞 -----

TI Ể U LU Ậ N K Ế T THÚC MÔN
VĂN H ỌC TRUNG Đ Ạ I VI Ệ T NAM III VÀ IV
(Mã h ọc ph ần: LITR145904)

Đề tài:

M Ộ T S Ố BI Ể U TƯ Ợ NG PH Ồ N TH Ự C
TRONG THƠ

NÔM H Ồ XUÂN HƯƠNG

Sinh viên th ực hi ện: Trương Th ị Thùy Dung

TP. HCM, 12 /2020


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan những luận điểm được trình bày trong tiểu luận này là kết
quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tơi. Tơi xin hồn toàn chịu trách
nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tơi nêu ra trong tiểu luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Thùy Dung


2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................1
A. DẪN NHẬP...........................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát....................................7
4. Lịch sử vấn đề.................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................9
6. Đóng góp của tiểu luận.................................................................11
7. Cấu trúc tiểu luận..........................................................................11
B. NỘI DUNG..........................................................................................12
Chương 1: Những vấn đề chung..............................................................12
1. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương...............................................12
1.1. Thời đại..................................................................................12
1.2. Cuộc đời.................................................................................16
1.3. Sự nghiệp thơ ca.....................................................................20
1.3.1. Tập thơ Lưu Hương kí.....................................................................20
1.3.2. Tập thơ Xuân Hương thi tập............................................................22


3
2. Khái quát về tín ngưỡng phồn thực trong nền văn hóa dân gian
Việt ..............................................................................................................
Nam...................................................................................................24
3. Khái niệm “biểu tượng”................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:..........................................................................27
Chương 2: Một số biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương......28
1. Cơ sở hình thành...........................................................................28
1.1. Cơ sở khách quan...................................................................28

1.2. Cơ sở chủ quan.......................................................................33
2. Phân loại........................................................................................34
2.1. Biểu tượng gốc – những biểu tượng trong “kho tàng chung” 35
2.1.1. Những biểu tượng liên quan đến cơ quan sinh sản..........................36
2.1.2. Những biểu tượng liên quan đến hành động tính dao......................45
2.1.3. Những biểu tượng liên quan đến thân thể người phụ nữ.................48
2.2. Biểu tượng phát sinh – biểu tượng sáng tạo của Hồ Xuân
Hương ..............................................................................................50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:..........................................................................52
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân
Hương.............................................................................................................54
1. Thể thơ..........................................................................................54


4
2. Tư duy liên tưởng.........................................................................57
3. Ngơn ngữ......................................................................................59
4. Chi tiết, hình ảnh...........................................................................62
5. Thủ pháp nghệ thuật......................................................................63
5.1. Sử dụng hình thức chơi chữ...................................................63
5.2. Sử dụng lối nói lái..................................................................64
5.3. Sử dụng từ láy........................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:..........................................................................67
C. KẾT LUẬN.........................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................71


5
A. DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài

Hồng Trung Thơng trong bài “ Hồ Xuân Hương – Người đó là ai” có
những câu thơ khá hay viết về Hồ Xuân Hương:
…Nàng Hương ơi
Người ta bình luận về dâm và tục trong thơ nàng
Nhưng tôi vẫn thấy mùi hương phảng phất
Mùi hương của thơ ca.
…………………………………………….
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, người con gái họ Hồ quê ở Quỳnh Lưu,
Nghệ An ấy đã xuất hiện trên thi đàn văn học như một cơn gió lạ, thổi tung
lớp rêu phong cổ kính của chế độ phong kiến già nua và rải khắp nhân gian
mùi hương kì diệu: hương của đất, của nước, của gió, của trăng, của đá, của
rêu, của lạch, của khe, của những hội hè đình đám (đánh đu), của những sinh
hoạt đời thường (tát nước, dệt cửi), đến cả chiếc bánh trôi, con ốc nhồi, chiếc
lá đa cũng dậy hương dưới bút thơ của nàng. Đó là mùi hương của sự sống
phập phồng, của xuân tình phơi phới, của khát khao cháy bỏng, của nhựa sống
tràn trề…Đó là tất cả những gì rạo rực, đắm say nhất, tự nhiên nhất và vì thế
mà cũng mang đậm tính người nhất.
Sáng tác của nữ sĩ tìm về cội nguồn của văn hóa dân gian. Cách diễn đạt
của Hồ Xuân Hương gần với ca dao, tục ngữ, thấp thoáng hội hè phong tục,
học tập kiểu đố thục giảng thanh của nhân dân lao động. Dù được tôn xưng là
“Bà chúa thơ Nôm”, đồng thời là một tác giả văn học viết của một nền học
thức bác học phong kiến, vậy mà thơ của bà lại phần nhiều gần gũi với nhân
dân lao động. Sự gần gũi đó biểu hiện qua từng chi tiết, hình ảnh cuộc sống


6
sinh hoạt thường nhật, thậm chí là văn hóa, tín ngưỡng phồn thực – cái duyên
“dính dán tự ngàn xưa” của con người. Theo Đỗ Lai Thúy cho rằng “Những
biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương là những biểu tượng văn
hóa- tơn giáo. Chúng là hiện thân của những siêu mẫu được hình thành và tồn

tại từ thời con người chưa có chữ viết.”(5,111).
Biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, đa dạng
và nó mang nhiều tầng nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, liên quan đến các bộ sinh
sản của người phụ nữ như hang thì có “Hang Cắc Cớ”, “Hang Thánh Hóa”,
động thì có “Động Hương Tích”, nước thì có “Giếng thơi”,….Bên cạnh những
biểu tượng gốc nói theo Cao Bá Quát là “kho trời chung” của tất cả mọi
người, nhưng cũng không của riêng ai; là hàng loạt biểu tượng được coi là
sáng tạo riêng của Hồ Xuân Hương, bà đã biết chiếm giữ lấy cho riêng mình,
“vơ tận của riêng mình”, mà khơng làm thiệt hại đến ai, thậm chí cịn làm
phong phú cho người khác.
Người viết ln khao khát tìm hiểu, khám phá cái đẹp, cái hay, cái lung
linh huyền ảo qua những bài thơ Nôm của bà nên chọn đề tài “Một số biểu
tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”. Có thể nói, thơ Hồ xn
Hương tìm hiểu mãi cịn bí ẩn mãi, tìm mãi cịn mãi. Bởi bà đã tìm cho mình
một phong cách riêng, những sáng tạo riêng qua tài năng sử dụng những biểu
tượng.
2. Mục đích nghiên cứu
Rất nhiều nhà khoa học trong nước lẫn ngoài nước với rất nhiều những
cơng trình nghiên cứu, đã khám phá những điều mới mẻ, những điều diệu kì
qua những bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
thể hiện sự độc đáo của riêng nhà thơ. Đó là sự dí dỏm, tinh nghịch, đơi lúc
thật mạnh mẽ, táo bạo, nhưng rất hồn nhiên và đầy nữ tính. Ngơn ngữ tài hoa


7
đã khéo léo mở ra trường nghĩa hàm ẩn, gợi cho người đọc sự suy ngẫm và
liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm qua hàng loạt những biểu tượng phồn
thực.
Bài nghiên cứu này, người viết không xét những vấn đề đó là dâm hay tục,
mà sẽ nhìn nhận những biểu tượng ẩn nấp sau những trang thơ của bà là sản

phẩm của một tín ngưỡng từ ngàn xưa đồng thời là sáng tạo riêng, độc đáo
của bà chúa thơ Nơm.
Người viết muốn tìm hiểu, khám phá và làm rõ nội dung cũng như nghệ
thật của các biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương để thấy
được
cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, cái lung linh trong thơ của bà.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Nội dung của tiểu luận chủ yếu đi sâu tìm hiểu: Một số yếu tố phồn thực
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương trên cơ sở kế thừa và tiếp thu một cách trân
trọng những giá trị từ cơng trình Hồ Xuân Hương – Hoài niệm và phồn thực
của tác giả Đỗ Lai Thúy.
Do thời gian và khả năng còn hạn chế mà đề tài tiểu luận khá rộng, trong
phạm vi bài viết này, tôi xin chỉ xin đi sâu vào hai ý chính: nội dung và nghệ
thuật xây dựng biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Về thơ Nôm Hồ Xuân Hương, tôi dựa trên tài liệu Thơ Hồ Xuân Hương”
của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc xác định có khoảng bốn mươi bài thơ Nơm
truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Giáo sư Lê Trí Viễn trong Nghĩ về thơ Hồ
Xuân Hương cũng cho rằng thơ Nôm xác định tương đối chính xác của nữ sĩ
họ Hồ thì có độ bốn mươi bài. Tiểu luận sẽ không xét đến những bài thơ Nơm
trong Lưu Hương kí vì có phong cách khác, khơng liên quan nhiều đến đề tài
tìm hiểu của tiểu luận.


8
4. Lịch sử vấn đề
Một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, thơ Hồ Xuân Hương hầu như
được xem là di sản tinh thần gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và cả
thường thức. Khoảng thời gian gần đây, thơ của nữ sĩ được nhìn nhận, đánh
giá khách quan hơn và trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều chun
luận, cơng trình văn học sử, tiểu luận,...

Lựa chọn và nghiên cứu vấn đề này, người viêt đã khảo sát tài liệu, tổng
hợp lấy ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu đi trước. Trong đó có nhiều cơng
trình liên quan trực tiếp đến bài tiểu luận. Sau đây, tôi xin trích một số ý kiến
tiêu biểu.
- Nhà thơ Xuân Diệu trong cơng trình Hồ Xn Hương – Bà chúa thơ
Nôm (Nxb Phổ Thông, Hà Nội, 1962), đã nhận xét các tầng nghĩa trong thi ca
của nữ sĩ: “...mang hai nghĩa, nghĩa phô ra và nghĩa hàm ẩn [...]. Thơ Hồ
Xuân Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được? Bảo rằng nó hồn tồn thanh
thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Hồ Xuân Hương có mốn
giáu đâu? Mà bảo rằng nó nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?”. [4,225.]
- Nguyễn Tn trong tiểu luận Băm sáu cái nõn nường Hồ Xuân Hương
cũng có ý kiến: “Thế giới nhân sinh quan của Hồ Xuân Hương là một nhỡn
quang nõn nường, bất cứ cái gì, bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn ngânvang lên
chỉ nõn nường” [4,353]
- Đỗ Lai Thúy trong bài viết Phong cách thơ Hồ Xuân Hương (Tạp chí
Văn học, số 12/1998) cũng có ý kiến xác đáng: “Có lẽ, mỗi bài thơ của Xuân
Hương, đằng sau cái ý nghĩa đời thường, ý nghĩa xã hội, chính là ý nghĩa của
tâm linh. Tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người Xuân Hương chính
là con người vũ trụ. Hồ Xuân Hương đã làm được điều tưởng như không thể
nào làm được, cái khơng thể đã thành có thể” [4,,269]


9
- Nhà phê bình văn học người nước ngồi N.I.Niculin quan tâm tới biểu
tượng hai mặt trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Ông cho rằng: “Nữ sĩ đã
sáng tạo ra những bài thơ biểu tượng hai mặt, trong đó hình ảnh kì dị của
thân thể con người hịa lẫn chỗ lồi lõm trên mặt đất” [4,433]
- Đỗ Lai Thúy có cơng trình Hồ Xn Hương – Hồi niện và phồn thực
(Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 1999). Ở cơng trình này, Đỗ Lai Thúy đã
tìm hiểu, khảo sát sáng tác thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ văn hóa, đặc biệt là

văn hóa phồn thực. Tác giả nhấn mạnh: “Những biểu tượng phồn thực nói
chung và biểu tượng phồn thực của Hồ Xuân Hương nói riêng có hai mặt lấp
lửng thiêng và tục, thanh và tục nhưng hai mặt này không chết cứng như hai
mặt của tờ giấy mà ln ln có sự vận động, chuyển hóa vào nhau để tạo
thành một trạng thái hòa quyện, hai mà một, tồn tại mà không tồn tại, vừa
trái ngược lối tư duy nhị nguyên, vừa đảm bảo tính hứng thú cho người đọc
khi họ đươc5 chuyển dịch từ thanh sang tục trong một biến dịch không
ngừng” [5,168] - Tác giả Đỗ Đức Hiếu trong tiểu luận Thế giới thơ Nôm Hồ
Xuân Hương cũng nhận xét: “Ở đây, trạng từ giữ một chức năng quan trọng.
Nó đẩy màu sắc lên cực độ, tối đa, nó tạo ra trong văn bản cái khơng đồng
chất, cái bất ngờ, nó gẫy khúc. Nó có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái bình
thường sang cái ẩn dụ - cơ thể người phụ nữ” [4,399]
Ngoài những ý kiến trích dẫn trên đây, cịn rất nhiều ý kiến khác cũng đề
cập đến vấn đề mà tiểu luận quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trên tinh
thần tiếp thu những giá trị của các nghiên cứu đi trước cộng với sự nỗ lực tìm
tịi, khám phá, sáng tạo của bản thân, người viết muốn tìm hiểu thế giới biểu
tượng phồn thực phong phú và sinh động của nữ sĩ họ Hồ một cách cụ thể hơn
thông qua nội dung cũng như cách thức xây dựng.


10
5. Phương pháp nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài tiểu luận, người viết sẽ vận dụng một số phương
pháp chủ yếu như sau:
Phương pháp lịch sử
Tiểu luận khảo sát “Một số biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương” là muốn làm rõ những biểu tượng phồn thực trong những bài thơ
Nôm của tác giả. Muốn vậy phải đề cập đến đời và thơ của tác giả. Đặt tác giả
và tác phẩm vào một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể để xem xét, đánh giá là
một hướng nghiên cứu tích cực và đạt hiệu quả. Phương pháp lịch sử hướng

đến việc tìm hiểu hồn cảnh chính trị xã hội, văn hóa, tư tưởng, thời đại mà
tác phẩm ra đời. Từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về cái hay,
cái mới lạ, cái lung linh của tác phẩm.
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng được dùng xuyên suốt trong q trình
nghiên cứu. Vì phải phân tích, chia nhỏ các vấn đề ra để làm sáng tỏ, sau đó
tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể.
Phương pháp thống kê phân loại
Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng phong phú và đầy phức tạp bởi
tính đa nghĩa của nó. Đặc biệt là thơ Nôm truyền tụng. Người viết sẽ các
thống kê trong khoảng bốn mươi bài thơ Nơm của bà thì có bao nhiêu bài có
chứa biểu tượng phồn thực. Sau đó, phân loại ra những tác phẩm nào mang ý
nghĩa biểu tượng để làm rõ.
Phương pháp so sánh
Với phương pháp này người viết sẽ so sánh thơ Nơm Hồ Xn Hương có
chứa biểu tượng phồn thực với các tác phẩm văn học dân gian cũng đề cập
đến vấn đề phồn thực để tìm ra những nét tương đồng, dị biệt ở một số khía


11
cạnh về nội dung và nghệ thuật. Từ đó, thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa
các nhà thơ. Đồng thời, thấy được cái hay riêng, cái độc đáo của riêng tác giả.
Bên cạnh đó, người viết sẽ so sánh một số tác phẩm với nhau của chính tác
giả để thấy được tài năng, sự đa dạng, sức hấp dẫn của thơ Nơm Hồ Xn
Hương.
6. Đóng góp của tiểu luận
Ý nghĩa khoa học
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, tiểu luận này có
sự kế thừa và tiếp thu những thành tựu rất đáng trân trọng của những người đi
trước. Tiểu luận nêu lên và đi sâu vào một phương diện biểu tượng phồn thực

trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dựa trên cơ sở tiếp cận từ nhân học văn hóa.
Ý nghĩa thực tiễn:
Người viết mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ hơn vẻ
đẹp nhân văn của các biểu tượng phồn thực trong thơ Nơm Hồ Xn Hương.
Từ đó khẳng định tài năng của nữ sĩ có sự kế thừa, phát huy nền văn hoá dân
gian của dân tộc.
Nghiên cứu về Hồ Xuân Hương là niềm đam mê đồng thời để tự trang bị
cho bản thân vốn hiểu biết về nhà thơ mình u thích nhằm phục vụ, hỗ trợ tốt
cho cơng tác giảng dạy văn học sau này trong nhà trường phổ thơng.
7. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận có 71 trang chính văn. Ngồi phần dẫn nhập 7 trang, kết luận 3
trang, nội dung tiểu luận 61 trang được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Một số biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm Hồ


12
Xuân Hương

B. NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương
1.1. Thời đại
Từ trước đến nay, về cuộc đời và thơ văn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vẫn là
vấn đề gây tranh cãi, tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Cụ thể bà
sinh năm nào, mất năm nào, chủ yếu sáng tác vào giai đoạn nào,.. đều chưa
được biết chính xác. Một số các nhà nghiên cứu trước đây cho Hồ Xuân
Hương sống và sáng tác vào nửa cuối thế kỉ XVIII, chủ yếu là dưới thời Tây
Sơn. Tuy nhiên một số tài liệu phát hiện gần đây thì lại thấy hình như bà sống

chủ yếu dưới thời nhà Nguyễn, khoảng nửa đầu thế kỉ XIX. Nhưng tựu trung
lại, giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn
Lê mạt – Nguyễn sơ, một thời kì đầy những biến loạn xã hội bởi nội chiến
phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là
khởi nghĩa Tây Sơn, thời kì ấy ít nhiều có ảnh hưởng đến các sáng tác của nữ
sĩ họ Hồ.
Chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ khơng cịn hưng thịnh một thời
như ở thế kỉ XV nữa mà nó đã dần đi vào thời kì khủng hoảng trầm trọng.
Giai cấp thống trị phong kiến bộc lộ bản chất xấu xa, đồi bài và đớn hèn. Sự
tranh chấp quyền lực, ngai vàng trong nội bộ giai cấp phong kiến ngày càng
trở nên gay gắt.
Chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ khơng cịn hưng thịnh một thời
như ở thế kỉ XV nữa mà nó đã đi vào thời kì khủng hoảng trầm trọng. Giai


13
cấp thống trị phong kiến bộc lộ bản chất xấu xa, đồi bại và phản động. Sự
tranh giành quyền lực, ngai vàng trong nội bộ giai cấp phong kiến thống trị
càng trở nên gay gắt. Vì quyền lợi ích kỷ của tập đồn, của dịng họ, các thế
lực phong kiến thống trị đã đẩy đất nước vào cảnh chiến tranh liên miên “nồi
da nấu thịt, cốt nhục tương tàn”. Người dân lao động vốn đã bị bóc lột, ức
hiếp, khốn khổ nay lại càng khốn khổ, điêu đứng hơn. Trong khi nhân dân cơ
cực, lầm than, bọn vua chúa phong kiến ăn chơi phóng đãng. Theo Hồng Lê
nhất thống chí của Ngô Gia Văn phái, Lê Hiển Tông là một ơng vua bù nhìn,
suốt ngày chỉ bày trị mua vui với đám cung nữ. Có kẻ tâu vua về tình cảnh
nhà vua bị nhà chúa chèn ép quá đáng, Lê Hiển Tơng chỉ đáp: “Trời sai nhà
chúa phị ta. Chúa gánh cái lo ta hưởng cái vui. Mất chúa cái lo về ta, ta cịn
vui gì?”. Chúa Trịnh Sâm là người kiêu căng, xa xỉ, khi mê Đặng Thị Huệ thì
ăn chơi dâm đãng. Cịn vua Lê Chiêu Thống, thì người đương thời đã nói:
“Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy ông vua nào luồn cúi, đê

hèn như thế. Cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng
một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng Trong (chúa Nguyễn), Đàng
ngoài(vua Lê, chúa Trịnh), đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía
nam, quân Thanh ở phía bắc, khởi đầu một triều đại ngắn ngủi của mình (1788
– 1802) rồi cũng sớm bị mất vào tay nhà Nguyễn.
Điều đáng nói là Nho giáo suy thịnh theo bước thăng trầm của triều đình
phong kiến. Do đó sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thời Lê mạt –
Nguyễn sơ đã làm cho ý thức hệ Nho giáo cũng mất dần vị trí độc tơn.
Trước hết là sự rạn nứt, đổ vỡ của thuyết “tam cương, ngũ thường”.
Hoàng Lê nhất thống chí có thuật lại câu chuyện Lý Trần Qn, một viên
quan lớn là thầy học của Nguyễn Trang. Chuyện rằng Lý Trần Quán tiến cử
Nguyễn Trang hộ vệ cho Đoan Nam Vương (tức chúa Trịnh Tông) trốn đi, tuy
nhiên, sau khi nhận lời, Trang lại báo tin cho quân Tây Sơn. Quán hỏi Trang:


14
“Chúa là chúa chung của thiên hạ, ta lại là thầy của anh. Vua tôi là nghĩa lớn.
Sao anh nỡ làm thế?” Trang đáp: “Quan lớn không bảo tôi trước, khiến tơi trót
lầm đến gặp chúa. Nếu chúa trốn thốt ở tay tôi, rồi nữa quân Nam đến hỏi tội
tôi, liệu quan lớn có thể biện bạch hộ được khơng? Sợ thầy chưa bằng sợ giặc,
yêu chúa chưa bằng yêu thân mình. Tơi khơng để quan lớn làm cho lầm lỡ
đâu”. Hồng Lê nhất thống chí cịn thuật lại chuyện Nguyễn Cảnh Thước lột
áo bào của vua như sau: “Vũ Văn Nhậm ra Bắc năm 1789, Lê Chiêu Thống bỏ
chạy qua sông Như Nguyệt, vua phải nhờ viên trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước
cho đò chở qua và phải để cho Thước mở hòm lấy 40 lạng vàng còn lại của
vua. Vừa qua khỏi bến, thước lại cho người đuổi theo “lột áo ngự bào vua
đang mặc, vua ứa nước mắt cởi chiếc ngự bào trao cho chúng...” Lý tưởng tôn
quân là nguyên tắc hàng đầu của đạo đức giáo lý phong kiến Nho giáo còn bị
đổ vỡ như thế, còn nói gì đến “chính danh”, “lễ”, “nghĩa”. Đúng như Phạm
Đình Hổ nhận xét trong Vũ trung tùy bút: đời suy thói tệ “thế đạo ngày một

sút kém”, “danh phận lung tung”, khơng ai cịn biết đâu mà phân biệt thuận
với nghịch nữa”. Người thường dù “bất tài, dốt nát nếu có đủ 2000 quan thì
được bổ làm tri phủ, nộp đủ 1000 quan được bổ làm tri huyện”.
Bên sự rạn nứt của “tam cương, ngũ thường” là sự lung lay của những
giáo điều ràng buộc con người. Đó là là lễ giáo, đạo đức, luân lý mà bọn
phong kiến đặt ra cho người bình dân và nhất là với phụ nữ như đạo tam tòng,
“tại gia tòng phụ, xuất giá tịng phu, phu tử tịng tử”, hoặc khn mẫu tứ đức:
công, dung, ngôn, hạnh. Trước đây dưới sức ép khắt khe của lễ giáo, con
người khơng dám nói theo cách suy nghĩ của mình, nhưng giờ đây họ dám đả
kích cái giả dối, họ có điều kiện trút bỏ cái giả tạo của chính mình, họ dám nói
thẳng những điều mà trước đây họ khơng dám nói. Chính Hồ Xn Hương đã
chịu ảnh hưởng của cách nói đó từ nhân dân và tự ngay cá tính của bà cũng đã
dám nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, khẳng khái.


15
Cùng với sự suy tàn của chế độ phong kiến là sự trỗi dậy mãnh liệt của
phong trào khởi nghĩa nơng dân. Bởi vì trước sự áp bức bóc lột của giai cấp
phong kiến, nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại, từ đây ý thức về quyền
sống của con người bắt đầu được khẳng định, sự kiện này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sáng tác của Hồ Xuân Hương trong việc lên tiếng đòi quyền
sống, quyền tự do cho người phụ nữ, và điều đó được thể hiện ở chỗ bà đã nêu
bật được những nỗi bất hạnh mà những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ
phải chịu đựng và bằng thơ của mình bà tin tưởng đấu tranh để bảo vệ bênh
vực quyền lợi cho người phụ nữ.
Thêm nữa, lúc bấy giờ đồng tiền bắt đầu xuất hiện với vai trò làm vật
trung gian trao đổi, là một hiện tượng mới mẽ trong xã hội. Mối liên hệ giữa
nhà nước và nhân dân mất đi sự hài hịa cân đối. Chính trong bối cảnh xuất
hiện đồng tiền với nền kinh tế hàng hóa, có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa
giữa các quốc gia lân cận, mở rộng quan hệ bn bán với nước ngồi từ khá

sớm. Khi chính quyền Tây Sơn làm chủ hầu hết khu vực Đàng Trong, Nguyễn
Nhạc đã tạo điều kiện cho các thương gia người Anh buôn bán trong vùng đất
mà ông quản lý. Thể theo nguyện vọng của thương nhân Anh, Nguyễn Nhạc
cho họ buôn bán cả vụ, chỉ cần trả một khoản thuế nhất định. Ngoài Bắc,
trung tâm bn bán là
Thăng Long, phía nam là kinh đơ Phú Xuân. Phú Xuân trở thành nơi nhiều
người dân đến tụ họp buôn bán, sầm uất hơn những nơi khác trong nước. Do
chính sách cởi mở của Nguyễn Nhạc, nền kinh tế hàng hóa được kích thích
phát triển, thương nhân các nước đến kinh doanh dễ dàng. Từ đó, ý thức cá
nhân của con người cũng càng được nảy sinh, con người dần dần ý thức được
giá trị của mình và từ đó nhận thức về quyền sống, quyền làm chủ mạnh mẽ
hơn. Hồ Xuân Hương đã bắt kịp với mạch sống đó.


16
Thời đại Hồ Xuân Hương đang sống chính là thời đại phục hưng lại những
giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Nó đã làm xuất hiện những hình ảnh
mang tính chất kỳ vĩ, những con người ngang tầm vũ trụ, qua đó thể hiện tư
tưởng nhân văn cao cả. Cho nên sự gặp gỡ của Hồ Xuân Hương với nhiều tác
giả đương thời là ở cảm hứng giải phóng tình cảm, giải phóng đời sống tình
cảm, và chính chỗ gặp gỡ này, điểm tương đồng này là một trong những yếu
tố tạo nên tinh thần phục hưng trong văn học đương thời. Đó là tiếng nói khao
khát tình cảm, là bênh vực người phụ nữ bất hạnh và địi quyền bình đẳng cho
người phụ nữ. Tất cả tinh thần nhân văn đó đã đi sâu vào sáng tác thơ Nôm
của Hồ Xuân Hương. Nhưng với cách diễn đạt của bà nó rất riêng và gần gũi
với phong cách dân gian.
1.2. Cuộc đời
Tiểu sử cuộc đời Hồ Xuân Hương – người được mệnh danh là Bà chúa
thơ Nôm, cho đến nay vẫn cịn là một đề tài rất khó khiến các nhà nghiên cứu
phải “mòn lưng gãy bút”. Bài viết của tôi không đi vào đề tài ấy mà chỉ nêu

một số vấn đề xét ra có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Xuân Hương.
Số đông các nhà nghiên cứu: Dương Quảng Hàm, Trương Tửu, Văn Tân,
Thanh Lãng, Hồ Tuấn Niêm, Nguyễn Lộc, Hoàng Xuân Hãn… đều thống nhất
rằng: “Hồ Xuân Hương là con của cụ đồ Hồ Phi Diễn (1703 – 1786), quê ở
Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Mẹ của Xuân Hương họ Hà lấy lẽ cụ đồ
Phi Diễn...”.
Theo Nguyễn Đức Bính trong Người cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương
(Tạp chí Văn nghệ, số 10/1962), Xuân Hương là kết quả của sự hòa máu giữa
miền Trung và miền Bắc. Cha họ Hồ quê ở Nghệ An, mẹ họ Hà quê ở Hải
Dương.


17
Hồ Xuân Hương sinh trưởng ở đất Bắc, cha mẹ nhà ở phường Khán Xuân,
huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Trong quyển Giai nhân di mặc, tác giả Nguyễn
Hữu Tiến có viết: “…nhà trơng xuống Hồ Tây...”, “…sau Xn Hương có
thiên ra thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, bây giờ là phố Nhà
thờ, gần đền Lý Quốc Sư…”. Có lẽ, Nguyễn Đức Bính đã dựa nhiều vào
quyển Giai nhân di mặc trong quá trình nghiên cứu của mình. Và cuối cùng cả
hai tác giả đưa đến kết luận: “Hồ Xuân hương là người Hà Nội, thế nên trong
thơ Xn Hương thường thống thấy cái nét Hà Nội”.
Trong cơng trình Hồ Xn Hương – Bà chúa thơ Nơm, Xn Diệu cũng
cho rằng Hồ Xuân Hương là người cùng thời với Phạm Đình Hổ (Chiêu Hổ,
1768 – 1839), sống vào cuối đời Lê, qua thời Tây Sơn, sang đầu thời Nguyễn.
Hồ Xuân Hương ra đời sau Đoàn Thị Điểm (1705 – 1648). Xuân Diệu đã chia
toàn bộ cuộc đời Hồ Xuân Hương thành năm giai đoạn dựa chủ yếu vào các
giai đoạn thơ của Hồ Xuân Hương :
1. Thời con gái đi học chữ Nho: Theo tác giả đây là giai đoạn giai đoạn thơ trẻ
trung và đầy nét tinh nghịch. Hồ Xuân Hương sống với mẹ khi cha đã mất,
bà được mẹ nuôi cho đi học.

2. Thời ông Tổng Cóc: Bắt đầu từ thời Tổng Cóc thơ của Hồ Xuân Hương chất
chứa đầy lời lẽ chua cay. Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của
bậc lưu tài sắc ấy. Bất hạnh đầu tiên của bà chính là ở cuộc hôn nhân đầu tiên.
3. Thời ông phủ Vĩnh Tường: Đến với cuộc hôn nữ thứ hai, người phụ nữ ấy lại
một lần chịu kiếp chồng chung. Nhưng sự thể hiện qua bài thơ “Khóc ơng phủ
Vĩnh Tường” đã chứng minh rằng đây là giai đoạn mà bà có được chút hưởng
chút hạnh phúc bà mong bấy lâu.
4. Thời ông Chiêu Hổ: Hồ Xuân Hương vừa thể hiện tài thơ vừa thể hiện bản
lĩnh không hề kém thua đàn ơng của mình khi xướng họa thơ cùng Chiêu Hổ.


18
Có lẽ với Hồ Xn Hương đây chính là giai đoạn thú vị nhất trong cuộc đời
bà.
5. Thời đi dạo: Sau hai cuộc hôn nhân bất hạnh, trong suốt quãng đời còn lại nữ
sĩ Hồ Xuân Hương thưởng ngoạn non sơng và sáng tác thơ ca.
Ngồi ra, cũng có tài liệu cho rằng Hồ Xuân Hương lấy lẽ ông phủ Vĩnh
Tường trước khi lấy Tổng Cóc.
Theo Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, (tập II)
phần Văn học lịch triều: Việt Văn, thiên thứ Ba: Thời kỳ thịnh đạt triều
Nguyễn (1802 – 1862), Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan ở chương
thứ nhất được ghi rằng: “Hồ Xuân Hương sống vào đầu đời Nguyễn, nguyên
quán ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha là Hồ Phi Diễn, mẹ họ Hà
người gốc Hải Dương. Cha mẹ Xuân Hương di cư ra Bắc sống ở phường
Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Cha mẹ mất sớm, sống vất vả tự lập,
người thông minh, văn hay chữ tốt. Về sau đi khắp nơi làm bạn cùng văn
chương, trong số các bạn văn Xn Hương có đắc tình cùng Chiêu Hổ (tức
Phạm Đình Hổ, sinh năm 1768, người Đan Loan, phủ Bình Giang, tỉnh Hải
Dương, mất vào năm Minh Mệnh thứ 19, năm 1839). Tục truyền, trong quãng
đời này Xuân Hương từng chán đời hay vì một lý do nào đó đi tu sau lại hồn

tục nhưng kết cuộc
khơng rõ hư thực thế nào” .
Theo Lê Trí Viễn thì Hồ Xn Hương là người làng Quỳnh Đơi, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An. Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ nổi tiếng từng có nhiều
người đỗ đạt cao và làm quan to – Hồ Sĩ Đống (tương truyền là anh ruột của
Hồ Xuân Hương, đỗ Hoàng giáp, làm đến chức Ngự sử. Hồ Xuân Hương
không rõ năm sinh năm mất. Chỉ nghe nói là gia đình từng ở phường Khán
xn. Lúc trưởng thành, bà có dựng một ngơi nhà gần hồ Tây gọi là “Cổ
nguyệt Đường”.


19
Cùng với đó, Xuân Hương có người chồng là Trần Phúc Hiển nhưng khơng rõ
đó là ơng phủ Vĩnh Tường hay Tổng Cóc.
Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, phần chú thích
tiểu sử của Hồ Xuân Hương ghi: “Hồ Xuân Hương là con Hồ Phi Diễn, quê ở
làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, xứ Nghệ An và một người thiếp quê ở xứ
Hải Dương. Bà ở vào khoảng Lê mạt – Nguyễn sơ. Cùng thời với Phạm Đình
Hổ tức Chiêu Hổ (1768 – 1839). Học giỏi, có tài thơ văn duyên phận long
đong, phải lấy lẽ một ông thủ khoa làm tri phủ ở Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh
n). Được ít lâu ơng phủ mất, bà lại lấy lẽ lần hai một ơng cai tổng có tục
danh là
Cóc nhưng cũng khơng bao lâu thì người chồng thứ hai cũng mất. Từ bấy gờ
bà chán nản số phận mình thường đi chơi các nơi thắng cảnh và ngâm vịnh
thơ ca để khuây khỏa nỗi buồn” [3,410]
Năm 2005, NXB Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản quyền
Quỳnh Đơi cổ kim sự tích hương biên do Hồ Phi Hội, một hậu nhân họ Hồ ở
Quỳnh Đôi khởi biên. Theo nhóm tác giả trình bày thì ở Quỳnh Đơi có hơn 40
dịng họ lớn nhỏ, họ Hồ là đại tộc, là dòng họ lớn nhất trong mọi phương diện.
Họ Hồ gồm có 5 chi, tiểu chi họ Hồ Phi thuộc chi thứ 2. Tiểu chi Hồ Phi là chi

có nhiều đóng góp cho quê hương và đất nước nhiều nhân tài. Vì Hồ Xuân
Hương là nữ nên trong gia phả họ Hồ khơng có phần chép về bà nhưng nhóm
tác giả có phần giới thiệu về Hồ Xuân Hương, đó là ảnh chụp bia tưởng niệm
nữ sĩ Hồ Xn Hương, phía trên cùng bia ghi dịng chữ Bia tưởng niệm nữ sĩ
Hồ Xuân Hương, phía trên cùng bia ghi dòng chữ Bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ
Xuân Hương (1772 – 1822), phần văn bia ghi: Bà là người xã Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một nhà thơ nữ kiệt xuất. Trong gia phả
họ Hồ, phần chép về thân sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có đoạn: “Hồ Phi
Diễn là người thứ 312, là con trường của ông Huấn đạo Hồ Phi Gia. Đỗ tam


20
trường Hương thi, khoa Quí Mão, năm thứ 4 hiệu Bảo Thái, thời vua Lê Dụ
Tông (1723), sinh nữ sĩ Hồ Xn Hương (1772 – 1882)”.
Chính vì những chi tiết nói trên mà chúng ta thấy ở cuộc đời Hồ Xn
Hương có chút gì đó mang tính huyền thoại “Mờ mờ tỏ tỏ, như có như khơng,
như khơng như có”. Tuy vậy, đến nay, dựa vào các tư liệu đã có trên cho phép
đi đến một vài kết luận nhỏ về lai lịch và tiểu sử của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
có một Hồ Xuân Hương thật trong lịch sử, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII
đến nửa đầu thế kỉ XIX, q gốc ở làng Quỳnh Đơi, từng có một thời nữ sĩ
sống ở thành Thăng Long. Hồ Xuân Hương xuất thân tron gia đình phong
kiến có học, hay thơ, tài hoa. Bà là bậc tài nữ đoan chính, đúng mực nhưng lại
khơng thuận buồm xi gió trong tình duyên, long đong trong đường đời với
thân phận người phụ nữ “bảy nổi ba chìm”, “hẩm hiu”. Dù vậy, Hồ Xuân
Hương không cam chịu, không an phận. Nữ sĩ luôn muốn hất tung một cái gì
đó đang đè nặng, trói buộc quyền sống, quyền tự do, quyền được hưởng hạnh
phúc của phụ nữ.
Hồ Xuân Hương làm thơ chữ Nôm và chữ Hán để “tự tình”, để bênh vực
người phụ nữ. Chính vì lẽ đó mà người đời cho rằng Hồ Xuân Hương là nhà
thơ của phụ nữ.

1.3. Sự nghiệp thơ ca
Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nơm, tổng
cộng chừng 50 bài. Ngồi ra theo nhiều nhà nghiên cứu bà còn là tác giả tập
thơ Lưu Hương ký (gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm).
Đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương, sách Tổng tập Văn học Việt Nam nhận
định: “Thơ Hồ Xuân Hương thường bộc lộ tài năng và trí tuệ của người phụ
nữ trước những cơn sóng gió của cuộc đời và thời cuộc, lớn tiếng địi hỏi giải
phóng phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc khắc khe phi lí của giáo điều phong


21
kiến lạc hậu, bảo thủ; nói lên khát vọng được sống, được bình đẳng, mang ý
nghĩa phản kháng mạnh mẽ. Tiếp nhận và phát huy những tinh hoa của dòng
văn học dân gian, lời thơ của Hồ Xuân Hương nhiều khi như lưỡi dao sắc
nhọn đã xé toạc bộ mặt đạo đức giả của nhiều kẻ tự mạo nhận là “quân tử”,
“anh hùng”, góp phần hạ bệ nhiều thần tượng chỉ có hư danh trong xã hội
phong kiến”.
1.3.1. Tập thơ Lưu Hương kí
Lưu Hương kí là một tập thơ trữ tình được phát hiện năm 1964 bởi một
nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam tên là Trần Thanh Mai. Và nhiều
nhà nghiên cứu đã công nhận tập thơ này là của Hồ Xuân Hương. Nội dung
của Lưu Hương kí là những vần thơ tình u giữa mình với mình, với bạn bè
cùng nét đặc sắc nằm ở cách thổ lộ của thi sĩ: vừa hết mình, mãnh liệt vừa
chân thành, đằm thắm. Nhưng kết quả lại toàn là những ê chề, khơng nhận lại
được mấy, vì thế mà mỗi bài thơ đều chất chứa nỗi lo âu khắc khoải:
Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn?
Mệnh đắng hồng mao bất tự tri.
(Tự thán kỳ 1)
(Tính ta vẫn khơng thay đổi, giống như chân chim hạc, có thể cắt ngắn được
sao?/Mệnh ta thì nhẹ tựa lơng hồng, mà nào ta có biết!)

Lan hữu tú hề cúc hữu phương,
Hồi giai nhân hề bất năng vương.
(Thu phong ca)
(Lan có đẹp chừ cúc có thơm/ Nhớ giai nhân chừ chẳng có quên)
Cùng thanh như khốc thủy không lưu,
Tuế án tu đồ


22
(Thu dạ hữu hồi)
( Dế thun như khóc nước trơi lờ/Năm tàn nên lo)
Bên cạnh đó, Lưu Hương kí cịn là tập thơ thể hiện tình yêu một cách cởi
mở, tự do, phóng túng nhưng vẫn biết dừng lại trên “lễ nghĩa”. Từ đó bộc lộ
một tình u mãnh liệt, tràn trề sức sống đồng thời nói lên khát vọng giải
phóng tình cảm rất mạnh mẽ và sự phản kháng, chống đối Nho giáo một cách
quyết liệt.
Tập thơ Lưu Hương kí tuy khơng đi ra ngồi khn khổ tình u nhưng nó
vẫn mang một tiếng lịng đáng trân trọng. Tiếng lòng ấy vừa mang phong cách
cá nhân vừa mang âm hưởng của thời đại đang vươn lên “tháo củi sổ lồng”.
Nhưng sự đa dạng và độc đáo của Hồ Xuân Hương và cũng chính là yếu tố
làm nên tên tuổi của bà thì lại nghiêng về vườn thơ Xuân Hương thi tập.
1.3.2. Tập thơ Xuân Hương thi tập
Đến với Xuân Hương thi tập là đến với những trang thơ mang đậm nét
trào phúng nhưng cũng khơng kém phần trữ trình cùng vần thơ nói rộng ra
xã hội, nói chuyện của xã hội, của người khác. Đây là một tập thơ chữ Nôm
với những nét chấm phá độc đáo làm nên tên tuổi của Hồ Xuân Hương. Tập
thơ nói lên cái thế gan dạ của bà chúa thơ Nôm khi dám đứng lên đòi quyền
sống cho những người phụ nữ chỉ biết chấp nhận kiếp sống theo đạo lí nhân
gian “tam tịng tứ đức”. Bà làm điều đó bằng thứ vũ khí rất tinh tế “tiếng
cười” cùng lối nói “tục” vơ cùng đặc sắc bởi nó tạo ra những nét thơ mỉa mai,

châm biếm rất tinh tế mang phong cách riêng của Hồ Xuân Hương. Tuy đây là
vấn đề gây tranh cãi một thời vì khi nhắc đến thơ Hồ Xuân Hương là nhắc đến
“dâm”, đến “ tục”. Nhưng tất cả đều được phản bác bởi hàng loạt những dẫn
chứng trong kho tàng văn học trung đại thế giới: Chuyện chàng Cáo thời
trung đại, rồi sau đó, đầu đời Phục hưng, truyện Mười ngày của Boccacio,


×