Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Thái Bìn1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.33 KB, 4 trang )

Thái Bình (thành phố)
Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, thuộc miền Bắc Việt Nam. trước là
Thị xã được nâng lên cấp thành phố vào tháng 6 năm 2004.
Vị trí
Thành phố Thái Bình nằm trên bờ sông Trà Lý, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông
Nam theo đường qua Nam Định, 118 km theo đường thủy sông Hồng; cách Hải Phòng 70
km về phía Tây Nam theo đường quốc lộ 10.
Địa giới thành phố Thái Bình: Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương; Tây và Tây
Nam giáp huyện Vũ Thư; Bắc giáp huyện Đông Hưng.
Diện tích và dân số
Theo nghị định số 181/2007/NĐ-CP của chính phủ ra ngày 13/12/2007, Thành phố Thái
Bình sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 6.771,35 ha diện tích tự nhiên và 178.183
nhân khẩu.
Hành chính
Có 19 đơn vị bao gồm 10 phường: Bồ Xuyên, Phú Khánh, Kỳ Bá, Tiền Phong, Quang
Trung, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Đề Thám, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu và 9 xã:
Đông Hòa, Vũ Chính, Vũ Phúc, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ,
Đông Mỹ.
Lịch sử
Thành phố Thái Bình hình thành và phát triển gắn liền với cây lúa nước. Tên xa xưa nhất
là Kỳ Bố Hải Khẩu (Phủ Bo) tên gọi từ thế kỷ X.
Kinh tế
Thái Bình là thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh. Cơ cấu kinh tế năm 2007 của thành phố là Nông - lâm nghiệp :
3,67%, Công nghiệp xây dựng: 57,93%, Thương mại và dịch vụ: 38,40%.
Các sản phẩm điển hình của Thành phố là: lúa gạo, hàng dệt may, cơ khí, hàng thủ công
mây - tre - đan, thực phẩm chế biến, đồ gỗ
Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt 1803 tỷ đồng (mục tiêu 2008 là
2.573 tỷ đồng). Cũng trong năm 2007, có 20 doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các khu,
cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố với tổng mức đầu tư 924,622 tỷ đồng, nâng
tổng số lên 143 dự án với tổng mức đầu tư 3.934 tỷ đồng. Trong đó, cụm công nghiệp


Phong Phú đã có 54 [doanh nghiệp]] vào đầu tư, trong năm 2007, có 10 doanh nghiệp
được chấp thuận đầu tư, trong đó có 6 doanh nghiệp đã triển khai dự án. Đến nay, trên địa
bàn thành phố đã có 5 làng nghề, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động, giá trị sản
xuất năm 2007 ước đạt 28,2 tỷ đồng.
Thành phố có 3 khu công nghiệp: Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Tiền Phong. Cụm
công nghiệp Phong Phú và điểm công nghiệp Trần Lãm. Thành phố cũng đang triển khai
xây dựng 3 khu công nghiệp là An Hòa (thuộc địa phận huyện Vũ Thư và thành phố),
Sông Trà và Gia Lễ.
Thương mại dịch vụ ngày cáng khởi sắc. Trên nhiều tuyến phố, các cửa hàng, siêu thị,
trung tâm thương mại, khách sạn xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay thành phố đã có 2
trung tâm thương mại là Hapro Thái Bình, TTTM thành phố Thái Bình (đang triển khai
dự án xây dựng trung tâm thương mại Hoàng Diệu và Indochina), 6 siêu thị là: Thái Bình
vàng, Thái Bình, Hapromart, Minh Hoa, G7mart, Hảo Mùi, siêu thị điện tử Ánh Chinh,
Thái An, Năm 2004, Chợ Bo, trung tâm buôn bán thương mại lớn nhất thành phố được
xây dựng mới đã góp phần làm bức tranh đa sắc của ngành thương mại dịch vụ thành phố
thêm sống động. Thành phố Thái Bình hôm nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại
dịch vụ cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị, xây dựng uy tín thương hiệu và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ đó giá trị thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt
1.260 tỷ đồng năm 2007 (mục tiêu 2008 là 1.339 tỷ đồng), tăng 28,2 % so với năm 2006,
kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 109 triệu USD (mục tiêu 2008 là 135,7 triệu USD).
Văn hóa-xã hội-thể thao
Thái Bình có Đoàn chèo Thái Bình, có Nhà hát cải lương, Đoàn ca múc nhạc, Nhà bảo
tàng, Trung tâm thông tin triển lãm, Thư viện khoa học tỉnh.
Bảo tàng Thái Bình là một trong những Bảo tàng lớn nhất của cả nước. Nơi đây lưu giữ
nhiều cổ vật quý hàng ngàn năm tuổi khai quật được ở mảnh đất Thái Bình như: Trống
đồng, Gạch nung cổ, các loại đồ kim loại cổ, sứ cổ. Ngoài ra còn trưng bày các kỷ vật
thời nay như xe tăng của Bùi Quang Thận, máy bay của Phạm Tuân.
Thư viện khoa học tổng hợp Thái Bình được thành lập năm 1955, đến nay còn lưu giữ
hơn 155 nghìn bản sách và tư liệu.

Thành phố đang xây dựng khu liên hiệp thể thao tại phường Hoàng Diệu gồm nhiều hạng
mục như sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi trong nhà, ngoài trời, khu tập luyện
dành cho vận động viên,
Giáo dục, y tế
Thái Bình có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến đại học.
• Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật.
• Trường Đại học Y Thái Bình.
• Trường Cao đẳng y tế Thái Bình
• Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
• Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật
• Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở phía Bắc.
• Trung học phổ thông chuyên Thái Bình.
• Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh.
• Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.
• Trung học phổ thông Nguyễn Thái Bình.
• Trường THPT Nguyễn Công Trứ.
• Bệnh viện y học dân tộc.
• Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
• Bệnh viện phụ sản Thái Bình.
• Bệnh viên nhi Thái Bình.
• Bệnh viện lao phổi Thái Bình.
• Bệnh viện mắt Thái Bình.
• Bệnh viện đa khoa thành phố.
• Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa.
• Bệnh viện tâm thần
Thành phố cũng đang triển khai cấp phép xây dựng bệnh viện Indochina Hospital, bệnh
viện Cuộc Sống Thái Bình, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng.
Giao thông
Thái Bình nằm trong tam giác kinh tế nên có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi,
nằm bên bờ sông Trà Lý thuận lợi giao thông đường thủy.

Đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình có điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 10 (xã
Đông Mỹ) và điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 10 cũ (phường Phúc Khánh) với tổng chiều
dài nghiên cứu lập quy hoạch là 20km, bề rộng quy hoạch đảm bảo hình thành tuyến phố
khang trang, sạch đẹp, hiện đại với mặt cắt tuyến đường là 65m; khu vực nghiên cứu lập
quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 130ha, hình thức đầu tư xây dựng mới. Đây là
tuyến đường quan trọng của thành phố, tạo nên mạng lưới giao thông vành đai bao quanh
Thành phố, phát triển Quốc lộ 10 thành một trục đường cao tốc liên kết thành phố Thái
Bình với các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa trong khu vực. Tuyến đường tránh
Thành phố sẽ kết nối với hệ thống giao thông nội thị là phố Hoàng Văn Thái, phố Lê Quý
Đôn kéo dài, phố Lý Bôn tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện; tiêu chuẩn đường
cấp 1 đồng bằng với tốc độ thiết kế là 80km/h, hành lang chuyển tiếp giữa giao thông đối
ngoại với giao thông đô thị, có khả năng thông hành lớn, tổ chức giao thông tách làn,
giao nhau với các tuyến đường ở các mức độ phù hợp; có dải cây xanh đảm bảo mỹ quan
đô thị và môi trường; bố trí hạ tầng kỹ thuật chung khu vực, phục vụ dân cư hai bên
tuyến đường.
Cục đường bộ Việt Nam và công ty cổ phần Tasco đã ký hợp đồng cho dự án nâng cấp
quốc lộ 10 đoạn từ cầu Tân Đệ đến cầu La Uyên với tổng chiều dài 15,5 km, rông 24m,
tốc độ 100km/h.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×