Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

(Đề tài NCKH) kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM theo hướng tiếp cận CDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

KIỂM ÐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
ÐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
CƠ ÐIỆN TỬ TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT TPHCM THEO HUỚNG TIẾP CẬN
CDIO

MÃ SỐ: T 2015 – 38

SKC005602

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo---

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ
ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP HCM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO


MÃ SỐ : T 2015 – 38

Chủ nhiệm đề tài : GVC-ThS TRƯƠNG MINH TRÍ

11/2015


ĐỀ TÀI

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT TP HCM THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN CDIO

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI:
TRƯƠNG MINH TRÍ

2015


TRƯƠNG MINH TRÍ


MỤC LỤC

1. Trang bìa
2. Trang bìa phụ
3. Danh sách các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
4. Mục lục

5. Danh mục bảng – biểu
6. Danh mục các chữ viết tắt
7. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh
8. Mở đầu
A . Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngồi nước
B . Tính cấp thiết
C . Mục tiêu
D . Cách tiếp cận
E . Phương pháp nghiên cứu
F . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
G . Nội dung nghiên cứu
9. Các chương
Chương I: Tổng quan tình hình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
Chí Minh
Chương II: Giới thiệu các kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo
Chương III: Vận hành Chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT) – Cách thức triển k
kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo
Chương IV: Quy trình – Cách thức triển khai để đạt các chuẩn kiểm định
Chương V: Kết luận và kiến nghị
10. Tài liệu tham khảo
11. Phụ lục
12. Bản sao Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt
13. Bản sao các bài báo

TRƯƠNG MINH TRÍ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng:
Bảng 1: Mối quan hệ bốn cấp độ của đề cương (CDIO)

Bảng 2: Trích lược chuẩn các cấp độ học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Bảng 3: Nhận thức và thái độ học tập theo phương pháp tiếp cận (CDIO) của học sinh, (SV)

Bảng 4: Hoạt động học tập theo hướng tiếp cận (CDIO) của học sinh, (SV)

Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Sự phát triển và tích hợp của đề cương (CDIO)
Sơ đồ 2: Cấu trúc cấp độ tổng quát của đề cương (CDIO)
Sơ đồ 3: Sơ đồ khái quát đề cương (CDIO) chi tiết ở các cấp độ
Sơ đồ 4: Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận (CDIO)
Sơ đồ 5: Bài tập khảo sát Black box

TRƯƠNG MINH TRÍ


DANH MỤC CÁC CHỮ, SỐ VIẾT TẮT
1 . Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: Trường (ĐHSPKT – TP HCM)
2. ASEAN University Network Quality Assurance:(AUN – QA)
3. Accreditation Board on Engineering and Technology: (ABET)
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
5. Chương trình đào tạo:
6. Chương trình đào tạo hiện hành:
7. Ngành Cơng nghệ kỹ thuật cơ điện tử: (CNKTCĐT)
8. Chuẩn đầu ra:

(CĐR)

9. Concevie (C), Design: (D), Implement: (I), Operate: (O): (CDIO)
10. Giảng viên:
11. Sinh viên:

12.Tín chỉ:
13.Nghiên cứu khoa học :

TRƯƠNG MINH TRÍ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸTHUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ MÁY

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Thơng tin chung:
Tên đề tài: KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT
CƠ ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO
Mã số: T2015 – 38/KHCN-GV
- Chủ nhiệm:
TRƯƠNG MINH TRÍ
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: 3/2015 – 11/2015
II. Mục tiêu:
Với mục tiêu nghiên cứu về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh theo hướng tiếp cận CDIO, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu:
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ kỹ thuật cơ điện tử theo hướng tiếp cận CDIO
Các kiểm định
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ kỹ thuật cơ
điện tử:

- Phân tích thực trạng
- Chương trình đào tạo của ngành
3. Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ngành theo hướng tiếp cận
CDIO tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ chí Minh:
- Nghiên cứu cơ sở để xây dựng các giải pháp.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức đào tạo của ngành theo hướng tiếp cận CDIO.
- Thực nghiệm, kiểm nghiệm tính thực tiễn của các giải pháp giúp cho việc kiểm định thành cơng.
4.
Tính mới và sáng tạo:
Các giải pháp nhằm đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ kỹ thuật cơ điện tử theo
hướng tiếp cận phương pháp luận CDIO.
5. Kết quả nghiên cứu:
Hoàn thiện bản đánh giá kiểm định của ngành đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử theo hướng tiếp cận CDIO.
6. Sản phẩm:
Sản phẩm nghiên cứu là:
– Một tập thuyết minh – Hai đĩa CD chứa nội dung nghiên cứu – Hai bài báo đăng ở các tạp chí.
7. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Cơng trình nghiên cứu này có thể chỉnh lý và áp dụng cho việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các
ngành của Khoa Cơ khí Chế tạo máy - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh theo phương pháp luận
CDIO.
Chủ nhiệm đề tài
Trưởng đơn vị
(ký, họ và tên)
(ký, họ và tên, đóng dấu)

PGSTS NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

TRƯƠNG MINH TRÍ



TRƯƠNG MINH TRÍ
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF
TECHNOLOGY AND EDUCATION
FACULTY OF MACHINE ENGINEERING

Form 08T.Information research results
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independece – Freedom – Happiness
HCM City, November 10, 2015

RESULTS INFORMATION
I . General Information :
- Project title: ACCREDITATION QUALITY PROGRAM SECTOR MECHATRONICS
ENGINEERING
TECHNOLOGY HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION BY CDIO APPROACH
Code: T2015 – 38/KHCN-GV
- Chairman:
TRUONG MINH TRI
- Sponsoring agency: Ho Chi Minh City University of Technology and Education
- Duration:
3/2015 - 11/2015
II . Objectives:
With the objective study of accrediting training programs sector Mechatronics Engineering Technology HCMC
University of Technology and Education according to CDIO approach, the subject has the following research tasks:
1. To study the rationale of the research problem:
Evaluating quality training programs sector Mechatronic Engineering Technology approach towards CDIO
The accreditation
Curriculum sector Mechatronic Engineering Technology
2. Research the practical basis for accrediting training program sector Mechatronics Engineering Technology:
- Situational Analysis

- Training program of the sector
3. Proposed solutions for accreditation of training programs in accordance with the approach CDIO
industry at the HCMC University of Technology and Education:
- Research facility to build the solution.
- Proposed solutions of industry training organizations under the CDIO approach. Experimental and test the practicality of the solution enables testing success.
4.
Novelty and creativity:
Measures to achieve accreditation of training programs sector Mechatronic Engineering Technology oriented
approach CDIO methodology.
5. The results of the study:
Completing the assessment testing sector Mechatronic Engineering Technology technical training mechatronics
approach CDIO direction.
6. Products:
Is the study are:
A set of notes - Two CDs contain research - Two articles published in the magazine.
7. Efficiency, method of transferring research results and the ability to apply:
The study may revise and apply for accreditation of training programs of the Faculty of Mechanical Engineering
industry Mechanical engineering - HCMC University of Technology and Education under the methodology CDIO.
Project Manager
Head of Unit Project manager
(signature, name, stamp)
(Signature, name and surname )

ASS0C. PROF. DR. NGUYEN TRUONG THINH

TRUONG MINH TRI


TRƯƠNG MINH TRÍ



MỞ ĐẦU
A . TỞNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1 . Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã cơng bố
1.1 Thế giới
1.1.1 Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định giáo dục Đông Nam Á
(AUN)
(AUN – QA) là chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường đại học thuộc khối
ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance) được thông qua từ năm 1998 và được
triển khai liên tục năm 1999 đến nay, với nhiều hoạt động và thành tựu trong việc đánh giá và kiểm
định chất lượng, trong đó có sự tham gia tích cực của một số cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của
Việt Nam như Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ tiêu chuẩn đánh giá
chương trình đào tạo đại học theo (AUN – QA) có 15 tiêu chuẩn bao gồm 68 tiêu chí đánh giá. Mỗi
tiêu chí sẽ được chấm điểm theo mức thang từ 1 đến 7, trong đó; 7 là mức cao nhất.
Vấn đề triển khai kế hoạch tham gia kiểm định chương trình theo tiêu chuẩn (AUN – QA) của
các Trường Đại học như: Chủ động hợp tác với (AUN – QA), mời các chuyên gia đến cố vấn, hỗ
trợ cho Trường Đại học tham gia vào kiểm định theo theo tiêu chuẩn (AUN – QA); xây dựng một
số chương trình đào tạo trọng điểm, mang tầm quốc tế tại mỗi đơn vị làm tiên phong để đăng ký
tham gia kiểm định; tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm tại các cơ sở đại học đã tham gia kiểm
định theo tiêu chuẩn (AUN – QA); nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ (GV), (SV) ở
các chương trình được chọn tham gia kiểm định, đáp ứng các điều kiện kiểm định…
Sự cần thiết và quyết tâm của các Trường Đại học tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu
chuẩn (AUN – QA) nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Các
Trường Đại học sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để tham gia kiểm định và đạt chuẩn kiểm định một số
chương trình đào tạo trọng điểm trong thời gian tới. Tại mỗi đơn vị sẽ ưu tiên tập trung phát triển
một vài chương trình đào tạo chất lượng cao, đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí để tham gia vào kiểm định
theo chuẩn (AUN – QA).
1.1.2 Kiểm định giáo dục của Hoa kỳ (ABET)
Hội đồng Kiểm định về Kỹ thuật và Công nghệ (Accreditation Board on Engineering and

Technology/ABET) được thành lập từ năm 1932, là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ kiểm
định chương trình đại học và trường đại học các ngành trong lĩnh vực: Kỹ thuật (Engineering),
Cơng nghệ (Technology), Điện tốn (Computing) và Khoa học ứng dụng (Applied Science). ABET
là chuẩn kiểm định được công nhận rộng rãi tại Hoa kỳ. Từ năm 2007, tổ chức này chính thức cấp
chứng chỉ kiểm định cho các chương trình đào tạo của các trường đại học ngoài nước Mỹ.
(ABET) đã tiến hành kiểm định hơn 3100 chương trình đào tạo tại hơn 670 trường đại học và
cao đẳng ở 23 quốc gia. (ABET) cung cấp chuyên ngành, kiểm định chất lượng chương trình và
đánh giá một chương trình cá nhân của nghiên cứu, chứ khơng phải đánh giá một tổ chức như một
tồn thể.
Bộ tiêu chuẩn (ABET) bao gồm: (i) Sinh viên (Student); (ii) Mục tiêu đào tạo (Program
Educational Objectives); (iii) Khả năng sinh viên (Student Outcomes); (iv) Liên tục cải thiện
(Continuous Improvement); (v) Chương trình đào tạo (Curriculum); (vi) Ban đào tạo/Khoa
(Faculty); (vii) Cơ sở vật chất (Facillities); (viii) Hổ trợ của Trường Đại học (Institutional Support);
(ix)
Tiêu chuẩn riêng của từng chương trình (Program Criteria).
Các trường đại học kiểm định đạt theo chuẩn kiểm định (ABET), việc cơng nhận và bằng cấp có
giá trị quốc tế.
Các (GV) của nhà trường tham gia tập huấn về chuẩn kiểm định (ABET) (Accreditation Board
on Engineering and Technology - Hội đồng kiểm định về Kỹ thuật và Cơng nghệ), hướng đến các
TRƯƠNG MINH TRÍ


(GV) trực tiếp thiết kế các khóa học, tiến hành giảng dạy và đánh giá (SV). (GV) sẽ được cung cấp
một tầm nhìn tổng quan về (ABET), chuẩn đầu ra của (ABET) cùng nhiều hoạt động liên quan đến
việc thiết kế chương trình giảng dạy và đánh giá. (GV) sẽ thực hành viết các mục tiêu chương trình
giáo dục của họ sao cho phù hợp với sứ mạng của nhà trường, kết nối chuẩn đầu ra hiện hành với
chu ẩn đầu ra của (ABET), gắn kết mục tiêu khóa học với kết quả chương trình, xây dựng kế hoạch
đánh giá cho các khóa học và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Các giảng viên cũng sẽ thảo luận và
xây dựng kế hoạch hành động để huấn luyện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng mềm cho các khóa học
của họ trong trường hợp có liên quan. [13]

Bám sát vào những tiêu chuẫn kiểm định của (ABET) như đã trình bày ở phần trên, xem xét các
tiến trình thực hiện và đánh giá các tiêu chí, tiêu chí nào chưa thực hiện được thì phải nổ lực thực
hiện cho đạt kết quả. Theo kinh nghiệm các nước đã áp dụng và đào tạo theo hướng (CDIO); đó là
phương cách mà người dạy giúp tạo dựng nên ở người học một quá trình bao gồm bốn bước liên
quan chặt chẽ , có tính logic cao: Concevie: hình thành ý tưởng (C), Design: thiết kế (D),
Implement: triển khai (I), Operate: vận hành (O). (CDIO) được khởi nguồn từ Viện Công nghệ
MIT (Hoa Kỳ), thời gian cho một ngành đào tạo từ khi bắt đầu đào tạo và đạt kiểm định (ABET)
khoảng bảy năm.
Nắm các quy trình kiểm định của (ABET), và các tiêu chuẩn, cần triển khai:
Xác định chuẩn đầu ra của chương trình kiểm định.
Điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo một số yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn.
- Xác định chuẩn đầu ra của từng môn học và xác định mối liên quan với “Khả năng sinh
viên” khi tốt nghiệp từ chương trình đào tạo. Qua đó, rà sốt các điểm yếu trong thiết kế
chương trình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết: thay đổi phương pháp giảng dạy ở một số
mơn, thay đổi bố trí mơn học để việc rèn luyện kỹ năng được thực hiện thường xuyên trong
(CTĐT). [4]
- Tổ chức các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp để thực
hiện chương trình đào tạo. Trong các cuộc gặp gỡ này, nhà trường và các đại diện doanh
nghiệp cần thảo luận về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên qua việc
tăng cường rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ý kiến của (SV) về các hoạt động hỗ trợ của
doanh nghiệp cho thấy tính hiệu quả của các hoạt động này. Mặt khác, thơng qua các hoạt
động này, các (SV) có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó, tự điều chỉnh
việc học tập của mình. [13]
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng (SV): Một yêu cầu quan trọng để thỏa mãn tiêu
chuẩn “Liên tục cải thiện” là phải xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng (SV) và một
quy trình xem xét lại quá trình đào tạo dựa trên kết quả đánh giá chất lượng này. Hệ thống
đánh giá chất lượng sinh viên cho phép theo dõi tính hiệu quả của việc vận hành (CTĐT),
qua đó; giúp thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Khác với hệ thống đánh giá và cho điểm
(SV) theo từng môn học như hiện nay, hệ thống đánh giá chất lượng (SV) cần phải làm rõ
mức độ chất lượng của (SV) theo từng tiêu chí của tiêu chuẩn “Mục tiêu đào tạo” và “Khả

năng sinh viên”. Để hiện thực hệ thống này, cần phải xây dựng một bản mô tả các mức độ
chất lượng theo từng tiêu chí và thực hiện một kế hoạch thu thập thông tin qua nhiều môn
học và nhiều học kỳ. Việc hiện thực hệ thống này phải làm sao đảm bảo tính tin cậy của kết
quả vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét lại quy trình đào tạo. Ngồi ra, hệ thống này
phải được hiện thực sao cho đảm bảo tính bền vững vì các hoạt động này cần phải được thực
hiện thường xuyên.
1.1.3 Đào tạo theo hướng tiếp cận (CDIO)
Từ những năm 1980 - 1990, sự tiến bộ mạnh mẽ của kỹ thuật – cơng nghệ địi hỏi các nước phát
triển phải xem xét lại các chương trình đào tạo kỹ sư và cần xây dựng lại theo hướng tiếp cận phù
hợp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của một cách tiếp cận mới đối với (CTĐT), trong năm
2000, Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) đã kết hợp với ba trường đại học công nghệ của Thụy
Điển (Đại học Chalmers, Học viện Cơng nghệ Hồng gia, Đại học Linkưping) để triển khai một dự
án mang tên Đề xướng (CDIO). Đề xướng này mang đến cho (SV) các ngành kỹ thuật – công nghệ
một nền giáo dục nhấn mạnh về nền tảng kỹ thuật trong bối cảnh Hình thành ý tưởng (Conceive) –


TRƯƠNG MINH TRÍ


Thiết kế (Design) – Triển khai (Implement) – Vận hành (Operate). CDIO có thể áp dụng để xây
dựng và phát triển (CTĐT) cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư với những sự
điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Sau hơn 10 năm phát triển, đến nay chương trình này đã mở rộng hơn
90 trường đại học trên 25 Quốc gia với 70 (CTĐT) gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. [10]
1.2 Việt Nam
Chủ trương áp dụng phương pháp luận (CDIO) ở Việt Nam được bắt đầu từ (ĐHQG TP HCM)
với khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa và khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học
tự nhiên. Từ tháng 10/2010, (ĐHQG Hà Nội) cũng đã ban hành chủ trương về xây dựng (CTĐT)
theo cách tiếp cận (CDIO) và triển khai tại khoa Kinh tế Quốc tế. Đến nay, (ĐHQG TP HCM) đã tổ
chức hai hội thảo lớn về (CDIO) với sự tham gia của Hiệp hội (CDIO) quốc tế, nhiều trường đại
học tại Việt Nam và một số trường đại học của nước ngoài. Như vậy, có thể thấy được hiện nay có

rất nhiều trường đại học tại Việt Nam quan tâm đến việc xây dựng và phát triển (CTĐT) theo
(CDIO).
Trường (ĐHSPKT – TP HCM) đã bắt đầu triển khai đào tạo theo phương pháp luận (CDIO) từ
khóa 2012. “CDIO là một cách tiếp cận mới để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nó
bao gồm một hệ thống các phương pháp và hình thức giúp sinh viên tích lũy kiến thức, phát triển
các kỹ năng, thái độ cá nhân và nghề nghiệp, hiểu cách hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và
vận hành sản phẩm, quy trình, và hệ thống nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội.” [13]
(CDIO) là một hệ thống phương pháp phát triển (CTĐT) ngành kỹ sư, nhưng về bản chất đây là
một quy trình xây dựng và phát triển (CTĐT) chuẩn, căn cứ đầu ra để thiết kế đầu vào. Quy trình
này được xây dựng đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn hợp lý, chặt chẽ. Do đó, về tổng thể,
phương pháp này mang tính tổng qt, có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh
vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư với những điều chỉnh bổ sung, cần thiết. (SV) học
(CTĐT) theo cách tiếp cận (CDIO) cần đạt được và phát triển toàn diện cả về kiến thức và lập luận
ngành; các kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; các kỹ năng và phẩm chất xã hội; năng
lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn. (SV) khi ra trường sẽ có được những kỹ năng cứng và mềm
cần thiết để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi rất
nhanh của thực tiễn đời sống xã hội.
Như vậy, có thể nói (CDIO) là một giải pháp phát triển (CTĐT) nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định (CĐR), từ đó thiết kế chương trình và phương pháp
đào tạo đạt hiệu quả cao.
Dạy học là một hoạt động quan trọng của con người trong quá trình cải tạo thực tiễn tự nhiên,
xã hội và chính con người. Ngược lại, sự phát triển của thế giới chung quanh yêu cầu hoạt động dạy
học phải đổi mới sao cho người học không chỉ được trang bị những kiến thức, kỹ năng đã có của
nhân loại mà cịn biết cách tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức trong và ngoài trường lớp, vận dụng kiến
thức, giải quyết vấn đề phù hợp hồn cảnh, phát huy óc sáng tạo, học tập trong say mê, hứng thú.
Đã có những nghiên cứu của các nhà tâm lý học, nhà giáo dục trong việc xây dựng những thuyết
học tập, quan điểm học tập, các môn về dạy học, các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nhà sư
phạm Mỹ J. Deway (1859-1952) đã đưa ra phương châm nổi tiếng “học viên là mặt trời, xung
quanh nó là mọi phương tiện giáo dục“, được xem là tuyên ngôn cho quan điểm dạy học rất có giá
trị “Học viên làm trung tâm”, người học giữ vai trò chủ động trong học tập, (GV) là người hướng

dẫn, tổ chức giúp người học xây dựng, phát triển năng lực và kỹ năng sống. Nghiên cứu về hoạt
động giáo dục luôn diễn ra khắp các nước trên thế giới, vì thành cơng về giáo dục tác dụng rất to
lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội. Xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) là
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác
làm việc của người học [17].
Để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trong thực trạng hiện nay việc xây dựng (CTĐT) và phương
pháp tổ chức giảng dạy các ngành đào tạo cơ khí máy tại Trường (ĐHSPKT – TP HCM) là rất cần
thiết. Có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu, luận văn dưới sự hướng dẫn của các tiến sĩ, những nhà tâm
TRƯƠNG MINH TRÍ


huyết về nền giáo dục Việt Nam, về xây dựng chương trình đào tạo cũng như áp dụng phương pháp
giảng dạy tiên tiến tại các trường đại học, làm cơ sở cho việc học tập kinh nghiệm cho các đơn vị
khác.
2 . Thảo luận về tổng quan nghiên cứu
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT) Trường (ĐHSPKT – TP HCM)
theo hướng tiếp cận (CDIO) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường trong năm học
2015 – 2016. Việc hướng tới một chuẩn chất lượng đã được ngành giáo dục đặt ra như một vấn đề
trọng tâm cần giải quyết trong những năm gần đây. Chuẩn quốc gia được coi như mốc cơ bản để
khẳng định chất lượng đào tạo đối với tất cả các nhà trường. Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế
diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các trường đại học bắt buộc phải tìm cho mình những thước đo
mới tầm cở quốc tế.
Từ tháng 2 năm 2014, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc đối với tất
cả các trường đại học và cao đẳng. Tùy theo điều kiện và phát triển của từng trường mà các trường
chọn các chuẩn kiểm định cho phù hợp. Ngành (CNKTCĐT), Khoa Cơ khí chế tạo máy – Trường
(ĐHSPKT TP HCM) đi vào kiểm định chiều sâu.
Trên cơ sở các điều kiện và tiêu chí hiện có, đồng thời triển khai hiệu quả các bước đã đề xuất
đối với chuẩn kiểm định (AUN), (ABET), chắc chắn rằng ngành (CNKTCĐT) của Nhà Trường sẽ
đạt được các kiểm định thành công theo lộ trình đã định.
B. TÍNH CẤP THIẾT

1. Do nhu cầu cấp thiết của xã hội trong bối cảnh hội nhập và chuyển sang nền kinh tế tri thức
2. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là một yêu cầu cấp thiết đối với các Trường Đại
học trong thời kỳ hội nhập. Trường (ĐHSPKT TP HCM) đã triển khai kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo các ngành theo hướng tiếp cận (CDIO). Ngành công nghệ kỹ thuật cơ
điện tử trực thuộc Khoa Cơ khí chế tạo máy của Trường được đề xuất kiểm định theo kế
hoạch và lộ trình của
đơn vị.
3. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo
dục; xác nhận mức độ chương trình giáo dục đáp ứng mục tiêu của nhà Trường trong từng
giai đoạn nhất
định; giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng
của chương trình giáo dục; làm cơ sở cho người học lựa chọn ngành học và nhà tuyển dụng lao
động tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp. Thời kỳ hội nhập các Trường Đại học dứt khốt phải kiểm
định chất lượng chương trình đào tạo vì đó là sự sống cịn và phát triển của thương hiệu nhà
Trường.
Về lợi ích nội sinh của Trường là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhà Trường quản lý
hiệu quả hơn. Lợi ích ngoại sinh cịn to lớn hơn nhiều:
- Người quản lý có cảm giác mình khơng bị quản lý và chi phối
- Phong cách của con người (cá nhân hay tập thể) làm việc vì lợi ích ngoại sinh
- Cách làm ăn mới hiệu quả hơn mà chẳng cần ai bắt buộc cả. Tại Hoa kỳ những Trường được kiểm
định sẽ được hưởng những quyền lợi từ chính phủ như:
- Được hỗ trợ kinh phí cho giảng dạy và (NCKH)
- (SV) được cấp học bổng
- (SV) được liên thông từ Trường này đến Trường khác
4. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong
giai
đoạn hiện nay ở nước ta. Nhà nước quy định các trường đại học phải thực hiện kiểm định chất
lượng thông qua biện pháp tự đánh giá và đánh giá ngồi để xác định vị trí và khả năng đào tạo của
mình trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, càng khẳng định quyết
tâm của Nhà nước trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

C . MỤC TIÊU


TRƯƠNG MINH TRÍ


Với mục tiêu nghiên cứu: Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT)
Trường (ĐHSPKT – TP HCM) theo hướng tiếp cận (CDIO), đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu mơ hình đào tạo theo hướng tiếp cận (CDIO) cho (SV) có chun mơn giỏi
2. Nghiên cứu các mơ hình đào tạo theo hướng (CDIO) của các nước phát triển
3. Kiểm định chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT)
4. Báo cáo đánh giá trong (SAR: Seft – Assessment – Report)
D . CÁCH TIẾP CẬN
Tác giả tiếp cận, trực tiếp làm công tác kiểm định ngành đào tạo (CNKTCĐT) viết kiểm định
đánh giá trong (SAR)
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tham khảo tài liệu
Nghiên cứu tài liệu để đưa ra cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề tài.
Tham khảo các nghiên cứu liên quan đã được tiến hành để có kinh nghiệm.
-Phương pháp chuyên gia
Tích lũy ý kiến quý giá từ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của các
chuyên gia kiểm định, các (GV) có kinh nghiệm kiểm định chất lượng (CTĐT) ở trong và ngoài
trường.
-Phương pháp quan sát
Dự giờ lên lớp của (GV) (SV) ngành (CNKTCĐT) tại Trường (ĐHSPKT – TP HCM) để biết
thực trạng dạy học theo tiếp cận (CDIO) (Phiếu dự giờ). Nhằm phục vụ cho công tác kiểm định.
-Phương pháp điều tra khảo sát
Thu nhập các thông tin thực tiễn về các hoạt động giảng dạy, học tập của (GV) và (SV) ngành
(CNKTCĐT) tại Trường (ĐHSPKT – TP HCM) từ các phiếu khảo sát và câu hỏi phỏng vấn trực
tiếp.
-Phương pháp thực nghiệm

Thực hiện tổ chức kiểm định chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT) của Trường (ĐHSPKT –
TP HCM) nhằm kiểm định chất lượng (CTĐT).
-Phương pháp thống kê
Phân tích kết quả thực nghiệm.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra mẫu, thống kê số liệu...
F . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các chương trình đào tạo ngành (CNKTCĐT) của Trường (ĐHSPKT –
TP HCM). Bên cạnh đó nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tiên tiến theo hướng tiếp cận
phương pháp luận (CDIO) có hiệu quả cao nhất.
Phạm vi nghiên cứu là (SV) các khóa 2012 – 2013 – 2014 – 2015 ngành (CNKTCĐT) của
Trường (ĐHSPKT – TP HCM) được đào tạo theo phương pháp luận (CDIO).
Trong đề tài này, người nghiên cứu mong muốn xây dựng được nội dung xây dựng (CTĐT)
cũng như cách tổ chức giảng dạy tiên tiến theo hướng tích cực hóa – tiếp cận (CDIO) phù hợp với
nội dung đặc thù nhằm giúp (SV) học tập một cách hứng thú, tự lực, tự giác, đạt kết quả tốt hơn
trong học tập, đồng thời (SV) còn học được phương pháp học, cụ thể là phương pháp giải quyết một
vấn đề, phát huy óc sáng tạo, khả năng tương tác, và khả năng tự đào tạo trong tương lai. [12]
G . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỞNG QUAN TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Các khái niệm cơ bản
1. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
TRƯƠNG MINH TRÍ


Kiểm định là một q trình đánh giá tồn diện từ cung cách quản lý, cơ sở vật chất, nội dung
giảng dạy đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Kiểm định trước hết phải là một quá trình tự nguyện
của một trường Đại học. Kiểm định quá trình Trường tự nhìn lại mình để nhận ra mặt mạnh và mặt
yếu. Qua đó đưa ra một lộ trình phát triển cho tương lai. Đó là một q trình tự thân vận động theo
hướng tích cực nhất, nó khơng phải là cứu cánh. Kiểm định còn là “sự tự chịu trách nhiệm” của

quá trình giáo dục và đào tạo của Trường đối với những người có lợi ích, đến sự hiện hữu của
Trường như nhà đầu tư, xã hội. Làm được như vậy Trường đã tăng cường được tính minh bạch của
Trường đối với xã hội.
2. Chương trình đào tạo
(CTĐT) thể hiện trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp;
mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý
thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào
tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. (CTĐT) được cấu
trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Đề
cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số lượng (TC), điều kiện tiên quyết (nếu có), học
trước, học song hành, nội dung lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài
liệu tham khảo và điều kiện thí nghiệm, thực hành, thực tập phục vụ học phần. Các (CTĐT) của nhà
trường áp dụng cho khóa 2012 về sau có tổng số (TC) là 150. [11]
3. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
(CNKTCĐT) là một ngành đào tạo chủ lực của Khoa Cơ khí chế tạo máy – Trường (ĐHSPKT –
TP HCM). Được xây dựng chương trình đào tạo 150 (TC) theo hướng tiếp cận (CDIO). Chương
trình giáo dục Đại học ngành (CNKTCĐT) cung cấp cho (SV) môi trường và những hoạt động giáo
dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết
nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.
(CNKTCĐT) là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phạm vi sử dụng sản phẩm của
ngành (CNKTCĐT) rất rộng rãi. Từ con tàu vũ trụ cho đến máy vi tính, các đồ dùng điện tử... tất cả
những sản phẩm này đều đựơc chế tạo ra nhờ các máy móc khác nhau. Ngành (CNKTCĐT) là nền
tảng của công nghiệp chế tạo máy. Trong lĩnh vực chế tạo máy cơng cụ thì (CNKTCĐT) đóng vai
trị rất quan trọng. Nó nghiên cứu các quy luật tác động trong quá trình chế tạo sản phẩm nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí gia cơng.
4. Trường (ĐHSPKT – TP. HCM)
Trường (ĐHSPKT – TP. HCM) được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm
Kỹ thuật thành lập ngày 05-10-1962 theo Quyết định số 1082/GD của chính quyền Sài Gịn cũ.
Ngày 21-09-1972, theo Cơng lệnh số 2826/GD/TTH/CL đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư
phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, Thủ Đức. Năm 1974, cùng với việc thành lập Viện Đại học Thủ

Đức, Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật trở thành Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức.
Ngày 27-10-1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Năm 1984, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hợp nhất với
Trường Công nghiệp Thủ Đức được đổi tên thành Trường (ĐHSPKT – TP HCM).
Từ thời điểm năm 1974, trường có số lượng (SV) chỉ vào khoảng 500 với 05 ngành học. Sau
gần 40 năm kể từ ngày giải phóng đến nay, trường đã có 21 ngành đào tạo bậc Đại học, 08 ngành
đào tạo bậc Thạc sỹ và 03 ngành đào tạo tiến sĩ với số lượng hơn 26.000 (SV), học viên. Số lượng
thạc sĩ đã tốt nghiệp: 1.273, 29.882 kỹ sư và cử nhân.
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như số lượng ngành nghề đào
tạo và số lượng (SV) đang theo học, nhà trường không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất
hiện đại như: Trung tâm công nghệ cao CAD/CAM/CNC, Xưởng thực tập đồng Sơn do Toyota tài
trợ, Phòng thí nghiệm Lab-View, Phịng thí nghiệm điều khiển tự động do Rockwell tài trợ, Phịng
2
thí nghiệm cơ điện tử, nhà trường cũng đã xây dựng Khu nhà trung tâm 30.000m , Khu ký túc xá D
với sức chứa 5000 (SV) trong tương lai, Nhà học đa năng.
TRƯƠNG MINH TRÍ


Những phịng thí nghiệm hiện đại, trang thiết bị đầy đủ đảm bảo tốt cho chất lượng dạy và học,
cũng như hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học của (GV) và (SV) Trường
(ĐHSPKT – TP HCM). [6]
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Trường (ĐHSPKT – TP HCM)

Với việc áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000 hiện nay, hiệu quả về quản lý đào tạo
trong nhà trường đã được nâng lên rõ rệt.
Chính sách chất lượng
(theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000): “Khơng ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm mang đến
cho người học những điều kiện tốt nhất để phát huy tiềm năng sáng tạo, nâng cao kiến thức, rèn
luyện kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội.”
Định hướng phát triển của trường từ 2015 đến 2018

- Hiện thực hóa các chuẩn đầu ra (CDIO) đã cam kết.
TRƯƠNG MINH TRÍ


-

Nhà trường đang thực hiện việc đánh giá chương trình theo tiêu chuẩn (AUN – QA) .
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để xứng đáng là trường đầu đàn của hệ thống Sư
phạm Kỹ thuật Việt Nam, ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực.
Tăng cường cơng tác nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu vào hai hướng:
Hướng 1: Nghiên cứu về khoa học giáo dục kỹ thuật.
Hướng 2: Nghiên cứu về khoa học kỹ thuật và triển khai công nghệ ứng dụng.
Trường (ĐHSPKT – TP HCM) (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Technology and
Education, viết tắt là HCMUTE) là một trường đại học kỹ thuật tọa lạc ở số 1, Võ Văn Ngân, Quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đơng – Bắc.
Được thành lập ngày 05/10/1962. Hiện nay trường đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật
cho các trường đại học, cao đẳng và trung học kỹ thuật, đào tạo công nhân và hợp tác đào tạo quốc
tế. Thời gian đào tạo khóa khóa I: 1962. Trường (ĐHSPKT – TP HCM) hiện có diện tích khn
viên đất cơ sở I (cơ sở chính) là 174.247 m², cơ sở II là 44.408 m².
 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề, các trường phổ thông trung học.
 Đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật thích ứng
với thị trường lao động.

Nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và khoa
học công nghệ.

Quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và đào tạo giáo viên kỹ thuật ở nước ngoài.
Trường (ĐHSPKT – TP HCM) là cơ sở đào tạo hàng đầu của Việt Nam, thành viên năng động của
khu vực trong lĩnh vực đào tạo giáo viên kỹ thuật và chuyên gia công nghệ.

 Trường (ĐHSPKT – TP HCM) là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ với chất lượng cao trong
các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, công nghệ, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ đắc lực cho cơng
cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
 Là trường đầu ngành trong hệ thống sư phạm kỹ thuật Việt Nam, tiếp cận, áp dụng những
phương pháp và phương tiện giảng dạy mới, Trường đào tạo và bồi dưỡng những nhà giáo
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có lý thuyết vững, kỹ năng thực hành cao, nghiệp vụ sư
phạm giỏi; cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, phù hợp với thực tế sản xuất,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
 Là trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trường là một
đơn vị tham mưu tin cậy cho nhà nước trong việc hoạch định các chính sách liên quan, là chỗ
dựa tin cậy cho các cơ sở đào tạo trong việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học.
[4]
5. Hướng tiếp cận CDIO
(CDIO) (viết tắt của Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực
hiện; Operate - vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên
cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy
trình khoa học. Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận (CDIO) nhằm đào tạo sinh viên
phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn và có ý thức trách nhiệm
với cộng đồng và xã hội. Theo cách tiếp cận (CDIO), khi xây dựng và nâng cấp các (CTĐT) phải
tuân thủ các quy trình chặt chẽ, từ khâu xây dựng (CĐR), thiết kế khung chương trình, chuyển tải
khung chương trình vào thực tiễn và đánh giá kết quả học tập của (SV) cũng như đánh giá tồn bộ
Chương trình. Đào tạo theo cách tiếp cận (CDIO) sẽ đem lại các lợi ích sau:
- Gắn đào tạo với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của
nhà trường và yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực;
- Giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng
thích ứng với mơi trường làm việc ln thay đổi;
TRƯƠNG MINH TRÍ



- Các chương trình đào tạo sẽ được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn.
Các cơng đoạn của q trình đào tạo sẽ có tính liên thơng và gắn kết chặt chẽ;
- Gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
(CDIO) là một đề xướng xuất phát từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật thuộc trường Đại học
Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một phương pháp
luận giúp giải quyết được hai vấn đề then chốt là:
Dạy (SV) điều gì (kiến thức, kỹ năng và thái độ), tức là dạy cái gì?
Làm thế nào để (SV) lĩnh hội được tri thức, tức là dạy như thế nào?
Mơ hình (CDIO) dựa trên (CĐR) của mỗi ngành nghề, mỗi trường để thiết kế các chương trình
đào tạo phù hợp. So với phương pháp giảng dạy hiện nay là đưa ra (CTĐT) trước rồi mới xác định
chuẩn đầu ra khiến cho các doanh nghiệp khó tuyển dụng nhân sự, nhất là nguồn nhân lực cấp cao
hoặc buộc phải đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng, thì phương pháp tiếp cận (CDIO) giúp cho việc
đào tạo và cung cấp nhân lực đạt chất lượng cao hơn, vì sâu sát với yêu cầu thực tế mà nhà tuyển
dụng địi hỏi. Ngồi ra, mơ hình (CDIO) cịn giúp nhìn nhận tồn diện hơn về phương pháp giảng
dạy và học tập cũng như đánh giá trình độ của (SV) và năng lực của (GV). (SV) học tập (CTĐT)
theo cách tiếp cận (CDIO) sẽ được phát triển và cần đạt được 4 mục tiêu chính sau:
- Có năng lực chuyên môn vững thông qua việc tiếp thu khối kiến thức cơ bản về ngành nghề,
tức là khối kiến thức chuyên ngành mà (SV) tiếp thu được trong q trình học tập tại trường.
Có kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Có kỹ năng thực hành và có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. [10]
II . Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận (CDIO)
Xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận (CDIO)
(CDIO) là mơ hình đổi mới giáo dục, hứa hẹn sự hội tụ giữa các kỹ năng và kiến thức, giữa lý
thuyết và thực hành trong giáo dục. (CDIO) là một chương trình được tập trung phát triển trên 4
(CĐR) chung:
Kiến thức và lập luận ngành.
Kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và phẩm chất.

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành.
Trong thời đại ngày nay, khoa học – công nghệ đang phát triển không ngừng đã ảnh hưởng sâu
sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, khiến cho hội nhập hóa và tồn cầu hóa đã trở thành trào lưu
chủ đạo của thế giới. Nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học để đáp ứng
những yêu cầu ngày càng cao mà xã hội đang đặt ra là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để thực hiện
mục tiêu này, Bộ (GD&ĐT) đã đưa ra nhiều chương trình hành động nhằm đáp ứng những địi hỏi
ngày càng cao đối với giáo dục như các (CTĐT), nguồn nhân lực, áp dụng các chương trình tiên
tiến trên thế giới tại một số trường của Việt Nam… Sự thay đổi quan trọng và gần đây nhất là yêu
cầu các trường chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ, xây dựng và công bố rộng rãi (CĐR) của các
ngành đào tạo. Một trong các biện pháp được đề cập đến có biện pháp phát triển (CTĐT) mới. Hiện
nay, tại nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới cũng như một số trường đại học tại Việt Nam
đang phát triển (CTĐT) theo cách tiếp cận (CDIO). Đó là cách tiếp cận dựa trên (CĐR) của mỗi
ngành nghề, mỗi trường để thiết kế các (CTĐT) phù hợp nhằm đào tạo ra những (GV) đáp ứng
được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển (CTĐT)
theo cách tiếp cận (CDIO) có ý nghĩa rất thiết thực. Trên các cơ sở này, nghiên cứu phát triển
(CTĐT) ngành cơ khí chế tạo máy theo cách tiếp cận (CDIO) là điều rất cần thiết. Vì vậy, tác giả đã
xây dựng quy trình phát triển (CTĐT) ngành theo cách tiếp cận (CDIO).

TRƯƠNG MINH TRÍ


Việc triển khai (CTĐT) 150 (TC) theo phương pháp tiếp cận (CDIO) là một trong những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường (ĐHSPKT – TP HCM). Để xây dựng đề cương
chi tiết theo chuẩn (CDIO), (GV) trước tiên cần am hiểu về kiến thức xây dựng chương trình đào
tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận (CDIO), sau đó phối hợp với các (GV) trong bộ môn. Đặc
biệt, đề cương (CDIO) phải thể hiện sự tương ứng với bốn kỳ vọng hay bốn cấp độ từ tổng quát đến
chi tiết 1,2, 3, 4 và thể hiện được một cá nhân trưởng thành. [10]
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Các kiểm định chất lượng giáo dục
1.1 Kiểm định của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam
1.1.1 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội) (VNU-CEA)
Ngày 05/09/2013, Bộ trưởng Bộ (GD&ĐT) ra Quyết định số 3568/QĐ–BGDĐT thành lập
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội. Tên giao dịch bằng tiếng
Anh: VNU– CEA Center for Education Accreditation (VNU-CEA). [1]
1.1.2 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(VNU-HCM)
Quyết định số 5570/QĐ–BGDĐT, ngày 22/11/2013 thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng
giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VNU–HCM
Center for Education Accreditation (VNU-HCM CEA). [1]
1.1.3 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà nẳng (CEA-UD)
Quyết định số 1100/QĐ–BGDĐT, ngày 06/04/2015 thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng
giáo dục – Đại học Đà nẳng. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VNU–DN Center for Education
Accreditation The University of Da Nang (CEA–UD). [1]
Cục Khảo thí và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn
và tiêu chí đánh giá chất lượng các trường đại học, cao đẳng gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí: tập
trung vào sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; tổ chức và quản lý; chương trình giáo dục;
hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; người học (được hướng dẫn
đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá, được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được
khám sức khỏe theo quy định y tế học đường, có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi
tốt nghiệp,…); nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; hoạt động
hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lý tài
chính.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục trường được thực hiện theo quy trình sau:
a. Trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục với Bộ (GD&ĐT), tiến hành tự đánh giá và
gửi báo cáo tự đánh giá cho Bộ (GD&ĐT).
b. Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá, khảo sát, viết báo cáo đánh
giá ngoài, gửi cho trường được đánh giá, cho Bộ (GD&ĐT) để chuẩn bị thẩm định kết quả
đánh giá chất lượng giáo dục. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 14 của Quy

định này, Bộ (GD&ĐT) tổ chức đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài.
c. Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục tiến hành thẩm định kết quả đánh giá chất
lượng giáo dục, đề nghị Bộ trưởng Bộ (GD&ĐT) công nhận hoặc không công nhận trường
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
d. Bộ trưởng Bộ (GD&ĐT) ra quyết định công nhận hoặc không công nhận trường đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục.
Kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình
đào tạo do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đảm nhận, công nhận nhà trường
đạt chuẩn kiểm định của quốc gia và bằng cấp có giá trị ở trong nước. [1]
1.2 Kiểm định giáo dục Đông Nam Á (AUN)
TRƯƠNG MINH TRÍ


Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network/AUN) được thành
lập từ tháng 11 năm 1995, với mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại
học trong khu vực ASEAN. Chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường đại học,
thuộc khối ASEAN, được triển khai từ năm 1995 đến nay với nhiều hoạt động và thành tựu trong
việc đánh giá cùng kiểm định chất lượng (CTĐT) đại học. Kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn
(AUN – QA) nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học trong nước ngang tầm
khu vực và quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn (AUN – QA) có 15 tiêu chuẩn với 68 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7
mức. Mỗi tiêu chí đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của tồn bộ chương trình là điểm trung
bình cộng của cả 74 tiêu chí, 4.0 điểm, là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của
(AUN – QA) , trong đó điểm tối đa là 7.0 điểm. Các nhà trường kiểm định đạt theo tiêu chuẩn kiểm
định (AUN – QA), việc cơng nhận và bằng cấp có giá trị ở các nước trong khun vực Đông Nam Á.
Như vậy, những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học này sẽ dễ dàng hội nhập ASEAN. [12]
Các trường sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để tham gia kiểm định và đạt chuẩn kiểm định một số
chương trình đào tạo trọng điểm trong thời gian tới. Tại mỗi đơn vị sẽ ưu tiên tập trung phát triển
một vài chương trình đào tạo chất lượng cao, ưu tiên cho ngành đào tạo chủ lực; đủ các tiêu chuẩn,
tiêu chí để tham gia vào kiểm định theo chuẩn (AUN – QA). Việc tham gia vào (AUN – QA) sẽ tạo

điều kiện cho các trường khẳng định được tầm vóc, vị thế, chất lượng đào tạo của mình trong hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam nói riêng cũng như trong khu vực Đơng Nam Á và quốc tế nói
chung. [13]
Để tham gia kiểm định (CTĐT) các ngành, theo tiêu chuẩn (AUN – QA) các trường cần tiến
hành: Chủ động hợp tác với (AUN – QA), mời các chuyên gia đến cố vấn, hỗ trợ nhà trường tham
gia vào kiểm định theo theo tiêu chuẩn (AUN – QA); xây dựng một số chương trình đào tạo trọng
điểm, mang tầm quốc tế tại mỗi đơn vị làm tiên phong để đăng ký tham gia kiểm định; tổ chức các
đoàn học tập kinh nghiệm tại các cơ sở đại học đã tham gia kiểm định theo tiêu chuẩn (AUN – QA);
nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ (GV), (SV) ở các chương trình được chọn tham
gia kiểm định.
Sau khi đã hiểu rõ quy trình kiểm định của (AUN – QA), và các tiêu chuẩn, cần triển khai:
Xác định chuẩn đầu ra của chương trình kiểm định.
- Từ sứ mệnh của nhà trường, và từ tầm nhìn trong giai đoạn giáo dục của đất nước hiện nay,
có thể viết lại chương trình đào tạo của ngành kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học. Điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo một số yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn.
[12]
Xác định chuẩn đầu ra của từng môn học của (CTĐT) và xác định mối liên quan của chúng.
Đánh giá trong chương trình đào tạo của ngành.
Đánh giá ngồi chương trình đào tạo của ngành.
Triển khai các cách thức nhằm đạt được kiểm định chất lượng đào tạo theo (AUN – QA).
Đăng ký thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN – QA).
Mời các chuyên gia kiểm định của (AUN – QA) đến cơ sở để kiểm định các chương trình.
Kiểm định các chương trình đạt, Tổ chức kiểm định sẽ cấp chứng nhận kiểm định. [13]
1.3 Kiểm định giáo dục Hoa kỳ (ABET)
Hội đồng Kiểm định về Kỹ thuật và Công nghệ (ABET) được thành lập từ năm 1932, là một tổ
chức phi lợi nhuận, phi chính phủ kiểm định chương trình đại học và trường đại học các ngành
trong lĩnh vực: Kỹ thuật (Engineering), Cơng nghệ (Technology), Điện tốn (Computing) và Khoa
học ứng dụng (Applied Science). (ABET) là chuẩn kiểm định được công nhận rộng rãi tại Hoa kỳ.
Từ năm 2007, tổ chức này chính thức cấp chứng chỉ kiểm định cho các (CTĐT) của các trường đại
học ngoài nước Mỹ.

(ABET) đã tiến hành kiểm định hơn 3100 chương trình đào tạo tại hơn 670 trường đại học và
cao đẳng ở 23 quốc gia. (ABET) cung cấp chuyên ngành, kiểm định chất lượng chương trình và
TRƯƠNG MINH TRÍ


đánh giá một chương trình cá nhân của nghiên cứu, chứ khơng phải đánh giá một tổ chức như một
tồn thể.
Bộ tiêu chuẩn (ABET) bao gồm: (i) Sinh viên (Student); (ii) Mục tiêu đào tạo (Program
Educational Objectives); (iii) Khả năng (SV) (Student Outcomes); (iv) Liên tục cải thiện
(Continuous Improvement); (v) Chương trình đào tạo (Curriculum); (vi) Ban đào tạo/Khoa
(Faculty); (vii) Cơ sở vật chất (Facillities); (viii) Hổ trợ của Trường Đại học (Institutional Support);
(ix)
Tiêu chuẩn riêng của từng chương trình (Program Criteria).
Các trường đại học kiểm định đạt theo chuẩn kiểm định (ABET), việc cơng nhận và bằng cấp có
giá trị quốc tế.
Các (GV) của nhà trường tham gia tập huấn về chuẩn kiểm định (ABET), hướng đến các (GV)
trực tiếp thiết kế các khóa học, tiến hành giảng dạy và đánh giá (SV). (GV) sẽ được cung cấp một
tầm nhìn tổng quan về (ABET), (CĐR) của (ABET) cùng nhiều hoạt động liên quan đến việc thiết
kế chương trình giảng dạy và đánh giá. (GV) sẽ thực hành viết các mục tiêu chương trình giáo dục
của họ sao cho phù hợp với sứ mạng của nhà trường, kết nối chuẩn đầu ra hiện hành với (CĐR) của
(ABET), gắn kết mục tiêu khóa học với kết quả chương trình, xây dựng kế hoạch đánh giá cho các
khóa học và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Các (GV) cũng sẽ thảo luận và xây dựng kế hoạch hành
động để huấn luyện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng mềm cho các khóa học của họ trong trường hợp
có liên quan. [13]
Bám sát vào những tiêu chuẩn kiểm định của (ABET) như đã trình bày ở phần trên, xem xét các
tiến trình thực hiện và đánh giá các tiêu chí, tiêu chí nào chưa thực hiện được thì phải nổ lực thực
hiện cho đạt kết quả. Theo kinh nghiệm các nước đã áp dụng và đào tạo theo hướng (CDIO); đó là
phương cách mà người dạy giúp tạo dựng nên ở người học một quá trình bao gồm bốn bước liên
quan chặt chẽ , có tính logic cao: Concevie: hình thành ý tưởng (C), Design: thiết kế (D),
Implement: triển khai (I), Operate: vận hành (O). (CDIO) được khởi nguồn từ Viện Công nghệ

MIT (Hoa Kỳ), thời gian cho một ngành đào tạo từ khi bắt đầu đào tạo và đạt kiểm định (ABET)
khoảng bảy năm.
Nắm các quy trình kiểm định của (ABET), và các tiêu chuẩn, cần triển khai:
Xác định chuẩn đầu ra của chương trình kiểm định.
Điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo một số yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn.
- Xác định chuẩn đầu ra của từng môn học và xác định mối liên quan với “Khả năng sinh
viên” khi tốt nghiệp từ (CTĐT). Qua đó, rà sốt các điểm yếu trong thiết kế chương trình và
thực hiện các điều chỉnh cần thiết: thay đổi phương pháp giảng dạy ở một số mơn, thay đổi
bố trí mơn học để việc rèn luyện kỹ năng được thực hiện thường xuyên trong (CTĐT). [4]
- Tổ chức các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp để thực
hiện chương trình đào tạo. Trong các cuộc gặp gỡ này, nhà trường và các đại diện doanh
nghiệp cần thảo luận về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (SV) qua việc tăng
cường rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ý kiến của (SV) về các hoạt động hỗ trợ của doanh
nghiệp cho thấy tính hiệu quả của các hoạt động này. Mặt khác, thơng qua các hoạt động này,
các (SV) có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó, tự điều chỉnh việc học tập
của mình. [13]
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng (SV): Một yêu cầu quan trọng để thỏa mãn tiêu
chuẩn “Liên tục cải thiện” là phải xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng (SV) và một
quy trình xem xét lại quá trình đào tạo dựa trên kết quả đánh giá chất lượng này. Hệ thống
đánh giá chất lượng (SV) cho phép theo dõi tính hiệu quả của việc vận hành (CTĐT), qua
đó; giúp thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Khác với hệ thống đánh giá và cho điểm (SV)
theo từng môn học như hiện nay, hệ thống đánh giá chất lượng (SV) cần phải làm rõ mức độ
chất lượng của (SV) theo từng tiêu chí của tiêu chuẩn “Mục tiêu đào tạo” và “Khả năng
sinh viên”. Để hiện thực hệ thống này, cần phải xây dựng một bản mô tả các mức độ chất
lượng theo từng tiêu chí và thực hiện một kế hoạch thu thập thông tin qua nhiều môn học và
nhiều học kỳ. Việc hiện thực hệ thống này phải làm sao đảm bảo tính tin cậy của kết quả vì
chúng sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét lại qui trình đào tạo. Ngồi ra, hệ


TRƯƠNG MINH TRÍ



×