Phân tích những điểm khác nhau về tính chất; về quyền kháng cáo, kháng nghị và về thẩm quyền của Hội đồng xét xử trong xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự. Liên hệ thực tế và đề xuất ý kiến nhằm hạn chế sai sót trong bản án dân sự
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.05 KB, 15 trang )
HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Sinh viên: Nguyễn Quốc Huy
Mã số sinh viên: 192030098
Lớp: K04 Luật B
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
ĐỀ VIẾT TIỂU LUẬN SỐ 1
Câu 1 (05điểm)
Phân tích những điểm khác nhau về tính chất; về quyền kháng cáo, kháng nghị
và về thẩm quyền của Hội đồng xét xử trong xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm dân sự. Liên hệ thực tế và đề xuất ý kiến nhằm hạn chế sai sót trong bản
án dân sự.
Câu 2 (05 điểm)
Ơng H và bà K là vợ chồng, có hai người con là P (sinh năm 1997, có khả năng
lao động) và Q (sinh năm 2004). Họ có tài sản chung là hai căn nhà. Ngày
10/10/2016 ông H chết. Sau khi ông H chết, giữa cha mẹ ông H và bà K có tranh
chấp về thừa kế. Cha mẹ ông H làm đơn gửi ra Tòa án nhân dân yêu cầu chia
thừa kế. Tòa án nhân dân thụ lý vụ án; đã tiến hành hịa giải nhưng khơng thành.
Ngày 05/7/2017, Tòa án nhân dân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tranh chấp về
thừa kế.
Anh (chị) hãy:
a. Xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của cha mẹ ông H, bà K, P và Q.
b. Viết phần Quyết định trong Bản án sơ thẩm về chia thừa kế trong trường hợp
trên.
(Biết rằng ông H chết không để lại di chúc, ngồi những người kể trên khơng
cịn ai khác, căn nhà thứ nhất trị giá 02 tỷ đồng, căn nhà thứ hai trị giá 08 tỷ
đồng, ngoài ra khơng cịn tài sản nào khác)
BÀI LÀM
Câu 1
Những điểm khác nhau trong xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm dân
sự có thể kể đến thơng qua những khía cạnh sau:
Về tính chất:
Xét xử phúc thẩm:
Căn cứ Điều 270 BLTTDS 2015: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp
phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Xét xử giám đốc thẩm:
Căn cứ Điều 325 BLTTDS 2015: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Có thể hiểu, Giám đốc thẩm là việc “xét lại” những bản án hoặc quyết
định của Toà án tuy đã có hiệu lực pháp luật (đã xét xử xong, đang ở giai đoạn
thi hành án), nhưng bị “người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, kháng nghị (thơng qua một văn bản có tên là “Quyết định kháng nghị
giám đốc thẩm”), vì phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc
giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm không phải là việc xét xử một vụ án theo thủ
tục thông thường (mà luật quy định gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm) mà là
một thủ tục nhằm xem xét lại việc xét xử trước đây.
Thơng qua một “phiên tịa giám đốc thẩm”, Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm sẽ đưa ra kết luận của mình – trong một văn bản tố tụng gọi là “Quyết định
giám đốc thẩm” – đối với bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm. Và một bản án
hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ có thể được xét theo thủ tục giám
đốc thẩm khi có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” của người có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Xét xử tái thẩm:
Căn cứ Điều 351 BLTTDS 2015: Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có
1
thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tịa án, các đương
sự khơng biết được khi Tịa án ra bản án, quyết định đó. Tái thẩm chỉ là chỉ là
một thủ tục của tố tụng dân sự chứ không phải một cấp xét xử bởi:
+ Một, đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tịa án khi đã
có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định
đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy
nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó
nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
+ Hai, chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Ba, phiên tịa tái thẩm khơng bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội
đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự
Về quyền kháng cáo, kháng nghị:
Xét xử phúc thẩm:
- Việc kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể hiện nay được thực hiện theo
quy định tại các điều từ Điều 271 đến Điều 284 BLTTDS năm 2015.
Người có quyền kháng cáo bao gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Viện trưởng Viện
kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ
thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Kháng cáo bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình trước tịa án. Kháng nghị bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện
có hiệu quả cơng tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án trong
việc giải quyết vụ án dân sự. Kháng cáo, kháng nghị là điều kiện để tòa án
2
cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Những bản án, quyết
định sơ thẩm dù có sai lầm nhưng nếu khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì
vụ án cũng không được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể
từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân khởi kiện khơng có mặt tại phiên tịa hoặc khơng có mặt khi tun
án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ
nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan chức năng, tổ chức hoặc cá nhân
khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi tòa ná tun án mà
khơng có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên
án (quy định tại khoản 1 điều 273 BLTTDS 2015)
+Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của toàn án
cấp sơ thẩm là 7 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện nhận được quyết định haowcj kể từ ngày quyết định được niêm
yết theo quy định tại khoản 2 Điều 273 BLTTDS 2015
+ Kháng cáo quá hạn: kháng cáo quá thời hạn quy định tại điều 273
BLTTDS 2015
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của toàn án cấp sơ thẩm của Viện
kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 1
tháng, kể từ ngày tuyên án
+ Trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên tịa thì thời hạn kháng
nghị được tính từ ngày viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án ( quy
định tại khoản 1 điều 280 BLTTDS 2015)
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm
đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7
ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm
sát cùng cấp nhận được quyết định ( quy định tại khoản 1 điều 280
BLTTDS 2015)
3
+ Kháng nghị quá hạn: Quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy
định tại khoản 1 và khoản 2 điều 280 của BLTTDS 2015
- Tạm ứng án phí dân sự:
+ Kháng cáo thì phải nộp tạm ứng án phí dân sự
+ Kháng nghị thì khơng phải nộp tạm ứng án phí dân sự
- Thẩm quyền giải quyết: Chánh án toàn án cấp phúc thẩm thành lập hội
đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán khác làm chủ tọa
phiên tịa.
Xét xử giám đốc thẩm:
Người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm căn cứ theo Điều 331 BLTTDS
2015 thì chỉ có chánh án tịa án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ
thể: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSNDtối cao có thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét
thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối
cao; Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Đương sự và những người khác chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc thơng
báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị về những sai lầm, vi phạm
pháp luật của tòa án đã giải quyết vụ án để những người này xem xét kháng nghị
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đối với Tòa án, Viện kiểm sát,
trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của
tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì cũng phải thơng báo bằng văn bản cho những
người có thẩm quyền kháng nghị để những người này xem xét kháng nghị bản
án, quyết định đó.
Xét xử tái thẩm:
4
Căn cứ vào Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người
sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân
cấp cao, viện trưởng Viện kiểm sát cấp cao. Cụ thể: Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án khác khi
xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp
huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Để nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ
chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ những người đó mới có quyền kháng
nghị u cầu tịa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Đương sự
hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn
cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và thông báo bằng văn bản cho những người
có quyền kháng nghị. Trong trường hợp phát hiện tình tiết là căn cứ kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát, tòa án phải thơng báo bằng vặn bản cho
những người có quyền kháng nghị biết để họ xem xét việc kháng nghị.
Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử:
Xét xử phúc thẩm:
Hội đồng xét xử phúc thẩm là Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân do Tịa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét
xử tại phiên tòa phúc thẩm. Căn cứ theo Điều 308 BLTTDS 2015, Hội đồng xét
xử phúc thẩm có quyền sau đây:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
5
3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
6. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tịa án nhân
dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
Xét xử giám đốc thẩm:
Căn cứ theo Điều 343 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có
thẩm quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên
bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc
thẩm;
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp
luật.
Xét xử tái thẩm:
Căn cứ theo Điều 356, BLTTDS, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau
đây:
6
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ
tục do Bộ luật này quy định.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Theo số liệu báo cáo của ngành Tòa án, trong những năm gần đây, lượng
đơn đề nghị giám đốc thẩm dân sự như sau: năm 2018 là 16.782 đơn; năm 2019
là 18.112 đơn, trong đó, số đơn được giải quyếttrong năm 2018 là 6.408 đơn,
chấp nhận kháng nghị 616 đơn chiếm 9,6%; năm 2019 là 9.198 đơn, chấp nhận
kháng nghị 491 đơn, chiếm 5,3%; Con số nêu trên cho thấy, tình trạng gia tăng
đơn đề nghị giám đốc thẩm và tỷ lệ đơn được chấp nhận kháng nghị còn thấp.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy định của BLTTDS
năm 2015 về căn cứ kháng nghị chưa rõ. Như đã đề cập ở trên đây, một trong
những căn cứ kháng nghị là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Tuy
nhiên, cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản giải thích cụ
thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Ngoài ra, quy định thời gian kháng nghị giám đốc thẩm cũng để lại nhiều
hệ lụy, nhất là đối với công tác thi hành án, người phải thi hành án có tư tưởng
trơng chờ, cố tình trì hỗn khơng chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật, từ đó gây khơng ít khó khăn cho cơ quan thi hành án. Việc quy định thời
hạn kháng nghị giám đốc thẩm quá dài cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc
khắc phục hậu quả đối với những bản án đã tổ chức thi hành xong, như trong
trường hợp người được thi hành án nhận được tài sản hoặc cơ quan thi hành án
tổ chức thi hành án bằng hình thức bán đấu giá tài sản và người thứ ba mua được
tài sản trong trường hợp này. Tuy nhiên, bản án sau đó bị kháng nghị giám đốc
thẩm hủy án thì việc xử lý tài sản đã thi hành án là điều không dễ dàng, mà
người bị thiệt hại nhiều nhất vẫn là người phải thi hành bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.
7
Liên hệ thực tiễn tại tỉnh Bình Phước những năm vừa qua, số lượng
án do Tòa án 2 cấp thụ lý ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung
tranh chấp, bao gồm cả các tranh chấp dân sự. Kể từ ngày BLTTDS năm 2015
có hiệu lực đến nay, Kiểm sát viên (KSV) hai cấp, nhất là cấp huyện được phân
công nhiệm vụ ở lĩnh vực công tác này đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong cơng
tác, lãnh đạo cấp huyện cũng đã có sự quan tâm hơn góp phần cùng Viện kiểm
sát (VKS) hai cấp đạt nhiều kết quả; chất lượng nghiên cứu, tham gia phiên tòa,
phát biểu của KSV, bản lĩnh của KSV từng bước được nâng cao; góp phần giúp
HĐXX ban hành các bản án đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và công dân. Nhiều KSV đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Viện ban
hành kháng nghị phúc thẩm ngang cấp hoặc báo cáo VKS tỉnh để kháng nghị
phúc thẩm. Số lượng kháng nghị, kiến nghị ngày càng nhiều, chất lượng ngày
càng được nâng cao; góp phần cùng ngành đạt nhiều kết quả, tạo niềm tin cho
nhân dân, và cấp ủy địa phương.
Mặc dù chất lượng giải quyết xét xử các vụ việc dân sự đã được nâng cao,
tuy nhiên bên cạnh đó, một số bản án vẫn bị Viện Kiểm sát kháng nghị để xét xử
theo thủ tục phúc thẩm, nhằm khắc phục các sai sót trong các bản án. Trong thời
gian qua cũng khơng ít KSV nghiên cứu hồ sơ chưa sâu, chưa phân tích đánh giá
hết các chứng cứ, đề xuất cịn chung chung nên khó khăn trong việc kiểm sát kết
quả giải quyết, phát biểu của KSV khi tham gia phiên tòa cịn hình thức, chất
lượng chưa cao. Số lượng án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa hàng năm giảm
không đáng kể. Trong khi đó số lượng kháng nghị so với số án hủy sửa vẫn cịn
ít, nhất là cơng tác kháng nghị ngang cấp của VKS huyện vẫn còn khiêm tốn;
thậm chí có huyện có án hủy, sửa nhưng không ban hành được kháng nghị nào.
Chất lượng một số bản kháng nghị chưa cao, phân tích, lập luận thiếu chặt chẽ,
không nêu đầy đủ những vi phạm của bản án sơ thẩm, chưa đánh giá đúng về
tính chất, mức độ vi phạm của Hội đồng xét xử.
Để nâng cao hơn nữa công tác giải quyết các vụ, việc dân sự, cũng như
công tác kháng nghị, kiến nghị của VKS nhân dân hai cấp, VKS hai cấp cần tập
trung vào một số giải pháp như:
8
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và công tác kiểm tra hướng dẫn
nghiệp vụ của lãnh đạo viện và của phịng nghiệp vụ trong cơng tác này,
hàng q phịng nghiệp vụ có thơng báo rút kinh nghiệm qua thực tiễn xét
xử phúc thẩm, qua việc nghiên cứu các bản án mà cấp huyện gửi hoặc qua
mỗi vụ án bị sửa, huỷ có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên để
kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
- Cần nâng cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng cũng như tinh thần
trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết
các vụ án dân sự.
- Đối với những vụ, việc cụ thể cán bộ, Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu
hồ sơ cũng như Kiểm sát viên tham gia xét xử phải xây dựng hồ sơ đúng
quy chế, các tài liệu chứng cứ được nghiên cứu kỹ càng, thận trọng.
Thông qua kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa, qua kiểm sát bản án của Tòa
án, qua nguồn đơn, các “kênh” thông tin và việc phối hợp giữa viện kiểm
sát hai cấp, xác định vi phạm một cách chính xác, kết hợp với việc nắm
vững các qui định của pháp luật để ban hành kháng nghị có căn cứ vững
chắc, đảm bảo bảo vệ quan điểm kháng nghị và Tòa án chấp nhận kháng
nghị của VKS.
- Thông qua công tác kiểm sát xét xử cũng như kiểm sát bản án của Tòa án
VKS hai cấp cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo mọi bản án dân sự sơ
thẩm của Tòa án hai cấp đều được kiểm sát, kịp thời phát hiện các vi
phạm để ban hành kháng nghị.
Câu 2
a. Xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của cha mẹ ông H, bà K, P và
Q.
- Cha mẹ ông H là người làm đơn gửi Tòa án nhân dân u cầu chia thừa
kế, do đó, cha mẹ ơng H là người khởi kiện, hay chính là Nguyên đơn
- Bà K là người có tranh chấp về thừa kế với cha mẹ ơng H, do đó, bà K là
Bị đơn
9
- P và Q là con của ông H và bà K, tuy không khởi kiện, không bị kiện,
nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ, do đó, P và Q là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
b. Viết phần Quyết định trong Bản án sơ thẩm về chia thừa kế trong trường
hợp trên.
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào:
- Khoản 5 Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều 271, Điều 273 của
Bộ luật tố dụng dân sự năm 2015;
- Điều 649, điểm a khoản 1 Điều 650; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651;
Điều 660 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình.
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc Hội
Tuyên xử:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Ba mẹ ông H về việc chia
di sản thừa kế là 2 căn nhà khi ông H chết để lại.
- Bà K được hưởng phân nữa giá trị của ngôi nhà thứ nhất, trị giá 1 tỷ đồng;
và phân nữa giá trị của ngôi nhà thứ 2 trị giá 4 tỷ đồng. Do tài sản mà ơng
H để lại được hình thành trong thời gian chung sống vợ chồng giữa ông H
và bà K. Nên
- Chia đều cho bố mẹ ông H, bà K, P và Q mỗi người 1 phần di sản còn lại
của ông H bao gồm ngôi nhà thứ nhất trị giá 1 tỷ và ngôi nhà thứ 2 trị giá
4 tỷ. Tổng di sản ông H để lại là 5 tỷ đồng
Cụ thể: Bố ông H = Mẹ ông H = Bà K = P = Q = (1 tỷ + 4 tỷ)/5 = 1 tỷ đồng
Bố ông H: nhận được 1 tỷ đồng
Mẹ ông H: nhận được 1 tỷ đồng
Bà K: nhận được 1 tỷ đồng
P: nhận được 1 tỷ đồng
Q: nhận được 1 tỷ đồng
10
Về án phí:
Các bên đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài
sản mà họ được hưởng.
- Ba mẹ của H đã đóng tiền tạm ứng án phí là 56.5 triệu đồng
Căn cứ Điều 7 và Danh mục án phí, lệ phí tịa án ban hành kèm theo Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí và tạm ứng án phí sơ thẩm đối
với vụ án có giá ngạch. Giá trị tài sản có tranh chấp là 1 suất thừa kế đã
được chia như trên là 1 tỷ đồng, thuộc khung tài sản có tranh chấp từ trên
từ trên 800 triệu đồng - 02 tỷ đồng thì mức án phí mà các đương sự phải
nộp là 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt
800 triệu đồng.
Do đó, mức án phí phải nộp là: 36.000.000 đồng + (3% x
(1,000,000,000 đồng - 800.000.000 đồng)) = 42,000,000 đồng.
Đối với Ba của H phải chịu án phí trên số tiền được hưởng là 1 tỷ đồng.
Vì vậy Ba của H phải nộp án phí là 42 triệu đồng, nhưng do Ba của H đã
đóng tiền tạm ứng án phí là 28.25 triệu đồng. Số tiền án phí Ba của H cần
đóng thêm là 13.75 triệu đồng
Đối với mẹ của H phải chịu án phí trên số tiền được hưởng là 1 tỷ đồng.
Vì vậy mẹ của H phải nộp án phí là 42 triệu đồng, nhưng do mẹ của H đã
đóng tiền tạm ứng án phí là 28.25 triệu đồng. Số tiền án phí Ba của H cần
đóng thêm là 13.75 triệu đồng
Đối với bà K phải chịu án phí trên số tiền được hưởng là 1 tỷ đồng vì vậy
bà K phải nộp án phí là 42 triệu đồng
Đối với P phải chịu án phí trên số tiền được hưởng là 1 tỷ đồng vì vậy P
phải nộp án phí là 42 triệu đồng
Đối với Q khơng phải chịu tiền án phí, vì Q ( 13 tuổi) là trẻ em nên được
miễn tiền án phí.
Quyền kháng cáo:
- Đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày tuyên án.
11
- Đương sự vắng mặt, có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận tống đạt án vắng mặt hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.
- Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 - Luật thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân
sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện
thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7
và 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo
quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự./
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Hôn nhân gia đình
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
13