Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CÂU HỎI TỰ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THEO CHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 19 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN ƠN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Câu 2: Trình bày hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam gồm:




Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam.
− Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết dân tộc và đoàn kết Quốc tế.
− Tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng nhà nước của dân, do dân, và vì dân.
− Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.
Câu 3: Kể tên các thành viên trong gia đình của Hồ Chí Minh?








Cha: Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929) nhà nho cấp tiến có lịng u nước thương dân sâu sắc.
Mẹ: Hoàng Thị Loan (1868 – 1901).
Anh: Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tấn Đạt) (1888 – 1950).
Chị cả: Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên) (1884 – 1954).
Em út: Nguyễn Sinh Nhuận(1900 – 1901).
Bác Hồ: Nguyễn Sinh Cung (19/5/1890 – 2/9/1969).

Câu 4: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1. Cơ sở khách quan:


Bối cảnh lịch sử:
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
• Ỷ Pháp cầu tiến bộ (Phan Châu Trinh).
• “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” (Phan Bội Châu).
Thời đại
• Chủ nghĩa đế quốc.






Cách mạng tháng 10 Nga: Lênin người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới,



thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa → Quốc tế cộng sản.

Nguyễn Sinh Sắc (1862) tri huyện tỉnh Bình Định – cha và người thầy đầu tiên của






Nguyễn Tất Thành.
Hồng Thị Loan (1868).
Nyễn Tất Thành tiếp xúc với khẩu hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
Nguyễn Ái Quốc học ở Quốc học Huế 1907 – 1908.
9/1908 Cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiền đề lý luận:


Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Truyền thống quý báu nhất
của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là chủ nghĩa u
nước.



Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Phương Đông:
+ Phật Giáo: Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, lối sống đạo đức.
+ Khổng Tử: Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Triết lý hành động, tư tưởng nhập

thế, hành đạo giúp đời.
+ Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa tam dân phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta.
Phương Tây

+ Tư tưởng tiến bộ trong cách mạng tử sản của Mỹ, Pháp.
+ Chủ nghĩa C.Mác: Phương pháp làm việc biện chứng.
+ Thiên Chúa Giáo: Lịng nhân ái cao cả.
→ Khơng tiếp nhận từ Hồi Giáo, Phục Hưng, Khổng Tử không đổi, chủ nghĩa yêu nước dân tộc
(kế thừa).


Chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Tổng quan: Bác Hồ đọc Luận cương Lênin ở Pháp → 1 câu nói, 1 bài báo
Pravda, câu dẫn Đường Cách Mệnh.
+ Nguyễn Ái Quốc viết bài "Lênin và các dân tộc thuộc địa" đăng lên báo
Pravđa.
+ “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao. Tơi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng
bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng của chúng ta.” Nguyễn Ái Quốc nói câu ấy khi đang ở Paris
(Pháp).
+ Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước là con đường cách mạng vô
sản được đánh dấu bằng sự kiện đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận


cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
+

Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin: “Khơng có
lý luận cách mệnh thì khơng có cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận
cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách
mệnh tiền phong”. Câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách Đường


Cách Mệnh
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tiền đề quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí
Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Cơ sở chủ quan:



Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh.
Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
• Tháng 9/1911, Nguyễn Tất Thành nói: “Tơi muốn đi ra ngồi xem nước Pháp và


các nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.”
Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát khi đang
ở Trung Quốc.



Nguyễn Ái Quốc tham gia vào tổ chức "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á"



khi đang ở Quảng Châu (Trung Quốc) và mang tên Lý Thuỵ.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải
đi theo con đường Cách mạng vô sản.

Câu 5: Quan điểm của Hồ Chí Minh về lịng u nước?
Dân ta có một lịng nồng nàn u nước, đó là truyền thống quý báu của đân tộc ta. Từ xưa

đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và cướp nước.
Câu 6: Hồ Chí Minh kế thừa tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ như thế nào?


Người đã tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Tuyên ngôn nhân quyền và dân

quyền của đại Cách mạng Pháp năm 1791.
− Giá trị về quyền sống, quyền tự do, và mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ
năm 1776.
Câu 7: Mô tả Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cách mạng vô sản từ sơ thảo luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa?


“Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao!
Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Câu 8: Q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trải qua 5 thời kì:
− Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.
− Thời kì 1911 – 1920 tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
− Thời kì 1921 – 1930 hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam.
− Thời kì 1930 – 1945 vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng.
− Thời kì 1945 – 1969 tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển tồn diện.
Câu 9: Lời nhận định của nhà thơ Xơ Viết Ơxíp Mandenstam về
Nguyễn Ái Quốc năm 1924?
“Cả gương mặt Nguyễn Ái Quốc toát lên vẻ lịch thiệt và tế nhị. Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra
một nền văn hóa, khơng phải văn hóa Châu Âu mà có lẽ đó là một nền văn hóa của tương

lai... Dân tộc Việt Nam là một dân tộc lịch sự và giản dị. Qua cử chỉ cao thượng và tiếng nói
trầm lặng của Nguyễn Ái Quốc tôi như thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời n
biển lặng của tình hữu ái trên tồn thế giới bao la như đại dương.”
Câu 10: Tại sao năm 1925 Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Vì muốn thành lập Đảng phải có hai điều kiện: Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu
rộng và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Năm 1925, ở Việt Nam chưa có đủ hai
điều kiện trên nên Nguyễn Ái Quốc chỉ thành lập tỏ chức tiền thân của Đảng là Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên.


CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Câu 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa?



Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc.
Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: khẳng định phương hướng phát triển trong
bối cảnh mới là Chủ nghĩa xã hội và trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau.

Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc – vấn đề cốt lõi của vấn đề dân tộc
thuộc địa?
Cách mạng tháng Tám thành cơng, người thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn
Độc lập, long trọng khẳng định trước tồn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do,
độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn bộ dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Câu 3: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp?
Tháng 5/1941, Người cùng Trung ương Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ
phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này

nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể
dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi
của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được.”
Câu 4: Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?



Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vơ sản.
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản

lãnh đạo,
− Lực lượng của Cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc.
− Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước vơ sản ở chính quốc.
− Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng.
Câu 5: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc?
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
Câu 6: Quan điểm của Hồ Chí Minh về trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi?
Thơ chúc tết xuân Đinh Hợi 1947
“Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió


Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sơng
Tồn dân kháng chiến, tồn diện kháng chiến
Chí ta đã quyết, lịng ta đã đồng
Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”

Câu 7: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng?


“Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ
yếu rồi”. Chưa đánh bạo được lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể
có thắng lợi hồn tồn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là



con đường cách mạng bạo lực.
“Trong cuộc đâu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo
lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ
chính quyền”.

 Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp

quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực quần chúng.


CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN,
VÌ NHÂN DÂN
Câu 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam?





Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển khoa học – kỹ thuật.

Khơng cịn người bóc lột người.
Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

Câu 2: Quan điểm HỒ CHÍ MINH về mục tiêu tổng quát của CNXH?
“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thốt
khỏi bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống cuộc đời hạnh
phúc”.
Câu 3: Quan điểm Hồ Chí Minh về mục đích của CNXH (Di chúc)?
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng
một nước Việt Nam hịa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng
đáng và sự nghiệp cách mạng của thế giới”.
Câu 4: Quan điểm Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có 2 con đường quá độ lên CNXH: quá độ trực



tiếp và quá độ gián tiếp.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng
định “con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hồn thành cách
mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân tiến dần lên CNXH → quá độ gián tiếp.

Câu 5: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc điểm thời kì q độ lên CNXH ở VN?


Việt Nam quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến lên CNXH

không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.
− Đi lên CNXH là một lộ trình của Cách mạng Việt Nam.

− Chúng ta đi lên CNXH trong điều kiện vừa có hịa bình vừa có chiến tranh, cả nước phải
đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau.
− Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kì q độ, đó là mâu thuẫn
giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã
hội thấp kém của nước ta.
Câu 6: Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam?




“Phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH”, xây dựng các tiền đề kinh tế -



chính trị - văn hóa - tư tưởng cho CNXH.
Cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng trong đó lấy xây dựng
làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt lâu dài.

Câu 7: Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc quá độ lên CNXH ở VN?


Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần
quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể
tham khảo học tập kinh nghiệm của các nước anh em, tiên tiến nhưng không sao chép,
máy móc, giáo điều. Người cho rằng Việt Nam có thể làm khác với Liên Xô, Trung Quốc

và các nước khác vì Việt Nam có điều kiện cụ thể khác.
− Hai là, phải xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều
kiện thực tế, đặc điểm, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.



CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TOÀN
DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
Câu 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của Đảng trong cách mạng giải phóng dân
tộc?
Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vơ sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp cơng nhân của ĐCSVN?





Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
Nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng: chủ nghĩa Mác – Lênin.
Mục tiêu: hướng tới chủ nghĩa Cộng sản.
Tổ chức: Đảng tuân thủ một cách ngiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng Đảng
kiểu mới của giai cấp vô sản.

Câu 3: Quan điểm Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền?
Cụm từ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh ghi trong bản Di chúc của Người năm 1969.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong
điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lục nhà nước và Đảng
trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Tại sao Hồ Chí Minh cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy Chủ nghĩa MácLênin làm gốc?



“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin”. Hồ Chí Minh nhất quán cho rằng: “Cách mạng Việt Nam

muốn thành công phải đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin.”
− “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu,
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có
trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam.”
Câu 5: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nội dung xây dựng ĐCSVN?





Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.
Xây dựng Đảng về chính trị.
Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.
Xây dựng Đảng về đạo đức.

Câu 6: Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng?








Tập trung dân chủ: nguyên tắc cơ bản trong tập trung xây dựng Đảng.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tự phê bình và phê bình.

Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
Đồn kết thống nhất trong Đảng.

Câu 7: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức sinh
hoạt Đảng. (Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức sinh hoạt hoạt Đảng)?


Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức sinh hoạt Đảng. Tập trung trên



nền tảng dân chủ; dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một vấn đề không tách rời nhau mà luôn đan xen, bổ
sung cho nhau, dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung, đồng thời tập trung là cơ sở
bảo đảm cho dân chủ được thực hiện và phát huy. Dân chủ càng phát triển thì tập trung
càng vững chắc, sức mạnh của Đảng càng được khẳng định. Tập trung mà khơng có dân
chủ là tập trung nửa vời, độc đốn, chun quyền; dân chủ mà khơng gắn với tập trung là
dân chủ hình thức, quá trớn, tùy tiện, phân tán, tự do vơ chính phủ. Tập trung là nền tảng
của dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.

Câu 8: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc là quy luật phát triển của Đảng.
(Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tổ
chức sinh hoạt Đảng)?


Khi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8/1945,
mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Người đã cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng
và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay
và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa,


nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.”
− Trong Di chúc thiêng liêng, Người viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.”
− Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là cơng việc phải làm thường xun, giống
như con người ta cần phải rửa mặt mỗi ngày, để những cái xấu xa bị mất đi, mà cái tốt
đẹp được nảy nở. Bác cho rằng cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, có thói hư tật xấu
giống như người có bệnh. Vì vậy muốn chữa bệnh thì cần phải uống thuốc. Tự phê bình
giống như người ta uống thuốc vậy, mà “thuốc đắng dã tật”.




Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có
khuyết điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa
chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.”

Câu 9 . Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự phê bình trong Đảng?
“Một Đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng, một đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch ra những cái đó từ đâu mà có, xem xét rõ hồn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ,
mạnh dạn, chắc chắn và chân chính”.


CHƯƠNG 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA, ĐẠO ĐỨC,
CON NGƯỜI
Câu 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đại đồn kết dân tộc trong sự nghiệp
Cách mạng?



Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành cơng của Cách




mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
“Sử dạy cho ta bài học này: Khi nào dân ta đồn kết mn người như một thì ta
tranh được độc lập, tự do và nền độc lập ấy vững như bàn thạch. Còn khi nào dân ta
khơng đồn kết thì sẽ bị nước ngồi xâm lấn.”

Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương châm của đại đoàn kết dân tộc?


“Đoàn kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn đồn kết lâu dài... Ta đoàn kết để đấu
tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà.
Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đồn kết



với họ.”
Phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai
cấp dân tộc để tập hợp lực lượng khơng được phép bỏ sót một lực lượng nào.

Câu 3: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc?





Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.
Khoan dung, độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người.
Phải yêu dân, tin dân, dựa vào dân, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, lấy dân làm
gốc, coi cách mạng là sự nghiệp của tồn dân.

Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất là gì?
Mặt trận thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân
nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, đất nước, về
Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của mặt trận.
Mặt trận Dân tộc Thống nhất là một hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi, đại diện cho đại đa
số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc, khơng có sự phân biệt đối xử. Người cho rằng:
“Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn
sàng đồn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ, dù từ trước đến nay họ đã
theo phe phái nào” – trích trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt”. Mặt trận là
nơi tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, thực hiện thêm bạn, bớt thù, nhằm tập trung mũi


nhọn đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất. Xu hướng hẹp hòi, biệt phái, phân biệt đối xử là trái
với tư tưởng Hồ Chí Minh, chẳng những khơng tập hợp được lực lượng cách mạng rộng rãi mà
còn làm tăng thêm kẻ thù, giảm bớt bầu bạn, làm tổn hại cho sự nghiệp cách mạng chung của
cả dân tộc.
Câu 5: Các hình thức của Mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kì?
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.

Hội phản đế đồng minh Đơng Dương 1930
Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương 1936
Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1938
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương 1939
Mặt trận Việt Minh 1941
Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam 1946
Mặt trận Liên Việt 1951
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 1960
Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình Việt Nam 1968
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1955, 1977

Câu 6: Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc về xây dựng và hoạt động của Mặt
trận dân tộc thống nhất?


Mặt trân dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh cơng –

nơng – trí thức, đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng.
− Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,
quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
− Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo
đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
− Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân
thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ



CHƯƠNG 6
Câu 1. Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi bổ sung Hiến pháp mấy
lần?
Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi bổ sung Hiến pháp 6 lần:
− Hiến pháp năm 1946
− Hiến pháp năm 1959
− Hiến pháp năm 1980
− Hiến pháp năm 1992
− Hiến pháp năm 2001
− Hiến pháp năm 2013
Câu 2. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở những
đặc điểm nào?



Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự



phát triển đất nước.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của
nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 3. Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thể hiện như thế nào?


Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành


pháp luật, chính sách, kế hoạch.
− Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên của mình


trong bộ máy, cơ quan nhà nước.
Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra.

Câu 4. Theo Hồ Chí Minh, cần đề phịng và khắc phục những tiêu cực nào trong hoạt động
của bộ máy Nhà nước?




Đặc quyền, đặc lợi.
Tham ơ, lãng phí, quan liêu.
Tư tưởng chưa rõ, kiêu ngạo.

Câu 5. Quan điểm Hồ Chí Minh về những yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà
Nước?





Tuyệt đối trung thành với Cách mạng.
Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Cán bộ, cơng chức dám phụ trách, dám quyết đốn, dám nhận trách nhiệm, nhất là trong




những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, ln ln có ý thức và hành động vì sự trong
sạch, vững mạnh của Nhà nước.



CHƯƠNG 7
Câu 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa?




Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp: lý tưởng, tình cảm.
Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
Bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân
thiện mỹ để hoàn thiện bản thân.

Câu 2. Quan điểm HỒ CHÍ MINH về vai trị của việc học (đối với bản thân và đất nước)


Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Khơng chịu khó học thì khơng tiến bộ được.
Khơng tiến bộ thì thối bộ. Xã hội càng đi tới, cơng việc càng nhiều, máy móc càng tinh

xảo. Mình khơng chịu học thì lạc hậu, mà lậu hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình.
− Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
tổ quốc và nhân loại.
Câu 3. Quan điểm HỒ CHÍ MINH về vai trị của đạo đức cách mạng



Cũng như sơng có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn, cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì giỏi

mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân.
− Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một việc to tát mà tự mình
khơng có đạo đức. khơng có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì làm nổi việc gì.
Câu 4. Quan điểm Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức Cách mạng trong cán bộ và Đảng
viên?
Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người
lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Câu 5. Quan điểm Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cho thế hệ Cách mạng đời sau?
Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xong phong, khơng ngại khó khăn, có
chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mangjc ho họ, đảm bảo họ thành
những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết. (Theo Di Chúc của Hồ Chí
Minh)
6. Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức Cách mạng?





Trung với nước, hiếu với dân.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
u thương con người, sống có tình nghĩa.
Có tinh thần quốc tế trong sáng.


7. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về trung với nước?



Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và

phương Đông.
− Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm cũ và đưa vào nội dung mới: “Trung với nước, hiếu


với dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung
thành với con đường đi lên của đất nước: là suốt đời phấn đấu cho Đảng, vì CNXH,
nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân vì nước ta là nước của dân, còn nhân dân là
chủ của đất nước. Trung với nước là đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của Cách mạng
lên trên hết; quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu Cách mạng. Thực hiện tốt chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

8. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về hiếu với dân?


Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và

phương Đông.
− Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm cũ và đưa vào nội dung mới: “Trung với nước, hiếu với


dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ
của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hiếu với dân
thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy


dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng.
− Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm,
thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
9. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa CẦN và KIỆM?


“Cần” tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn
hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân mới tiến bộ, gia
đình mới ấm no và hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước mới giàu mạnh.

Song, theo Hồ Chí Minh “cần” phải đi liền với “kiệm”.
− “Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch và có mục đích, khơng xa xỉ
hoang phí, phơ trương hình thức. Theo Người, để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ
nghĩa xã hội chúng ta không những phải tiết kiệm tiền bạc, sức lực mà còn phải biết tiết


kiệm cả thời gian, bởi nếu của cải có hết thì cịn làm lại được, nhưng thời gian trơi qua rồi
thì khơng bao giờ có thể lấy lại được.
 Khi nói đến mối quan hệ giữa “cần” và “kiệm” Hồ Chí Minh nói rằng, nếu chúng ta cần

mà khơng kiệm thì như thùng khơng đáy; cịn nếu kiệm mà khơng cần thì lấy gì mà kiệm.
10. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức LIÊM?


Liêm là “ln ln tơn trọng giữ gìn của cơng và của dân; khơng xâm phạm một đồng xu,
hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của,


danh tiếng, sung sướng.
− Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi
trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của cơng làm của
riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà
sợ khó nhọc nguy hiểm, khơng dám làm là tham lạo. Khổng Tử nói: “Người mà
khơng liêm, khơng bằng súc vật.” Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.”
11. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức CHÍNH?



Chính là khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc.
Đối với mình, khơng tự cao, tự đại, ln chịu khó học tập cầu tiến bộ, ln kiểm điểm

mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
− Đối với người, khơng nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; ln giữ thái độ chân
thành, khiêm tốn, đồn kết, không dối trá, lừa lọc.
− Đối với việc, để việc cơng lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, khơng ngại
khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
12. Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới và ý nghĩa của nó
trong xây dựng đạo đức ở nước ta hiện nay?




Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Xây đi đôi với chống.
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

13. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tu dưỡng đạo đức cách mạng?



Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của

mỗi người.
− “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện vàng trong.”
14. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất con người?
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện


Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(Dạ bán – bản dịch của Nam Trân)
Có thể nói với Hồ Chí Minh, Người quan niệm bản tính con người vốn lương thiện, dữ hay hiền
chẳng qua là từ giáo dục, từ trải nghiệm cuộc sống mà ra.
15. Quan điểm về giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh
trước hết bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa dân
tộc. Quan điểm:


Chủ nghĩa u nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành
cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ
quyền quốc gia, dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước,... tạo động lực mạnh mẽ cho đất

nước.
− Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thủy chung, khoan
dung, độ lượng, thông minh, sáng tạo, cần cù, dũng cảm, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh

hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc.
− Truyền thống lạc quan, yêu đời, niềm tin bất diệt vào chính mình, tin vào sự tất thắng của
cơng lý và chính nghĩa dù phải vượt qua mn vàn khó khăn, gian khổ.
16. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức?


Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người nói: “Cũng như sơng thì có nguồn mới
có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo



được nhân dân”.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng,
phịng trào cộng sản cơng nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của lồi
người khơng chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vơ sản, mà cịn do
những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh
vô địch.



×