Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử đụng đất cho mục đích nông nghiệp ở huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 4 trang )

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ ĐỤNG ĐẤT CHO
MỤC ĐÍCH NƠNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƢỚC
Dƣơng Tấn Đạt, Bùi Tấn Lên, Nguyễn Hồng Linh, Huỳnh Thị Bích Huyền
GVHD: Lâm Vĩnh Sơn
Viện Khoa học Ứng dụng, trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh, (HUTECH)

TĨM TẮT
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất và việc lựa chọn, so
sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và bền
vững. Thực tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Phú trong những năm qua có sự chuyển đổi
mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn huyện Đồng Phú có 3 nhóm đất chính trong đó nhóm đất đỏ
vàng chiếm tỉ lệ cao nhất 83,57%. Đánh giá sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Đồng Phú cho
thấy, đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 64,69% (cây điều được trồng nhiều nhất với 76,76%)
đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ không lớn. Về hiệu quả kinh tế cho thấy các loại hình sử dụng đất trên
từng loại đất là có sự khác nhau.
Từ khóa: Cây cơng nghiệp, Đồng Phú, nông nghiệp, kinh tế, tài nguyên đất.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cần được quy hoạch có sơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử
dụng đất đai phù hợp với tiềm năng khu vực là một vấn đề mang tính cấp thiết. Cần có hình thức tổ
chức sản xuất nơng nghiệp theo lãnh thổ hợp lý nhằm góp phần bảo vệ mơi trường, phát triển kinh tế xã hội . Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng tài
nguyên đất cho mục nông nghiệp ở Huyện Đồng Phú”.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đối tượng là tài ngun đất cho mục đích nơng nghiệp ở huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu
Phương pháp so sánh địa lý
Phương pháp thực địa



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả phân loại tài nguyên đất huyện Đồng Phú
Kết quả phân tích các phẫu diện thì phân loại tài nguyên đất huyện Đồng Phú thành 3 nhóm đất chính :
Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn huyện Đồng Phú có 3 nhóm đất chính trong đó nhóm đất đỏ vàng
chiếm tỉ lệ cao nhất 83,57%, tiếp đến là nhóm đất xám chiếm tỉ lệ 11,73%, nhóm đất dốc tụ chiếm tỉ lệ
khơng nhiểu trong cơ cấu đất của toàn huyện.
810


2.20%

2.51%
11.73%

83.57%

I. NHÓM ĐẤT XÁM
II. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
III. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ
IV. ĐẤT KHÁC (SƠNG, HỒ…)

Hình 1. Biểu đồ cơ cấu các nhóm đất chính huyện Đống Phú

3.2 Đặc tính lý học của các loại đất huyện Đồng Phú
3.2.1 Nhóm đất xám
Thành phần cơ giới nhẹ từ thịt pha cát đến thịt nhẹ. Thành phần cấp hạt cát, thịt chiếm tỷ lệ tương đối
lớn. Đất thường có cấu trúc dạng viên, cục nhỏ đến trung bình, nhẵn cạnh, ít chặt ở đất địa hình cao và
chặt hơn ở đất địa hình thấp, mức độ xốp từ vừa đến ít.
3.2.2 Nhóm đất đỏ vàng

Thành phần cơ giới nặng, từ thịt nhẹ đến sét, thành phần cấp hạt sét chiếm tỷ trọng cao. Đất thường có
trúc viên hạt đến cục nhỏ, độ xốp từ rất xốp đến xốp vừa.
3.2.3 Nhóm đất dốc tụ
Thành phần cơ giới thay đổi từ thịt nhẹ đến sét, về cấp hạt, cấp hạt sét cũng chiếm tỷ trọng cao và có sự
thay đổi về thành phần cấp hạt giữa các tầng. Đất có cấu tượng dạng viên cục sắt cạnh; mức độ chặt
cao, ít xốp.

3.3 Đặc tính hóa học các loại đất huyện Đồng Phú

pHH2O

pHKCL

Hình 2. Biểu đồ so sánh độ chua giữa các loại đất

N

P2o5

K2O

Hình 3. Biểu đồ so sánh hàm lượng đạm,
lân, kali giữa các loại đất

811


Hình 4. Biểu đồ so sánh hàm lượng các cation trao đổi giữa các loại đất

Đất xám trên phù sa cổ (X): chua đến khá chua. Đất có dung tích trao đổi (CEC) và hàm lượng các cation

kiềm trao đổi thấp. Nhìn chung, đất nghèo mùn, đạm, lân và kali;
Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): Hàm lượng đạm, lân rất cao, Kali và các cation trao đổi thì lại rất nghèo,
Đất có dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp, CEC ở tầng mặt chỉ biến động.
Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): đặc tính gần giống với đất nâu đỏ trên đá bazan. Nhưng đất có các trị
số cation kiềm trao đổi thấp. Đất có phản ứng dung dịch đất chua hầu như trong suốt phẫu diện,. Đất có
dung tích hấp thu, và độ no bazơ thấp.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Độ chua đạt mức chua vừa đến khá chua. CEC, Cation kiềm trao đổi
và độ no bazơ thấp. đất có hàm lượng mùn, đạm, lân, và kali thấp
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): là đất chua, độ chua trong đất từ chua vừa đến ít chua. Dung tích hấp
thu, cation trao đổi và độ no bazơ thấp. Trong đất đỏ vàng trên đá phiến sét hàm lượng mùn, đạm, lân ở
mức trung bình.

3.4 Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích nơng nghiệp
Tổng diện tích đất sản xuất đất nơng nghiệp là 27.990,17ha, trong đó đất trồng cây lâu năm là
27.912,11ha, chiếm 94,69% diện tích đất nơng nghiệp; Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp
1565,70ha chiếm 5,31% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Trong đất trồng cây lâu năm thì hầu hết là
đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả với các loại cây có giá trị kinh tế cao (chiếm
25,1% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp). Trong đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm thì cây điều chiếm
một tỷ lệ rất lớn với 15.244 ha, 51,57% đất sản xuất nông nghiệp. Cây cao su có 7003ha, chiếm 23,76%,
cây cà phê 1.251ha, chiếm 4,24%; cây tiêu 258 ha chiếm 0,88%. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất
lúa 1 vụ với 845,59ha, chiếm 2,87 % diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, cịn lại là các loại cây rau màu
khác. Tóm lại, qua kết quả phân tích thực trạng sử dụng tài ngun đất nơng nghiệp huyện Đồng Phú thì
thấy được đất trồng cây lâu năm nói chung và đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm nói riêng chiếm ưu thế
với các lại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ không lớn.

3.5 Đề xuất sử dụng tài nguyên đất cho mục đích nơng nghiệp ở huyện Đồng Phú
Ở khu vực phía Tây: ưu tiên phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng chính là cây lâu năm có hiệu
quả kinh tế cao và có độ che phủ cao có khả năng bảo vệ mơi trường.
Có biện pháp cải tạo, chống xói mịn đất đai, chống thối hố thơng qua việc thực hiện chế độ canh tác
thích hợp và khoa học để tạo hệ canh tác bền vững, nhất là các loại đất dốc, đất trống đồi núi trọc.

Cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nơng nghiệp.
Để nơng nghiệp phát triển tốt hơn, cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các cơ sở hỗ trợ nông
nghiệp và các cơ sở sơ chế sản phẩm.

812


Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước.

4. KẾT LUẬN
Bài báo đã giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề tài đặt ra là đánh giá
được hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng tài nguyên đất cho mục đích nơng nghiệp huyện Đồng
Phú, tỉnh Bình Phước dựa trên cơ sơ đánh giá đất đai.
Đề tài đã cơ bản đạt được những kết quả như sau:
– Nghiên cứu được các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa đất đai huyện Đồng
Phú.
– Nhìn chung đánh giá cơ bản được từng loại đất đai từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên
đất cho mục đích nơng nghiệp tại địa bàn nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững.
– Đề xuất sử dụng tài nguyên đất nơng nghiệp theo phương pháp phân tích hệ thống trên quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản giai đoạn 2004 – 2005. Đề tài mã số 74.19.04, Trường
Đại học Khoa học Huế.

[2]


Chi cục thống kê tỉnh Bình Phước. Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2006, NXB Thống kê.

[3]

Tôn Thất Chiểu (1992). Kết quả bước đầu về nghiên cứu ứng dụng phân loại đất theo FAO UNESCO, Tạp chí khoa học đất (2), Hà Nội.

[4]

Võ Văn Du, Nguyễn Ngọc Nhị (1994). Bàn về phân loại sử dụng đất ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc gia về sử dụng đất ở Việt Nam, Bắc Thái, Tr 111-123.

[5]

Hội Khoa học đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

[6]

Hà Văn Hành và nnk (2004). Đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO phục vụ cho
quy hoạch phát triển N-LN ở vùng đồi núi Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.

[7]

Lê Thị Ngọc Khanh (2002). Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng
đất lâm, nông nghiệp tỉnh Lai Châu, Luận án tiến sĩ địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

[8]

Nguyễn Khang , Đào Châu Thu (1998). Đánh giá đất, Bài giảng cho học viên cao học các ngành
khoa học đất và kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


[9]

Trần An Phong và nnk (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái
và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[10]

Dent D. and Young A. (1981). Soil survey and land evaluation, Allen and Unwin, London, 278p

[11]

FAO (1976). A Framwork for Land Evaluatio, Rome.

[12]

FAO (1976). Land Evaluation for forestry, Rome.

813



×