Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chế định ủy thác trong pháp luật của Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.17 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ BÀI...........................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
I. Khái quát chung về Equity (Công bằng) ở Anh........................................2
1. Khái niệm.................................................................................................2
2. Chế định Ủy thác.....................................................................................3
II. Chế định ủy thác trong pháp luật của Anh..............................................3
1. Nguồn gốc ra đời của chế định Ủy thác của Anh..................................3
2. Đặc điểm của chế định ủy thác ở Anh...................................................5
C. KẾT LUẬN....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12


A. MỞ BÀI
Khi nói đến q trình hình thành và phát triển của common law ở nước Anh
không thể không nhắc đến giai đoạn hình thành và phát triển của equity (công
bằng) từ thế kỷ XV đến thể kỷ XIX. Ở giai đoạn này khi mà common law dần
trở nên cứng nhắc, phức tạp với hệ thống trát dẫn đến sự bất cơng trong xét xử,
tình trạng người có quyền thu kiện vì lý do kỹ thuật nên những người này đã cầu
cứu lên nhà vua (đặc biệt là đến thế kỷ XV) để địi lại quyền, lợi ích của mình
khi mà common law lại khơng bảo vệ được quyền và lợi ích đáng ra họ được có
một cách cơng bằng mà nói. Và equity ra đời từ đây, equity ra đời để bảo vệ
quyền lợi mà common law không bảo vệ được cho người có quyền và khi nhắc
tới equity không thể không kể tới chế định ủy thác ở nước Anh lúc bấy giờ khi
mà đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế
định ủy thác. Trong nội dung bài tiểu luận sau đây của tôi về Chế định ủy thác ở
nước Anh, tôi xin được nêu lên một vài hiểu biết, đặc điểm của chế định ủy thác
của nước Anh trong phạm vi mà mình đã tìm hiểu được.

1



B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về Equity (Công bằng) ở Anh
1. Khái niệm
Khi mới ra đời và trong giai đoạn đầu, common law không bị cản trở bằng
yếu tố kỷ thuật nhưng trong quá trình phát triển, đặc biệt trong mối quan hệ với
hệ thống trát, commom law đã dần trở nên phức tạp, cứng nhắc và dẫn đến
những bất công trong xét xử.
Bước sang thế kỷ XV, bản thân thủ tục tố tụng đã ngày càng bị chi phối mạnh
mẽ bởi hệ thống trát và vì thế, thủ tục tố tụng ngày càng được coi trọng hơn cả
quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện.
Điều đó dẫn tới sự bất cơng trong xét xử, người có quyền thu kiện vì lý do kỹ
thuật, người dân cầu cứu tới Nhà vua (đặc biệt là đến thế kỷ XV). Thực tiễn đồi
hỏi cần có một giải pháp khắc phục nhược điểm này, cần một giải pháp đem lại
công bằng cho người dân và giải pháp đó chính là equity được văn phòng đại
pháp quan khai thác để giải quyết các vụ việc không được giải quyết hoặc chưa
được giải quyết thỏa đáng bởi các tịa án hồng gia.
Định nghĩa của equity (Luật Cơng bình):
- Theo nghĩa thơng dụng, equity được hiểu là trạng thái bằng nhau hoặc công
bằng, vô tư.
- Theo phương diện pháp lý, equity được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ
tục pháp lý phát triển song song với common law và luật thành văn, được sử
dụng trong hoạt động xét xử tại Văn phòng đại pháp mà sau này phát triển thành
tòa đại pháp nhằm khác phục những bất cập của common law.
Sự hình thành và phát triển của equity là nhằm sửa đổi và bổ sung cho
common law, để hoàn tất common law chứ không nhằm mục địch thay thế
common law.

2



Trong suốt thế kỷ XV, các Đại pháp quan quyết định những vụ việc theo nhận
thức cá nhân về công bằng và lẽ phải. Cuối thế kỷ XV, Tòa đại pháp (Court of
Chancery) ra đời.
Đầu thế kỷ XVI, các phán quyết của Đại pháp quan được phát triển và được
tập hợp lại, xuất bản định kỳ. Equity dần bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp và cũng
dần trở nên cứng nhất như common law. Khoảng thế kỷ XVII, tính pháp lý của
luật cơng bình được tăng cường do việc cho phép kháng cáo với quyết định của
tịa cơng bình lên Thượng nghị viện.
2. Chế định Ủy thác
Đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế
định ủy thác. Chế định ủy thác là một nghĩa vụ dựa trên một người là người
được ủy thác được người chủ sở hữu pháp lý của tài sản giao cho quyền quản lý
sử dụng tài sản vì lợi ích của một người khác hoặc vì mục đích xác định. Chế
định ủy thác đã đóng vai trị rất quan trọng trong pháp luật của Anh.

II. Chế định ủy thác trong pháp luật của Anh
1. Nguồn gốc ra đời của chế định Ủy thác của Anh
Như đã nói ở trên, đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật
Anh là đã tạo ra chế định ủy thác. Chế định ủy thác là chế định đặc thù của dòng
họ common law.Chế định ủy thác là một giao dịch pháp lý qua đó, một người
chuyển giao một hoặc nhiều tài sản của mình cho một người khác (người nhận
ủy thác) để sau này sử dụng, định đoạt vì lợi ích của một người khác nữa (gọi là
người hưởng thụ) hay vì mục đích gì đó phù hợp với pháp luật, do người lập chế
định ủy thác xác định trước.
Chế định ủy ra đời ở Anh trong giai đoạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII, khi
người sử dụng đất ở Anh còn phải tuân thủ hàng loạt các nghĩa vụ do nhà nước
phong kiến áp đặt như nghĩa vụ nộp địa tơ trong q trình sử dụng đất đai và
nghĩa vụ nộp thuế khi tài sản là đất đai; hoặc khi người sử dụng đất ở vào hoàn


3


cảnh khơng thể tự mình trực tiếp quản lý và sử dụng đất do tham gia vào các
cuộc viễn chinh do các tín đồ cơ đốc giáo tổ chức.
Trong những trường hợp đó, chủ sử dụng đất (người ủy thác) thường tìm
người thay mặt mình quản lý và sử dụng đất bằng cách sang tên mảnh đất của
mình cho bạn thân hoặc họ hàng đáng tin cậy (người được ủy thác) của mình với
điều kiện:
- Phần đất đó sẽ được trả lại cho người ủy thác (chủ sử dụng đích thực) khi anh
ta quay trở về sau cuộc viễn chinh hoặc trả lại cho con cái người được ủy thác
khi chúng đến tuổi trưởng thành
- Trong suốt thời gian bên được ủy thác sử dụng đất, bên được ủy thác phải chi
trả cho bên ủy thác hoặc bên thụ hưởng (do bên chỉ thác chỉ định) một phần hoa
lợi từ đất.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, bên được ủy thác thường có xu hướng khơng thực
hiện những điều đã cam kết.
Theo nguyên tắc của common law, sau khi sang tên đất, người ủy thác khơng
cịn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất mà phần đất đó đã thuộc về
quyền sử dụng hợp pháp của người được ủy thác; quyền sử dụng đất của người
được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi
quy phạm pháp luật (người được ủy thác có bổn phận, theo lương tâm chứ
không theo páp luật, trông coi tài sản ủy thác và chi trả thu nhập cho người được
ủy thá hay người thụ hưởng theo đúng những cam kết trong hợp đồng ủy thác).
Vì vậy, theo common law, khơng có loại trát nào có thể bảo vệ lợi ích của người
ủy thác gắn với phần đất mà họ khơng cịn quyền sử dụng hợp pháp.
Những người ủy thác khơng may mắn đó thường đệ đơn lên Vua và Vua lại
thường chuyển những đơn kiện đó xuống cho Đại pháp quan giải quyết. Trước
những vụ việc này, Đại pháp quan việc người được ủy thác phủ nhận quyền địi
lại đất của người ủy thác là bất cơng, trái với giáo lý và lương tâm; rằng người

4


được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại
cho người ủy thác khi có u cầu.
Vì vậy, Đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều
kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc các bên được ủy thác thực
hiện những cam kết của mình ở vào thời điểm hợp đồng ủy thác được thiết lập.
Những phán quyết này thường kèm theo những hình phạt đối với các nhân như
bỏ tù hoặc tịch thu tài sản nếu người được ủy thác không chịu thi hành án.
Đại pháp quan đã dần dần hoàn thiện nguyên tắc giải quyết những vụ việc
loại này và xây dựng nên những quy phạm pháp luật chi tiết. Tập hợp nên những
quy phạm pháp luật đó đã tạo thành chế định ủy thác mà sau khi chế độ phong
kiến ở Anh sụp đổ, các quy phạm pháp luật ủy thác đã được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực quan hệ xã hội chứ không chỉ trong lĩnh vực ủy thác đất đai.
Ngày nay, ủy thác được coi là chế định pháp luật điển hình của dịng họ
common law.
2. Đặc điểm của chế định ủy thác ở Anh

Như đã nêu, trong khoảng thời gian giữa hai lần sang nhượng, theo common
law, người được ủy thác có đầy đủ quyền của người chủ đối với tài sản như
quyền giữ lại hoặc định đoạt tài sản (tuy nhiên, trong quan hệ đối với chủ nợ thì
quyền sở hữu tài sản của người được ủy thác không tuyệt đối, chẳng hạn, người
chủ nợ không thể bắt tài sản này để trả thay nợ).
Nếu như người được ủy thác vi phạm sự tin cậy của người ủy thác, những
người thừa kế hoặc người hưởng lợi có thể dựa vào sự bảo vệ của equity – chế
định ủy thác của equity. Sự tôn trọng common law thể hiện ở chỗ, luật Cơng
bình khơng phủ nhận hoặc tước bỏ quyền sở hữu của người được ủy thác mà
luật cơng bình sẽ ban hành lệnh buộc người được ủy thác sử dụng tài sản sao
cho có lợi nhất cho người thụ hưởng.

Nếu người ủy thác vi phạm nghĩa vụ của mình bằng cách bắng tài sản đó đi
thì việc mua bán vẫn có giá trị nhưng khi đó anh ta trở thành người được ủy thác
5


của số tiền có được từ việc bán tài sản ấy, trong một số trường hợp (chẳng hạn
nếu tài sản được bán với giá thấp hơn giá thị trường) thì người mua cũng trở
thành người được ủy thác với tất cả các nghĩa vụ của người được ủy thác.
Ngay cả hiện nay việc ủy thác cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác
nhau, khi vì lý do nào đó, cần phải phân định rõ quyền sở hữu theo pháp luật và
sỡ hữu theo luật cơng bình (người được hưởng lợi), nghĩa là tài sản được giữ cho
một người khác.
Đặc điểm của chế độ ủy thác của Anh gồm:
- Chia tách quyền sở hữu và quyền hưởng dụng tài sản
- Các thành tố của chế định ủy thác của Anh:
+ Nghĩa vụ ủy thác
+ Người được ủy thác
+Tài sản ủy thác
+ Người hưởng quyền
* Người ủy thác:
Người ủy thác là người tạo ra ủy thác bằng ý chí của mình. Bằng sự bày tỏ ý
chí đơn phương, người lập ủy thác chuyển giao một hay nhiều tài sản của mình
cho người nhận ủy thác. Ý chí đó được ghi nhận dưới hình thức như một chúc
thư, một hợp đồng tặng cho hoặc một giao dịch đơn phương.
Người ủy thác có hai loại, có thể là người lập đồng thời là người nhận hay người
lập và người nhận là hai chủ thể khác nhau.
* Người được ủy thác:
Khái niệm nghĩa vụ của người được ủy thác (fiduciary duty hay trustee’s
obligations) là một trong những yếu tố then chốt của luật Công bình và tín thác
(equity and trust) của hệ thống pháp luật common law.

6


Người được ủy thác có thể được hiểu là một người nào đó cam kết hoặc có
nghĩa vụ thực hiện một hay một số cơng việc nào đó vì lợi ích của người khác.1
Nghĩa vụ hay bổn phận chăm sóc đầu tiên và bao trùm là người được ủy thác
không được thu lợi cá nhân từ cơng việc của mình trừ khi đã được sự chấp thuận
rõ ràng và đầy đủ của người ủy thác hoặc người thứ ba thụ hưởng. Người được
ủy thác phải đặt quyền lợi của người ủy thác và/hoặc người thụ hưởng lên trên
quyền lợi của bản thân mình và khơng được để cho lợi ích của mình mâu thuẫn
với quyền lợi của những người kia.Án lệ của nước Anh còn quy định rằng trách
nhiệm của một người được ủy thác bình thường (khơng có chun môn sâu về
lĩnh vực quản lý tài sản) là phải coi tài sản ủy thác như là tài sản của chính mình.
Trong khi đó, trách nhiệm của người được ủy thác chuyên nghiệp (như quản lý
tài sản và đầu tư chuyên nghiệp) là phải hành động cẩn trọng như một thương
nhân đang đầu tư vì lợi ích của một người mà mình cảm thấy có bổn phận về
mặt đạo đức phải chu cấp.2
Người được ủy thác là nhân vật quan trọng trong sự tồn tại của chế định ủy
thác. Người nhận ủy thác phải là người có năng lực hành vi. Người ủy thác có
quyền từ chối hoặc đồng ý nhận ủy thác.
Khi có các hành vi vi phạm, nếu người được ủy thác vi phạm các nghĩa vụ
của mình thì người ủy thác xó quyền cách chức người này. Khi bị quy trách
nhiệm, người được ủy thác phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho ngườ ủy
thác, nếu thu được lợi ích mà lợi ích mà lợi ích có được do vi phạm nghĩa vụ với
người ủy thác thì người nhận ủy thác phải hồn trả lợi ích này cho người ủy
thác. Theo đó, người được ủy thác mà biết có hành vi hoặc chuẩn bị có hành vi
1 Lương Văn Trung: Nghĩa vụ của người nhận ủy thác, Thời báo Kinh tế sài Gòn, số 33 –
2013, ra ngày 15/8/2013

2 Lương Văn Trung: Nghĩa vụ của người nhận ủy thác, Thời báo Kinh tế sài Gòn, số 33 –

2013, ra ngày 15/8/2013

7


vi phạm nghĩa vụ người được ủy thác thì phải có phản ứng, nếu khơng sẽ bị coi
là khơng tận tụy trong công việc và phải chịu trách nhiệm.
* Người thụ hưởng: Là đối tượng của ủy thác. Người thụ hưởng phải là cá nhân
và tổ chức đang còn tồn tại. Về quyền và nghĩa vụ thì: Nếu người được ủy thác
chiếm đoạt tài sản của người ủy thác, người thụ hưởng có một quyền ưu tiên so
với các chủ nợ khơng có bảo đảm của người được thụ hưởng đối với tài sản
được đòi lại, ngay cả trong trường hợp người được ủy thác chịu sự thanh toán
của tư pháp. Nếu người được ủy thác làm lẫn lộn nhiều tiền của người ủy thác
và tiền riêng của mình, người thụ hưởng được ưu tiên nhận dạng số tiền của
người ủy thác từ tồn khoản của trương mục. Nếu người được ủy thác làm lẫn lộn
tiền của nhiều người ủy thác khác, khi đó án lệ có quy đinh “first in, first out”
(vào trước thì ra trước). Nếu một người thứ ba làm lẫn lỗn một cách vơ tình tiền
của người ủy thác và tiền của riêng mình, các quyền yêu cầu của người thụ
hưởng cho phép người thụ hưởng bảo vệ quyền lợi ích của mình nhất là trong
các trường hợp khơng có điều kiện hoặc khơng thể thực hiện quyền đeo đuổi.
* Tài sản ủy thác:
Tài sản là một số tiền được chuyển bằng cách trao tay hoặc chuyển khoản và
việc chuyển giao được hoàn tất khi người nhận tài sản của người này đã nhận
được số tiền.
Tài sản là một động được chuyển giao bằng cách giao nhận về phương diện
vật chất hoặc coi như đã được chuyển giao hiệu lực của một cam kết chuyển
giao đơn phương mà người chuyển giao khơng có quyền hủy bỏ.
Tài sản là cổ phần có ghi tên được chuyển giao bằng cách sang tên trên số
đăng ký cổ phần.
Tài sản là bất động sản thì các quyền được chuyển giao bằng cách sang tên

trên sổ đăng ký bất động sản.

8


- Sự hình thành ủy thác giống như cơ chế hình thành các giao dịch dân sự, hợp
đồng dân sự
- Trên cơ sở hợp đồng, quy định các quyền và nghĩa vụ của người được ủy thác
và người ủy thác.
- Hai bên người ủy thác và người được ủy thác tìm kiếm những quy định cụ thể
trong hợp đồng giữa hai bên
- Chế định ủy thác sẽ bảo đảm công bằng cho người ủy thác và người được ủy
thác (là hành vi bảo đảm công bằng xã hội bằng cách ngăn chặn những hành vi
của các cá nhân với dụng ý giữ lại nhằm chiếm đoạt tiền hoặc những lợi ích vật
chất khác trái với lương tâm và giáo lý).
- Chế định ủy thác thì được chia thành:
+ Ủy thác rõ ràng: Là chế định được thiết lập theo ý chí của một người có tài
sản. Ví dụ như một người chuyển tiền cho chị gái của mình để người này sử
dụng cho việc chăm lo học tập và sức khỏe cho con trai của mình. Tùy theo
người ủy thác cịn sống hay đã chết có ủy thác lập lúc cịn sống (khác khe về nội
dung và hình thức) và ủy thác di chúc hay dựa vào đặc điểm của người thụ
hưởng có ủy thác tư nhân và ủy thác công cộng.
+ Ủy thác ngầm định: Là ủy thác phát sinh từ ý chí được suy đốn của người có
tài sản.
+ Ủy thác theo sự xác định của các quy phạm pháp luật: Đây là các ủy thác được
thiết lập theo các quy định của pháp luật trong các trường hợp được luật dự kiến.
* Đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra
chế định ủy thác:
Như đã biết, theo quy định của common law, phần đất đai đã sang tên cho người
ủy thác thì người ủy thác khơng cịn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất

được ủy thác, người bị ủy thác chr bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức (theo
lương tâm chứ không theoo pháp luật), không có trát để bảo vệ người ủy thác.
9


Và Chế định ủy thác thì Theo đại phát quan, người được ủy thác phủ nhận quyền
đòi đất của người ủy thác là bất công, trái giáo lý và lương tâm. Người được ủy
thác bị buộc phải thực hiện đúng cam kết và có thể bị phạt tù, tịch thu tài sản
nếu khồn chịu thi hành án. Chế định ủy thác hình thành chế định áp dụng cho
nhiều quan hệ xã hội khác.
Chế định ủy thác đã khắc phục được những khó khăn, vướng mắc xuất hiện
trong thực tế xét xử của common law, do vậy có thể nói đóng góp lớn nhất của
equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác.

10


C. KẾT LUẬN
Như vậy có thể khẳng định lại lần nữa rằng đóng góp lớn nhất của equity đối
với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác. Chế định ủy thác bảo
vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của những người ủy thác khi ủy thác tài
sản của mình cho người khác. Có chế định ủy thác là căn cứ pháp lý để xét xử
những vụ án về ủy thác tài sản cho người nhận ủy thác sẽ bổ sung được lỗ hổng
pháp luật, người có quyền sẽ khơng vì những lý do khách quan mà bị thua kiện,
mất đi quyền và lợi ích mà mình vốn được có nữa.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Cơng An
Nhân dân
2. Michael Bogdan: Luật so sánh (Người dịch: PGS. Lê Hồng Hạnh, Th.S.
Dương Thị Hiền)
3. Lương Văn Trung: Nghĩa vụ của người nhận ủy thác, Thời báo Kinh tế sài
Gòn, số 33 – 2013, ra ngày 15/8/2013
4. Nguyễn Anh Thư: Common Law: Chế định đặc thù – Chế định ủy thác,
Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ
5. Alastair Hudson: Understanding Equity and Trusts, Barrister, Lincoln’s
Inn, Reader in Equity and Law Queen Mary, University of London

12



×