Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Giao-trinh-lich-su-cac-hoc-thuyet-mới-nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 189 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn
đề cơ bản về lịch sử các học thuyết kinh tế, chúng tôi tổ chức biên soạn lại
cuốn giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. Cuốn giáo trình này kế thừa
cuốn giáo trình xuất bản năm 2008 của Học viện Tài Chính, đồng thời sử dụng
tư liệu từ các tác phẩm gốc của giáo sư Jonh Maynad Keynes và giáo sư
P.A.Samuelson. Giáo trình có sự thay đổi về kết cấu, chỉnh lý, bổ sung thêm
một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, nghiên cứu của Học viện
Tài chính trong điều kiện mới.
Giáo trình được biên soạn bởiPGS,TS Hà Quý Tình và PGS,TS Vũ Thị
Vinh đồng chủ biên. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Tập thể tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hồn thiện trong lần
tái bản sau.
Trong q trình biên soạn và xuất bản giáo trình, tập thể tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Học Viện Tài chính, Ban Quản
lý khoa học, đồng thời đã tham khảo giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế
của Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh do GS,TS Chu Văn Cấp chủ
biên, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc
dân do PGS,TS Mai Ngọc Cường chủ biên (xuất bản năm 2005), Giáo trình
lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân do PGS,TS
Trần Bình Trọng chủ biên (xuất bản năm 2009)…Tập thể tác giả chân thành
cám ơn các đồng chí đã đóng góp nhiều cơng sức, ý kiến q báu cho giáo
trình lịch sử học thuyết kinh tế này.
Tập thể tác giả

1


CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CỦA MÔN LỊCH SỬCÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Xã hội loài người lần lượt trải qua các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau.
Ở mỗi giai đoạn của trình độ phát triển, con người có những hiểu biết và cách
giải thích các hiện tượng kinh tế, xã hội thích ứng. Việc giải thích các hiện
tượng kinh tế, xã hội ban đầu là những tư tưởng rời rạc, lẻ tẻ mang tính cá biệt
của các nhà kinh tế và về sau những tư tưởng đó phát triển thành học thuyết
kinh tế với những quan điểm có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Môn
lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm,
học thuyết kinh tế của các trường phái, các đại biểu kinh tế gắn liền với lịch
sử hình thành, phát triển của xã hội loài người.
1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế.
1.1.Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu
quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống các
quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau trong lịch sử xã hội lồi người.
Hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động văn hóa, chính
trị, xã hội…của con người. Từ thời Cổ đại đến nay, con người đã có nhiều
quan điểm, tư tưởng kinh tế khác nhau tương ứng với từng trình độ phát triển
lịch sử của xã hội loài người. Tư tưởng kinh tế khi nó phát triển đến giai đoạn
cao và có tính hệ thống thì trở thành học thuyết kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các
quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau tương ứng với mỗi hình thái
kinh tế xã hội trong các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người, nhằm chỉ ra
những giá trị khoa học cũng như những hạn chế của các đại biểu, trường phái
kinh tế học.
2


Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu các quan điểm kinh tế đãđược

hình thành một hệ thống nhất định. Hệ thống cácquan điểm kinh tế là tổng
hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế
nhất định - đó là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất các hiện
tượng kinh tế nhất định có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Những tư tưởng
kinh tếđó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào
ý thức.
Những quan điểm kinh tế chưa thành hệ thống nhưng cóý nghĩa lịch sử
khơng thuộcmơn lịch sử các học thuyết kinh tế mà làđối tượng nghiên cứu của
lịch sử tư tưởng kinh tế. Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, các quan điểm kinh tế
của thời kỳ cổđại cũng như các trào lưu đối lậpđược trình bày kế tiếp nhau
theo tiến trình lịch sử. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh
tế chỉ là một bộ phận cấu thành củađối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng
kinh tế.
Ngoài việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư
tưởng kinh tế thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, lịch sử các học thuyết kinh tế
còn nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư tưởng kinh tế
trong các lĩnh vực kinh tế học, quản lý kinh tế…Vậy, không thể đồng nhất đối
tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế với đối tượng nghiên
cứu của mơn kinh tế chính trị hay mơn lịch sử tư tưởng kinh tế. Lịch sử các
học thuyết kinh tế chỉ là một bộ phận của lịch sử các tư tưởng kinh tế. Lịch
sửkinh tế chính trị là cơ sở của lịch sử các học thuyết kinh tế, làđỉnh cao của
sự phát triển đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế.
1.2. Quá trình hình thành, phát triển của lịch sử các học thuyết kinh tế
Các tư tưởng kinh tế của lồi người được hình thành từ thời Cổ đại. Các
nhà kinh tế nổi tiếng như: Xénophone,Aristot, Platon, Mạnh tử, Copecnic…đã
đề cập đến các vấn đề như: ruộng đất, thuế khóa, phân cơng lao động xã hội,
phân phối thu nhập, tiền tệ, phân chia xã hội thành giai cấp…nhằm hướng vào
giải quyết vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị, đẳng cấp,… đặc biệt là vấn đề
3



kinh tế. Tuy nhiên, những tư tưởng của họ chưa mang tính khái quát, hệ thống
nên chưa xây dựng được lý luận kinh tế khoa học.
Đến cuối thế kỷ XV, nền sản xuất hàng hóa nhỏ chuyển sang sản xuất
hàng hóa lớn, chủ nghĩa tư bản ra đời, các tư tuởng kinh tế được hình thành
có tính hệ thống nên các học thuyết kinh tế ra đời.
Học thuyết kinh tế của những người Trọng thương được coi là học thuyết
kinh tế đầu tiên, nó được hình thành, phát triển ở nhiều nước Châu Âu như:
Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... Đó là những lý luận kinh tế đầu tiên
nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng là chính sách
kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chỉ rõ vai trò của ngành sản xuất vật
chất là nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất làm cho lý luận kinh tế của chủ
nghĩa trọng thương bị lỗi thời, tan rã, nhường chỗ cho sự ra đời của chủ nghĩa
trọng nơng ở Pháp và kinh tế chính trị tư sản Cổ điển ở Anh và Pháp. W.Petty
và F.Quesnay là cha đẻ của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển và nó phát triển
đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với tư tưởng kinh tế của
ADam SMith, David Ricardo và Sismonde.
Học thuyết kinh tế tư sản Cổ điển tuy xuất phát từ lợi ích kinh tế của giai
cấp tư sản nhưng nó mang tính khoa học cao. Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh
vực lý luận, tư tưởng, thực tiễn đã bộc lộ, những mâu thuẫn và hạn chế vốn có
của chủ nghĩa tư bản dần được phơi bày. Để bào chữa, che đậy những mâu
thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, học
thuyết kinh tế của trường phái kinh tế chính trị Tầm thường xuất hiện, đứng
đầu là Jean Baptitste Say và Thomas Robert Malthus.
Chủ nhĩa tư bản phát triển làm phá sản hàng loạt những người sản xuất
nhỏ, hình thành đội quân thất nghiệp ngày càng đơng đảo. Do đó, xuất hiện
dịng tư tưởng kinh tế phê phán chủ nghĩa tư bản, bảo vê lợi ích của những
ngưịi sản xuất nhỏ, những ngưịi làm thuê - Đó là học thuyết kinh tế Tiểu tư
sản và những người chủ nghĩa xã hội không tưởng.

4


Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng khoa học kỹ thuật làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa
tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.
Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xun nổ ra địi hỏi phải có lý thuyết
kinh tế mới làm cơ sở lý luận cho vịêc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của sản
xuất kinh doanh cũng như điều tiết nền kinh tế ở các nước tư bản. Do vậy, các
học thuyết kinh tế tư sản hiện đại ra đời như: học thuyết kinh tế Cổ điển mới,
học thuyết kinh tế của J.Keynes, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới,
học thuyết kinh tế của P.A.Samuelson…
2. Phương pháp, mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các
học thuyết kinh tế.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội mang tính hiện
thực khách quan. Song hiện thực khách quan rất phức tạp và luôn biến động
đòi hỏi việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần có phương pháp
khoa học, đó là:
Phương pháp duy vật biện chứng: Hệ thống các quan điểm kinh tế là kết
quả của việc nghiên cứu, phản ánh hiện thực quan hệ sản xuất vào ý thức con
người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Các quan điểm kinh tế là yếu
tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng tư tưởng của xã hội. Phương pháp
nhận thức khoa học chỉ ra rằng, cần phải tìm hiểu nguồn gốc ra đời của lý luận
kinh tế, nhữngđiều kiện phát triển, thay thế của chúng ngay trong cơ sở kinh
tế - xã hội, trên cơ sởđó xác định mối liên hệ lịch sử cơ bản nhằm phân chia
thànhcác giai đoạn phát triển của lý luận kinh tế. Nghiên cứu lịch sử các học
thuyết kinh tế đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ
và tác động qua lại lẫn nhau của sự phát triển, chuyển hóa giữa các hình thái

kinh tế- xã hội.

5


Phương pháp lịch sử: Q trình nhận thức ln có tính lịch sử, và mọi
hoạtđộng của của ngườiđều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các thế hệ
trước. Do đó, nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học
thuyết kinh tế là nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng
thời đánh giá đúng công lao, hạn chế của các nhà kinh tế trong mỗi giai đoạn
lịch sử. Mặt khác, phải phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có,
cũng như khơng phủ nhận tínhđộc lập tương đối của các học thuyết kinh tế
vàảnh hưởng của chúngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội.. Điều đó địi hỏi
việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế phải tuân thủ một cách triệt để
nguyên tắc lịch sử. Không nên xem xét các di sản lý luận kinh tế của giai đoạn
quá khứ bằng tiêu chuẩn hiện tại mà phải đánh giá ý nghĩa của chúng căn cứ
vào trình độ phát triển khoa học kinh tế của thời đại ấy.
Ngoài ra, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế đòi hỏi phải sử dụng
phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng
hợp nhằm chỉ rõ những thành tựu khoa học, hạn chế, cũng như sự kế thừa,
phát triển các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái kinh tế trong
lịch sử. Bởi sự tồn tại, phát triển của hoạt động thực tiễn và các lý luận kinh
tế đều có tính lịch sử, trong đó con ngưịi ln phê phán kinh nghiệm cũng
như lý luận của các thế hệ trước, từ đó kế thừa, phát triển các lý luận đó vào
hoạt động kinh tế- xã hội của xã hội mình. Chính vì vậy, các học thuyết kinh
tế bản thân nó có tính độc lập tương đối và có ảnh hưởng nhất định đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội.
2.2. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm vạch rõ quy luật về sự
phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các quan điểm kinh tế của các

trường phái kinh tế trong lịch sử. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc và cặn kẽ
về thành tựu lý luận kinh tế của loài người, nâng cao trình độ tư duy kinh tế,
trên cơ sở đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế- xã hội.

6


Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học độc lập, chiếm vị trí
quan trọng trong các mơn kghoa học xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có
các chức năng: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng
phương pháp luận.
Chức năng nhận thức: Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá
các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái kinh tế khác nhau theo
quan điểm lịch sử cụ thế. Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển gắn
với điều kiện kinh tế - xã hội và lợiích của những giai cấp nhất định, khơng
có tư tưởng kinh tế phi giai cấp. Lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ dừng
lại ở việc tiếp cận một cách giản đơn các quan điểm kinh tế nhằm bảo vệ lợi
ích kinh tế của giai cấp mình mà cịn trang bị cho người học tri thức khoa học
để nhận thức, cải tạo thực tiễn trong hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội.
Chức năng phương pháp luận: Lịch sử các học thuyết kinh tế là mơn học
cóchức năng phương pháp luận. Nócung cấp một cách có hệ thống các quan
điểm, lý luận kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khoa học kinh tế, nhất
là các môn khoa học kinh tế nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường như: kinh
tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế lượng, thương mại quốc tế,
quản lý kinh tế…và các môn kinh tế ngành khác.
Chức năng thực tiễn: Lịch sử các học thuyết kinh tế luận giải cơ sở hình
thành, nội dung, chỉ rõđiểm thành công, hạn chế của các lý thuyết kinh tế.
Trên cơ sở đó giúp chúng ta nhận thức, vận dụng vào hoạtđộng thực tiễn
củađời sống kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ đối tượng, mục đích, ý nghĩa của lịch sử các học thuyết kinh

tế mà khẳng định: nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận
không thể tách rời việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Các nhà khoa học kinh tế, nhà quản lý
kinh tế chỉ khi nắm chắc và hiểu sâu sắc các tư tưởng, các học thuyết kinh tế
mới có đầy đủ hơn những kiến thức cơ bản về các phạm trù, quy luật, lý luận

7


kinh tế để hoạch định, chỉ đạo, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ, vi mơ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Như vậy, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu vàý nghĩa của môn lịch sử các
học thuyết kinh tế là cần thiết trang bị tri thức khoa học kinh tế cơ sở nền tảng
cho mọi sinh viên khối ngành kinh tế nói chung, đặc biệt là ngành tài chính,
ngân hàng.
Câu hỏi ôn tập
1. Làm rõ đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế. Phân biệt
đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế và lịch sửtư tưởng
kinh tế.
2. Phương pháp, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết
kinh tế đối với sinh viên khối ngành kinh tế và ngành tài chính.

8


CHƯƠNG 2
NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CƠ BẢN
CỦA THỜI KỲ NÔ LỆ VÀ PHONG KIẾN TÂY ÂU
1. Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ nô lệ.
1.1 Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ Hy Lạp cổđại

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử của xã hội Hy lạp cổđại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp hình thành và tan dã sớm so với lịch
sử phát triển lồi người. Vào thế kỷ VIII,VII,VI trước cơng ngun, lực lượng
sản xuất ở Hy Lạp phát triển, thúc đẩy sự ra đời của các trung tâm công nghiệp
và các đơ thị, các tư tưởng kinh tế được hình thành đầu tiên ở đó.
Ngay từ buổi đầu, đất nước Hy Lạp đã hình thành hai giai cấp cơ bản là
chủ nơ và nơng dân, nhưng nơng dân đã có nguy cơ biến thành nô lệ.
Khi quan hệ sản xuất của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp được xác lập
và trở thành thống trị thì các mâu thuẫn vốn có của xã hội cũng bắt đầu phát
sinh, phát triển, biểu hiện:
- Mâu thuẫn chủ nô và nô lệ ngày càng tăng.
- Kinh tế hàng hóa ở Hy Lạp bắt đầu hình thành, phát triển mâu thuẫn với
kinh tế tự nhiên mà cơ sở tồn tại của Hy Lạp là kinh tế tự nhiên (tức là mâu
thuẫn với cơ sở duy trì sự thống trị của xã hội)
- Các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra, bắt bớ tù binh làm nô lệ.
- Đến thời kỳ phát triển của chế độ nơ lệ, các chính sách kinh tế đã tập trung
hướng vào việc tăng cường bóc lột nơ lệ để làm ra nhiều sản phẩm thặng dư
cho giai cấp chủ nô.
Những đặc điểm trên đã đặt đất nước Hy Lạp trước hai vấn đề lớn cần
giải quyết về mặt lý luận:
- Phải xác định được liệu chế độ xã hội nơ lệ cịn tồn tại hay khơng?
- Làm thế nào để tiếp tục duy trì sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ?

9


Trước tình hình đó, một số tác giả đã đưa ra các tư tưởng kinh tế giải
quyết những vấn đề đó nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô.
1.1.2. Các tư tưởng kinh tế cơ bản của xã hội Hy Lạp cổđại
- Chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy lạp tồn tại là tất yếu và duy nhất.

Các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại đã thấy được nô lệ là bộ phận cơ bản của lực
lượng sản xuất để làm ra của cải cho xã hội. Họ coi nô lệ như là công cụ lao
động sống (công cụ biết nói), đặt ngang hàng với cơng cụ câm (cuốc, cày).
Chủ nơ coi nơ lệ là tài sản có thể bán, cho hoặc tặng. Cụ thể:
Platon - nhà triết học: Ơng đã hình dung ra một xã hội lý tưởng được xây
dựng trên cơ sở của chế độ nô lệ. Từ đó ơng được đưa ra các tư tưởng hay đề
án kinh tế khác nhau để duy trì xã hội nô lệ.
Aristote - nhà triết học: ông cho rằng, chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại là tất
yếu, duy nhất vì thượng đế đã sinh ra lồi người. Có 2 hạng người khác nhau
là chủ nơ và nơ lệ. Trong đó chủ nơ là người quản lý, nơ lệlà người lao động
nặng nhọc, từ đó ơng đưa ra 2 vấn đề mang tính khoa học về nơ lệ:
+ Làm thế nào để có nhiều nơ lệ? Theo ơng, chiến tranh là nguồn cung cấp
nơ lệ nhiều nhất, vì vậy chiến tranh là cần thiết để cướp tù binh biến thành nơ
lệ. Đối với lồi người đây là bước tiến lớn vì trước đó bắt được tù binh thì
vứt xuống biển cho cá ăn.
+ Làm thế nào để sử dụng nơ lệ tốt nhất? Ơng đưa ra các biện pháp: Phải
có khối lượng cơng việc thật nhiều cho nơ lệ, cho nơ lệ ăn vừa phải vì nếu ăn
đầy đủ họ sẽ lười lao động, phải có q trình kiểm tra kiểm sốt q trình lao
động của nơ lệ bằng chế độ mệnh lệnh roi vọt. Phải tổ chức nơ lệ thành từng
nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-10 người có cai đứng đầu để quản lý.
- Tư tưởng coi khinh lao động chân tay - Xénophone
Xénophone cho rằng lao động chân tay là nhục nhã hổ thẹn, làm hư hỏng
con người. Ơng đề cao cơng việc quản lý kinh tế, coi công việc quản lý kinh
tế ngang với hoạt động của Nhà nước. Ơng cũng có tư tưởng cấm những người
chủ gia đình làm cơng việc lao động chân tay vì cho đó là điều hèn hạ. Ơng
10


khuyên công dân không nên làm những việc trái với lịng từ thiện như làm
nghề thủ cơng, nghề bn bán vì làm con người hư hỏng (ở đây ơng muốn tạo

ra cơ sở lý luận cho chế độ chiếm hữu nô lệ).
- Tư tưởng phủ nhận tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi và
tầng lớp quí tộc tài chính
Platon coi thương nghiệp là giả dối, lừa đảo nên cấm sự buôn bán dối trá.
Aristote coi cho vay nặng lãi là tội ác giống như kinh doanh nhà chứa, từ
đó phủ nhận sự tồn tại của tư bản với tư cách làm cho giá trị tăng thêm.
Các đại biểu Hy Lạp đều khơng muốn xã hội có kẻ giàu người nghèo, họ
không ủng hộ sự ra đời và tồn tại của tầng lớp quý tộc tài chính, tức tầng lớp
giàu có về tiền bạc.
Trong thời kỳ cổ đại, các đaị biểu đã bắt đầu có sự phân tích một số các
phạm trù kinh tế như: giá trị trao đổi, giá trị sử dụng của vật phẩm, một số
chức năng của tiền. Họ miêu tả ảnh hưởng của quan hệ cung cầu đối với giá
cả hàng hóa, nghiên cứu đặc điểm của nội thương, ngoại thương, phân tích
nội dung của tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi.
Thực chất các tư tưởng kinh tế của Hy Lạp cổđại là hệ tư tưởng của giai
cấp chủ nô thống trị xã hội.
1.1.3. Tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại
- Tư tưởng kinh tế của Platon (427- 347 trước công nguyên)
Platon là đại biểu tiêu biểu nhất cho quan điểm của tầng lớp quý tộc, là người
theo chủ nghĩa duy tâm cổ đại, kịch liệt chống lại chủ nghĩa duy vật. Ơng có
các tư tưởng kinh tế chủ yếu sau:
+ Phân công xã hội: được Platon trình bày trong tác phẩm “Chính trị hay
nhà nước”. Ông cho rằng: "Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản tính khác
nhau, đều nhằm mục đích làm một số cơng việc nhất định". Từ đó ơng kết
luận: Sự phân chia thành giai cấp là trạng thái tự nhiên của xã hội.
+ Tư tưởng phân chia giai cấp: Platon chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản:

11



Thứ nhất, tầng lớp các nhà triết học, có chức năng quản lý Nhà nước, họ
phải có bộ óc đặc biệt sâu sắc và cần phải nắm vững triết học.
Thứ hai, tầng lớp các chiến sỹ bảo vệ Nhà nước, có chức năng bảo vệ bộ
máy nhà nước. Các chiến sỹ này cần phải có sự hiểu biết đầy đủ, cần phải can
đảm. Muốn vậy họ phải được giáo dục và rèn luyện.
Thứ ba, tầng lớp "dân đen", bao gồm những người làm ruộng, làm nghề
thủ cơng, họ có thể có ruộng đất, nhà cửa, tiền bạc riêng. Chức năng của tầng
lớp dân đen là đảm bảo cung cấp vật phẩm ni hai tầng lớp trên. Vì vậy tầng
lớp này cần sống giản dị, chỉ được thỏa mãn một phần nhu cầu.
Ngồi 3 giai cấp đó cịn bộ phận đơng đảo người lao động (nô lệ) không
được Platon đưa vào giai cấp vì ơng quan niệm nơ lệ thuộc sở hữu của chủ nơ.
Theo Platon, lịng từ thiện và sự giàu có khơng thể dung hịa với nhau. Vì vậy
để cho bộ máy nhà nước trong sạch, không vị kỷ hay tham nhũng thì những
người làm việc trong bộ máy nhà nước phải đứng ngoài chế độ tư hữu (tức là
khơng có tư hữu cá nhân về tư liệu sản xuất).
+ Tư tưởng coi trọng phân phối ruộng đất: Platon cho rằng, để giảm mâu
thuẫn xã hội, cần sử dụng một phần ruộng đất của chủ nô đem chia cho người
lao động, thúc đẩy chế độ lệ nông ra đời.
+ Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị trao đổi: Platon là người đầu
tiên đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị trao đổi. Ơng
cho rằng vàng có giá trị sử dụng nhưng nó cũng chẳng có ích gì nếu khơng
biết sử dụng nó.
+ Tư tưởng về tiền: Platon thừa nhận trao đổi là cần thiết đối với mọi công
dân và trong trao đổi phải có tiền. Ơng đề nghị cần phải đúc tiền bằng kim
loại để dùng chung cho cả nước, cịn người bản xứ có thể dùng tiền địa phương
nhưng phải có giá trị (Ơng nhận thấy chức năng lưu thông của tiền)
- Tư tưởng kinh tế của Aristote (354- 322 trước công nguyên)
Aristote là nhà triết học duy vật cổđại. Ơng có quan điểm sâu sắc về hiện
thực, thừa nhận tính chất hiện thực của thế giới bên ngoài, thừa nhận mối liên
12



hệ khăng khít giữa tư tưởng và vật thể. Tuy nhiên có lúc ơng lại đồng tình với
quan điểm duy tâm của Platon về sự tồn tại một hình thức trừu tượng, phi vật
chất (thượng đế) là cơ sở của vật chất. Như vậy ông dao động giữa duy vật và
duy tâm.
+ Tư tưởng phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi: Aristot là người
đầu tiên phân biệt giá trị sử dụng về giá trị trao đổi. Ông cho rằng phải có cái
chung làm cơ sở cho trao đổi. Ông chỉ ra được cái thuộc về quy luật (cái tất
nhiên) và cái không thuộc về quy luật (cái ngẫu nhiên)
+ Tư tưởng về thương nghiệp: Aristote nêu thuyết về 3 loại thương nghiệp:
Một là, thương nghiệp trao đổi: (H- H), đây là sự trao đổi đầu tiên, mầm mống
của trao đổi hàng hóa sau này.
Hai là, thương nghiệp hàng hóa: (H- T- H) trao đổi này thơng qua tiền tệ.
Ba là, đại thương nghiệp: (T- H - T’), thương nghiệp trao đổi làm giàu.
Qua các hình thức trao đổi trên, Aristot nhận thấy giữa các hàng hóa khác
nhau trao đổi được với nhau nó phải có cái gì chung bằng nhau. Tuy ơng chưa
nói được cái chung ấy là lao động kết tinh vào hàng hóa, nhưng ông đã đề cập
đến việc trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
+ Tư tưởng về tiền: Tiền không chứa giá trị lao động, mà giá trị của tiền là
do Nhà nước quy định.
+ Tư tưởng về kinh doanh (Học thuyết kinh doanh): Aristot nêu ra hai loại
kinh doanh:
Một là, kinh doanh "kinh tế": lấy giá trị sử dụng làm mục đích, trao đổi là
phương tiện thực hiện giá trị sử dụng. Loại kinh doanh này là hợp quy luật
nên ông ủng hộ.
Hai là, kinh doanh việc sản xuất ra của cải. Đây là kinh doanh nhằm mục đích
làm giàu, làm cho khối lượng tiền tăng lên tạo ra sự giàu có. Ơng kịch liệt phê
phán loại kinh doanh này vì nó khơng hợp quy luật.
Aristote là người ln bảo vệ xã hội nô lệ, phủ nhận tư bản, coi đó là vật xa lạ

đối với chế độ nơ lệ.
13


Những hạn chế trong tư tưởng kinh tế của Aristote:
+ Aristote chưa thấy được thực thể của giá trị hàng hóa là gì. Vì ơng đã xuất
phát từ ln lý để nghiên cứu.
+ Aristote chưa thấy được các bộ phận hợp thành giá trị để chỉ rõ nguyên
tắc ngang giá.
+ Aristote cho rằng giá trị của tiền là do Nhà nước quy định
+ Aristote chủ trương phân phối sản phẩm làm ra trong xã hội dựa vào phẩm
giá và địa vị xã hội làm cơ sở.
- Tư tưởng kinh tế của Xenophone (430- 354 trước công nguyên)
Xenophone là một nhà thực tiễn, ủng hộ sự phát triển của nông nghiệp. Ông
nghiên cứu lý luận phân công lao động nhưng lấy lý luận sự ham thích để phân
tích. Tư tưởng kinh tế cơ bản của Xenophone:
+ Tư tưởng phân công lao động: Xenophone nghiên cứu phân công theo
quan điểm giá trị sử dụng, lấy phân công làm cơ sở kinh tế. Ơng nhận thấy
phân cơng thúc đẩy lưu thơng hàng hóa phát triển, phân cơng có mối liên hệ
với quy mơ thị trường. Ông cho rằng ở các thành phố nhỏ phân cơng phát triển
chậm, cịn ở các thành phố lớn phân cơng phát triển nhanh nên thị trường hàng
hóa được mở rộng.
+ Tư tưởng về giá trị sử dụng và giá trị trao đổi: Xenophone đã phát hiện
ra tính hai mặt của vật thể là vừa đem lại lợi ích lại vừa có khả năng trao đổi
với vật thể khác, nên đã vượt lên trên cả Platon và Aristote.
+ Tư tưởng giá cả phụ thuộc cung - cầu: Xenophone là người đầu tiên nêu
lên được giá cả hàng hóa phụ thuộc quan hệ cung - cầu. Ông đề nghị giai cấp
chủ nô chỉ nên mua nô lệ theo từng đám nhỏ để giá nô lệ không tăng và chỉ
nên mở rộng sản xuất một cách thận trọng để giá cả không bị giảm xuống.
+ Tư tưởng về tiền: Xenophone cho rằng, bạc là tiền nên nhu cầu là vơ hạn.

Ơng khuyên nên sử dụng nhiều nô lệ khai thác bạc để làm tiền.
+ Tư tưởng về sản xuất nông nghiệp: Xenophone cho rằng, nông nghiệp là
người mẹ và là vú nuôi của tất cả các nghành nghề khác.
14


Kết luận: Tư tưởng quý tộc của Xenophone ít triệt để hơn so với Platon và
Aristote vì ơng khơng phản đối tiền và sản xuất hàng hóa, quan tâm đến việc
tăng sản phẩm thặng dư, thừa nhận số tư bản lớn và lợi nhuận.
1.2. Những tư tưởng kinh tế của thời kỳ La Mã cổđại
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử của xã hội La Mã cổ đại
Xã hội La Mã cổ đại là nơi phát triển cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Đây cũng là thời kỳ khủng hoảng và suy yếu của chế độ nô lệ. Lao động của
nơ lệ bị bóc lột nặng nề hơn, nơ lệ khơng quan tâm đến kết quả của sản xuất.
Có nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ chống lại giai cấp chủ nơ.
Trước tình hình xã hội đó, một số người có tư tưởng dân chủ, muốn ngăn
chặn tình trạng đổ nát của xã hội chiếm hữu nô lệ, giảm bớt những mâu thuẫn
giữa chủ nô và nô lệ, họ đã đưa ra những tư tưởng kinh tế tiến bộ.
1.2.2. Nội dung các tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế La Mã cổ đại.
- Dự luật cải cách ruộng đất
Đại biểu là Grarky Tibery (160- 133 trước công nguyên) và Gai (154- 121
trước Công nguyên), họ đều là thủ lĩnh của nhân dân. Các ông đã nêu ra được
dự luật cải cách ruộng đất với nội dung: Đòi chuyển một phần ruộng đất của
các chủ nô lớn thành tài sản của nhà nước, rồi đem chia cho những người
nghèo trong xã hội để họ có ruộng cày cấy làm ăn sinh sống.
Dự luật cải cách ruộng đất mong muốn giảm bớt mâu thuẫn đối kháng trong
xã hội, cứu vớt phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ khỏi diệt vong. Dự luật
này phù hợp với lợi ích của dân nghèo và mang tính tiến bộ, nhưng nó khơng
được thực hiện vì chính quyền nằm trong tay giai cấp chủ nô.
- Tư tưởng bênh vực chế độ lệ nông

Đại biểu cho tư tưởng này là Colymele (thế kỷ I trước cơng ngun). Ơng
là nhà văn, đồng thời là nhà nơng học.
Colymele cho rằng: sở dĩ năng suất lao động của nô lệ thấp do họ "cày rất tồi"
và "chăn nuôi súc vật kém". Muốn năng suất lao động cao phải đối xử tử tế

15


với nô lệ, chuyển nô lệ thành lệ nông. Colymele có tư tưởng về chế độ lệ nơng
nhằm giải phóng một phần cho người nô lệ, tăng năng suất làm ruộng.
Lệ nông là chế độ canh tác trên ruộng đất do nơng nơ làm. Người nơng nơ
một mặt có ruộng đất của chủ nô giao cho tự làm ăn sinh sống ở bản làng, chủ
nô không nuôi nô lệ ở trong nhà nữa, mặt khác ngoài thời gian lao động trên
đất của mình, nơng nơ phải đến lao động cày, cấy thu hoạch mùa mạng cho
chủ nô mà chủ nô khơng phải chi phí cho nơng nơ bất cứ một khoản gì nữa.
Về mặt kinh tế,lao động nơng nơ biểu hiện rõ nét phạm trù lao động thặng dư.
Chế độ lệ nơng là loại hình canh tác ruộng đất mang tính chất quá độ từ
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến.
- Tư tuởng bình đẳng đối với nơ lệ
Đại biểu là Seneque (Thế kỷ I trước cơng ngun). Ơng cho rằng tất cả mọi
người đều bình đẳng về bản chất, ơng gọi những người nơ lệ là "đồng chí".
Họ là người bạn ở đẳng cấp thấp hơn. Tuy nhiên tư tưởng bình đẳng của ơng
khơng dựa trên cơ sở phải có bình đẳng về kinh tế mà chỉ dựa vào cơ sở phân
tích tai họa của chế độ chiếm hữu nơ lệ theo quan điểm đạo đức luân lý, nên
tư tưởng bình đẳng này mang tính khơng tưởng.
2. Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời đại phong kiến
2.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến.
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến.
So với thời cổ đại, tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến nghèo nànvà ít
phát triển hơn.

Khi nghiên cứu tư tưởng kinh tế ở thời đại phong kiến người ta thường lấy
xã hội phong kiến Tây Âu làm tiêu biểu. Thời đại phong kiến ở Tây âu được
chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu thời Trung cổ(từ thế kỷ V- thế kỷ XI)
- Giai đoạn cuối thời Trung cổ (từ thế kỷ XII - thế kỷ XV)
- Giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản (từ thế kỷ XVI - thế kỷ XVII) đây là
thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và ra đời của chủ nghĩa tư bản.
16


Ở đây chỉ đề cập đến tư tưởng kinh tế của giai đoạn đầu và giai đoạn cuối.
2.1.2. Đặc điểm tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến.
- Những tư tưởng kinh tế giống với thời đại nô lệ:
+ Bênh vực cho bạo lực, chiến tranh, đồng tình với các hình thức cưỡng bức
siêu kinh tế.
+ Chú trọng phân tích giá trị sử dụng, ít quan tâm đến giá trị, do vậy nền
kinh tế cịn mang tính chất tự túc, tự cấp.
- Những tư tưởng kinh tế khác với thời đại nơ lệ:
+ Đánh giá vai trị của nơng dân đúng đắn hơn.
+ Các đại biểu thời đại phong kiến cho rằng, lao động chân tay cũng vinh
dự như lao động trí óc.
+ Các nhà tư tưởng phong kiến có tư tưởng nhà thờ phải nắm ruộng đất.
Lịch sử của thời đại Trung cổ đầy rẫy những cuộc đấu tranh giữa quyền
lực trần tục và quyền lực tinh thần. Trong đời sống quốc gia, giới tăng lữ giữ
vai trò to lớn, vì họ có tổ chức cao hơn so với tổ chức phong kiến trần tục.
Nhà thờ và giới tăng lữ có nhiều tài sản, nhà thờ nắm đến 1/3 ruộng đất canh
tác và là nơi tập trung nhiều bộ óc ưu tú của thời đại. Nhà thờ xây dựng được
uy tín trong nhân dân và kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng quỹ nhà thờ,
do đó nhà thờ thu được những khoản thu nhập phụ thêm rất lớn, sức mạnh của
nhà thờ càng tăng lên nên có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

- Thái độ đối với tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi thực tế hơn,
đó là những họat động kinh tế cần cho xã hội.
2.2. Nội dung tư tưởng kinh tế của thời đại Phong kiến
2.2.1. Tư tưởng kinh tế của Saint Augustin (354- 430)
Saint Augustin là người Italia, đại biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Trung
cổ. Ơng có các tư tưởng kinh tế sau:
- Tư tưởng coi trọng lao động chân tay: Saint Augustin đã trích câu của
giáo sĩ Pon "Ai khơng làm thì khơng ăn" và kêu gọi mọi người phải lao động,
lao động chân tay cũng vinh dự như lao động trí óc.
17


- Tư tưởng giá cả công bằng: Saint Augustin là người đầu tiên nêu lên
danh từ "giá cả công bằng". Tuy nhiên trong giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ,
để bảo vệ lợi ích của đẳng cấp, quan điểm kinh tế của những người giáo sĩ giải
thích "giá cả cơng bằng" mang tính chất 2 mặt:
+ Một mặt "giá cả cơng bằng" là muốn nói giá cả trung bình phù hợp với hao
phí lao động trung bình.
+ Mặt khác "giá cả công bằng" lại là giá cả phù hợp với lợi ích của mỗi đẳng
cấp. Mỗi đẳng cấp có một giá cả công bằng khác nhau đối với một hàng hóa
giống nhau. Như vậy với cách giải thích trên "giá cả cơng bằng" có thể phù
hợp với hao phí lao động hay không phù hợp cũng là giá cả công bằng. Thực
chất tư tưởng này đã che đậy sự trao đổi khơng ngang giá một cách có ý thức.
-Tư tưởng phủ nhận đại thương nghiệp và cho vay nặng lãi: Saint Augustin
kịch liệt lên án đại thương nghiệp và cho vay nặng lãi. Ông so sánh kẻ cho
vay nặng lãi với tên ăn cướp đều là những kẻ khơng có lương tri.
Tuy nhiên đến giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ thì đại thương nghiệp và cho
vay nặng lãi được nhìn nhận bằng quan điểm khác hơn.
2.2.2. Tư tưởng kinh tế của giáo sĩ Thomasd'Aquin (1225 - 1274)
Thomasd'Aquin là người theo quan điểm triết học duy tâm, có uy tín trong

nhà thờ. Tư tưởng kinh tế của ông như sau:
- Tư tưởng bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất: Để bảo vệ sự thống trị của
nhà thờ, cần phải bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất của phong kiến. Ông vạch
rõ sự khác nhau giữa tài sản ruộng đất và tài sản tiền tệ và nhấn mạnh ưu thế
về ruộng đất. Ông lập luận: Giới tự nhiên tạo ra ruộng đất tham gia vào sản
xuất nông nghiệp. Sản phẩm nơng nghiệp sinh ra từ thượng đế, do đó sản xuất
nơng nghiệp khơng mâu thuẫn với lịng từ thiện. Còn tiền do con người tạo ra
do chiếm đoạt của người khác nên mâu thuẫn với lòng từ thiện.
- Tư tưởng nhượng bộ với tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi
+ Đối với tư bản thương nghiệp: Là nhà tư tưởng của kinh tế địa chủ về nhà
thờ, ơng bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến trong điều kiện mới, tức là khi
18


quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển, các vua chúa phong kiến thu được những
món lợi từ thương nghiệp và cho vay. Do đó học thuyết của Thomas’dAquin
có những nguyên lý chứng minh sự nhượng bộ đối với thươngnghiệp. Ban
đầu ông chê trách, phê phán đại thương nghiệp làm giàu (T- H- T') nhưng sau
đó ơng lập luận: Đại thương nghiệp có thể theo đuổi một mục đích chân lý
cần thiết, như thế việc thu lợi nhuận không mâu thuẫn với lịng từ thiện, nó là
thu nhập có lao động, đại thương gia cũng là nhân dân lao động.
+ Đối với tư bản cho vay nặng lãi: Thomas'd Aquin giải thích như sau:
Một là, tiền cho vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng thì khơng phải trả lợi
tức, nhưng được phép lấy một tặng vật làm tiền công.
Hai là, tiền cho vay mua vật phẩm sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cần
có lợi tức.
- Quan điểm về "giá cả công bằng": Theo Thomas'd Aquin "giá cả cơng
bằng" có cơ sở chung là hao phí lao động. Ông là người đầu tiên nêu lên khái
niệm giá trị lao động.
- Tư tưởng địa tô: địa tô là số tiền công trả công lao động gắn liền với quản

lý tài sản ruộng đất. Ông lập luận: Ruộng đất đem lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ
của tự nhiên, ruộng đất làm cho tinh thần đạo đức tốt lên nên khơng có bóc
lột, khơng có lừa dân. Do vậy thu địa tơ là hồn tồn hợp lý.
- Tư tưởng về tiền: Trong thời kỳ phong kiến, các nhà thần học ít chú ý đến
địa tô, nhưng họ rất quan tâm đến giá cả, lợi tức, lợi nhuận.Sở dĩ như vậy vì
trong thời đại phong kiến, khơng những các cơng tước, thị dân mà ngay cả tu
viện lớn cũng đều có quyền tích trữ tiền. Để quản lý tiền, nhà vua Pháp là
Philip VI đã thống nhất tiền đúc vào tay mình bằng cách thay đổi thường
xuyên giá trị tiền. Cho nên các giáo chủ, công tước, thị dân thường bị phá sản
về tiền đúc. Trong bối cảnh như vậy, Thomas'd Aquin đã có quan điểm đối
với tiền: Tiền đúc là đặc ân của nhà cầm quyền, họ có quyền quy định giá trị
tiền đúc. Ông coi giá trị của tiền là đặc tính tự nhiên, tức do giá trị sử dụng
của vật làm ra tiền quyết định. Theo ông " Vàng, bạc sở dĩ đắt là do lợi ích đồ
19


vật làm bằng vàng, bạc, do phẩm chất và tính tinh khiết của vàng, bạc", còn
sự ra đời của tiền là do ý chí của con người quyết định, chứ không phải do nhu
cầu phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do quan niệm đó, lýluận tiền của
ơng khơng mang tính khoa học, thụt lùi so với cả quan điểmcủa Aristote.
Kết luận: Những tư tưởng kinh tế của các xã hội nơ lệ và phong kiến được
hình thành, phát triển là một quá trình con người hiểu biết về tự nhiên và xã
hội. Do đứng trên những quan điểm giai cấp khác nhau nên có những nhận
xét khác nhau. Vì vậy các nhà kinh tế đã có những quan điểm đúng đắn và
cũng có những quan điểm sai lầm, phản động về tư tưởng kinh tế.
Câu hỏi ôn tập
1. Nội dung tư tưởng kinh tế cơ bản củaxã hộiHy Lạp và La Mã cổđại
2. Nội dung tư tưởng kinh tế của Saint Augustin và Thomas'd Aquin
3. Chỉ rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản trong tư tưởng kinh tế của
các nhà kinh tế thời kỳ nô lệ và phong kiến


20


CHƯƠNG 3
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông
1.1 Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng
thương
1.1.1.1. Hoàn cảnh đời của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản
hình thành trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời(giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hóa
giản đơn sang kinh tế thị trường). Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào những
năm 1450, phát triển vào những năm 1650, sau đó suy đồi.
+ Về mặt lịch sử xã hội: Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, việc tích lũy
tiền có ý nghĩa quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Thực chất, đây
là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền ở ngồi
phạm vi các nước châu Âu bằng cách cướp bóc và trao đổi khơng ngang giá
đối với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
+ Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản non trẻ mới ra đời chưa nắm được chính
quyền (chính quyền nằm trong tay giai cấp quý tộc) do đó chủ nghĩa trọng
thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.
+ Về phương diện khoa học kỹ thuật: phát minh quan trọng về địa lý tìm ra
châu Mỹ và đường sang châu Á (1492) của Crixtôpphơrcôlômbô đã làm cho
Trung tâm mậu dịch châu Âu được chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây
Dương. Các nước Hà Lan, Pháp, Anh giữ vai trị chính trong sự phát triển mậu
dịch, du thương để chuyển vàng từ châu Mỹ sang châu Âu... Điều này chứng
tỏ vai trò quan trọng của thương nghiệp, trao đổi, mua bán, nên địi hỏi phải

có lý thuyết kinh tế chỉ đạo, hướng dẫn cho hoạt động thương nghiệp, chính
vì vậy các học thuyết kinh tế trọng thương ra đời.
21


1.1.1.2.Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tư tưởng
của tầng lớp thương nhân. Những tư tưởng kinh tế này phản ánh lợi ích của tư
bản thương nghiệp lớn lúc bấy giờ. Nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế của
chủ nghĩa trọng thương thể hiện:
+ Tiền là của cải thực sự của xã hội: tiền là tiêu chuẩn cơ bản đánh giá sự
giàu có của mọi quốc gia, hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng
tiền. Những hoạt động kinh tế nào không làm tăng số lượng tiền đều được coi
là bất lợi. Những người trọng thương đề nghị Nhà nước tư sản cần có chính
sách kinh tế tập trung để làm tăng khối lượng tiền, cấm tiêu dùng xa xỉ phẩm
nhập khẩu.
+ Tích lũy tiền: được thực hiện thông qua hoạt động thương mại, trước hết
là ngoại thương. Những người trọng thương cho rằng "nội thương là hệ thống
ống dẫn, ngoại thương là máy bơm..." do vậy, hoạt động ngoại thương phải
thực hiện chính sách xuất siêu.
+Nguồn gốc của lợi nhuận: những người trọng thương cho rằng lợi nhuận
là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua
ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có.
+ Tư tưởng về quy luật kinh tế và vai trò nhà nước: những người trọng
thương chưa nhận thức đầy đủ tính khách quan và tác dụng của các quy luật
kinh tế. Họtrông chờ vào sự can thiệp của nhà nước để thúc đẩy kinh tế phát
triển và cho rằng nhà nước có vai trị vạn năng siêu kinh tế có thể điều khiển
mọi hoạt động kinh tế xã hội, nên dựa vào nhà nước để đề ra các chính sách
kinh tế có lợi cho thương nhân: chính sách hạ thấp mức lợi tức cho vay, chính
sách thuế quan xuất nhập khẩu, chính sách thị trường...

1.1.2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Anh
Chủ nghĩa trọng thương Anh ra đời sớm và chín muồi nhất ở Tây Âu trong
thế kỷ XVI và XVII. Chủ nghĩa trọng thương Anh phát triển qua 2 giai đoạn:

22


- Giai đoạn 1- Học thuyết tiềntệ (Bảng cân đối tiền tệ - thế kỷ XVI). Đại
biểu của học thuyết tiền tệ là William Staford (1554 - 1612). Tư tưởng trung
tâm của ông là "Bảng cân đối tiền tệ" thực chất là ngăn chặn khơng cho tiền
chạy ra nước ngồi, khuyến khích mang tiền từ nước ngồi về. Với lý luận cân
đối tiền tệ,William Staford cho rằng ngoại thương sẽ đem về nhiều tiền cho
quốc gia. Từ đó ơng đề ra chính sách ngoại thương "xuất ra nước ngồi nhiều
hơn mua ở nước ngoài về", đồng thời nêu ra khẩu hiệu: Chi tiêu tiền ở nước
ngồi ít, thu tiền từ nước ngoài về càng nhiều càng tốt, mọi sự thiếu thốn,
nghèo đói là do khơng đủ tiền nên phải giữ cho khối lượng tiền không hao hụt.
Như vậy, giai đoạn này, những người trọng thương chỉ hiểu tiền với chức năng
phương tiện cất trữ, chưa hiểu bản chất và quy luật lưu thôngtiền tệ.
- Giai đoạn 2 - Học thuyết trọng thương (Bảng cân đối thương mại), thế
kỷ XVI,XVII, đại biểu là Thomas Mun (1571 - 1641).
Tư tưởng trung tâm của Thomas Mun: Xuất khẩu tiền là một thủ đoạn làm
tăng của cải. Theo Mun, phải biết phân biệt lợi ích trước mắt và kết quả sau
cùng, đầu tiên phải giảm bớt của cải xuống, sau đó để tăng thêm của cải (lúc
đầu xuất 1 triệu bảng Anh ra nước ngồi để mua hàng hóa sau đó đem bán
hàng hóa và thu về 3 triệu bảng Anh). Để có xuất siêu chỉ nên xuất khẩu thành
phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu,thực hiện thương mại trung gian(mua
rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác), thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ
nhằm kiểm sốt hàng nhập khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa.
Theo Mun những luật lệ trước đây cấm xuất khẩu tiền thì bây giờ cần phải cho
phép bn bán ở những nơi có lợi cho thương nhân. Đối với thương nhân nước

ngoài cũng vậy, cần cho họ bn bán hàng hóa của nước Anh khơng phải trên
đất Anh mà là ở các nước thuộc địa, nghĩa là ở nơi có lợi hơn.
Thomas Mun đưa ra hai phương pháp thực hiện thương nghiệp xuất siêu:
Một, xuất khẩu hàng hóa theo cơng thức: H1 - T - H2 (H1>H2)
Hai, phát triển thương mại gián tiếp theo công thức: T1 - H - T2 (T2>T1)
Để làm giàu, Munđề ra 10 biện pháp thực hiện thương nghiệp xuất siêu:
23


+ Mở rộng việc trồng cây công nghiệp
+ Giảm việc nhập khẩu hàng xa xỉ phẩm
+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa giá rẻ
+ Xuất khẩu hàng hóa bằng tàu của nước Anh
+ Tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên
+ Phát triển nghề đánh cá
+ Phát triển thương nghiệp làm giàu
+Xuất khẩu tiền tệ
+ Miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa làm bằng ngun liệu nước ngồi
hoặc được sản xuất trong nước
Như vậy, học thuyết trọng thương Anh ở cả hai giai đoạn đều cho rằng
nhiệm vụ kinh tế của đất nước là phải làm giàu, phải tích lũy tiền. Tuy nhiên,
phương pháp tích lũy tiền là khác nhau.
1.1.3. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Pháp
Ở Pháp, chủ nghĩa trọng thương bắt rễ sâu hơn ở Anh, vì về kinh tế nước
Pháp có điều kiện để tiếp thu và thực hành học thuyết trọng thương hơn. Chủ
nghĩa trọng thương Pháp không trải qua hai giai đoạn phát triển rõ rệt nhưng
nó thúc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế Pháp. Đại biểu của chủ nghĩa trọng
thương Pháp là: Antoine Monchretien và Jean Baptiste Colbert.
-Học thuyết kinh tế của Antoire Monchretien (1575 - 1622).
A.Monchretien là người đầu tiên nêu ra danh từ chính trị kinh tế học trong

cuốn "Luận văn về chính trị kinh tế học" xuất bản năm 1615. Những quan
điểm của ông phản ánh thời kỳ quá độ từ học thuyết trọng tiền đến học thuyết
trọng thương phát triển. A.Monchretien xem nông dân là vấn đề cốt yếu của
nhà nước Pháp, vì ở Pháp nơng dân chiếm hơn một nửa dân số.A.Monchretien
cho rằng nông dân là chỗ dựa của nhà nước Pháp và kêu gọi Nhà nước cần
phải quan tâm đến nông dân hơn nữa.
Quan điểm về tài sản: A.Monchretien cho rằng, tài sản của đất nước khơng
chỉ là tiền mà cịn là dân số, đặc biệt là số dân nơng nghiệp. Ơng viết "Hạnh
24


phúc của người ta là ở trong sự giàu có, mà sự giàu có là ở trong lao động”.
Ơng coi ngoại thương là nguồn tài sản chủ yếu của đất nước. Ơng nói: "Nội
thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm".
- Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Colbert (1619 -1683)
Jean Baptiste Colbert - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, ơng đề ra hệ
thống chính sách kinh tế thực hiện ở Pháp trong 100 năm, gọi là "Chủ nghĩa
colbert". Hệ thống chính sách đó phản ánh sự phá sản của chủ nghĩa trọng
thương Pháp.
Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Colbert thể hiện:
+ J.Colbert ủng hộ sự phát triển của nền công nghiệp Pháp bằng cách cấp tiền
nhiều hơn cho công nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo
chất lượng sản phẩm công nghiệp và nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển,J.Colbert đã thi hành hàng loạt
các biện pháp kinh tế khác nhau nhằm làm phá sản sản xuất nông nghiệp và
bắt nông nghiệp phải phục vụ sản xuất cơng nghiệp, như: chính sách tăng thuế
với hàng hóa nơng sản, hạ giá nơng sản phẩm, phong tỏa thị trường nông sản
phẩm nhằm buộc người nơng dân phải bán lúa mì với bất kỳ giá nào, tức khi
lúa mì được mang ra thị trường thì khơng được chở về nhà.
Như vậy, chính sách kinh tế của J.Colbert mang nặng tư tưởng trọng

thương. Theo ông ngoại thương có khả năng làm cho thần dân được sung túc
và thỏa mãn được các nhu cầu của vua chúa. Sự vĩ đại và hùng cường của một
quốc gia là do số lượng tiền quyết định.
Tóm lại: Tuy mạnh về mặt thực tiễn, nhưng trong cương lĩnhcủa họ, chủ
nghĩa trọng thương Pháp không đưa ra được những luận cứ đầy đủ về mặt lý
luận. Đến thế kỷ XVIII chủ nghĩa trọng thương ở Pháp bị phá sản và xuất hiện
chủ nghĩa trọng nông nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp.
1.1.4. Q trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương
Cơng nghiệp ngày càng phát triển, công trường thủ công tư bản trở thành
phổ biến làm thay đổi kết cấu kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản. Vai trò
25


×