QUAN SÁT THIÊN VĂN
Tác giả: Bùi Dương Hải
9. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Sự vận động của tự nhiên tuân theo quy luật nào, vận động như thế nào, đó là điều
người Trung Hoa tìm hiểu hàng ngàn năm và đúc kết thành một học thuyết độc đáo:
Thuyết Âm Dương. Có thể nói đây là lý thuyết chủ đạo, nền tảng, lâu đời nhất, huyền bí
nhất và cũng được ứng dụng nhiều nhất trong thế giới quan phương Đông.
Trong phần này tôi không hề có tham vọng trình bày sâu về học thuyết này, mà chỉ đề
cập những cách tiếp cận sơ đẳng, trực diện nhất ứng dụng vào thế giới quan, loại bỏ
bớt yếu tố triết lý và nhân sinh quan. Hiện nay ngoài thị trường sách có hàng chục
quyển phân tích sâu về nó, mỗi quyển đều vài ba trăm cho đến gần nghìn trang, tha hồ
cho những ai quan tâm có thể tìm hiểu.
Nguồn gốc
Nhiều người đã từng đọc qua triết học phương Đông
ngạc nhiên vì trình độ khái quát hóa cao của nó, và đặt
ra câu hỏi là do ai nghĩ ra. Tác giả không phải chỉ là
một người, mà rất nhiều bộ óc, không phải một thời
điểm, mà cả một giai đoạn dài, thậm chí hàng nghìn
năm. Qua một quãng thời gian dài tổng hợp, phân tích,
những tư tưởng phù hợp đã để lại cho chúng ta ngày
nay một tư tưởng xuất sắc.
Người Trung Hoa gán nguồn gốc của thuyết Âm
Dương Bát quái cho Phục Hi, vị vua Thái cổ huyền
thoại. Kinh Dịch chép rằng Phục Hi thấy Long mã hiện
lên ở sông Hoàng Hà, trên lưng có bức đồ hình, rồi
thấy rùa thần hiện ở sông Lạc, trên lưng cũng có trang
chữ. Phục Hi dựa vào đó vẽ lại thành Hà đồ Lạc thư,
rồi ngửa đầu xem tượng trời, cúi xuống xem thế đất,
mà vẽ nên Bát quái.
Hà đồ Lạc thư thực sự thế nào không ai biết, các
thuyết cũng khác nhau, chẳng hạn cho Lạc thư là do
vua Vũ trị thủy mới thấy. Hình vẽ các chấm đen trắng
Hà Đồ (trên), Lạc thư (dưới)
Đây là các ma phương với các
số chẵn lẻ (Âm dương).
như ngày nay vẫn thường thấy là do Khổng An Quốc (cháu 12 đời của Khổng Tử) đưa
ra vào khoảng năm 140-186. Thực ra đây là một ma phương Toán học, liên quan đến
khoa Lý số. Nhìn vào đó mà nói để hình thành lên thuyết Âm Dương bát quái là điều
không hợp lý. Có chăng là sự ngược lại: từ thuyết Âm Dương, kết hợp với tư duy số học
để vẽ nên hai bức của Khổng An Quốc?
Tuy vậy, thuyết trên cũng làm nổi lên tư tưởng: Phục Hi phản ánh tự nhiên thông qua
việc quan sát một cách cẩn trọng, khoa học, để từ đó rút ra những nhận xét và khái quát
hóa thành quy luật. Riêng thời đại Phục Hi đã là một giai đoạn dài trong lịch sử.
Theo các quan sát có thể nhận thấy:
Theo thời gian trong ngày: sáng tối đổi nhau, nóng lạnh luân phiên
Theo thời gian trong năm: nhiệt hàn thay đổi, xuân hạ thu đông nối tiếp không dừng
Xét trong muôn loài: có đực có cái, có nam có nữ
Vạn vật: tăng trưởng suy thoái, lớn lên nhỏ đi, trẻ khỏe già yếu
Trải hàng trăm hàng ngàn năm, tư tưởng về hai mặt đối lập, tương hỗ, mâu thuẫn
nhưng thống nhất, triệt tiêu mà thúc đẩy nhau, đã giúp người Trung hoa sáng tạo ra khái
niệm Âm – Dương.
Âm – Dương
Dương và Âm là hai mặt của một tổng thể, đối lập nhưng không thể tách rời
Tượng trưng cho Dương là một vạch liền
Tượng trưng cho âm là một vạch đứt
Vạch Âm hay Dương gọi là một hào. (Khi tách biệt thì hay nói Dương trước Âm sau,
nhưng khi gọi chung về Thuyết thì lại là Âm Dương, cũng chỉ là một thói quen).
Dương mang tính sáng, nóng, động, tích cực, giống đực, phát triển, mở rộng, sự sống,
thực,…
Âm mang tính tối, lạnh, tĩnh, tiêu cực, giống cái, suy thoái, thu hẹp, cái chết, hư…
Khi yếu tố này thịnh thì yếu tố kia suy và ngược lại. Điều đặc biệt là trong Dương có Âm
và trong Âm có Dương. Không tồn tại yếu tố hoàn toàn Dương hoặc hoàn toàn Âm, vì
sẽ không thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Nếu trong một tổng thể lớn, phần mang thuộc tính Dương khác với phần mang thuộc
tính Âm. Nhưng khi tách thành từng bộ phận thì mỗi phần lại là một tổng hòa Âm Dương
mới.
Giống như cục nam châm có 1 đầu Nam, 1 đầu Bắc. Nhưng khi chặt đôi thì mỗi phần lại
có cực Nam cực Bắc riêng, chứ không có phần toàn cực Nam và phần toàn cực Bắc.
Chẳng hạn nếu xét loài người là một tổng thể, thì phần Dương là Nam giới, Âm là Nữ
giới. Nhưng xét các cá thể Nam, thì không phải toàn Dương cả. Trong con người họ có
yếu tố Âm là tinh thần, Dương là thể xác. Trong thể xác Dương thì Cơ bắp xương cốt là
Dương, kinh mạch là Âm. Hoặc trong nội tạng thì lục phủ là dương, ngũ tạng là âm. Xét
trong ý thức, thì Thiện là dương mà Ác là âm. Trong tri thức thì thu nhập thông tin (biết,
nhớ) là dương, mà loại bỏ thông tin (quên) là âm.
Cứ như vậy, Âm Dương là giao hòa tương tác, không bao giờ không tồn tại, tuy đối lập
nhưng không triệt tiêu nhau, khi yếu tố này mạnh thì yếu tố kia yếu, nhưng không bao
giờ suy đến cạn kiệt hoàn toàn cả.
Xét về Vật lý, đơn giản có thể hình dung Dương Âm như là điện tích dương (proton),
điện tích âm (electron), dương và âm là hạt và phản hạt, sóng và phản sóng, vật chất và
phản vật chất. Dương và âm như là lực đẩy và lực hút, bùng nổ và đổ sụp, phát nóng
sáng và nguội lạnh. Vật chất sẽ luôn có hai mặt đó tồn tại song hành, có lực đẩy sẽ có
lực hút, trong đẩy có hút, có phát nóng thì cũng có nguội đi.
Trong quan niệm Trung Hoa, Âm Dương là hai Khí của Vũ trụ, là hai thực thể mà cũng
là động lực của tự nhiên, là hai nguyên lý tạo ra vạn vật.
Tứ Tượng
Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi, là 2 nguyên lý. Từ Lưỡng nghi sẽ sinh ra Tứ tượng là 4
thể trạng, theo nguyên tắc chồng hai vạch lên nhau. Xét vạch từ dưới lên, sẽ có tứ
tượng lần lượt là
Hai vạch Dương, gọi là Thái Dương
Dương – Âm, gọi là Thiếu Dương
Âm – Dương, gọi là Thiếu Âm
Hai vạch Âm, gọi là Thái Âm
Trong thiên văn tương ứng:
Thái Dương : Mặt trời (Nhật): rất nóng, bầu trời sáng
Thái Âm : Mặt trăng (Nguyệt): lạnh, bầu trời tối đen
Thiếu Âm : Định tinh (Tinh): không chuyển động, lạnh
Thiếu Dương – Hành tinh (Thần): chuyển động trên bầu trời
Vì vậy còn gọi Nhật nguyệt tinh thần là Tứ tượng, và vị trí của chúng cũng gọi là Tượng
trời.
Thái Dương là Dương cực thịnh, Thiếu Dương là Dương đã suy bớt, nhưng vẫn mạnh
hơn Âm. Thiếu Âm là Âm đã mạnh hơn Dương, Thái Âm là Âm cực thịnh.
Bốn Tượng này cũng là bốn giai đoạn của một chu trình khép kín. Trong năm, mùa xuân
là Thiếu dương, khí ấm áp tăng dần; Mùa hạ là Thái dương, nóng đến cực đại; Mùa thu
là Thiếu âm, khí lạnh đang về, Mùa đông là Thái âm, lạnh cực đại.
Trong chu kỳ của một con người hay sinh vật: giai đoạn đầu tăng trưởng từ từ, là Thiếu
dương, đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ (dậy thì ở con người) là Thái dương, đến cực
đại khi trưởng thành toàn vẹn, rồi suy dần dần là Thiếu âm, cuối cùng là suy sụp nhanh
chóng, là Thái âm.
Nhưng trong Âm có dương và ngược lại. Trong mùa hè, khi nóng nực nhất vẫn có khí
lạnh, trong mùa đông, khi lạnh nhất vẫn có hơi ấm. Khi con người phát triển mạnh mẽ
nhất, thì hàng ngày vẫn có hàng triệu tế bào bị suy thoái và chết đi, có điều sự tăng
trưởng mạnh hơn rất nhiều sự suy thoái; tương tự, trong thời kỳ già ốm, vẫn có những
tế bào được sinh ra, nhưng không thắng được sự triệt tiêu. Có chăng chỉ là làm giảm
quá trình suy sụp.
Trong một con người, có đặc tính Dương và đặc tính âm. Nếu xét theo quan niệm hiện
đại, thì mỗi con người đều được kết hợp từ nhiễm sắc thể của mẹ và của cha, đó là cái
khởi nguồn Âm Dương, nhưng với sự nổi trội hơn của nhiễm sắc thể X hay Y, mà đứa
trẻ sinh ra là trai hay gái. Tuy vậy trong cơ thể sẽ không bao giờ thiếu yếu tố của cả nam
và nữ (hoocmon nam và nữ chẳng hạn).
Khi tiếp nhận Phật giáo, bốn giai đoạn này với con người có thể được hiểu là Sinh Lão
Bệnh Tử, với sự vật là Sinh Trụ Dị Diệt, với Vũ trụ là Thành Trụ Hoại Không. Tuy vậy
cũng không hoàn toàn đồng nhất, vì đây là hai tư tưởng triết học của hai nền văn minh
khác nhau.
Như vậy Vận động là có tính khép kín, vòng tròn. Vì thế người phương Tây cho rằng
triết học phương Đông có dạng vòng tròn.
Bát Quái
Từ Âm Dương là 2 sinh ra Tứ tượng là 4, sẽ tiếp tục nhân đôi thành 8, gọi là Bát quái.
Cách biến đối chính là chồng thêm 1 quẻ nữa lên thành 3 quẻ, mỗi quẻ có thể là Âm
hoặc Dương.
Bát quái, tính theo vạch từ dưới lên, gồm
3 Dương, 3 vạch liền: Càn, nghĩa là Trời (Thiên): mạnh, cứng, nam
2 Dương + 1 Âm Đoài, nghĩa là Đầm (Trạch): vui vẻ
Dương + Âm + Dương Ly, nghĩa là Lửa (Hỏa): sáng, sáng tạo
Dương + 2 Âm Chấn, nghĩa là Sấm (Lôi): động
Âm + 2 Dương Tốn, nghĩa là Gió (Phong): thuận lợi
Âm + Dương + Âm Khảm, nghĩa là Nước (Thủy): sâu, hiểm
2 Âm + 1 Dương Cấn, nghĩa là Núi (Sơn): an tĩnh
3 Âm, 3 vạch đứt Khôn, nghĩa là Đất (Địa), nhu thuận, nữ
Mỗi bộ ba vạch gọi là một Quẻ (Quái). Tên các quẻ có thể do Văn vương đời Chu hoặc
Chu Công đặt. Trong phần này, ta không xét sâu đến tên và ý nghĩa của các Quái, mà
xem tư tưởng về sự biến đổi trong học thuyết. Một lần nữa, Âm Dương lại thay đổi vị trí,
mô tả sự vận động của vạn vật. Từ rất rất Dương đến rất rất Âm, những thay đổi được
biểu hiện bằng các vạch, là một cách thể hiện hoàn hảo.
Theo truyền thuyết, khi mới đặt thành Bát quái, Phục Hi vẽ các quẻ theo một vòng tròn
khép kín, tính các vạch từ trong ra. Bốn hướng Đông Tây Nam Bắc ứng với bốn mùa
(các hướng nhìn lên trời nên ngược với trên mặt đất, vòng quay của các mùa nguợc với
chiều kim đồng hồ, là hướng quay của Vũ trụ). Các quẻ đối xứng về mặt hình học và ý
nghĩa qua tâm vòng, nếu quẻ bên này vị trí này là dương thì bên kia phải là âm. Ba vạch
liền đối với 3 vạch đứt, 2 đứt 1 liền đối với 2 liền 1 đứt. Như vậy các cặp đối nhau là:
Càn – Khôn (Trời – Đất), Tốn – Chấn (Gió – Sấm), Khảm – Ly (Nước – Lửa), Cấn –
Đoài (Núi – Đầm).
Đến đời Chu (TK 12 TCN) thì Chu Văn vương vẽ theo một trật tự khác, trong đó quẻ
Càn bắt đầu từ hướng Tây Bắc, và theo vòng ngược chiều kim đồng hồ lần lượt là Càn
– Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài. Lý do tại sao đặt như vậy thì không ai
biết.
Bát quái của Phục Hi được gọi là Tiên thiên Bát quái, Bát quái của Văn vương được gọi
là Hậu thiên Bát quái, tên này thời Hán đặt ra.
Trên thực tế, cho đến trước đời Ân (cuối Thương đầu Chu), trên các di chỉ đều không
thấy có hình Bát quái, nên có thể nó là sản phẩm của trí tuệ đời Chu, nhưng được gán
cho Phục Hi là nhân vật thần thoại.
Đồ hình Bát quái cũng là công cụ để phân định phương vị. Trong các ứng dụng, người
ta thường dùng đồ hình Hậu thiên, vì vậy nói phương Chấn là nói phương Đông, và mới
có thuyết Trời mở ở tây bắc, Đất mở ở đông nam. Hoặc như phương Nam trở thành
phương của quẻ Ly (lửa)
(.)
, phương Bắc của quẻ Khảm (nước), phù hợp với phương vị
của Ngũ hành.
Có những tác giả cố dùng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái để giảng giải về thiên văn,
bàn luận cho phù hợp với thiên văn phương Tây, nhưng không thực sự khoa học, nên
không đưa ở đây.
Dịch học
Lúc đầu Bát quái chỉ dùng để bói toán, sau phát triển thành hệ thống Dịch, thành một
nền triết học thâm thúy khó hiểu. Với 8 quẻ thì chưa diễn giải được, nên Văn Vương
nhà Chu (hoặc chính Phục Hi – tùy thuyết) chồng các quẻ lên một lần nữa, 8 nhân 8
thành 64 quẻ chồng (trùng quái), mỗi quẻ 6 vạch, tổng cộng 384 hào. Đó là cơ sở cho
Dịch học.
Chẳng hạn: chồng quẻ Càn lên Càn sẽ là Thuần Càn.
Chồng Cấn lên Càn được quẻ Đại Súc
Chồng Khôn lên Càn được quẻ Thái
Đi sâu vào nội dung từng quẻ có cả một bộ Kinh Dịch đồ sộ. Xin chỉ viết một số vấn đề
liên quan đến thế giới quan qua những tư tưởng này.
Theo Kinh Dịch, Phục Hi làm ra Bát quái, hơn 1 nghìn năm sau, Văn vương nhà Chu
chồng quẻ và viết lời giải thích cho từng quẻ, tổng cộng 64 câu, gọi là Thoán Từ, nhưng
ý nghĩa quá thâm sâu. Con của Văn vương là Chu Công giải thích 384 hào, gọi là Hào
từ. Thoán từ và Hào từ là kinh điển, về sau còn có Thập dực và Thoán truyện nói rõ hơn
nữa ý nghĩa. Thập dực có thuyết nói là của Khổng tử, vì vậy khi bói Kinh Dịch thì cúng 4
vị: Phục Hi, Văn vương, Chu Công, Khổng tử. Nhưng có lẽ Khổng tử chỉ nghiên cứu
chứ không viết gì vào Kinh dịch, Thập dực do đời sau viết ra.
Thế giới quan trong Kinh dịch là nhị phân. Từ Âm Dương (2) chồng thành Tứ tượng (4)
chồng tiếp thành Bát quái (8), chồng nữa thành Lục thập tứ quái (64). Thậm chí có
người như Tiêu Diên Thọ chồng tiếp thành 4096 quẻ.
Việc dùng các vạch liền và đứt rất tương đồng với hệ nhị phân 0 – 1 ngày nay, đặc biệt
hệ nhị phân trong tin học. Trong tin học, 0 là mạch đứt, 1 là mạch liền, giống Âm và
dương. Do đó có thể thấy các quẻ đơn cũng là các số đếm, bắt đầu từ 0 cho đến 7,
tương tự, 64 quẻ chồng là từ 0 đến 63.
Với hệ đếm nhị phân, ngày nay ta có thể mô tả được thông tin về mọi sự vật hiện
tượng. Một bức tranh số hóa cũng là chuỗi 0 – 1, một thiên thể bất kỳ cũng hình thành
từ các yếu tố Có và Không các tính chất. Do đó có thể nói có thể dùng vạch Âm Dương
phản ánh được mọi sự vật.
Người Trung Hoa cũng dùng các trùng quái để mô tả về các tháng, hay là vị trí của trái
đất trên quỹ đạo. Tháng giêng là khi Âm dương cân bằng, sang tháng hai Dương thêm 1
vạch, khí ấm tăng thêm một mức, sang tháng ba Dương thêm 1 vạch, cứ như vậy, khí
Dương đầy nhất vào tháng tư, rồi khí Âm xuất hiện vào tháng năm, tăng dần cho đến
tháng mười là cực đại, rồi khí Dương lại tràn lên. Đối chiếu Âm dương lịch, thì Tháng 4
âm lịch ứng với tiết Lập hạ, và tháng mười ứng với Lập đông.
Chu trình 12 giai đoạn trên không chỉ mang ý nghĩa trong các tháng, mà còn mô tả sự
vận động thành rồi hủy, hủy rồi thành, thêm vào rồi bớt đi, vận động mãi không ngừng.
Các hiện tượng trong tự nhiên phải chăng đều vận động theo quá trình đó.
Thái Cực
Âm Dương Bát quái 64 quẻ là tác phẩm từ thượng cổ đến thời Chu, nên còn gọi là Chu
Dịch.
Theo Chu Dịch này, nguồn gốc vạn vật, Vũ trụ là Dương Âm, Càn Khôn. Càn vận động,
Khôn chứa đựng, như Cha và Mẹ, từ đó mới có mọi thứ.
Âm Dương là nguồn gốc vạn vật, nên có thể nói rằng nguồn gốc của Vũ trụ là Nhị
nguyên. Bản thân hai yếu tố nguyên lý đó đã là khởi thủy của mọi vật chất và biến
chuyển. Nhưng đến thời Chiến Quốc hoặc Hán, quan điểm nhị nguyên đã chuyển thành
Nhất nguyên khi có khái niệm Thái Cực. Trong Hệ từ thượng truyện viết “Thái Cực sinh
Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”.
Thái Cực nghĩa là hơn hết tất thảy, trước hết tất thảy, trong lòng nó chứa đựng tất cả
những nguồn gốc cho sự vận động, trong nó có cả Âm lẫn Dương, nhưng là Âm Dương
chưa tách biệt, mà vẫn còn nhất thể. Thái Cực là cái nguồn vô tận khởi thủy, là khí tiên
thiên, linh căn bất sinh bất diệt chứa đựng Âm Dương.
Hình vẽ mô tả Thái Cực là một vòng tròn gồm hai nửa, đen là Âm, trắng là Dương kết
hợp chặt chẽ với nhau để hình thành nên một tổng thể. Trong Âm
có Dương và trong Dương có Âm, Dương thịnh thì Âm suy, Âm
thịnh Dương suy. Nhưng trong khi thịnh nhất của Dương thì Âm đã
xuất hiện, và ngược lại. Âm thăng còn Dương giáng.
Có thể nói đây là hình ảnh súc tích
nhất của Văn hóa phương Đông.
Kết hợp với Bát quái, có Thái Cực đồ.
Ở đây là Thái cực đồ Tiên thiên, vì sử dụng Tiên thiên bát
quái.
Tư tưởng về Vũ trụ đã hoàn chỉnh. Vũ trụ bắt nguồn từ
Thái Cực.
Vũ trụ vận hành theo cơ số 2.
Thái Cực – Lưỡng Nghi – Tứ Tượng – Bát Quái - Các quẻ - Biến hóa vô cùng.
1 (= 2
0
) → 2 (= 2
1
) → 4 ( = 2
2
) → 8 (= 2
3
) → 64 (= 2
6
) → …
Việc cố gán các tư tưởng Đông Tây với nhau là điều không hợp lý. Tuy nhiên khi so
sánh đối chiếu thuyết này với Vật lý học hiện đại ngày nay thì có những tương đồng
nhất định.
Theo thuyết của Vật lý hiện đại, Vũ trụ bắt nguồn từ Big Bang, Vụ nổ Lớn. Tại thời điểm
Big Bang, chỉ trong một chất điểm kích thước vô cùng nhỏ, trong một khoảng thời gian
vô cùng ngắn, với không gian bị uốn cong đến vô cùng, đã chứa đựng vật chất cho tất
cả Vũ trụ này. Trong đó có các hạt, phản hạt, sóng, lực hút đẩy,…
Đó là Thái Cực.
Khi Thái Cực phát sinh, những yếu tố mang tính đối lập, điện tích âm và dương, hạt và
phản hạt, sóng và phản sóng, vật chất và phản vật chất, lực hút, lực đẩy,… được giải
phóng, tương ứng với Lưỡng Nghi.
Vũ trụ giãn nở với một tốc độ nhanh, giai đoạn Thái dương bùng nổ, tạo ra các thiên
thể.
Sự giãn nở chậm dần, là giai đoạn Thiếu dương, đến một cực đại
Rồi sẽ dần co lại, là Thiếu âm, cho đến thời điểm co lại cực đại, là Thái Âm.
Hoặc như xét chu kỳ sống của một ngôi sao: Lúc đầu ngôi sao hình thành từ đám bụi
khí co lại, tức là Thái Cực, và rồi bùng nổ, phát xạ dữ dội, bắt đầu giai đoạn Thái dương,
để rồi nguội dần, qua các giai đoạn thiếu dương, thiếu âm, cuối cùng sụp đổ. Và theo
thuyết của Einstein và Hawking thì nó sẽ thành một Lỗ đen, là giai đoạn Thái Âm, để rồi
ta không còn nhận thức về nó được nữa vì không còn thông tin nào từ đó thoát ra.
Một con người cũng như vậy. Thời điểm khi thụ thai, con người chỉ là 1 tế bào duy nhất,
trong đó có yếu tố Dương của cha và Âm của mẹ, đó là Thái cực. Chỉ khi có được cả
Lưỡng nghi đó, tế bào mới là một cơ thể sống hoàn chỉnh. Tế bào tăng theo nguyên tắc
nhân đôi, nguyên tắc của Dịch. Trong mỗi cấu tạo nhỏ nhất của cơ thể, đều gồm yếu tố
Âm dương. Trong tổng thể thì cá thể đó phải mang thuộc tính Dương hoặc Âm, nam
hoặc nữ cụ thể, nhưng bản chất đều có cả hai. Yếu tố nào nổi trội hơn sẽ cho tổng thể
thuộc tính nổi trội đó. Khi thay đổi giới tính, là sự thay đổi trạng thái đang có sang trạng
thái đối lập.
Hình ảnh của Thái Cực đồ rất giống với cách để đo các Tiết khí bằng phương pháp đo
bóng mặt trời.
Khi quan sát bóng mặt trời tạo bởi một chiếc cột thẳng đứng tạo ra trên mặt đất, cùng
với quan sát đuôi sao Bắc Đẩu, họ phân chia vòng năm thành 24 cung ứng với 24 tiết
trong năm, với 4 vị trí quan trọng là Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí. Với 6 vòng
tròn đồng tâm tại chân cột, và đo bóng hàng ngày, bóng ngắn nhất vào Hạ Chí, dài nhất
vào Đông Chí, nối các điểm lại, sẽ có được đồ hình bóng mặt trời, có thể đây là nguồn
gốc cho Thái Cực đồ, với Âm là phần từ Hạ chí đến Đông chí.
Vô Cực
Thái Cực dường như là cội nguồn đầy đủ cho Vũ trụ quan. Nhưng các nhà Dịch học
không dừng lại ở đó. Khi đối chiếu với Vũ trụ quan Đạo giáo, với câu “Đạo sinh Một, Một
sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật” của Lão tử, họ cảm thấy thiếu một cái gì đó.
Nếu Hai là Lưỡng nghi, Một là Thái Cực, thì Đạo phải là cái có trước cả Thái Cực.
Suy nghĩ về cái có trước khi có Thái Cực, trước khi có Vật chất đã khiến Chu Đôn Di đời
Tống (TK 13) đề xuất thuyết: Vô Cực, hay Hư Vô. Thuyết này được chấp nhận cho đến
nay.
Vô Cực đồ mô tả quá trình chuyển dịch của Vũ trụ. Từ Hư Vô – Vô Cực, không có gì, đã
có tượng hình của Thái Cực – hình tròn. Thái Cực đã có trong lòng nó Lưỡng Nghi.
Lưỡng nghi phân chia, chồng lên nhau để thành Tứ tượng. Trong đồ hình Tứ tượng thì
có đủ cả:
Lưỡng nghi ở
tầng dưới, Tứ
tượng tầng
thứ 2, và thêm
tầng 3 thì đủ
Bát quái.
Chẳng hạn 3
bậc đen cả là
Càn; 2 bậc
đầu đen, bậc
3 trắng là
Đoài; bậc đầu đen, bậc hai trắng, bậc 3 đen là Ly,…, và cuối cùng Bát quái tách biệt
trong đồ hình cuối.
Thảo luận về Vô Cực hay Hư Vô là một chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi.
Vô Cực theo Chu Đôn Di – cũng như các Đạo gia, hiểu là cái nguồn mang tính tĩnh, là
cái chứa đựng nhưng chưa phát lộ, khởi thủy tiềm phục.
Chẳng hạn với một ngôi sao, trước khi nó thực sự hình thành thì nó vốn là các tinh vân.
Tinh vân chưa phải là sao, mà chỉ chứa đựng cái sẽ trở thành sao, là cái nguồn mà
không phải vật. Chỉ khi đám bụi khí đó tụ lại, và dưới tác động của các lực, các sóng, nổ
bùng thành một tân tinh, thì thời điểm đó mới là Thái Cực.
Hoặc như một con người, trước khi Tinh cha gặp Noãn mẹ, thì cấu thành sự sống vốn
đã có sẵn, nhưng vẫn chưa thể là vật. Chỉ khi có sự thụ tinh thì những gì tiềm phục
Từ tinh vân tụ lại, bùng nổ thành siêu tân tinh, một ngôi sao đỏ, và rồi co lại
thành sao lùn trắng,…
trong nội tại Âm Dương mới giao hòa để phát lộ thành Thái Cực là tế bào khởi thủy duy
nhất.
Thậm chí có thể hiểu Vô Cực là không có cả các nguồn, không có những cái thường có
trong bất kỳ vật nào, trong mọi nhận thức, tư tưởng. Từ cái nguồn Vô đó mới sinh Có là
Thái Cực. Vô Cực là cảnh giới nguyên thủy mà khi đã là vật, đã thành, thì không thể đạt
đến hoặc quay lại. Trong Vô Cực có gì? Không phải là không có, mà là không thể phản
ánh được, cũng như “trước” BigBang có gì, hoặc sau Lỗ đen có gì, thì không thể phản
ánh, nhận thức được, bởi lúc đó Thời gian cũng không còn hoặc bị triệt tiêu.
Cùng với việc không chấp nhận Đấng sáng thế, mà coi tự nhiên tự vận động, Vũ trụ
quan phương Đông mang tính khoa học và khái quát cao. Tự nhiên là cao nhất, khái
niệm Trời là cái nguồn uyên nguyên vô tận của các quy luật. Các vị thánh thần huyền
thoại như Phục Hi cũng chỉ tìm cách phản ánh và hội nhập vào cái nguồn đó, hiểu được
nó và sử dụng nó như là con đường sống cho mình chứ không sáng tạo thêm được
điều gì cho tự nhiên. Hà đồ Lạc thư do Trời gửi đến,
nhưng Trời không phải là một người cụ thể nào, mà là tự
nhiên vô cùng vô tận, tuy có khởi đầu nhưng biến đổi
không ngừng.
Như vậy, trải qua hàng ngàn năm, thuyết Âm Dương đã
hình thành và phát triển để hoàn thiện như ngày nay.
Thậm chí ngay đến bây giờ vẫn luôn có những học giả tìm
hiểu ý nghĩa của nó. Đó là một nguồn sâu rộng để tìm hiểu
về Thế giới và con người. Vũ trụ quan trong Dịch học
phản ánh khá đầy đủ và khoa học hiện thực mà bây giờ
khoa học hiện đại vẫn đang tìm hiểu, tất nhiên là ở một
tầm khái quát chứ không cụ thể rõ ràng.
Thuyết Âm Dương không đứng riêng rẽ một mình. Trong
quá trình phát triển, nó đã được kết hợp với các Ngũ
hành, Can Chi để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, làm nền tảng cho tư duy phương
Đông.
Những nội dung cụ thể hơn của các ứng dụng được đề cập đến trong những phần sau.
(*) Ma phương: Magic square: hình gồm các ô vuông có số với những quy tắc đặc biệt, chẳng
hạn tổng theo tất cả các hàng, các cột, theo đường chéo đều bằng nhau.
(*) Lá cờ của Việt Nam thời chính phủ Trần Trọng Kim (1940) có hình quẻ Ly gồm 1 vạch đứt ở
giữa 2 vạch liền, là ngụ ý ở phương Nam.
Âm Dương Bát quái kết
hợp với Ngũ hành:
Trên: Hỏa, phương Nam
Dưới: Thủy, phương Bắc
Trái: Mộc, phương Đông
Phải: Kim, phương Tây
Giữa: Thổ, Trung ương
Big Bang
Âm Dương: Yin Yang
Bát Quái: Ba Gua, Eight Trigrams,
Tiên thiên: Earlier Heaven, Primal Arrangement –
Hậu thiên: Ater Heaven, Inner World Arrangement
Thái Cực Tai Ch’i
Dịch Kinh I – Ching
Xuân phân Vernal Equinox
Thu phân Autumnal Equinox
Hạ chí Summer Solstice
Đông chí Winter Solstice
Hà Đồ Ha Tu
Lạc Thư Lou Shu
Phục Hi Fuxi
Thần Nông Shennong
Hoàng Đế Huangdi
Đạo giáo Taoism
Phong Thủy Fengshui