Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu Luận " Dĩ Bất biết ứng vạn biến "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.78 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài : Phân tích nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng
vạn biến” trong đường lối ngoại giao của Đảng
giai đoạn 1945-1946

Giáo viên hướng dẫn : TS Đặng Minh
Phụng
Họ và tên sinh viên : Đoàn Văn Hoàng
Mã sinh viên :19071041



TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam của chúng ta,
trong quá trình dựng nước và giữ nước, ngoại giao đã là một
phương pháp mà ông cha ta đã sử dụng rất hiệu quả và thành
công. Ngành ngoại giao đã trở thành một trong những mũi chiến
lược mà mỗi đất nước nào cũng phải có kể cả đất nước đó đang
suy hay thịnh .Trong đó Việt Nam ta đã sử dụng một cách hiệu quả
và thành công trong lịch sử cũng như tình hình hiện nay.
Đất nước Việt Nam ta là một đất nước được ví như rừng vàng biển
bạc, là một đất nước có vị trí đắc địa trong khu vực Đơng Nam Á


nói riêng và Châu Á nói chung. Vì vậy trong lịch sử Việt Nam ta đã
phải chịu nhiều cuộc tấn công xâm lược của các kẻ thù hùng
mạnh, trong bối cảnh đó ơng cha ta đã chủ trương “ lấy yếu đánh
mạnh ,lấy ít địch nhiều”, “lấy nhu thắng cương” và sử dụng đường
lối ngoại giao như một phương châm trong hoạt động bang giao
với các nước . Mỗi khi quyết định một vấn đề về ngoại giao ông
cha ta thường cân nhắc rất kĩ các yếu tố nhằm để đạt được mục
đích “nội yên , ngoại tĩnh”
Có thể nói rằng, lịch sử ngoại giao Việt Nam được coi như một
mối quan hệ giữa cái bất biến của lợi ích dân tộc và sự khéo léo,
uyển chuyển cực kì linh hoạt trong đường lối ngoại giao của Việt
Nam thời hiện Đại
Khi nghiên cứu đề tài “Dĩ bất biến ,ứng vạn biến” trong đường lối
ngoại giao của Đảng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn tư tưởng
ngoại giao của Đảng ta. Và hơn hết đây là minh chứng điển hình
đậm chất phương Đơng của người Việt, vừa cương lại vừa nhu, rất
uyển chuyển linh hoạt theo triết lý nhu đạo. Tư tưởng “Dĩ bất

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

3

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:


biến ,ứng vạn biến” của Đảng ta còn là sự tổng quát ,hài hòa giữa
những yếu tố có giá trị to lớn để hướng đến mục tiêu giữ vững nền
độc lập dân chủ, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ.
Khía cạnh khác, trong giai đoạn hiện nay Đảng ta đang áp dụng
chủ nghĩa Mác –Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cốt
lõi. Trên thực tế, đề tài “ Dĩ bất biến,ứng vạn biến”đã được nghiên
cứu nhưng trong bài tiểu luận này tôi sẽ hoàn toàn đề cập đến vấn
đề “Dĩ bất biến ,ứng vạn biến” trong đường lối ngoại giao của Đảng
trong một thời kì đó là từ năm 1945-1946, đó là một thời kì đầy
biến động .Và trong thời kì này Đảng đã thể hiện rõ vai trò và làm
cho sâu sắc quan điểm “ứng vạn biến” để “dĩ bất biến”

II. Lịch sử vấn đề
Tư tưởng “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã được xem như một
thành phần cấu tạo nên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Trên
nhiều các cơng trình nghiên cứu về Bác cũng như các tạp chí
chun luận và ngoại giao Việt Nam cũng đã đề cập tới vẫn đề “Dĩ
bất biến,ứng vạn biến” trong tư tưởng ngoại giao của Đảng ta .
Trong bài viết kỉ niệm 110 năm sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh
(1890-2000) in trên tạp chí Lịch sử quân đội số 3 -2000 : “Hồ Chí
Minh với “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tác giả Phùng Đức Thắng
,Phạm Hồng Chương đã viết : “Dĩ bất biến ,ứng vạn biến” câu nói
đó chính là tổng quan phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh
mà Người đã thực hiện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình và cũng là bài học kinh nghiệm cho Đảng ta. Trong hồn
cảnh đó bất biến đó chính là vấn đề của dân tộc. Còn vạn biết
được hiểu rằng là những chủ trương, sách lược cho những tình
huống cụ thể của đất nước. Và thông qua những hoạt động thực tế
của Bác và các luận điểm của người đã cho thấy, muốn đạt tới sự
bất biến cần phải ứng vạn biến trong mọi trường hợp có thể xảy ra.


SVTH : Đoàn Văn Hoàng

4

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài viết “Tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh” khi bàn về những nội dung lớn của tư ngoại giao Hồ Chí
Minh đã cho rằng : “Dĩ bất biến, ứng vạn biến là tư duy biện chứng,
là phương châm, nguyên tắc xem xét giải quyết những vấn đề
chiến lược và sách lược trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”.
[2,138]
Trong các nghiên cứu trên ,các tác giả mới chỉ đưa ra những sự
đúc rút ,những ý kiến khái quát ,kết luận chung về tư tưởng “Dĩ bất
biến ,ứng vạn biến”.Do đó việc tìm hiểu Đảng ta đã áp dụng tư
tưởng này vào trong giai đoạn 1945-1946 như thế nào và một vấn
đề cần thiết và mới mẻ.

III. Bố Cục Bài Luận
Ngoài phần mở đầu ,kết luận và phụ luc, bài luận gồm 2 chương :
Chương 1 : “ Dĩ bất biến ,ứng vạn biến” trong đường lối ngoại
giao của Đảng
Chương 2 : “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong đường lối ngoại

giao của Đảng trong giai đoạn 1945-1946

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

5

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

CHƯƠNG 1: “ Dĩ bất biến,ứng vạn biến” trong đường lối
ngoại giao của Đảng
“Mỗi thời đại xã hội đều cần có những anh hùng và vĩ nhân của
nó, và nếu khơng có những con người như thế thì thời đại sẽ sáng
tạo ra họ”.
Trong suốt dịng chảy của thời gian, mỗi học thuyết ,chủ nghĩa
,tư tưởng nào cũng nằm trong sự kiểm nghiệm của thời gian của
nhân loại.Tùy theo bối cảnh lịch sử ,trong mỗi hoàn cảnh trường
hợp riêng thì sẽ có những sự cống hiến khác nhau của mỗi cá
nhân, đóng góp vào kho tàng lý luận chung và đã để lại những dấu
ấn đậm nét vào sự phát triển của một dân tộc.
Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng cách mạng, lãnh tụ của dân tộc Việt
Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh như là một kim chỉ nam cho Đảng
và toàn dân chúng ta noi theo. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một sự
cống hiến quý báu vào kho tàng lịch sử cách mạng thời đại và mở
ra một kỉ nguyên độc lập tự do của một dân tộc.

1.1 : Tổng quan về đường lối ngoại giao của Đảng
Vào ngày (2/9/1945) một sự kiện đã đánh dấu cho bước ngoặt
về ngoại giao của Việt Nam và cả dân tộc đó là sự ra đời của nước
Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, một

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

6

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

thời đại mới. Ngoại giao của Việt Nam trong thời kì này được coi
như thời kì chuyển biến, là sự phát triển mới của ngoại giao Việt
Nam xét về cả ý nghĩa lẫn tầm quan trọng của nó.
Gần một thế kỷ chúng ta đã phải chịu sự thống trị của thực dân
Pháp và gần 100 năm chúng ta đã phải sống trong sự dày vò, áp
bức, bóc lột dã man của thực dân Pháp. Lợi ích của cả dân tộc đều
nằm trong sự quản lý của chúng.Việt Nam lúc đó coi như là khơng
tồn tại trên bản đồ của thế giới.
Dưới dự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ
Chí Minh chúng ta đã dành lại độc lập dân tộc từ tay bọn thực dân.
Việt Nam trở lại vị trí cảu mình trong cộng đồng quốc tế, kết hợp
sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, vừa khai thác được
tiềm năng của bản thân mình vừa tranh thủ được sự ủng hộ của

bạn bè thế giới.
Có thể nói đường lối ngoại giao của Đảng ta ảnh hưởng sâu sắc
từ tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh. Tư tưởng ngoại giao của
Bác hay nói rõ hơn là các hệ thống quan điểm về đường lối chiến
lược và sách lược đối các vấn đề của dân tộc được nhà nước và
Đảng ta xem như một kim chỉ nam cho hành động ngoại giao từ
sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.
Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh đã được cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng khái quát như sau: “Toàn bộ những tư tưởng của Hồ Chí
Minh về hoạt động ngoại giao như biết đánh giá, dự báo tình hình
nắm bắt thời cơ tổ chức lực lượng,nhận rõ bạn thù, tranh thủ đồng
minh,cô lập kẻ thù yếu, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách
lược, biết thắng từng bước để tiến tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập
tự chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế là di sản quý báu đối với
chúng ta trong hoạt động ngoại giao để phục vụ nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”.[2,161]

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

7

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Trong đường lối ngoại giao của Đảng đã và đang noi gương theo

tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh về các hệ thống chiến lược,
sách lược đối với vấn dề ngoại giao quốc tế phù hợp và linh hoạt
với từng điều kiện lịch sử dân tộc. Một trong những yếu tố ta có
thể nhận thấy rằng : mặc dù trong đường lối ngoại giao của nước
ta ln có sự uyển chuyển nhưng sự chuyển đổi luôn hướng về một
mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam. Và đó cũng là mong
muốn lớn nhất của Bác về vấn đề dân tộc: Giải phóng dân tộc, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người, “ xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”.
Hệ thống các vấn đề cơ bản của hoạt động ngoại giao của Việt
Nam thời hiện đại được bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, độc lập dân chủ tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết
và hợp tác quốc tế được xem như là cốt lõi của ngoại giao, đồng
thời cũng là cơ sở của đường lối quốc tế, đường lối ngoại giao mới
của Đảng ta. Tư tưởng ngoại giao này còn thể hiện mối quan hệ
biện chứng – kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết
hợp giữa nội lực và sự giúp đỡ của quốc tế. Nội lực chính là yếu tố
then chốt quyết định tính độc lập tự chủ tự lực cánh sinh song
khơng cơ lập, biệt lập đóng cửa.
Trong tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh về độc lập dân chủ đã
viết rằng “ Các nhà ngoại giao nước ta cần nắm cái gốc, cái điểm
mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của
nước ta là tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính đồng thời
phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ và yêu
chuộng hòa bình trên tồn thế giới”.[2,162]
Sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Hồ Chí Minh, nhà nước của chúng ta tuy vẫn còn non trẻ
nhưng đã từng bước thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với bạn

SVTH : Đoàn Văn Hoàng


8

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

bè quốc tế. Mối quan hệ này đã thể hiện sự tài tình và hiệu quả
trong những hồn cảnh lịch sử vơ cùng phức tạp.
Thứ hai, một trong những chủ chương của Đảng ta đó là chính
sách mở rộng hịa hiếu với các dân tộc, “thêm bạn bớt thù”. Tháng
9 năm 1947 khi được một một nhà báo Mĩ Êli Mâysi phỏng vấn Bác
đã nói rằng : Việt Nam “muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ
và khơng gây thù ốn với một ai”... “Chính phủ VNDCCH sẵn sàng
đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình
đẳn, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam
để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp dân chủ thế giới”.
Phương châm mở rộng quan hệ đối ngoại đã được Đại hội lần thứ
VIII của Đảng tiếp tục tuyên bố : “Việt Nam muốn là bạn của tất cả
các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập
và phát triển.”[2,163]
Xuất phát điểm từ tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” là lợi dụng mâu
thuẫn giữa các thế lực thù địch, phân hóa, thu hẹp, cơ lập tới mức
cao nhât kẻ thù của cách mạng đồng thời hết sức coi trọng đồn
kết mọi lực lượng có thể đồn kết nhằm tạo nên so sánh lực lượng
có lợi phục vụ cho mục tiêu cách mạng. Trên thực tế ngoại giao

nước nào cũng lợi dụng mâu thuẫn các bên sao cho có lợi nhất cho
mình. Lênin trong cuốn :Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào
cộng sản và cơng nhân quốc tế đã nhắc nhở :Chỉ có thể thắng một
kẻ địch mạnh hơn bằng một sự nỗ lực hết sức lớn và với điều kiện
bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ, hết sức chắm
chú ,hết sức cẩn thận và khôn khéo bất cứ một “rạn nứt” bé nhỏ
nào giữa các kẻ thù .Đây là một nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin, một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng vô sản.
Thứ ba, trong xuyên suốt cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân
tộc, Đảng nhà nước ta đã luôn coi ngoại giao như một mặt trận,

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

9

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

một nhân tố quan trọng tạo nên một sức mạnh của dân tộc. Nghị
quyết Bộ chính trị (4/1969) đã khẳng định “Ngoại giao trở thành
một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược”.
Có thể nói rằng, hoạt động ngoại giao của Đảng ta có rất nhiều
sự hiện diện của nhân dân và bạn bè thế giới .Đó là bởi tinh thần
u chuộng hịa bình, u độc lập tự do dân chủ vì vậy chúng ta
đã dành lại được độc lập. Ngay từ khi nước VNDCCH ra đời

(2/9/1945) nền ngoại giao của thời kì hiện đại bắt đầu được hình
thành, đó là ngoại giao của Đảng là thời kì được gọi là ngoại giao
Hồ Chí Minh. Thời kì này được ví như là những viên gạch đầu tiên
tạo nền móng vững chắc cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam
về sau.

1.2. Tư tưởng Dĩ bất biến ứng vạn biến
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” được ra đời trước lúc Bác lên đường
sang Pháp vào ngày 31/5/1946 đây cũng là lời nhắn gửi đầy tâm
huyết của chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Huỳnh Thúc Kháng khi Người
trao đổi về các đối sách của chính phủ ta đang trong hồn cảnh
khó khăn, nguy hiểm, phức tạp.
“ Dĩ bất biến ứng vạn biến” tư tưởng này được coi như là một
phương pháp cách mạng mà Người đã thực hiện trong suốt quá
trình hoạt động cách mạng và hoạt dộng ngoại giao của mình. Đây
cũng chính là bài học, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam ở
đường lối ngoại giao.

1.2.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành
Trong chủ nghĩa Mac- Lênin đã nói rõ : Mọi học thuyết tư tưởng
ra đời một mặt là sự kế thừa những tư tưởng của các học thuyết
trước đó, mặt khác là sự phản ánh quy luật vận động của hiện
thực, đồng thời là kết quả hoạt động nhận thức sáng tạo của con

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

10

Lớp : HIS100104



TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

người phản ánh ý chí nguyện cọng của một giai cấp, một dân tộc
trong một thời đại nhất định.
Và khi nghiên cứu tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh nói riêng
và hoạt động ngoại giao của Đảng ta nói chung chúng ta cần phải
xem xét mối liên hệ, kế thừa và phát triển, thể hiện sự kết nối giữa
quá khứ và hiện tại. Có thể nói rằng tư tưởng ngoại giao này được
đúc kết từ các sản phẩm kết hợp chủ nghĩa yêu nước, văn hóa
truyền thống dân tộc của Việt Nam, tinh hoa văn hóa của nhiều
dân tộc phương Đơng và phương Tây.
Về nguồn gốc và cơ sở hình thành của tư tưởng ngoại giao của
Đảng thể hiện quan điểm “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” có nguồn gốc
từ lý luận và từ nguồn gốc thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên ở đất nước Việt Nam.
Một đất nước có tinh thần quật cường và một lịng u nước nồng
nàn. Chủ nghĩa yêu nước đã đi theo từng năm tháng trong suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc ta từ trước tới nay và khơng bao giờ
phai nhịa. Đó như là ngọn đuốc, là sự kết tinh , nét tiêu biểu của
truyền thơng văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết
rằng : “ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước đó là truyền thống
quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nhân chìm
tất cả mọi lũ bán nước và cướp nước..” Truyền thống này vẫn được
chúng ta gìn giữ cho đến tận ngày nay là nó đã chuyển thành chủ

nghĩa u nước.
Đúng như Hồ Chí Minh đã nói rằng : “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa
yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lenin, tin theo quốc tế thứ ba”.

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

11

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Ngoại giao Việt Nam là một nhân tố quan trong trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Truyền thống ngoại giao của Việt Nam cũng
bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Đồng thời cũng là quá trình
giao lưu học hỏi các quốc gia dân tộc khác nhằm phục vụ cho sự
phát triển của dân tộc, của quốc gia ngày càng phát triển .
Một trong những điểm nổi bật trong ngoại giao Việt nam đó là :
hịa hiếu, nhu viễn, “trong đế ngoài vương”. Nhi viễn là xem trọng
hịa bình, khiêm nhường những nước lớn, hữu nghị giữa các nước
láng giềng.Yêu hòa đẩy lùi chiến tranh là bản chất của ngoại giao
của ngoại giao Việt Nam. Nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch
sử giao bang của đất nước nhấn mạnh : “ Trong việc trị nước, hòa
hiếu với láng giềng là việc lớn . Tin thần đó cũng được nêu trong “
Phú núi Chí Linh” của Nguyễn Trãi.

Phan Huy Chú nhận xét trong “Lịch triều hiến chương loại chí”.
Nước Việt Nam ta có cả cõi đất phía Nam mà thơng hiếu với Trung
Hoa, tuy ni dân dựng nước có quy mơ riêng nhưng ở trong thì
xưng đế, ngồi thì xưng vương “ Trong đế ngồi vương” là một đặc
trưng nổi bật của ngoại giao Việt Nam.Đó là sự nhún nhường để
giữ độc lập. Khi bị xâm lược thì kiên quyết phản kháng chiến đấu
để giành lại độc lập cho dân tộc.
Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã ý thực được mục tiêu chung, ý
thức được cái bất biến của dân tộc Việt Nam, của cách mạng Việt
Nam. Mục tiêu chung đó đã được thể hiện rõ qua Chính cương văn
tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng : Các nhiệm vụ cách mạng nêu ra
trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng bao gồm cả nội dung dân tộc
và dân chủ, dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống địa chủ
phong kiến phản động. Các nhiệm vụ đó có mối liên hệ hữu cơ, nổi
bật lên hàng đầu tiên và kiên quyết để có thể thực hiện được chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tự do cho nhân dân.

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

12

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Tư tưởng: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” Cố thủ tướng

Phạm Văn Đồng đã nêu rõ “...Độc lập tự do ở đây gắn liền với
CNXH. Rõ ràng lời nói này là sự kết tinh khát vọng thiết tha cao
đẹp nhất của mọi con người và dân tộc . Độc lập dân tộc như là cốt
lõi và sáng chói nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng độc lập
dân tộc- cái “ bất biến” là sự khái quát cao và bản chất cốt lõi của
chủ nghĩa dân tộc .Đó là sức mạnh dẫn dắt cả một dân tộc là
nguồn gốc ý nghĩa chiến đấu của cách mạng Việt Nam.

CHƯƠNG 2: “DĨ BẤT BIẾN , ỨNG VẠN BIẾN” TRONG
ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO THỜI KÌ 1945 -1946
Cuộc cách mạng tháng Tám thành công của Việt Nam tại địa bàn
chiến lược của chủ nghĩa phát xít Nhật và ở xa trung tâm cách
mạng thế giới , khơng có sự giúp đỡ của các đồng minh. Tuy cách
mạng của chúng ta thành công nhưng một phần nào đã bị phong
tỏa. Thách thức của chúng ta trong hoàn cảnh này là phải đối phó
với nhiều kẻ địch cùng một lúc .Nền độc lập của nhân dân ta đang

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

13

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

trong hoàn cảnh nằm giữa ranh giới một mất một cịn. Vì vậy

chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu giai đoạn này đầy khó khăn này và
chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện “ Dĩ bất biến ,ứng vạn biến” ra
sao.
2.1 Đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kì 1945-1946
Tại vườn hoa Ba Đình (2/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay
mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Nước VNDCCH được ra rời sau
khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc đã dẫn đến nhiều khó khăn
và thuận lợi.
Thắng lợi cách mạng tháng Tám đã đem lại nhiều thay đổi to lớn
về cả thế và lực cho nhân dân Việt Nam. Khơng những thế nó cịn
đem lại nguồn sinh khí mới xóa bỏ đi những tủi nhục đắng cay sau
hơn 80 năm dưới ách đô hộ, làm bừng lên niềm tin trong mọi tầng
lớp nhân dân.
Việt Nam đã thiết lập được độc lập và chính quyền cách mạng
trước khi quân Đồng minh đổ bộ vào. Đó là một bước tiến lớn bởi vì
cách mạng chúng ta đã đứng lên với tư cách như một nhà nước và
sẽ có những quyền lực nhất định. Điều mà làm nên sự thắng lợi đó
là sự đồng lịng của cả một dân tộc và người dân hiểu rõ được giá
trị của sự độc lập tự do, và hơn hết người dân sẽ quyết giữ vững
giá trị đó. Lịng tự hào dân tộc, ý thức độc lập, tự tôn tự cường của
một dân tộc như là một ngọn lửa hừng hực có thể thiêu cháy bất
cứ mọi kẻ thù nào xâm lược. Đúng như nhận xét của Lênin vào thời
nước Nga cách mạng tháng Mười : “ Không bao giờ đánh bại được
nhân dân của một nước khi đa số công nhân và nông dân đã hiểu
biết đã cảm thấy rằng họ đang bảo vệ chính quyền của họ, rằng
họ đang bảo vệ một sự nghiệp mà thắng lợi của nó sẽ đảm bảo

SVTH : Đoàn Văn Hoàng


14

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

cho chính bản thân họ và con cháu của họ khả năng hưởng thụ
mọi hạnh phúc về văn hóa, mọi sáng tạo lao động con người”.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn có thể khai thác được những mặt
thuận lợi khác từ trong những khó khăn. Các thế lực thù địch tràn
vào nước ta mặc dù có chung mục đích nhưng lại mâu thuẫn về
quyền lợi cụ thể. Đây là bản chất của những kẻ xâm lược. Mâu
thuẫn trong nội bộ kẻ thù là thuận lợi khách quan mà cách mạng
cần tranh thủ.
Trong những năm 1945 - 1946 hồn cảnh quốc tế thay đổi có nhiều
yếu tố có lợi cho cách mạng Việt Nam. Với cách nhìn toàn diện,
biện chứng Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ
xu thế đi lên của lực lượng cách mạng thế giới: "Hiện thời trên thế
giới lực lượng hịa bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh". Cuộc đấu
tranh bảo vệ nền độc lập và giữ vững chính quyền cách mạng của
nhân dân ta góp chung sức vào cuộc chiến đấu bảo vệ hịa bình,
chiến đấu vì hịa bình của nhân dân thế giới.
Bên cạnh những mặt thuận lợi cách mạng Việt Nam sau cách
mạng tháng Tám cịn gặp mn vàn khó khăn, đứng trước tình thế
hết sức nghiêm trọng tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
Về mặt quân sự: Trước ngày giành chính quyền trên đất nước

Việt Nam chỉ có một đội qn nước ngồi là khoảng 10 vạn binh
sỹ Nhật. Chính quyền vừa về tay nhân dân ba, bốn đế quốc châu
đến đổ quân vào. Nhà nước VNDCCH vừa ra đời các lực lượng thù
địch từ bên ngoài đã ập tới uy hiếp từ nhiều phía.
Theo nghị quyết của Hội nghị Potxđam, việc tiếp nhận đầu hàng
của qn Nhật ở Đơng Dương phía Bắc vĩ tuyến 16 được giao cho
quân Tưởng phía Nam vĩ tuyến 16 được giao cho quân Anh. Theo
đó, dưới danh nghĩa quân Đồng minh 20 vạn quân Tưởng kéo vào
miền Bắc, 2 vạn quân Anh trong Nam, mấy vạn quân Pháp vẫn

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

15

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

tiếp tục tràn sang, lại thêm hàng nghìn tù binh Pháp được trang bị
lại; nước Nhật phát xít đã đầu hàng nhưng quân Nhật ở Việt Nam
vẫn cịn đó. Tất cả có tới gần 30 vạn quân sĩ nước ngoài đang hiện
diện trên lãnh thổ Việt Nam. Gần 30 vạn người khác nhau về màu
da, tiếng nói, mang theo những toan tính khác nhau nhưng đều
chung một dã tâm bóp chết chính quyền cách mạng cịn non trẻ.
Bởi vì thắng lợi của cách mạng tháng Tám đưu đến sự ra đời của
nhà nước VNDCCH do Đảng cộng sản lãnh đạo là một địn tiến

cơng trực diện đánh vào dinh luỹ của CNĐQ thực dân. Tính chất
cách mạng triệt để của cách mạng Việt Nam đã khiến các thế lực
đế quốc và phản động quốc tế lo sợ và tìm mọi cách chống phá
nhằm thủ tiêu nước VNDCCH.
Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam không phải chỉ để tiếp nhận
sự đầu hàng của quân Nhật mà muốn nhân dịp này thực hiện chủ
trương "diệt cộng, cầm Hồ", dựng lên một chính phủ tay sai thực
hiện mưu đồ tiêu diệt Đảng ta phá tan Việt Minh đánh đổi chính
quyền nhân dân.
Về mặt chính trị: Ở miền Bắc quân Tưởng sang Việt Nam và kéo
theo chân chúng là bọn phản động Việt Quốc, Việt cách. Được
quân Tưởng che chở Việt Quốc câu kết với Việt cách thành lập liên
minh đi đến đâu tấn cơng chính quyền cách mạng ở đó. Và dựa
vào liên minh này các lực lượng phản cách mạng trong nước ngóc
đầu dậy tụ tập về. Đây là mối đe doạ nguy hiểm từ bên trong đối
với chính quyền cách mạng non trẻ mới thành lập.
Ở miền Nam: Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đang
ngày càng mở rộng. Chúng đạo diễn cho các lực lượng phản cách
mạng đề xướng cái gọi là "Nam Kỳ tự trị". Thực chất cái được gọi là
"Nam Kỳ tự trị" là nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, là chính
sách chia để trị biến Nam Bộ trở lại thanh thuộc địa của Pháp. Sau

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

16

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN

TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

hồi tuyên truyền rùm beng, 4/2/1946 Pháp hà hơi cho cái thây ma
"Hội đồng tư vấn Nam Kỳ" sống lại. Và cuối cùng tấn bi hài kịch
thành lập nước cộng hồ Nam Kỳ tự trị chính thức công diễn, chỉ
ngay sau ngày cách mạng thành công cái gọi là chính phủ lâm thời
do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu với đủ các vai đào, vai kép ra đời.
Như vậy là nhà nước VNDCCH non trẻ mới ra đời vừa dành được
độc lập đã phải đối mặt với nguy cơ mất độc lập.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới thành lập, bộ máy
hành chính từ trung ương đến cơ sở cịn đơn giản chưa có kinh
nghiêm điều hành công việc của một quốc gia lại phải đương đầu
với hàng loạt khó khăn chồng chất về kinh tế, chính trị, xã hội.
Bên cạnh đó những hậu quả của chính sách thực dân cai trị cịn
nặng nề: hơn 90% nhân dân mù chữ, truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc bị xuyên tạc, tệ nạn xã hội phổ biến khắp nơi...
Như vậy, không chỉ về mặt quân sự mà cả về mặt chính trị, kinh
tế và văn hố xã hội chính quyền cách mạng của nhân dân đều
đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Chính quyền
nhân dân hồn tồn có thể khơng đứng vững, nền độc lập dân tộc
hồn tồn có thể bị thủ tiêu nếu Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí
Minh khơng vững tay chèo lái con thuyền cách mạng.
Về mặt đối ngoại: Khó khăn lớn nhất của chính quyền cách
mạng Việt Nam lúc này là đang bị CNĐQ bao vây bốn phía, Việt
Nam đang bị cơ lập với quốc tế. Trước mắt, chính quyền cách
mạng phải chiến đấu đơn độc hầu như không có một lực lượng bên
ngồi nào hỗ trợ. Sau khi tuyên bố nền độc lập của dất nước trước
toàn thể quốc dân đồng bào và trước tồn thế giới, chính quyền

cách mạng Việt Nam đã tăng cường hoạt động đối ngoại, liên tiếp
gửi nhiều điện văn thư tín, cơng hàm, lời kêu gọi tới các nguyên
thủ quốc gia lớn và chính phủ các nước trên thế giới nhằm thơng

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

17

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

tin diễn biến tình hình thực tế ở Việt Nam và đề nghị các nước
công nhận nền độc lập dân tộc Việt Nam. Nhưng dường như mọi cố
gắng của chính phủ lâm thời đều khơng mang lại kết quả. Không
một nước nào lên tiếng công nhận và ủng hộ nền độc lập của dân
tộc Việt Nam. Thực dân Pháp và các thế lực phản động ngày càng
lấn tới bất chấp mọi công pháp và thông lệ quốc tế.
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam lúc này là phải thốt khỏi thế cơ lập,
bị bao vây và tăng cường các mối quan hệ quốc tế theo tinh thần
"thêm bạn bớt thù". Và hoạt động ngoại giao của Đảng thời kỳ này
đã từng bước giải quyết được vấn đề ấy.
Như vậy là, ngay sau ngày cách mạng tháng Tám thành công
nhà nước VNDCCH non trẻ đã phải đối mặt với những thách thức to
lớn của lịch sử. Chưa bao giờ vấn đề giữ vững nền độc lập dân tộc,
giữ vững chính quyền cách mạng lại được đặt ra cấp thết như lúc

này. Trong cái tinh thế "ngàn cân treo sợi tóc" ấy, Đảng và chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận thức được hai mặt của một vấn đề, đã thấy
được cả khó khăn và thuận lợi. Với tư cách là Chủ tịch Chính phủ
kiêm Bộ trưởng ngoại giao Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân
dân ta thực hiện đường lối vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo, linh hoạt
và khôn khéo nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc, giữ vững chính
quyền cách mạng non trẻ, thực hiện thành công " Dĩ bất biến, ứng
vạn biến".
2.2. " Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong năm đầu tiên sau
cách mạng.
Cách mạng tháng Tám thành cơng chính quyền nhân dân non trẻ
mới ra đời ở trong tình thế bị phong toả. Thách thức lớn nhất đối
với sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng lúc bấy giờ là phải đối
phó với nhiều thế lực quân sự thù địch hùng mạnh kéo vào Đông
Dương để thực thi quyết định của hội nghị Pơtxđam về Đơng

SVTH : Đồn Văn Hồng

18

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Dương. Cách mạng nước ta đứng trước hai nguy cơ lớn: Các lực
lượng quân sự nước lớn liên kết lại để một sớm một chiều lật đổ

chính quyền cách mạng non trẻ và thế lực thực dân Pháp dựa vào
thế quân đồng minh quay trở lại đánh chiếm Đơng Dương.
Đứng trước tình thế hiểm nghèo, phải đối phó với những hiểm
hoạ tồn vong của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nhận
thức sâu sắc bản chất, lợi ích, thủ đoạn và chính sách của các thế
lực thù địch đã đề ra những đối sách sáng suốt kịp thời phù hợp với
sự chuyển biến mau lẹ của tình hình. Một mặt vừa chuẩn bị tốt
thực lực, tổ chức lực lượng để kịp thời năm bát thời cơ xoay chuyển
tình hình. Mặt khác, có sách lược khơn khéo để phân hố và cơ lập
kẻ thù, nhằm "thêm bạn bớt thù". Tất cả điều nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu chung của cách mạng, giữ vững cái "bất biến" thơng
qua "ứng vạn biến” đó là: "Xây dựng một nước Việt Nam hồ bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" mà trước hết là giữ
vững độc lập dân tộc, củng cố và xây dựng nền dân chủ cộng hoà.

2.2.1. Xây dựng thực lực: phát huy nội lực, xây dựng
lực lượng và củng cố đoàn kết dân tộc.
Nhà nước của một quốc gia hoàn chỉnh vừa có đường lối nội trị
lại vừa có đường lối ngoại giao. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, với
bên trong ngoại giao phối hợp với chính trị, kinh tế, quân sự để bồi
đắp thực lực và với bên ngoài ngoại giao phải tạo ra thế và lực mới
tạo điều kiện gắn dân tộc với thời đại. Về mối quan hệ giữa nôi trị
và ngoại giao Người cho rằng: " Thực lực là cái chiêng, ngoai giao
là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn" bởi "nếu tự mình khơng có
thực lực làm cơ sở thì khơng thể nói gì đến ngoại giao".
Trong khi thực hiện đường lối đối ngoại Đảng ta đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh nhân tố bên trong, coi nhân tố
bên trong là quyết định: "Ta có mạnh thì họ mới đếm xỉa đến. Ta

SVTH : Đoàn Văn Hoàng


19

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác dầu kẻ ấy có thể là
bạn đồng minh của ta vậy". Và do đó "muốn ngoại giao được thắng
lợi thì phải biểu dương thực lực". Đây cũng chính là tư tưởng chỉ
đạo cuộc đấu tranh ngoại giao trong điều kiện tương quan lực
lượng sau cách mạng tháng Tám có nhiều bất lợi cho ta.
Để xây dựng và phát huy thực lực Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xúc tiến việc củng cố và xây dựng nền dân chủ
cơng hồ trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hố, qn
sự, nhà nước.
Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tun ngơn Độc lập tại quảng trường
Ba Đình. Nước Việt Nam từ chỗ bị xoá tên trên bản đồ thế giới đã
trở thành một nước độc lập, mỗi người dân Việt Nam đã trở thành
công dân của một nước độc lập. Nhà nước VNDCCH ra đời, chính
quyền nhân dân được thành lập nhưng cịn mang tính chất lâm
thời với cơ cấu tổ chức cịn q đơn giản lại chưa có hiến pháp,
chưa định ra các quy tắc về mọi phương diện cho nó vận hành một
cách thống nhất. Do đó, để được các nước cơng nhận, cần phải có
chính phủ chính thức, hợp pháp, hợp hiến. Mặt khác, chính quyền
nhân dân được thành lập nhưng quyền dân chủ của người dân

chưa được xác lập. Một yêu cầu đặt ra lúc này là tổ chức cuộc
trưng cầu dân ý trong cả nước để thực hiện việc hợp nhất ba kỳ
Bắc - Trung - Nam thành một dải lãnh thổ nối liền. Đồng thời cũng
cần phải tập hợp được sự ủng hộ của quần chúng xung quanh
chính phủ mới của Cụ Hồ.
Ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ
chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cơ sở cần có đầu tiên của một
nhà nước Hiến pháp, muốn có Hiến pháp thì phải có quốc hội. Vì
vậy, mặc dù tình hình đất nước đang cực kỳ khó khăn nhưng ngay
ở phiên họp đầu tiên trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính phủ

SVTH : Đồn Văn Hồng

20

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

VNDCCH Bác vẫn đề nhiệm vụ tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử
càng sớm càng tốt.
Ngày 8/9/1945 - một tuần sau ngày tuyên bố độc lập Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 14 quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyển cử
trên phạm vi cả nước.
Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội đã thông qua Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam. Hiến pháp ghi rõ: Tất cả quyền

bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam khơng phân
biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả mọi
công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị,
kinh tế xã hội...
Cuộc Tổng tuyển cử và sự ra đời của Hiến pháp đã làm thay đổi
thân phận của người dân từ thân phận thần dân trở thành công
dân và xác lập mối quan hệ mới: công dân - nhà nước thay thế mỗi
quan hệ thần dân- hồng quyền trước đây.
Hiến pháp 1946 như Hồ Chí Minh đã nói: "... là một viết tích lịch
sử hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đơng...Bản Hiến pháp đó chưa
hồn tồn nhưng nó đã làm nên theo một hồn cảnh thực tế. Hiến
pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã dộc lập, dân tộc
Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do... Hiến pháp đó đã nêu một
tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh
thần liêm khiết cơng bình của các giai cấp." [4,t4,140]
Việc thành lập Quốc hội và định ra một bản hiến pháp vào những
ngày đầu tiên sau cách mạng tháng Tám có một ý nghĩa rất quan
trọng. Nó vừa được xem như là sự "biểu dương thực lực" của toàn
thể nhân dân Việt Nam lại vừa là những viên gạch đầu tiên đặt nền
móng vững chắc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng, là cơ
sở pháp lý cho sự ra đời một chính phủ chính thức của nước Việt
Nam đại diện cho dân tộc Việt Nam đứng ra giao thiệp với các

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

21

Lớp : HIS100104



TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

nước trong lực lượng Đồng minh và với tất cả các nước khác trên
thế giới. Đó cũng chính là cơ sở "bất biến" để thực hiện "ứng vạn
biến".
Tiếp theo việc bầu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng đã được
bầu ra ở tát cả các địa phương và từ đó mà cấp uỷ hành chính
cũng được thành lập. Chính quyền cách mạng do nhân dân bầu ra
đã thật sự trở thành công cụ sắc bén trong việc động viên tổ chức
lực lượng của toàn dân vào nhiệm vụ giữ gìn và phát huy thành
quả cách mạng mới dành được.
Bên cạnh việc củng cố chính quyền và xây dựng nền dân chủ
cộng hoà Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh cịn tăng
cường bồi dưỡng sức dân. Mục đích của cách mạng khơn phải là
chỉ để dành được chính quyền mà dành chính quyền để đem lại
hạnh phúc cho nhân dân. Điều này bắt nguồn từ tư tưởng "lấy dân
làm gốc" trong truyền thống văn hoá dân tộc.
Ngày 7/10/1945 trong thư gửi cho uỷ ban nhân dân các cấp Hồ
Chủ Tịch viết: "Ngày nay chúng ta đã dành được độc lập rồi nhưng
nền độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì
độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì" [4,t4,56].
Để mang lại quyền lợi cấp bách và thiết thực cho nhân dân trước
hết là cho công nông, Hồ Chủ Tịch đề nghị chính phủ bãi bỏ chế độ
thuế khố của thực dân pháp, ban hành luật lao động, bảo vệ
quyền lợi người công dân, quy định giảm tô 25% cho nông dân,
chia ruộng dất của thực dân pháp và việt gian, chia lại ruộng công
cho nông dân thiếu ruộng. Người phát động chiến dịch tăng gia

sản xuất, coi đó là biện pháp khẩn thiết để chống giặc đói. Người
cịn kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo và nêu gương cho mọi
người noi theo: "Lúc ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến kẻ đói khổ
chúng ta khơng khỏi động lịng. Vậy tơi đề nghị đồng bào cả nước

SVTH : Đồn Văn Hoàng

22

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo".
Nhân dịp Tuần lễ vàng được tổ chức, người kêu gọi các tầng lớp
nhân dân hy sinh, phấn dấu, ủng hộ chính phủ để xây dựng nền tài
chính quốc phịng.
Để bồi dương sức dân Đảng ta còn tăng cường phát huy quyền
làm chủ cho nhân dân thông qua việc tổ chức phổ thông đầu
phiếu.
Song song với việc thực hiện những biện pháp nhằm bồi dưỡng
sức dân Đảng ta đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao
khẩu hiệu "Dân tộc trên hết, Tổ Quốc trên hết" nhằm giữ vững
chính quyền cách mạng và xây dựng nền dân chủ cộng hòa. Chính
quyền là cơng cụ sắc bén là địn bẩy để đưa cách mạng tiến lên

song khơng vì vậy mà Đảng coi nhẹ công tác vận động quần
chúng thực hiện khối đoàn kết dân tộc theo tư tưởng đại đoàn kết
Hồ Chí Minh. Chính Người là linh hồn và là nhà kiến trúc vĩ đại khối
đoàn kết toàn dân trong điều kiện mới - điều kiện mà Đảng cầm
quyền. Đoàn kết cũng chính là sức mạnh truyền thống của dân tộc
Việt Nam.
Mặt trận dân tộc thống nhất được tiếp tục mở rộng đưa đến sự ra
đời của Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) thu
hút hầu hết các Đảng phái, tổ chức và cá nhân còn ở ngoài Mặt
trận Việt minh tham gia. Quốc hội nước VNDCCH do cuộc Tổng
tuyển cử 6/1/1946 bầu ra thực sự là Quốc hội của độc lập dân tộc
của đại đoàn kết. Quốc hội đã hội tụ đại biểu của cả ba miền đất
nước, đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các cấp, các tầng lớp
xã hội; từ công nhân, nông dân, tiểu tư sản đến đại biểu của tư sản
như Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bơ, những trí thức và các nhà văn
hoá như Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Tấn Phát, Đặng Thai Mai; những

SVTH : Đoàn Văn Hoàng

23

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

đại biểu tôn giáo như linh mục Phạm Bá Trực, thượng toạ Thích Mật

Thế; những đại biểu của các dân tộc thiểu số; đại biểu trong giới
quan lại cũ như Bùi Bằng Đoàn, Vĩnh Thuỵ.
Thời kỳ 1945 - 1946 trên đất nước ta có nhiều đảng phái phản
động, chống cộng quyết liệt các đảng Việt Quốc, Việt Cách dựa vào
lực lượng quân đội Tưởng nhằm chống Việt minh lật đổ chính phủ
Cụ Hồ. Trong tình thế vấn đề sống còn là phải loại trừ chia rẽ, hạn
chế và ngăn chặn đối lập, thực hiện thống nhất quốc gia để tập
trung lực lượng chống đế quốc xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thực thi hàng loạt chủ trương, biện pháp cách mạng để giữ gìn
khối đồn kết dân tộc. Đó là việc đồn kết các đảng phái tôn giáo
đối lập thông qua việc nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi:
70 ghế không qua bầu cử, Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) giữ chức
phó chủ tịch, Trương Đình Tri (Việt Cách) giữ chức Bộ trưởng y tế,
Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) giữ chức Bộ trưởng ngoại giao...
Như vậy là, sau ngày cách mạng tháng Tám thành công Đảng ta
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành công cuộc củng cố
và xây dựng nền dân chủ cộng hòa nhằm tạo thực lực cho hoạt
động đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

2.2.2. Tư tưởng ngoại giao hồ bình.
Tháng 9/1947 trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Êli Mâysi, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tư tưởng cốt lõi trong chính sách đối
ngoại của nhà nước VNDCCH - tư tưởng ngoại giao hồ bình, đó là:
"Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với
một ai " [4, t5, 220].
Hịa bình là nét đặc trưng của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Dường như ít có từ nào được Người nhắc lại nhiều lần trong bài
viết, bài nói của mình như từ "hồ bình".

SVTH : Đồn Văn Hồng


24

Lớp : HIS100104


TIỂU LUẬN
TS Đặng Minh Phụng

GVHD:

Trong năm đầu tiên sau cách mạng nhà nước VNDCCH mới ra đời
đã phải đối mặt với những mối hiểm hoạ đe doạ mất độc lập. Để
tránh phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng lúc, tránh bị rơi vào
thế cô lập chúng ta phải thực thi chính sách ngoại giao hịa bình
"thêm bạn bớt thù" vừa như là một yêu cầu, một đòi hỏi vừa là một
biện pháp sách lược hữu hiệu nhất.
Ngay sau khi giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định: cần phải có hịa bình để xây dựng và phát triển đất nước
đem lại đời sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Đề ra chủ trương ngoại giao hịa bình và q trình đấu tranh
thực hiện xây dựng nền ngoại giao hịa bình là hành động "ứng vạn
biến" để "dĩ bất biến" trong năm đầu tiên sau ngày cách mạng
tháng Tám thành công.
Trong lời kêu gọi Liên Hiệp Quốc (12/1946) Người đã nêu rõ chính
sách đối ngoại của nước VNDCCH: "Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố
rằng nhân dân chúng tơi thành thật muốn hịa bình nhưng nhân
dân chúng tôi sẽ kiên quyết chiến đấu cho đến cùng để bảo vệ
những quyền lợi thiêng liêng nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc
và độc lập cho đất nước " [4, t4, 468].

Trong quá trình thực hiện đường lối ngoại giao hịa bình Chủ tịch
Hồ Chí Minh sớm nhận thầy tầm quan trọng của các nước lớn trong
nền chịnh trị thế giới và ý nghĩa chiến lược của qua hệ với các
nước lớn liên quan đến tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, an
ninh phát triển của đất nước. Do đó, trong thời kỳ đầu sau cách
mạng Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng xử lý đúng đắn quan hệ
giữa Việt Nam với các nước lớn. Từ đây và trong suốt thời kỳ hiện
đại Việt Nam phải xử lý quan hệ với các nước lớn trong sự tương
tác đa tầng, đa tuyến, với nhiều biến hóa phức tạp. Tình trạng này

SVTH : Đồn Văn Hồng

25

Lớp : HIS100104


×