TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
Đề 4: Phân tích đặc điểm và nguyên tắc khắc họa nhân vật của chủ nghĩa hiện
thực
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực trong văn học từ trước đến nay vẫn khắc ghi đậm
nét trong nền văn học thế giới nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng. Trong
văn học, các tác phẩm mang hơi hướng của chủ nghĩa hiện thực được đón đọc và
mức độ biết đến rất lớn nhờ đó mà chủ nghĩa hiện thực tạo nên nhiều thành tựu to
lớn về tư tưởng và nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực cung cấp cho người đọc những
bức tranh cuộc sống chân thực, sống động, quen thuộc với tất cả mọi tầng lớp.
Trước khi thực sự xuất hiện chủ nghĩa hiện thực, những tác phẩm xuất hiện tính
hiện thực trong văn học đã ra đời trước đó rất lâu. Nhưng trào lưu chủ nghĩa hiện
thực đã thực sự ra đời vào thế kỉ XIX ở các nước Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó mới
gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Khác với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa
lãng mạn, “thường bị chi phối bởi vài nguồn ý thức tư tưởng” thì chủ nghĩa hiện
thực mang tính chất khơi nguồn, khai thác cuộc sống ở nhiều phương diện khác
nhau nhưng tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc là phản ánh lại được con người, sự
việc một cách chân thực. Nói cách khác, chủ nghĩa hiện thực như những bản ghi
chép về cuộc sống con người mà khơng tơ điểm thêm màu hồng.
Về hình mẫu trung tâm của chủ nghĩa hiện thực là những con người ở các tầng
lớp giai cấp khác nhau trong xã hội như nông dân, công nhân, tiểu thương hay tới
những quý tộc, tư sản,…. Mẫu hình của các nhân vật có cả phản diện lẫn chính
diện nhưng ln đảm bảo rằng tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống.
Để xây dựng một nhân vật trong tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực vừa đảm bảo
nguyên tắc, vừa khắc sâu đối với người đọc mà còn phản ánh rõ bộ mặt của cuộc
sống ở đây chúng ta cần đề cập đến đặc điểm và nguyên tắc khắc họa nhân vật của
chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực đồng nghĩa với hiện thực đời sống, theo
đó nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực cũng là nhân vật của đời sống, là nhân vật
mang tính điển hình thực tế, khơng phải là nhân vật mang lý tưởng về cuộc sống
tốt đẹp hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa hiện thực nói riêng và đặc điểm nguyên tắc khắc
họa nhân vật chủ nghĩa hiện thực nói chung đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều
những nhà nghiên cứu văn học, phê bình văn học trên thế giới. Ta có thể điểm qua
như: “Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX” tác giả Đặng Anh
Đào, Lê Hồng Sâm, “Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây”
tác giả Đỗ Đức Dục,… Đây là những cơng trình đã góp phần vào việc nghiên cứu
với nội dung tương đối đầy đủ về chủ nghĩa hiện thực, về chủ nghĩa văn học hiện
thực thế giới, chủ nghĩa văn học hiện thực Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ cơng sức vào việc nghiên
cứu chủ nghĩa hiện thực cũng như đặc điểm và nguyên tắc khắc họa của chủ nghĩa
hiện thực.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài này, phạm vi nghiên cứu ở các cuốn giáo trình Lý luận văn học, các
nghiên cứu khác liên quan đến chủ nghĩa hiện thực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở bài luận này, tôi xin dùng phương pháp phân tích, lập luận để làm rõ vấn đề về
đặc điểm và nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” khái niệm của chủ nghĩa hiện thực là “Theo
nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định quan hệ giữ tác phẩm
đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc
khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần
như đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống. Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ
nghĩa hiện thực dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng,
một trào lưu văn học”(2, 67)
Hay “Dẫn giải ý nghĩa văn chương chủ nghĩa hiện thực được hiểu là:
“Đó là hình thức nghệ thuật từ chối miêu tả bất cứ cái gì khác với thực tại hay với
cái thật, đối lập với xu hướng lí tưởng hóa thực tại” và “muốn tái hiện tồn bộ
thực tế như nó vốn thế trong sự đa dạng và những khía cạnh thường thấy nhất của
nó”
Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực là trào lưu văn học nghệ thuật lấy hiện thực cuộc
sống xã hội và những vấn đề mang tính thực tế làm đối tượng để viết. Chủ nghĩa
hiện thực trong văn học như những trang giấy sống động làm khắc họa những bức
tranh chân thực, gần gũi.
1.2.
Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực phơi bày sự thật diễn ra trong cuộc sống, được chia làm hai
phương pháp là: “Chủ nghĩa hiện thực phê phán” và “Chủ nghĩa hiện thực xã hội
chủ nghĩa”
1.3.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán
Khi chủ nghĩa hiện thực ở thế kỉ XIX ở Tây Âu phát triển người ta thường gọi nó
là chủ nghĩa hiện thực cổ điển và cảm hứng chủ đạo là cảm hứng phê phán nên
theo ý kiến của Maksim Gorky, người ta đã gọi nó là chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Khác với chủ nghĩa hiện thực cổ điển và và lãng mạn, 2 chủ nghĩa này bị chi phối
ở nguồn ý thức tư tưởng thì chủ nghĩa cổ điển lại khám phá những sự thật trong đời
sống.
Về hình mẫu trung tâm của hiện thực phê phán là nhân vật theo phe phản diện tư
sản hóa. Đó là những con người có xuất thân từ những tầng lớp cao. Các nhân vật
này được khắc họa để nhằm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng về
một tương lai tốt đẹp.
Ra đời vào thế kỉ 19, chủ nghĩa hiện thực phê phán có sức sống bền bỉ, ảnh hưởng
lớn tới chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này.
1.4.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là thuật ngữ để gọi đối với nền văn học
dưới thể Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất nắm quyền và là phương pháp sáng
tác để của những nền văn học hoặc bộ phận văn học. Vào giữa thế kỉ XIX chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã phát triển đến giai đoạn cao nhất ở phương
Tây. Tuy nhiên phương pháp này chưa thể hiện hết vai trò lịch sử nhưng chưa đủ
lớn mạnh để bao phủ toàn bộ xã hội.
Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là những nhân vật
chính diện, là những người giác ngộ tư tưởng cách mạng và làm chủ cuộc đời
mình. Như đã nói ở trên, sự ảnh hưởng của chủ nghãi hiện thực phê phán đối với
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chính là sự thừa kế nguyên tắc sáng tác hiện
thực phê phán , tạo nên những hoàn cảnh điển hình với hình tượng người anh hùng
mới.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã kế thừa khá nhiều từ chủ nghĩa hiện thực
phê phán nhưng cũng mang trong mình những nét riêng, đáp ứng những như cầu
của cuộc đấu tranh cách mạng.
1.5.
Nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực
Ăng ghen đã từng viết: “Bộ Tấn trò đời của Balzac đã thâu tóm lịch sử nước
Pháp thế kỉ 19 với hàng ngàn nhân vật. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm
hiện thực thế kỉ XIX là những nhân vật phản diện bị tư sản hóa. Họ có thể xuất
thân từ những thành phần khác nhau nhưng một khi đã lăn mình vào xã hội tư sàn
đều thẳng tay cắt đứt, không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào
khác mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền khơng tình nghĩa”
Ta có thể thấy nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực khơng có một hình mẫu điển
hình. Mỗi nhân vật đều được các tác giả khắc họa khác nhau, mang những đặc
điểm tính cách riêng, là nhiều thể loại người trong xã hội. Điểm chung duy nhất
giữa những nhân vật này là sự chân thật, tác giả có thể đã lấy hình mẫu nhân vật
ngồi đời thực.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC KHẮC HỌA NHÂN VẬT
TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC.
2.1. Đặc điểm và nguyên tắc
Về đặc điểm và nguyên tắc xây dựng nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực đầu tiên
chúng ta cũng điểm lại những kiểu xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, sống
mãi trong lịng người đọc ví dụ như về chủ nghĩa hiện thực về giai cấp và sự mâu
thuẫn trong thế giới quan, Balzac đã tạo ra kiểu nhân vật lý tưỡng xuất thân từ tầng
lóp phong kiến đã lụi tàn như Misen Crechiong trong Vỡ mộng, Nidorong trong
nông dân nhằm ca ngợi nét đẹp trong phẩm chất của những con người giữ gìn đạo
đức trong sạch. Đó là kiểu hình mẫu lý tưởng trong văn học hiện thực.’ Ở khía
cạnh khác là những hiện thực xã hội bị phê phán gây gắt đời sống xã hội tư sản
thượng lưu như Balzac, Stendhal, Gogol, Ibsen,… Những tác phẩm thường có vai
trị tố cáo hiện trạng của xã hội đương thời, đó là hiện thực mà không phải mảng
văn học nào cũng đáp ứng được.
Qua phân tích bên trên, ta có thể thấy rằng nghệ thuật cũng là tám gương phản
chiếu chân thực cuộc sống. Các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực xuất hiện là
hình ảnh được vẽ lại của các kiểu người trong xã hội. Trong chủ nghĩa hiện thực,
tất cả các nhân vật đều khơng được tơ hồng. Như đã nói bộ “Tấn trị đời” của
Balzac đã tái hiện tồn bộ lịch sử nước Pháp thế kỉ XIX. Truyện này đã khắc họa
toàn bộ những gì chân thật nhất mà chúng ta đã thấy trong cuộc sống. Tất cả những
người đến từ các giai cấp khác nhau, một khi đã bước vào xã hội tư sản thì khơng
có gì hơn ngồi những mối quan hệ đem lại lợi ich. Nhân vật trong chủ nghĩa hiện
thực cịn biểu hiện qua tính giai cấp, nặng về cái chung và nhẹ về cái riêng. Vì chủ
nghĩa hiện thực muốn từ một nhân vật mà khái quát về toàn bộ xã hội và con người
ở thời điểm đó. Cái riêng sẽ là nhân vật bộ lộ những cá tính đọc đáo, cái chung là
biểu hiện cho giai cấp và những trào lưu nhất định. Chủ nghĩa hiện thực là loại văn
học với sự kết tinh mang những nét đặc trưng cho một giai cấp, một kiểu người
trong xã hội nhưng vấn có nét độc đáo riêng của nhân vật.
Nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực luôn luôn được khắc họa sống động. Có khi là
một anh hùng cao cả, có khi chỉ là một kẻ thấp hèn, có khi là một nhân vật mang
tính tích cực, nhưng có khi lại là một người mang những thói hư tật xấu khiến
người khác phải ngán ngẩm. Trong chủ nghiã hiện thực, con người được viết theo
sự thật những người có trong xã hội. Có kẻ đáng thương nhưng có người mạnh mẽ
xứng danh người hùng trong thời đại mới. Nếu lấy ví dụ trong văn học hiện thực
phê phán là những kẻ ăn chơi xa đọa, coi tiền là chân lý sống thì trong văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa, con người lại mang hơi hướng cách mạng, có tinh thần
phản kháng và dám nghĩ dám làm. Tiêu biểu như nhân vật trong tác phẩm “Người
mẹ” của Gorki dù hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ bà vẫn hùng hồn vạch mặt bọ thống
trị tàn ác. Nhưng ở mảng của văn học hiện thực phê phán, thì các nhân vật ở đây
đều khá thụ động, là đại diện cho kiểu người đáng bị lên án trong xã hội.
Vậy đặc điểm và nguyên tắc xây dựng ở chủ nghĩa hiện thực rất đa dạng, đó
khơng chỉ biểu hiện cho một loại người mà là tất cả các tầng lớp trong xã hội bằng
những sự việc, hình ảnh chân thực mà xã hội đã và đang xảy ra
2.2. Đặc điểm xây dựng nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực trong văn học
phương Tây
Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu được hình thành tại Châu Âu từ thế kỉ 19. Nó đạt
đến đỉnh cao bở bộ “Tấn trò đời” của Balzac. Với ý nghĩa phơi bày mặt trái và tôn
vinh cái đẹp trong xã hội, Gorki đã đề nghị gọi hai mảng này là chủ nghĩa hiện
thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các đặc điểm nhân vật
trong chủ nghĩa hiện thực thuộc hai mảng này được xây dựng hoàn toàn trái ngược
nhau. Như ở chủ nghĩa hiện thực phê phán thì các nhân vật được tái hiện bởi một
xã hội đang có mẫu thuẫn, nhưng con người lại khơng thốt ra được khỏi vũng bùn
đó, tiếp tục mắc sai lầm. Đó là một xã hội có giai cấp, nhưng họ lại khơng được
giải thốt bở giai cấp thống trị bởi họ sống chính là dựa vào giai cấp đó. Họ dần trở
nên tha hóa, biến chất, dĩ nhiên cũng có vài trường hợp biến đổi. Cịn đối với xây
dựng hình tượng trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì các nhân vật được
xây dựng là người anh hùng đứng lên bảo vệ chính nghĩa, hướng tới một xã hội
công bằng, chống lại giai cấp tư sản, địi bình đẳng dân chủ văn minh, Sự biến đổi
giữa hai hình tượng này là do nửa đầu thế kỉ XIX xã hội Pháp có hai cuộc dịch
chuyển mang ý nghĩa lịch sử.
Để phân biệt với các phương pháp sáng tác và trào lưu văn học hiện thực khác,
cách xây dựng hình tượng nhân vật có những khác biệt riêng. Từ đầu, hình tượng
nhân vật này mang ý nghĩa phê phán xã hội, nó mang cảm huwmsg phê phán, tố
cáo xã hội đương thời như các nhân vật quý tốc trong các tác phẩm của Balzac,
Sedrin. Như trong tác phẩm của Balzac , ông cho các nhân vật đến từ các tầng lớp
khác nhau nhưng tất cả đều bị thu hút bở sức hấp dẫn của đồng tiền. Hay theo triết
lý của Votrin, xuất hiện nhiều trong Tấn trò đời thì hãy cứ nhổ toẹt và chính kiến và
lịng tin của mình, nếu làm hại được người khác, đó có nghĩa là mày đang sống. Ở
thời kì văn học này, tuy các tác phẩm xây dựng thiên nhiều về tính phê phán và tố
cáo nhưng cũng có các nhân vật nhân văn chủ nghĩa như Hamlet, Roomeo, Juliet.
2.3. Đặc điểm xây dựng nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực học phương Đông
Về kiểu nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực phương Đơng ta có thể kể đến
những hình tượng nhân vật nghịch tử, những người đứng lên khởi nghĩa như Võ
Tòng, Lý Quỳ ở Thủy Hử, Từ Hải trong Truyện Kiều. Đó là sự chống đối trong ý
thức, không phải là mẫu anh hùng đấu tranh bằng quyền cước, đó là sự đấu tranh
với ý chí giải phóng cá nhân, chống lại thế giới phong kiến như Thôi Oanh Oanh,
Trương Quân Thụy (Tây sương ký) hay Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc trong Hồng
Lâu Mộng.
Ở văn học phương Đông, chủ nghĩa hiện thực xuất hiện trên cơ sở xã hội thời mạt
kỳ của chế độ phong kiến, “khi mà nho giáo đã hết vai trò lịch sử”. Đặc điểm xây
dựng nhân vật cũng tương tự như văn học phương Tây là lấy từ hiện thực cuộc
sống để phản ánh thực trạng cũng như bản chất của xã hội.
Ở phương Đông, chủ nghĩa hiện thực cũng mở rộng về đề tài và thể lọai nhưng
mạnh nhất vẫn là về đề tài tiểu thuyết như Tây sương ký, Hồng lâu mộng, Thủy
Hử, Tam Quốc diễn nghĩa,…
2.4. Đặc điểm xây dựng nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực văn học Việt Nam
Chủ nghĩa hiện thực ra đời ở Việt Nam từ sự quật khởi của nhân dân. Từ rất lâu
về trước, đã có một số quan điểm về chủ nghĩa hiện thực, tuy khơng thành hệ thống
nhưng có thể trở thành nguyên tắc tư tưởng sáng tạo. Các tác giả trong văn học
nước ta không chỉ yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống, mà còn biểu hiện tâm
trạng hiện thực. Lê Quý Đông cho rằng: “Ta thường làm thơ có ba điều chính: một
là tình, hai là cảnh, ba là sự. Tình là người, cảnh là trời, sự là hợp cả trời đất mà
qn thơng. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành
tiếng”. Ngơ Thời Nhậm cịn khẳng định: “Làm thơ phải gửi tâm tình vào sự vật”.
Hoặc trong “Giá Viên thi tập” Phạm Phú Thứ yêu cầu đi sâu vào đời sống nội tâm
sâu lắng:
“Thơ vốn tự tính tình mà ra, tôn chỉ của thơ là phải ôn nhu đôn hậu” (Lê Ngọc
Trà, Văn chương, thẩm định và văn hóa, Nxb Giáo dục, H. 2007 tr.198),
Xây dựng hình ảnh nhân vật trong chủ nghãi hiện thực ở văn học Việt Nam có thể
kể đến các nhân vật như Chí Phèo, Chị Dậu,.. Đó là những con người cùng cự cđến
khốn khổ bở chế độ phong kiến một cổ hai trịng. Chí Phèo vì bị vất bỏ mà trở nên
tha hóa, biến chất, gặp được tình u tưởng rằng có thể hạnh phúc đến cuối đời
nhưng khơng, sự thật ln đau lịng, Chí Phèo đã đâm chết tên Bá Kiến rồi cũng
chết theo. Hay Chị Dậu phải nộp sưu thuế cho chồng, cho cả người em chồng đã
chết, bút pháp hiện thực đã khắc họa một người đàn bà khốn cùng, từ bán con, bán
chó đến lúc tức giận cầm gậy phản kháng đánh lại cai lệ. Nhưng đến cuối cùng,
“đoạn đường phía trước tối om như cái tiền đồ của chị” lại chính là sự thật. Hình
tượng Chí Phèo, Chị Dậu là những hình tượng có thật, quẩn quanh trong sự bó
buộc của chế độ phong kiến. Họ có đứng lên, có vùng vẫy, nhưng sức lực yếu ớt
không thể chống lại những kẻ quyền thế máu lạnh kia.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT TIÊU BIỂU Ở CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
3.1. Balzac và bộ “Tấn trò đời”
Tấn trò đời có tên tiếng Pháp là La Comedie humaine là tập hợp các loạt tiểu
thuyết, truyện ngắn, kỳ ảo và tiểu luận được in vào năm 1829 đến 1850 của đại văn
hào Honore de Balzac. “Tấn trò đời được xem là một trong những cơng trình bát
ngát mênh mơng nhất mà một con người dám đơn độc cấu tứ".
Các tác phẩm của bộ Tấn trị đời vừa có thể đứng riêng lẻ, vừa có thể kết nối với
nhau. Theo Wikipedia thì: “Người ta có thể hiểu một tác phẩm mà khơng cần đọc
các tác phẩm cịn lại. Những câu chuyện hồn tồn khác nhau, chỉ có nhân vật
được lặp lại, xuất hiện nhiều lần. Ví dụ trong chuyện này, nhân vật A có thể là
nhân vật chính, nhưng trong chuyện khác anh ta lại là nhân vật phụ, là một người
có liên quan đến nhân vật chính. Balzac quan niệm xã hội là một chỉnh thể, tất cả
các sự kiện đều tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau một cách hết sức chặt chẽ
như trong giới tự nhiên. Tất cả những đặc điểm ấy gây cho độc giả ấn tượng như
đang sống trong một xã hội có thực”.
Trong Tấn trị đời, tác giả dự định sẽ xây dựng 4000 nhân vật nhưng chỉ hoàn
thành 2000 nhân vật và 500 nhân vật xuất hiện nhiều lầm trong nhiều truyện khác
nhau. Eugene de Rastignac xuất hiện ở miếng da lừa, phòng cổ vật, cô gái xua cá,
lão Goriot,.. Hoặc Horace Bianchon ở luật đình chỉ, vinh và nhục của kỹ nữ, nchij
họ Bette,.. Một số nhân vật lần xuất hiện nào cũng là chính diện, ln giữu được vẻ
đẹp đẽ tốt đẹp. Kiểu nhân vật này không bị đồng tiền chi phối thường là lớp người
khơng có tài sản, khơng phải là nhân vật chính. Qua kiểu nhân vật này, Balzac biểu
lộ rõ cái nhìn sáng suốt. Ví dụ như Mischel Chrestien là một trong những nhân vật
thuộc hàng ngũ tái xuất nhiều nhất trong Tấn trị đời, trong những lần xuất hiện thì
chưa hề được tác giả đặt là nhân vật trung tâm nhưng thiếu Chrestien thì truyện
Tấn trị đời khơng mang bản sắc Tấn trị đời nữa vì nhân vật này thể hiện sự
ngưỡng mộ của Balzac với lý tưởng Cách mạng.
Ngoài việc xây dựng những nhân vật chính diện thì Balzac cũng xây dựng những
kiểu nhân vật “lấm bùn từ đầu đến chân” - nhân vật phản diện. Đây là hình tượng
nhân vật phản diện ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm tới cả chương cuối,
không những chủ động phạm tội mà còn tuyên truyền đến những người khác.
3.2. Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Số đỏ”
Vũ Trọng Phụng là nhà văn đạt nhiều thành tích trong đề tài tiểu thuyết. Các tác
phẩm tiêu biểu của ơng gồm có: “Giơng tố”, “Vỡ đê”, “Làm đĩ”,… trong đó Số
đỏ ghi dấu ấn hơn cả, đây là tác phẩm ghi lại sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng trong
làng văn học hiện thực Việt Nam
Cách xây dựng nhân vật trong Số đỏ để lại cái nhìn trào phúng của tác giả đối với
một số kiểu người đáng bị lên án trong xã hội. Đầu tiên là Xuân Tóc Đỏ, đây là cái
tên gắn liền với xuất thân và cuộc đời chẳng mấy đẹp đẽ của hắn. Khi xây dựng
hình tượng Xn Tóc Đỏ, tác giả đã thể hiện mình là một tài năng xuất chúng, kĩ
năng trào phúng bậc thầy. Trong xã hội đó, kẻ vô học qua đào tạo đã trở thành anh
hùng, vĩ nhân, đây là một sự châm biếm khiến người đọc hả hê, hứng thú. Qua
nhân vật tác giả thể hiện sự tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đầy rẫy mưu mô, bịp
bơm, vô liêm sỉ và lấy Xn Tóc Đỏ là một ví dụ điển hình, chỉ ra rằng đây là nhân
vật có thật ở thời kì xã hội loạn lạc đó.
Hay ngay qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” mà ta đã học trong
chương trình giáo dục THPT, các nhân vật cũng được xây dựng hình tượng mang
vẻ trào phúng như cố Hồng được diễn vai của người con hiếu thảo, cơ Tuyết vui vẻ
vì được mặc bộ váy mình u thích, cậu Tú Tân thì vui vì được chụp ảnh, Văn
Minh và Phán Mọc Sừng thì vui vì được thừa kế một khoản tiền kha khá. Tất cả
đều có niềm vui cho riêng mình trên cái chết của chính người thân thương ruột thịt.
Qua cảnh đám ma, tác giả đã viết nên những hình tượng nhân vật mà họ bị bóc trần
cùng cái giả dối, giả đau thương, sự thật về những kẻ tự xưng là học thức của tầng
lớp thượng lưu thời điểm đó.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa hiện thực trong văn học trước khi thành trào lưu ở thế kỉ XIX đã tồn tại
ở một số tác phẩm cho thấy rằng sự cần thiết của giai đoạn văn học này. Đây là giai
đoạn văn học phơi bày rõ bộ mặt của xã hội. Khi các nhà văn chân chính đã hồn
tồn thất vọng trước giới tư sản thì họ đã quay lung nhìn thẳng vào hiện thực. Họ
viết về những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, nhận ra sự mâu thuẫn và
đấu tranh giai cấp diễn ra một cách gay gắt, họ không cần che đậy mà viết vào tác
phẩm của mình như một lời tố cáo: xã hội càng phát triển, người ta càng lộ rõ bản
chất.
Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng nhân vật trong giai đoạn này cũng rất chân
thực và sâu lắng. Tùy vào hồn cảnh lúc đó mà cái kết của các nhân vật được viết
ra. Nhà văn hoàn toàn xây dựng họ trên những sự thật, họ đại diện cho tầng lớp
giai cấp, những kiểu người trong xã hội. Tác giả không hề viết cho họ một cái kết
đẹp mà toàn bộ được định đoạt bằng hiện thực. Tất cả đều có một điểm chung
giống nhau là mang đặt điểm của xã hội nhưng có cá tính riêng. Đó là một trong
những thành cơng của văn học chủ nghĩa hiện thực mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Lựu, Giáo trình lý luận văn học, nxb Đại học Sư Phạm
2. Đặng Anh Đào, Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX
3. Đỗ Đức Dục, “Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây”