Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.43 KB, 2 trang )

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự)Lê Hữu Trác
Lê Hữu Trác là thầy thuốc, cũng là nhà văn nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII: Suốt 40 năm sống
thanh đạm, rũ bỏ mọi công danh, cụ vừa làm thuốc trị bệnh cứu người, vừa viết sách y học, vừa sáng tác
thơ văn, để lại cho đời một kho tàng quý báu về y học và những bức tranh thật chân xác về cuộc sống và
con người thời ấy. Vì thế, đọc văn của Lê Hữu Trác, nhất là cuốn Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh) chúng
ta như được sống cùng thời, cùng nhìn ngắm, cùng suy nghĩ, xúc cảm với tác giả. Đọc đoạn trích Vào phủ
chúa Trịnh, cái cảm giác ấy càng rõ nét. Vào phủ chúa để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, bậc danh y
tuổi cao, tài lớn đã nhìn thấy những gì? Bước chân đến đây mới hay các cảnh giàu sang của vua chúa
thực khác hẳn người thường!... những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.., lầu son gác tía, rèm châu, hiên
ngọc, sập sàng... Mâm sàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của
nhà đại gia. Cụ Lê Hữu Trác kể như thế. Chúng ta cũng thấy như thế. Song có lẽ điều chúng ta nhìn thấy
rõ nhất là chân dung những con người, mà nổi bật nhất là Thế tử Trịnh Cán. Bậc danh y đã ghi chép sự
thực theo thể văn kí sự đặc sắc. Văn kí sự địi hỏi tính chính xác, khách quan. Song dịng chữ nhà khoa
học chảy từ trái tim nghệ sĩ nên bức chân dung ở đây không khô khan, lạnh lẽo. Trái lại mỗi chữ, mỗi câu
phập phồng bao tâm sự, vừa châm biếm sâu xa, vừa phê phán mạnh mẽ, vừa giận, vừa thương. Bức
chân dung ông chúa Trịnh Cán được tái hiện thật rõ nét, vừa cụ thể, riêng biệt, vừa mang ý nghĩa khái
quát điển hình.
Để tới nơi ở của chúa nhỏ, cụ Lê Hữu Trác phải đi trong tối om, đi qua độ năm sáu lần trướng gấm.
Phòng chúa đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, bày ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm, ngót
nghét chục người đứng hai bên sập hầu trực và sau tấm màn che ngang sân, cung nữ xúm xít... Đèn
chiếu sáng, nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Chao ơi,
chỉ mỗi một chúa nhỏ – thực chất là cậu bé chưa đến tuổi đi học – mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng!
Gấm vóc, lụa là, vàng ngọc, sập, ghế, đèn, nến, hương hoa, màn trường... Đồ dùng và đồ dùng, báu vật
và báu vật. Vật đã lấn át người như bủa vây, bao chặt lấy con người. Cịn con người thì... tưởng như là có,
có quá nhiều kia. Song đó cũng chỉ là... những đồ vật cằm lặng. Cung tần, mĩ nữ, kẻ hầu người hạ của thế
tử đứng ở gần, trực ở xa, tất cả đều chỉ như những cái bóng, vật vờ, mờ ảo. Phịng rộng nhưng chen
chúc vật dụng, thành chật chội. Trong phịng đơng người, nhưng đều im lặng thành ra lạnh lẽo, băng giá.
Bao trùm tất cả là mùi vị phấn son, tuy ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Trinh Cán dù là “Đơng Cung thế
tử” – cũng phải bắt đầu cuộc sống của đứa trẻ nhỏ, rất cần ánh nắng, khí trời. Vậy mà vị chúa nhỏ đêm
ngày bị qy trịn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son khác gì mầm non trong vỏ trứng.
Hình hài vóc dáng mầm non ấy ra sao? Cụ Lê Hữu Trác kể: “chúa mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng”. Khi thấy


vị danh y theo lệnh quan Chánh đường – lạy bốn lạy, thế tử cười khen: “Ông này lạy khéo!”. Kể cũng ra
mặt con nhà chúa, đẹp áo quần, oai tư thế. Song, khi đã đứng dậy, cởi áo để thầy thuốc xem bệnh... thì
than ơi, tinh khí khơ hết, da mặt khơ, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gị... ngun khí đã hao mòn,
thương tổn quá mức... mạch lại tế sác..., âm dương đều bị tổn hại. Cứ nhỏ nhẹ từng lời trò chuyện với
quan Chánh đường, vừa thuật, vừa tả, vừa nhận xét khách quan, khoa học, vị danh y chẩn bệnh cho thế
tử, đồng thời miêu tả chân dung con người. Thật đáng sợ! Tồn những đường nét chết: tinh khí khơ, mặt
khơ, những khối hình kì dị: rốn lồi, chân tay gầy gò, mạch tế sác; những màu sắc lạnh người: gân xanh,
âm dương, ngun khí hao mịn tổn hại. Theo ý tơi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn
quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Chỉ một lời chẩn bệnh, với nhịp điệu đối xứng màn che, trướng


phủ, với điệp ngữ quá no, quá ấm, nhà khoa học có trái tim nghệ sĩ vừa chỉ đúng cội nguồn căn bệnh
Trịnh Cán, vừa phê phán, vừa xót xa trước một lối sống trái với lẽ tự nhiên. Cái gì cũng quá: quá nhiều
màn che, trướng phủ, quá no, quá ấm, được quá nhiều kẻ hầu hạ. Văn Lê Hữu Trác khơng có những dịng
trữ tình ngoại đề như ở một số tác giả viết kí hiện đại. Cụ rất kiệm lời, nói ít, gợi nhiều. Mỗi câu, mỗi chữ
trĩu nặng suy tư và cảm xúc. Hình ảnh thế tử Trịnh Cán chính xác từng chi tiết y học và hiện thực, sinh
động, một điển hình văn chương.
Chúng ta hãy đọc tiếp đơn thuốc của thế tử: “..sáu mạch tế sác và cơ lực, hữu quan yếu, hữu xích càng
yếu hơn. Ấy là tì tâm hư, bị hỏa quá thịnh, khơng giữ được khí dương, nên âm hỏa đi càn. Vì vậy, bên
ngồi thì thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngồi thì phù, bên trong thì trống”. Ngơn từ vẫn là của y học,
hình hài tinh khí vẫn là ở một con người. Nhưng từng y câu, từng chữ cứ lung linh, rộng mở, hiện về rõ
nét một chân dung ốm yếu, bệnh tật của giai cấp phong kiến Lê - Trịnh lúc bấy giờ.
Cái xã hội ấy khơng giữ được khí dương, nên âm hỏa đi càn điều đúng, việc thiện, sự sống khơng cịn,
điều xấu, việc ác, cái chết hoành hành, quấy phá. Cái giai cấp ấy, bên ngồi thì cổ trướng... thì phù, trong
thì trống. Nghĩa là cuộc sống vật chất đã phù nề, sưng tấy, quá mức giàu sang, phú quý. Trái lại, tinh thần,
đạo đức, ý chí, nghị lực – những phần bên trong quan trọng – thì lại rỗng. Nếu đọc đoạn trước và thêm
những phần sau của đoạn trích, chúng ta sẽ thấy tác giả Kí sự lên kinh ghi rõ những điều ng tấy bên
ngoài, trống rỗng bên trong của cả tập đoàn phong kiến bấy giờ. Từ chúa Trịnh Sâm, đến bà hoàng Đặng
Thị Huệ, quan Chánh đường quận cơng Hồng Đình Bảo, các bà hồng, các ơng quan lớn nhỏ khác...
người được tơ đậm, có người chỉ thấp thống. Đó là những điển hình của giai cấp thống trị với bản chất

ích kỉ và bạc nhược trên bước đường suy tàn của chúng. Trong những điển hình ấy, thế tử Trịnh Cán là
một điển hình nổi bật.
Vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho chúa lớn, chúa nhỏ, danh y Lê Hữu Trác đã phải làm một công
việc khơng mấy thú vị. Tấm lịng và lẽ sống của ông gửi ở nhân gian, gắn với quê hương, thôn dã. Tuy
nhiên, nhờ chuyến đi này, người thầy thuốc, nhà văn ấy đã để lại cho đời một tác phẩm văn chương quý
báu, quý báu chẳng kém gì một pho sách y học, những bài thuốc chẩn trị chính xác, hiệu quả. Tìm hiểu và
suy nghĩ về hình tượng ơng chúa nhỏ Trịnh Cán, qua lời kê đơn, nhận xét vừa y học vừa văn chương của
tác giả, chúng ta hiểu ra bao nhiêu điều bổ ích về quy luật sống, về lịch sử, về tấm lòng nhân bản và thái
độ nghiêm khắc của nhà khoa học, nhà văn. Căn bệnh của Trịnh Cán, cũng như của triều đại phong kiến
Lê - Trịnh cuối thế kỉ XVIII, đã được chẩn rõ ràng. Lịch sử cũng đã tìm ra phương thuốc trị bệnh. Từ áng
văn của danh y Lê Hữu Trác, lời chẩn trị của ông cứ theo mãi chúng ta, nhắc nhở chúng ta: “Chính khí ở
trong mà thắng, thì bệnh ở ngồi sẽ tự nó tiêu dần, khơng trị bệnh mà bệnh sẽ mất”.



×