BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trị quan trọng trong việc hình
thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt lên
những lớp trên. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cho học sinh,
giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi nhiều hoạt động khác của
các em. Vì vậy, cơng tác chủ nhiệm lớp là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo
dục tồn diện.
Bản thân tơi đã nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm lớp. Có năm cơng tác
chủ nhiệm của tơi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp trước đã làm tốt cơng tác chủ
nhiệm. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi
phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, đề ra các nội qui của lớp,…phải thường
xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc tơi rất căng thẳng,
mệt mỏi.
Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để làm tốt công tác
chủ nhiệm? Trải qua 20 năm làm cơng tác chủ nhiệm tơi ln nghiên cứu, tìm tịi,
học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và sự góp ý của BGH, tôi đã áp dụng: “Một
số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học”.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Thực trang vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ, giúp
đỡ của cốt cán chuyên môn, đồng nghiệp.
- Bản thân tôi được tham gia các đợt sinh hoạt, hội thảo chuyên môn về
Công tác chủ nhiệm do nhà trường, cụm phòng GD&ĐT tổ chức.
- Đa số phụ huynh có sự liên lạc, phối hợp với giáo viên trong cơng tác chủ
nhiệm.
b. Khó khăn.
- Lớp tơi có 42 em nên việc sát sao đến từng em còn gặp nhiều khó khăn.
- Năm qua do dịch bệnh HS nghỉ học kéo dài, gián đoạn, khi đi học trở lại,
chạy chương trình, nên chất lượng và nề nếp của các em vào đầu năm nay rất thấp.
- Trình độ nhận thức của học sinh khơng đồng đều. Điều kiện sống gia đình
của các em cũng khác nhau. Một số học sinh nam lười học, hay nghịch ngợm, mất
tập trung, trêu chọc các bạn trong lớp gây ồn ào, trong giờ học, .
- Một số em ở với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa hoặc bố mẹ bỏ nhau, chưa
có sự phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục các em.
2 Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học.
Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt cuối tuần
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học
Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra. Tôi phát phiếu
điều tra cho từng em và yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong phiếu, gồm các nội
dung: Kết quả học tập năm trước, hồn cảnh gia đình, mơn học u thích, mơn học
cảm thấy khó, sở thích, những người bạn thân nhất,….
Thơng qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ thông tin cần thiết của
từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Từ đó, tơi đã hiểu một phần về học sinh
của mình, điều đó giúp tơi rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục các em.
Tôi đã trực tiếp gặp một số phụ huynh để biết được điều kiện sống của gia đình,
phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em như thế nào. Từ đó tơi có kế
hoạch chủ nhiệm cụ thể, rõ ràng, để giáo dục học sinh theo kế hoạch đó.
Một lớp học có nề nếp và chất lượng tốt là nhờ phần lớn vào sự hỗ trợ của
ban cán sự lớp. Bầu chọn ban cán sự lớp là một việc làm cần thiết mà người giáo
viên chủ nhiệm nào cũng phải làm ngay khi mới nhận lớp. Trước khi bầu chọn Ban
cán sự, tơi phân tích cho học sinh hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của lớp trưởng, lớp
phó. Tổ chức cho học sinh ứng cử, sau đó chọn một số em tiêu biểu để bầu chọn.
Những em đạt số phiếu cao nhất sẽ được chọn vào ban cán sự lớp.
Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm
cho từng thành viên trong ban cán sự.
- Nhiệm vụ của mỗi em tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ sau đó phát sổ cho
các em. Tôi hướng dẫn các em cách ghi chép trong sổ một cách cụ thể. Mỗi em sẽ
làm đúng nhiệm vụ của mình.
Số học sinh trong lớp được chia làm 3 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ trưởng
chịu trách nhiệm phân công, điểu khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Lớp phó lao
động chịu trách nhiệm kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày của từng tổ. Và
trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện được tinh thần tự quản, tự theo dõi nhắc
nhở nhau thực hiện các nề nếp lớp học.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt
động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp
của em đó và thấy được khả năng hồn thành nhiệm vụ của em đó như thế nào, từ
đó xây dựng cho lớp học của mình một nề nếp tự quản tốt.
Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp
1. Xây dựng mối quan hệ thầy trị
Một yếu tố khơng kém phần quan trọng góp phần đưa chất lượng học tập của học
sinh ngày một tốt hơn đó chính là mối quan hệ thây trị. Ngày nay, quan hệ thầy
trò được thay bằng quan hệ phân công – hợp tác. Tôi giao việc – học trị làm;
tơi hướng dẫn - học trị thực hiện.
Khi giao việc tơi chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này cơ nói ít, học trị
làm việc nhiều hơn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng
như sự hình thành tính cách của trẻ vì vậy tơi ln chú trọng từng lời nói, việc làm
chuẩn mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Khi học sinh có thiếu sót, tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng các em, tìm
hiểu cặn kẽ thấu đáo để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa, khơng có những lời
nói, cử chỉ xúc phạm các em.
Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần đưa chất lượng học tập của học
sinh ngày một tốt hơn đó chính là mối quan hệ thây trò. Ngày nay, quan hệ thầy
trò được thay bằng quan hệ phân công – hợp tác. Tôi giao việc – học trị làm;
tơi hướng dẫn - học trị thực hiện.
Khi giao việc tơi chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này cơ nói ít, học trị
làm việc nhiều hơn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng
như sự hình thành tính cách của trẻ vì vậy tơi ln chú trọng từng lời nói, việc làm
chuẩn mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Khi học sinh có thiếu sót, tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng các em, tìm
hiểu cặn kẽ thấu đáo để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa, khơng có những lời
nói, cử chỉ xúc phạm các em.
2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè
Tục ngữ có câu “Học thầy khơng tày học bạn”. Các em có nhiều bạn bè thân thiết
thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ bạn bè đồn kết, gắn bó,
sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất
lượng học tập của các em dần được nâng cao.
- Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, lời nói của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ khơng
xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tơi
đọc cho cả lớp nghe rồi tun dương ngay trước lớp.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em khác, tôi kịp thời can thiệp
khơng để mâu thuẫn ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với
từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó giảng hòa và bắt tay
nhau vui vẻ trở lại.
Học sinh tương tác trong các trò chơi
Biện pháp 3: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt cuối tuần
Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, tôi tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức
ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà tập cho các em
biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt, tôi cho học sinh nhận xét ưu, khuyết
điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ban cán sự lớp nhận xét, cá nhân tự
nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy
nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích,
mong muốn của em, ... Từ đó, tơi nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh
mà có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Cũng trong tiết sinh hoạt, tôi đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện
đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập, kế hoạch hành động cụ thể.
Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, tôi cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại
những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm
để thực hiện tốt hơn.
- Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc, tôi tổ
chức sinh nhật cho các em theo tháng ngay tại lớp, trong tiết sinh hoạt. Hình thức
tổ chức nhẹ nhàng, đơn giản nhưng ý nghĩa. Trong giờ sinh nhật, các em được múa
hát, đọc những lời chúc mừng và nhận những món quà nhỏ do cả lớp đóng góp các
e rất hào hứng, phấn khởi.
Sinh nhật bạn Hồng
Trong các tiết sinh hoạt, tôi lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em,
an tồn giao thơng, giáo dục bảo vệ mơi trường, học tập đạo đức Bác Hồ, rèn các
kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ sức khỏe, trang bị kĩ năng phòng tránh dịch bệnh
Covid 19 và thực hiện nghiêm thông điệp 5K trong thời điểm đại dịch rất phức tạp.
Nhờ thực hiện tốt tiết Sinh hoạt lớp cuối tuần, học sinh lớp tôi thực hiện tốt hơn
các nhiệm vụ được giao. Các em trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn trong các
hoạt động, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau hơn.
Biện pháp 4: Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội
Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ
huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo
dục đạo đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng chi hội phụ
huynh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường
xuyên để có hướng giúp đỡ... Thường xun thơng tin để phụ huynh biết tình hình
học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em.
+ Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
sạch sẽ.
+ Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động.
Phụ huynh và học sinh cùng tham gia lao động
Những kết quả trên đã phần nào khẳng định biện pháp mà tôi vận dụng trong
học năm học qua đã mang lại những kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, với mong
muốn giúp học sinh thực hiện tốt hơn các nề nếp của lớp, của trường, học tập ngày
càng tiến bộ, tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và áp dụng các biện pháp một
cách linh hoạt hơn để làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp.
3. Biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt động giáo
dục, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa phương.
Với các biện pháp nêu trên tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan. Đáp ứng yêu
cầu của đổi mới hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo hướng phát triển
năng lực, phẩm chất phù hợp với đối tượng học sinh thực tế nhà trường, địa
phương. Qua cách làm này, tôi thấy nề nếp học tập và các hoạt động của học sinh
lớp tôi ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em chăm ngoan hơn, tình cảm cơ – trị, bạn bè
ngày càng gắn bó, thân thiện, ý thức tự quản của các em ngày một nâng cao. Các
em chịu hợp tác tham gia hoạt động nhóm. Kết quả này được thể hiện ở các tiết dự
giờ được đồng nghiệp, chuyên môn đánh giá cao.
4. Các kết quả, minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp
Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm, đến giữa HKII, lớp tôi khơng có học sinh
chưa đạt về năng lực, phẩm chất. Đến nay, gần như tất cả học sinh đều có tiến bộ
về mọi mặt, nhiều em có khả năng vượt trội từng bộ môn, đặc biệt là rất nhiều em
mạnh dạn tự tin trong học tập và các phong trào bề nổi của trường, của lớp. Tỉ lệ
học sinh hồn thành kiến thức kỹ năng qua các kì khảo sát tiến bộ rõ rệt.
Thời gian
Sĩ số
HS có ý thức xây
dựng nề nếp tốt
HS có ý thức XD nề nếp
nhưng chưa bền
HS chưa có ý thức
xây dựng nề nếp
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
39
10
23,8%
20
47,6%
12
28,6%
Giữa kì II
39
25
60%
13
30,5%
4
9,5%
Những kết quả trên đã phần nào khẳng định biện pháp mà tôi vận dụng trong học
năm học qua đã mang lại những kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, với mong muốn
giúp học sinh thực hiện tốt hơn các nề nếp của lớp, của trường, học tập ngày càng
tiến bộ, tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và áp dụng các biện pháp một cách
linh hoạt hơn để làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp.
3. KẾT LUẬN
Mỗi giáo viên tiểu học luôn tâm huyết với nghề, yêu trẻ và thực sự có trách nhiệm
cao lại vừa là một nhà tâm lí học để hiểu học sinh, xử lí tình huống sao cho khéo
léo, tế nhị và đạt hiệu quả cao. Bản thân mỗi Giáo viên luôn trau dồi nghiệp vụ,
sáng tạo, học hỏi, phấn đấu làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Xây
dựng tốt mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo ra được một môi
trường sư phạm lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục,
đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp
mà tôi đã áp dụng và đạt kết quả tương đối khả quan. Đây chỉ là một trong số ít
biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Trong q trình cơng tác, tùy vào
điều kiện thực tế, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp để
đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy tôi đã rất cố gắng song vì nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan những biện pháp nêu trên không thể tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự góp ý của ban giám khảo để nó trở nên hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn ban giám khảo