Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG tổ TIÊN, ý NGHĨA THỜ CÚNG tổ TIÊN TRONG đời SỐNG NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.34 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

----------

TIỂU LUẬN MÔN
ĐẠI CƯƠNG VĂN HOA VIỆT NAM

Tên đề tài: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN, Ý NGHĨA THỜ
CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT

Họ và tên sinh viên: Đặng Thu Hà
Ngày sinh:18-09-2002
Mã Sv: 1116080033
Lớp: D16LK02
GV hướng dẫn: Chu Thị Huyền Yến

Hà Nội, 8/2021


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống và có ý
nghĩa sâu sắc của nó. Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí hết sức quan trọng trong đời
sống gia đình và xã hội của chúng ta. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một
thứ giáo lý, tôn giáo độc đáo mà không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có
thể có được. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt tạo nên mối gắn kết tinh
thần nối liền con người với những lực lượng siêu nhiên trong thế giới tâm linh. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu
tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần được hình thành trong tiến trình lịch sử văn hóa.
Trên


thế

giới



hàng

nghìn

loại

hình tín ngưỡng khác nhau, nhưng hiếm thấy loại hình tín ngưỡng nào lại chứa
đựng đạo lý sâu sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Trải qua
bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, hình thức này đã và đang chiếm được vị
tríthiêng liêng trong đời sống tinh thần người Việt. Ý thức con người có tổ có
tơngđược bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù
họsống trên tổ quốc mình hay sống nơi xứ người. Cùng với tiến trình lịch sử của dân
tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Vì vậy em chọn đề tài: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
trong đời sống người Việt”


NỘI DUNG
1. Tín ngường thờ cúng tổ tiên là gì?
Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo
mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ mà để mang lại sự thịnh vương
bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
Tín ngưỡng cịn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền

vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo.


Tổ tiên của một người là những người cùng huyết thống như cụ, kỵ, ông, bà,
cha, mẹ... nhưng đã chết. Thờ cúng tổ tiên chính là tồn bộ các hình thức lễ nghi,
cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ
tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những
người thuộc thế hệ đầu tiên của một dịng họ, với ơng bà, cha mẹ đã qua đời.Thờ
cúng tổ tiên chính là thờ cúng những người này với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ, phù hộ
cho người đang sống. Đây là một tín ngưỡng đã có từ thời ngun thủy, bắt nguồn từ
niềm tin của con người vào sự bất tử của linh hồn, tức là sau khi chết chỉ thể xác mất
đi cịn linh hồn thì ở lại mãi.
Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các
bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi cịn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện
trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm
được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền
thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể.

2. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
2.1. Về nguốn gốc
Cho đến nay có khá nhiều các giả thuyết, nó được hình thành vào thời Bắc
thuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán. Nhưng một số vấn đề được trao
đổi: liệu thời điểm ra đời có thể sớm hơn không, mối quan hệ giữa yếu tố bản địa và
yếu tố du nhập trong việc hình thành tín ngưỡng này diễn ra như thế nào? chúng ta
hãy tìm hiểu từ nền tảng văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân Việt.


Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tơn giáo tín ngưỡng nào
cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác,
người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, và

bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta
sùng là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sơng.... Bằng cách huyền
thoại hóa, các vị nhiên thần đã được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay
dữ tợn), tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ). Có thể nói việc nhân hóa các
thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân hóa.
Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình. Đến
một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vơ hình, nhất là cái sống
và cái chết đã làm con người bận tâm. Vẫn với quan niệm vật linh kể trên, họ tin
rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”.
Người ta cho rằng nếu người chết không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành
“ma đói” lang thang, quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng,
hay lễ Vu lan (rằm tháng bẩy) dành cho “thập chúng sinh” là những biểu hiện mong
muốn chia sẻ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói khơng có người cúng tế. Một
hiện tượng khá bí ẩn nhưng rất được con người tin tưởng, đó là âm phủ, người chết
phù trợ cho người sống
Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết
thống lại càng gắn bó hơn. Trong vịng hai, ba đời thì đó cịn là những kỷ niệm rất
cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm
tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh
thần đối với họ. Niềm tin vào cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông


bà và tổ tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu, đã là cơ sở hình thành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Xã hội cổ truyền của người Việt cũng có những cơ sở kinh tế nhất định cho
việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết đó là nền kinh tế
tiểu nơng tự cung tự cấp. Đây chính là mơi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín
ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam đã gần như một đơn
vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó - hộ gia đình nhỏ. Đây là nhân tố
quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế hệ.

Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và nhiều họ tập hợp thành làng.
Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩa gia
đình dịng họ - những đơn vị huyết thống. Có thể nói nền kinh tế tiểu nông ấy là
mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.
Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng cho việc hình thành tín
ngưỡng. Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu nắm giữ quyền hành
quản lý gia đình do họ đã có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, vợ và con
cái họ tuyệt đối phục tùng và tôn trọng cái uy quyền đã được xác lập ấy, không chỉ
khi họ còn sống mà cả khi họ đã qua đời. Những đứa con mang họ cha đã kế tiếp ý
thức về uy quyền, và phải chăng các nghi thức ma chay, cúng tế tổ tiên cũng chính là
“hình thức phản ánh hoang đường quyền hành gia trưởng trong một gia đình”.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong những điều kiện
lịch sử - xã hội nhất định. Từ hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy đến hình
thức liên kết gia đình sơ khai theo trục huyết thống nam đã là một chặng đường lịch


sử khá dài. Theo con đường “ chung tộc danh về phía bố”, các gia đình nhỏ liên kết
lại với nhau thành họ. Đây là loại đơn vị ngoại hôn vì các thành viên trong họ liên
kết với nhau bằng sợi dây huyết thống và cùng chung một vị thủy tổ.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển
trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền vững.
Có thể nói những yếu tố tâm linh có tính bản địa và mộc mạc đã được thể chế hóa,
hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và sự ủng hộ của các vương triều. Chính vì
vậy, tín ngưỡng này đã được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến động.
2.2.

Về bản chất

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở

thành một tôn giáo gọi là Đạo Ơng Bà. Xoay quanh vấn đề nói trên còn rất nhiều
tranh cãi, trong phạm vi của cuốn sách này, chúng tơi xin trình bày một cách đơn
giản dễ hiểu nhất về bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt như
sau: Đây là một loại niềm tin. Người Á Đơng nói chung và người Việt nói riêng tin
rằng người chết khơng mất đi vĩnh viễn mà chỉ là đi sang một thế giói khác và vẫn
thường xuyên qua lại trần gian thăm hỏi phù hộ cho con cháu. Do đó, nhiều người
coi cái chết “nhẹ tựa lơng hồng”, đón nhận nó như một quy luật tất yêu của nhân
gian, chết như thể là trở về cội nguồn, trở về vói bàn tay bao bọc che trở của ơng bà,
cha mẹ…
Nói rộng hơn, tổ tiên của người Việt cịn bao gồm cả những người có công với
cộng đồng làng xã, quê hương đất nước như vua Hùng, mẹ Âu Cơ, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi… Qua đây còn thể hiện một đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tốt đẹp của


người Việt. Từ xưa cho đến nay đạo hiếu, lòng biết ơn người đi trước luôn là chuẩn
mực của làm người đươc coi trọng hàng đầu của dân tộc ta. Tinh thần này đã bồi đắp
nên ý chí kiên cường cho lớp lớp thế hệ người Việt trong công cuộc dựng nước và
giữ nước. Cịn nhớ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ơng cha khơng thờ”.
Câu nói của ơng đă khích lệ nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược, tuy thất bại nhưng vẫn còn đó một huyền thoại bất khuất về các
nghĩa sỹ Cần Giuộc. Bởi vậy khi nói đến khí chất và tính cách con người Việt Nam,
chúng ta không thể nào không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn
đời nay.
3. Nghi thức thờ cúng tổ tiên
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo
đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm
linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu
với ơng bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thơng qua nghi lễ thờ cúng nhằm
xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại
và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự
tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ
tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động
viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường


tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thốt, thì tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi
trọng hiện tại và tương lai.
Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung
bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính
chất huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn
phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo
hay Đạo giáo. Mặt khác với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức
thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng khơng hồn tồn thống nhất
ở các gia đình, các địa phương.
Thời gian cúng giỗ là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày lễ, tết trong
năm. Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia
đình có sự kiện quan trọng như lấy vợ, làm nhà, tậu trâu, thi cử, đi xa, nhà có người
ốm đau... Thơng qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối
với tổ tiên. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và vì "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
nước có nguồn mới bể rộng sơng sâu". Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là
cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên
phải hiếu thảo với cha, mẹ khi cịn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ
khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
3.1.


Thờ cúng trong gia đình và gia tộc:


Trước tiên bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã
khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Từ những
đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng phụ mang
tính thiêng liêng khác. Khi phát hiện ra lửa, người ta nhận thấy chỉ có khói bay lên
và dần dần khói lửa đã đi vào hội lễ, từ đó nảy sinh nến và hương trong việc tín
ngưỡng.
Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát
từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không
chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ
trong những ngày lễ tiết như Tết nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…,
các ngày Sóc(ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị
tổ tiên cịn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ
đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Con cháu cịn kính mời các vị về hưởng
thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc. Có thể nói trong tâm thức
những người sống tổ tiên là bất tử. Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để
báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất
việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết
đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền
nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao
lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở trên cao, tại nơi trang trọng nhất trong nhà
(gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).Trên bàn thờ tổ
tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây


trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngồi bao giờ cũng

có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên
phải; bài vị hay hình ảnh người quá cố. Chén nước trắng tinh khiết cũng được giải
mã từ tục thờ thần nước xa xưa. Có thể một triết lý quen thuộc của phương Đông
cũng đã xuất hiện ở đây: sự giao hòa âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu
(âm) cần đến sự có mặt của hương lửa (dương). Cũng như khi hóa vàng (đốt mã),
người ta cho rằng phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì người âm mới nhận
được lễ. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta
thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương,nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của
những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự
giao hòa giữa người hai cõi.
Đặc trưng của văn hóa nơng nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên
của người Việt. Thơng thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba
chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh
thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Tết Nguyên đán là thời điểm quan trọng nhất trong năm mang ý nghĩa thiêng
liêng, là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó, phong tục thờ cúng tổ tiên
ngày Tết của người Việt là một nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo
lý. Tết là dịp để chúng ta mời ông bà, tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm
mới cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy
thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng mâm ngũ quả là thứ khơng thể thiếu bởi
nó là biểu tượng cho năm điều nguyện ước của con người: Phúc (hạnh phúc), Lộc
(giàu có), Thọ (Sống lâu), Khang (Minh mẫn) Ninh (an yên) và cũng tượng trưng


cho ngũ hành tương sinh (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ). Mâm ngũ quả trước hết là để
thờ cúng tổ tiên, làm tăng phần trang trọng nơi thờ phụng và làm cảnh quan ngày Tết
gia đình thêm ấm áp, rực rỡ. Bàn thờ tổ tiên ln cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế
lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng
cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và

trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết,
hoặc khi có việc trọng đại… Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ
báo cáo với gia tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu
quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa
Việt Nam.
Trước đây, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà có điều
kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao,
tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng
sinh tử của tổ tiên. Nhà khơng có điều kiện thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến là đủ.
Trong việc thờ phụng tổ tiên, ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Đồ lễ
dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết.
Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn
vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một
quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo “quy định” huyết
thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ.
Mỗi họ có một ơng Tổ chung.


Vì vậy, ngồi ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt cịn có ngày giỗ họ. Trưởng
tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm
giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia
phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ
theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông.”
Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trên bàn thờ ấy có bài
vị Thủy tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều
người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị.
Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà
theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo,
của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.
Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự

đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người
Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn
giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên
tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lịng biết ơn của
con cháu đối với các bậc sinh thành.
Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên
đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt
khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thơng thường ngũ quả gồm 5 loại quả
có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam


tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) –
khang (khỏe mạnh) – ninh (bình n).
Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ
chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc
đầu Xuân.
Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với
con cháu.
Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Nơi đây rực rỡ với mỗi độ
xuân sang. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.
Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ
tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt. Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở.
Và, một năm mới tràn đầy hy vọng bắt đầu…/.
3.2.

Giỗ tổ hùng vương

Nghi thức tế tự của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gồm ba bộ phận, thứ nhất là tế
tự tại gia đình, thứ hai tế tự tại làng xóm (chủ yếu là tín ngưỡng thờ Thành hoàng)

và thứ ba tế tự quốc gia. Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt
trong tâm thức của người Việt. Ngọc phả Hùng Vương (1470) đã chép: "Từ đời nhà
Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hậu Lê (1418 - 1527)
vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (nay là làng Cổ Tích). Ở
đây nhân dân tồn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của các đấng Thánh
Tổ xưa". Thời nhà Nguyễn tiếp tục tôn vinh các Vua Hùng với chủ trương quốc
thống, giao các địa phương kê khai thần tích; rước linh vị Đền Hùng vào thờ tại


miếu Lịch đại đế vương ở Kinh thành Huế. Đồng thời, triều đình cấp tiền tu sửa, tơn
tạo các đền: Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng… Các vua nhà Nguyễn
theo lệ cứ 5 năm (vào các năm tròn, năm chẵn) nhà nước đứng ra tổ chức Lễ Giỗ Tổ
(Quốc lễ) tại Đền Hùng, còn các năm lẻ do địa phương tổ chức. Vào năm Khải Định
thứ 2 (1917), quan tuần phủ Lê Trung Ngọc đã xin Bộ Lễ "ấn định ngày Quốc lễ vào
10 - 3 âm lịch hàng năm làm ngày cả nước làm lễ tế Vua Hùng". Bộ Lễ đã thẩm xét
và quy định cụ thể các phẩm phục, lễ phẩm, lễ nghi trong những ngày Giỗ Tổ một
cách chặt chẽ. Phần lễ được diễn trang nghiêm trong các ngôi đền trên núi Hùng,
phần hội gồm nhiều trò diễn dân gian diễn ra xung quanh chân núi Hùng. Ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật
pháp. Và từ đó đến nay, ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành ngày Giỗ
..Tổ của cả nước và đã đi vào thơ ca dân gian:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba"
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi
người Việt Nam, một hình thức truyền khẩu cho truyền thống thờ cúng để mỗi người
dân đất Việt từ bao đời nay coi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở
về với cội nguồn của dân tộc. Mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ
của vua Hùng, thành ngày hội tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ.
Có thể nói ngày giỗ tổ Hùng Vương là sự phát triển cao có tính chất trìu tượng hóa ý
thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình

và gia tộc. Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ quốc Tổ Hùng Vương là một di sản q
báu của dân tộc, nó có vai trị cố kết cộng đồng thành một khối thống nhất, giúp cho


dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn. Nhờ tín ngưỡng này mà con cháu Lạc
Hồng ngày càng thêm yêu quê hương đất nước, cùng nhau đoàn kết để xây dựng
nước Việt Nam ngày một hùng mạnh như lời Bác Hồ đã căn dặn: “Các vua Hùng đã
có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây chính là ý nghĩa
nhân văn nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Một Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh vào năm 2012.
4. Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt
Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn
bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt nhân tức là
khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất
nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực
của văn hóa Việt Nam. Một trong những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam
51 là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đã là người Việt Nam thì “mọi người đều thờ ơng
bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên”. Thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một tập tục
truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Sự thờ
cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn rất chặt
với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua 53 Hùng được coi là tổ tiên
của người Việt. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp
sống đầy bản sắc và bản lĩnh
4.1.

Thể hiện đạo đức truyền thống của người việt


Thờ cũng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, mà

còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình
và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ý thức, giáo
dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những 54 nghi thức, tập tục, khuôn mẫu
thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai;
với với anh em, chịm xóm và xã hội. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Nam trong q trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo
đức truyền thống như lịng hiếu thảo, lịng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng
tạo, lịng hiếu học, lịng u nước. Trong đó, yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu
trong hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị hết
sức quý báu mà chúng ta cần nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng xã hội mới.
Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với người
chết mà bên cạnh đó cịn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có trách nhiệm,
hướng thiện; hạn chế những điều vô luân bất hiếu, tự điều chỉnh hành vi của mình
trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội.
Thờ cúng tổ tiên khơi dậy và giáo dục lòng hiếu thảo của con cháu đối với ơng
bà, cha mẹ. Sự kính hiếu với cha mẹ là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong
gia đình truyền thống, ăn sâu trong nếp nghĩ, trở thành lẽ sống với mỗi người, không
chỉ thể hiện tình cảm, lịng biết ơn mà cịn là trách nhiệm, nghĩa vụ của đạo làm con.
Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với người chết
mà bên cạnh đó cịn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có trách nhiệm,
hướng thiện; hạn chế những điều vô luân bất hiếu, tự điều chỉnh hành vi của mình


trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước
nguồn kể sao cho xiết, bởi thế phải hiếu thảo với cha mẹ lúc sinh thời; thành kính,
biết ơn, thương tiếc khi cha mẹ khuất núi về với tổ tiên.
4.2.

Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam


Thờ cúng Tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ qt của
người Việt Nam. Nó trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt
trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố tạo nên
bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng,
kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn
bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt nhân tức là
khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất
nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực
của văn hóa Việt Nam. Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà
được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng
cố và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ở sự
liên kết cộng đồng trong xã hội. Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên
gia đình và tổ tiên cả nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng.
Các vua 53 Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. Cả nước tôn thờ một vị Quốc
Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh.


Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một
nét đẹp văn hố của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững. Thơng
qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dịng tộc của mình là linh
thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con
cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách
con cháu khi làm điều ác.

5. Giải pháp
Để việc bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, theo tác giả cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính kết hợp với
tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân
Hai là, xây dựng mơi trường văn hóa – xã hội lành mạnh.
Ba là, cần phát huy vai trò của gia đình về thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên.
Bốn là, xây dựng và ban hành luật pháp, chính sách về tơn giáo, tín ngưỡng nói
chung, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để từng bước đổi mới đời sống xã
hội, góp phần duy trì, phát huy những giá trị đạo đức tích cực trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.



KẾT LUẬN
Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau khơng chỉ vì
trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục, dạy dỗ con cháu. Không
nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy chỉ cần một nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong
ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lịng
thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam đã góp phần tạo ra những giá
trị đạo đức truyền thống như lịng hiếu thảo, lịng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần
cù, sáng tạo, lịng hiếu học, lịng yêu nước. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ cịn
được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với nước”. Những giá trị đó sẽ
tồn tại vĩnh hằng cùng với sự phát triển của dân tộc ta



×